|
THE MAN BOOKER PRIZE FOR
FICTION 2005
SHORTLIST ANNOUNCED
JOHN BANVILLE, JULIAN BARNES, SEBASTIAN BARRY, KAZUO ISHIGURO, ALI
SMITH and
ZADIE SMITH are the six authors shortlisted for the Man Booker Prize
for
Fiction 2005, the UK’s best known literary award. The shortlist was
announced
by the chair of judges, John Sutherland, at a press conference at the
Man Group
offices in London
today (Thursday 8 September). Danh sách chót, sáu ứng viên Man Booker.
Trên Tin Văn đã giới thiệu bài viết của Zadie Smith, giới thiệu
Graham Greene và cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, viết về Việt Nam, và
thư tín liên quan tới bản dịch tiếng Việt bài viết này.
Rợp bóng Greene
Trường hợp Người Mỹ Trầm Lặng, bầu khí mang chất đạo hạnh trong đó được
xây dựng từ từng mỗi viên gạch của nó, như Zadie Smith đã nói tới, về
một hệ thống đạo đức được so đo đong đếm đến từng chi tiết. Nó làm
Zadie Smith nhớ tới Henry James trong tác phẩm Những Người Âu Châu, nhưng có khác,
với Greene, câu chuyện không xẩy ra ở trong một căn phòng, mà là ở trận
địa.
Tưởng niệm Greene.
Kim Phuc,
Ajax, biểu tượng
Chiến tranh Vietnam Nổi tiếng, Famous
Vietnam War symbol, qua bức hình được nhiều người biết tới, ngày 8
Tháng Sáu, 1972, trần trụi chạy bom lửa nhắm vào Quân Đội Miền Bắc, gần
Trảng Bàng, Việt Nam, được tưởng thưởng The Order of Ontario. Trong số
29 người được vinh danh, còn có một phụ nữ da đen, và là một dân biểu.
[Toronto Star, 8 Tháng Chín, 2005]
Sau Đại Hồng Thuỷ
Người Nữu Ước
đi bốn bài ngắn, về New Orleans, tương lai bấp bênh, hệ thống đê điều,
sự thất bại của Tông Tông Mẽo, và những báo cáo từ Louisiana, của hai
phóng viên đi thực tế.
David Remnick, trong bài viết về những thất bại của Bush, hài tội giới
lãnh đạo, những chính trị gia, về những bố lếu bố láo, bốc phét, tôi
tôi bác
bác với lịch sử, về tham vọng phải
có danh gì với núi sông của họ.
Ông kể, ngay cả ông thợ kèn trốn lính Clinton mà còn đã từng tiếc hùi
hụi, giá mà lúc làm Tông Tông có được một trận giặc lớn thì đã ngang
hàng với Lincoln rồi!
Riêng về Bush, tay ký giả nhà văn này cho biết, trong lần tranh cử vào
năm 2000, đã từng lên lớp đối thủ Al Gore, thiên tai "trắc nghiệm dũng
khí của bạn", và liền đó, chứng minh, bằng cách chê ngay ông bố của
mình, đã hơi bị chết nhát, khi cơn bão South Florida hỏi thăm.
Hỡi ơi, nay đến lượt ông con, Remnick than giùm: Dũng khí của Người đã
bị trắc nghiệm, và Người, từ thua tới thua, ôm đầu máu chạy dài dài!
Hiển nhiên một thiên tai như Katrina thì không chỉ con người, mà
ngay cả
thần thánh cũng bỏ của chạy lấy... người! Hơn thế nữa, cái thành phố
New Orleans đó, là một "hỗn xược", dám thách đố thiên nhiên: Nằm dưới
mực nước biển, giống như một cái túi, được bảo bọc bằng
những con đê. Nước chảy chỗ trũng, lọt vô đó, thì chỉ chờ nắng, nhờ máy
bơm nước. "New Orleans sống bên cạnh nước và vật lộn với nó, một lâu
đài cát trên miếng bọt biển, thấp hơn mặt biển ba mét, ở nơi đó, người
ta làm ra âm nhạc bằng những cơn đau tim, đặt tên những trận bão lụt
cho những đồ uống, và nói trạng, rằng, một ngày nào đó, bạn có thể dạo
chơi thành phố, trên một chiếc xuồng". Time, Sept 12, 2005.
Thành phố đã từng hỗn xược, và bị thiên nhiên nhắc nhở hãy liệu thần
hồn, nhiều lần rồi. Nổi danh nhất, là trận lụt
1927, gợi hứng cho W. Faulkner viế t
Tên Già ,[in song song với Những
Cây Cọ Dại ].
