Notes
I
1
|
Dọn
Tiếng Việt: Cọp
và Chó
NHQ VOA
Nhà đại phê bình gọi
Gấu là
chó, và nhân đó, chửi chó.
Hoá ra là chính Gấu này, cũng
tự nhận mình là… chó, như dưới đây cho thấy. Tếu thế.
Chào Mừng Năm Con Chó
Chó Bên Đường
Tôi làm
một chuyến đi, để tự
mình làm quen với xứ sở của tôi, trên một chiếc xe hai ngựa, với rất
nhiều cỏ
khô, và một xô nước uống cho ngựa, ở phiá sau xe. Tôi đi qua một vùng
đồi, hai
bên đường là những nhóm cây thông, con đường dẫn tới một vùng rừng, với
những
mái rạ lấp ló, ẩn hiện sau lùm cây, và từ mái rạ, những tụm khói bốc
lên khiến
có cảm tưởng đó là những căn nhà đang cháy. Tôi đi qua những vùng đồng,
vùng ao
hồ. Thật là thú vị khi cứ đi như thế, mặc tình cho ngựa rong ruổi, và
chờ đợi,
khi, vượt thung lũng tới, và lại nhìn một làng quê từ từ xuất hiện, hay
một
công viên, với một điểm trắng của một trang viện ở trong nó. Và đi tới
đâu, bất
cứ chỗ nào, chúng ta cũng nghe tiếng chó sủa. Con vật tỏ ra hết sức
trung
thành, hết sức mẫn cán, với nhiệm vụ của nó. Đó là khởi đầu của thế kỷ.
Đó là
chấm dứt của thế kỷ.
Tôi không chỉ nghĩ đến những
con người sống ở đó, bao nhiêu thế hệ con người, mà còn nghĩ tới bao
nhiêu thế
hệ chó, đời đời kiếp kiếp chó, cùng rong ruổi với con người, trong cái
cuộc đời
một ngày như mọi ngày. Và thế là một cái tên bật ra, vào lúc tảng sáng,
trước
khi lại ngủ trở lại, tự nó gói ghém hết ý nghĩa của nó: Chó Bên Đường.
(1)
(1) Czeslaw Milosz: Chó Bên Đường
[Road-side Dog, bản dịch tiếng Anh của tác giả và Robert Hass, nhà xb
Farrar, Strauss and Giroux,
New York]
Đọc, tôi cứ tưởng tượng ra,
không chỉ một, mà tới hai con chó bên đường, ở khu miền ngược.
Một, là Nguyễn
Chí Thiện, và những tiếng chó sủa có tên là Hoa Địa Ngục.
Và một, Nguyễn Huy Thiệp và
những tiếng chó sủa mà Những Ngọn Gió từ đỉnh Hua Tát, mang đi xa mãi
xuống
miền xuôi.
Ở đây, trên trang Tin Văn,
này, cũng chỉ là lập lại những tiếng chó sủa, ở vào lúc tận cùng thế
kỷ, và ở
đầu thiên niên kỷ...
(1) Bản tiếng Anh
ROAD-SIDE DOG
I went on a journey in order
to acquaint myself with my province, in a two-horse wagon with a lot of
fodder
and a tin bucket rattling in the back. The bucket was required for the
horses
to drink from. I traveled through a country of hills and pine groves
that gave
way to woodlands, where swirls of smoke hovered over the roofs of
houses, as if
they were on fire, for they were chimneyless cabins; I crossed
districts of
fields and lakes. It was so interesting to be moving, to give the
horses their
rein, and wait until, in the next valley, a village slowly appeared, or
a park
with the white spot of a manor in it. And always we were barked at by a
dog,
assiduous in its duty. That was the beginning of the century; this is
its end.
I have been thinking not only of the people who lived there once but
also of
the generations of dogs accompanying them in their everyday bustle, and
one
night—I don't know where it came from—in a pre-dawn sleep, that funny
and
tender phrase composed itself: a road-side dog.
