Nói tóm lại, một gã vui nhộn, quá vui nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản.
Đối với bất cứ một ấn bản nào của Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản.
Sau thành công của vở kịch "Elizabeth Bam", một hài kịch về một người
đàn bà chờ… "được bắt và được giết", báo chí nhà nước kết án nhóm kịch
của ông là… "trò múa may phản động, thơ ca vô nghĩa… chống lại nền
chuyên chính vô sản". Ông bị bắt ở ngay trên đường phố, vào năm 1941.
Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào năm 1942, bà được thông báo, ông chết hai
ngày trước đó. Mười bốn năm sau khi mất, tên tuổi của ông được phục
hồi. Những nhà chuyên viết tiểu sử xếp ông vào danh sách: viết chuyện
cho nhi đồng.
Mandelstam: Chân
Dung Bác Xì [Tà Lỉn]
Chúng
ta sống, điếc đặc trước mặt đất bên dưới
Chỉ
cần mười bước chân là chẳng ai nghe ta nói,
Nhưng
ở những nơi, với câu chuyện nửa vời
Tên
của kẻ sau cùng trèo tới đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.
Những
ngón tay của kẻ đó mập như những con giun
Lời
nói nặng như chì rớt khỏi môi
Ánh
mắt nhìn đểu giả, râu quai nón-con gián...
Mandelstam's
poem on Stalin (November 1933)
We live, deaf to the land beneath us,
Ten steps away no one hears our speeches,
But where there's so much as half a conversation
The Kremlins mountaineer will get his mention.
His fingers are fat as grubs
And the words, final as lead weights, fall from his lips,
His cockroach whiskers leer....
"Con người không có rễ, nó có hai bàn
chân”
Hoàng
Ngọc Hiến
"Con người không có rễ, nó có hai bàn chân”. Tôi hiểu “hai bàn chân”
của
Brecht theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Theo nghĩa bóng là “di chuyển”
trong “thế giới văn hoá”. Hai bàn chân tôi không khoẻ lắm, nhưng tôi
thích đi, thích di chuyển.
Quê
hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể
một căn
phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của
nhân dân
hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho
phép một
con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ
đi, sau
khi lương tâm của nó nói: Không! Không
có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia
này, nọ,
cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George
Steiner: The Cleric of Treason].
-Isaac
Singer có nói, mọi nhà văn đều phải có cội
nguồn, phải
viết từ một niềm cảm thông sâu xa về nơi chốn mà họ từ đó tới...
Naipaul: Hai điều bạn vừa nói đó, rất khác biệt. Tất cả
những nhà văn phải viết từ niềm cảm thông sâu xa về nơi chốn mà họ từ
đó tới,
nhưng điều này đâu có nghĩa, họ phải có cội nguồn. Sự kiện cội nguồn,
như thế
đó, chỉ đẻ ra một nhà văn địa phương... Tàn nhẫn đấy, nhưng sự thực là
như vầy:
người ta biết rất rõ, từ đâu tới, và tại sao mà tới, từ đó, [on sait
exactement
d'où l'on vient, on sait pourquoi on est venu].
[Trả lời Cathleen Medwick, báo Vogue,
London,
tháng Tám, 1981]
Nếu chính trị là
quyền lực, và
nghệ thuật là tự do, nếu vậy thì, trong một nhà nước toàn trị, nghệ
thuật không
chỉ ở vào vị thế thách đố, đối đầu - như nó thường làm như vậy,
với mọi
thứ quyền thế - mà nó đích thị là
kẻ thù, của chế độ.
Norman Manea: Romania
Tháng
Tư
Mộ Khúc
Bài ca nhịp phách đưa người chết
Lời
Cuối Cho Nam
Hãy cho
anh khóc bằng mắt em
Chúng nó làm phát xít
Chúng nó làm cộng sản
Chúng ta làm tù nhân
Thanh Tâm Tuyền
Trước một
bé chết đói
Lưu
Vong và Ngôn Ngữ
Bích Khê
Thơ lạ như thần ưng
Đà Lạt
Đêm
Té Sấp
Gửi Diên Trường
Người tình
của Văn Cao
Giả sử có một "em" mê văn chương, nhưng không mê nhà văn, thì sao? Có
một trường hợp, do Lawrence Durrell kể, trong Bộ Tứ Alexandria: Một
em rất đoan trang, và rất diễm lệ. Em viết văn hoài mà không thành. Đi
coi bói. Ông thầy nói, đó là do em "còn đoan trang" quá. Thế là em đến
gặp một văn sĩ, năn nỉ: Anh ơi, hãy làm cho em trở thành đàn bà đi, để
em làm văn sĩ!
Di
Chúc Kafka
Gửi
Ông Tụ
Man
Booker Prize
Hỏi
Nát Lương Tâm, Hề, Nhân Loại!
Gấu
và e-VHNT
Người
đập đá
The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên
Thươn[g] Chúng Ta.
Như Norman Sherry cho thấy, Pyle là tổng hợp của nhiều người. Có cả
Lansdale trong số đó. Nhưng Sherry chứng minh, Pyle bản chất là một anh
Hồng Mao: Pyle is straight out of a good quality public school - in
essence he
is
English.
Có thể Ẩn giống Pyle, theo nghĩa này, bản chất của anh
là một
Cộng
Sản. Một người Bắc vô Nam trước 1954 và là một Cộng Sản, làm việc
cho Bắc Bộ Phủ.
Đây là sự khác biệt giữa Trung [phi công ném bom Dinh
Độc Lập] và Ẩn.
Trung là một con người, với lòng hận thù rất con người
của anh. Có thể, chuyện anh ta theo CS chỉ giản dị như thế này: Tụi bây
giết cha tao, tao thù tụi bay, tao theo Cộng Sản, chủ nghĩa đó tốt
xấu tao đếch cần biết, nhưng chắc chắn, nhờ nó, tao sẽ trả thù được cho
cha tao.
Ẩn, không. Anh chẳng thù hằn gì cái miền đất đã nuôi dưỡng anh, nhưng,
có thể, anh tin rằng, miền đất này sẽ còn khá hơn thế nhiều, nếu nó
được
Bác và Đảng chăm lo. Cái tay Hoàng Tùng [?] dâng Đất Thục, cho, hết Tào
Tháo đến Lưu Bị, đâu phải hắn là một tên phản quốc khốn kiếp! Hắn nghĩ
rằng, như vậy là tốt cho Đất Thục!
Có thể Cao Bồi đã nghĩ như vậy, khi "nằm gai nếm mật", ăn cơm quốc
gia, giả đò làm việc cho Mẽo, nhưng thực tình thì là một con ngựa Hồ
hướng
về, hí về... Đất Bắc! Tâm sự của anh có thể gói ghém trong hai câu thơ
sau đây:
Từ thuở mang gươm đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!
W.
Faulkner: Tại sao tui?