Câu chuyện một anh tù được phái đi cứu một
người đàn bà, và một người đàn ông, bị mắc kẹt trong trận lụt, tệ hại
nhất trong lịch
sử của
con sông Mississipi: trong vòng sáu tuần lễ, hơn 20 ngàn dậm vuông bị
chìm vào cơn
lũ, bao
gồm trọn vùng châu thổ giầu có; 600 ngàn người bị mất nhà cửa; vài trăm
con
người bị chết đuối; cộng thêm 25 ngàn con ngựa, 50 ngàn gia súc, 148
ngàn heo,
1300 cừu, 1 triệu ba trăm ngàn gà, 400 ngàn mẫu hoa mầu bị tiêu hủy,
cùng hàng
trăm dậm đê điều. Vài tuần, sau khi nước sông đã rút, người tù trở về
trại tù.
"Cái thuyền ở đằng kia kìa". "Còn đây là người đàn bà. Nhưng tôi
không kiếm thấy thằng chả".
Đừng nói cho
ai biết,
bạn mua số báo này.
Tờ Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số tháng Bẩy & Tám, 2005,
là về một thứ hạnh phúc quái đản, hạnh phúc thấy mình bị bách hại, bị
săn đuổi, tức chứng hoang tưởng, la paranoia.
Tờ báo cảnh cáo bạn đọc, như trên, và khuyến cáo, nên lén lút đọc,
tránh những con mắt tò mò, và giải thích: hoang tưởng sinh sôi, nẩy nở
trong im lặng, trong bí mật, và trong nghi kỵ.
Và nếu chúng ta đồng ý với quan điểm của Francois Rostang, tác
giả cuốn "Làm sao cho một tay hoang tưởng cười?", hoang tưởng là dấu
hiệu của một xã hội khép kín, chỉ tin vào chính nó, trop sure
d'elle-même, thì cái chế độ hiện thực XHCN của nhà nước ta nên đổi tên
thành xã hội hoang tưởng.
Ông trích dẫn Nietzsche: Không phải sự bán tín bán nghi, mà chính cái
điều quá tin tưởng về mình đó, làm cho chúng ta trở nên khùng.
["Ce n'est pas l'incertitude qui rend fou, c'est la certitude."]
Hai Lúa tin rằng, cơn sốt nhật ký thời chiến, là cũng nhằm giải thích
một câu hỏi nhức nhối: Tại làm sao cả một miền đất lại nhắm mắt nhắm
mũi lao vào cuộc chiến đó? Tại làm sao mà lại tin tưởng quá như
thế, về một "chân lý": "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"? Và tại làm sao,
kết quả của nó, lại quái đản như thế đó?
Hiện
tượng Trâm Thạc
Phê bình
không phải chuyện
'nâng bi' chân lý của quá khứ, hay chân lý của
những kẻ khác. Nó là một công trình làm sao cho thời đại của chính
chúng ta
bớt ngu được chút nào hay chút đó.
[Mô phỏng câu của Roland Barthes, bản tiếng Anh: Criticism is not an
'homage' to the truth of the past or to the truth of 'others' - it is a
construction of the intelligibility of our own time. R. Barthes: Phê bình là gì?, trong Tiểu luận Phê bình, Critical Essays].
Vương Trí Nhàn, người biên tập, trên BBC, cho biết, trong đời làm xuất
bản, làm văn nghệ của ông, khoảng 40 năm, chưa có hiện tượng nào như
thế này.
Vẫn sử dụng câu của Barthes, chúng ta có thể gà nhà phê bình họ Vương:
Đó là vì, chưa bao giờ người Việt mong được bớt
ngu đi một tị như là bây giờ.
Để hiểu tại làm sao, sau một đêm 30 tháng Tư, ngủ dậy,
tưởng nhìn thấy
cái nhà Việt Nam to lớn hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn,
thanh thản hơn, thì lại thấy một con bọ!
Trà
Kiệu
Nhịp đời là mấy vòng quay
Nhịp tôi chỉ có vòng tay lỡ làng…
Về
Nhà
Cú
điện thoại
Nhật
Ký Thời Chiến
Trước khi từ giã Cha, vô nhà tù Bangkok, Hai Lúa giúi vào tay Ngài,
những trang bản thảo, viết những ngày ở Lào, sau này, Cha đưa lại, đã
được sửa chữa, một phần, thành Lần Cuối Sài Gòn.
Hay trang trên đây, tham vọng về một "đại tác phẩm" của Hai Lúa.
Và bức hình Thích Quảng Đức, mang đi từ Chùa Long
Vân, ở Parksé.
|