Nguồn
*
Muốn
dịch cho ra hồn, thì phải có... hồn, mà hồn ở đây, là hồn Việt,
nghĩa là phải rành tiếng Việt.
Đã có lần Hai Lúa nói ra cái ý đó, bị một ông phạng, mày đâu có hồn
Việt, bởi
vì mày không rành văn hóa Việt, chứng cớ là mày chưa từng đọc.. Kinh
Dịch!
Ý trên, theo HL, là một điều kiện tối cần thiết, cho bất cứ một người
nào làm dịch
thuật. Không phải Hai Lúa khẳng định, tao là thằng rành tiếng Việt, văn
hóa
"nước mình".
Tại sao ông ta lại hiểu "sái" đi một chút? Ấy là vì ông ta đã có sẵn
một ý nghĩ nào đó, chắc hẳn là cũng chẳng hay ho gì, về Hai Lúa.
Không phải chỉ ông ta, mà còn rất nhiều "bạn văn" khác nữa.
Lần ra lò cuốn sách "đầu tay" ở hải ngoại, ân cần gửi tặng bạn bè, mấy
ông chủ báo, bị ngay một ông phạng. Lúc đầu, HL còn mừng, mình ra sách,
thiên hạ
đọc, cho vài ý kiến, tốt quá rồi còn muốn gì nữa! Nhưng sau, đọc bài
viết, đọc
ra cái "tiểu tâm" của ông.
Ông này cay, không phải mới đây, từ thập niên 1960 lận. Y chang ông Mít
học trường
Tây, nghĩa là cay, không chỉ HL, mà luôn cả đám thuờng được gọi là
"nhóm
tiểu thuyết mới ở Việt Nam". Trong mục giới thiệu sách báo ở cuối tạp
chí
ông là "giáo chủ", ông phạng cả đám, về lối viết lảm nhảm, láp nháp,
bạ đâu viết đấy, chẳng hiểu thế nào là tiểu luận. Rồi nhân gặp, ông lên
lớp Hai
Lúa: anh không được đi học một trường dậy viết tiểu luận của Mẽo, như
tôi đây.
Viết tiểu luận nó phải như thế này này.
Hai Lúa cứ ngớ người ra. Mình đã cẩn thận ghi ở bìa sách là 'tạp luận",
vậy
mà ông ta cứ bắt phải ghi là... "tiểu luận"!
Cuốn "đầu tay" đó, có tên là Lần Cuối Sài Gòn. Như thế, đây là một tập
truyện ngắn. Do mỏng quá, đành phải nhét thêm mấy "tạp ghi văn học"
cho nó dầy dầy một chút. Ông không thèm đọc truyện ngắn, lo đọc ba đồ
làm xàm,
bá láp. Đọc, xong, rồi chửi! Mối thù mấy chục niên, từ hồi còn trẻ, bây
giờ tao
làm chủ báo, làm giáo chủ một trường thơ, tao mới có dịp phạng cả lũ
chúng mày!
Bởi vậy, một khi đã có chút tiểu tâm, là... vứt đi!
Nhìn rộng ra, có thể nói, các nhà văn của chúng ta, hình như người nào
cũng có
một chút "tiểu tâm", nào đó, khi viết, khi chọn đề tài, khi.... đặt
tên cho một nhân vật....
Là nhà văn, là có một cái bệnh, "nào đó", theo Hai Lúa, nói theo kiểu
Freud, con người là một sinh vật có bịnh.
Và viết, là một cố gắng làm lành bịnh.
Thay vì viết ra để cho hết tiểu tâm, hết bịnh, mấy ông nhà văn Mít của
chúng ta
làm cho bịnh nặng thêm lên!
Bởi vậy, Hai Lúa rất nể cái ông bạn văn VC, ở trong nước [lẽ tất
nhiên!], bị
Hai Lúa "đánh, đau ra trò", mà không giận, năm hết Tết đến, còn viết
mail chúc mừng "đại ca"!
Bảnh thật! (1)
VC mà như thế, thà là VC cho... rồi!
(1) Cám ơn "tiểu đệ", "hiền đệ", "tiểu muội",
"xí muội"..., và bằng hữu.
Giá mà không sợ "Không được nhập cảnh vào Việt Nam!", bị đuổi về xứ
lạnh,
hoặc tệ hại hơn thế, Tết này Hai Lúa đã "xin" về Hà Nội, làm một vài
ly,... thăm "em" đôi câu, mi em một [?] cái, rồi
"anh"... đi, [nhại bài hát Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh].
Được vậy thì còn gì sướng bằng.
Nếu có phải... hồi chánh, cũng đành!
Thân, HL
Tin Văn Cũ
Suốt mấy
tuần nay cứ nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi, tôi sực nhớ
chuyện
ở nông thôn ngày trước.
NHQ Blog VOA
Ui
chao, NHQ đọc Tin Văn, ‘nghe
lùng bùng bên tai...’ biết đâu lại thành
thi sĩ, ‘như Milosz’, thực hiện được giấc mơ thời mới lớn, như có lần
Người than
thở, giá mà đừng ham cái ghế ngự sử văn đàn, biết đâu đã trở thành một
nhà thơ
có hạng!
*
Michel Foucault, trong một cuộc
trả lời phỏng vấn, khi được hỏi, tại
sao không dính vô (engage) mấy vụ bút chiến (polemics), ông trả lời:
Tôi thích
bàn luận (discussion), và khi được hỏi, tôi cố gắng trả lời. Nhưng đúng
là tôi
không khoái dính tới mấy vụ bút chiến. Nếu tôi mở một cuốn sách mà thấy
tác giả
của nó buộc tội địch thủ, một kẻ tả phái ấu trĩ, tôi đóng liền nó lại.
Đó không
phải là cách làm việc của tôi. Tôi không thuộc về thế giới những người
làm việc
kiểu đó. Đây là điều thiết yếu đối với tôi. Toàn thể vấn đề đạo đức
được đặt
ra. Đạo đức liên can đến việc truy tìm sự thực, và liên hệ với tha
nhân. Những
câu hỏi và trả lời tùy thuộc cuộc chơi - vừa thích thú vừa khó khăn -
trong đó
mỗi bên chỉ được dùng quyền của mình do đối phương ban cho, dưới hình
thức đã
được chấp nhận của cuộc đối thoại. Người bút chiến, ngược lại, tự cho
mình quyền
ưu tiên. Anh ta chẳng bao giờ bằng lòng hỏi. Đối phương không phải là
bạn,
partner, trong cuộc truy tìm sự thực, mà là một kẻ thù, một kẻ sai, gây
hại, một
mối đe dọa. Và anh ta có bổn phận phải tiêu diệt, không cho phép đối
phương được
quyền thảo luận. Mục đích tối hậu của anh ta không là tiếp cận sự thực
khó
khăn, được chừng nào tốt chừng đó, mà là chiến thắng sau cùng, của công
lý
(just cause) anh ta đeo đuổi từ đầu. Kẻ bút chiến tự cho mình cái quyền
hợp
tình hợp pháp, điều mà đối phương của anh bị từ chối ngay từ đầu cuộc
chơi.
Theo M. Foucault, bút chiến là hình nhiễu (parasite figure) của bàn
luận.
Bút Chiến
Bài viết này, (1), bây giờ đọc
lại,
Gấu mới nhớ ra là một bài Tạp Ghi
viết cho tờ Văn Học, về một Số Tết của tờ báo, và về một bài viết của
NHQ,
về ca dao, nói về chuyện Vân Tiên núp lùm, chờ trăng lặn để sờ Nguyệt
Nga.
Bài viết có vẻ như tiên đoán trận đụng độ sau đó, vào năm 2002, và
bây giờ.
Đúng là tránh không khỏi số!
(1) Server cho biết, bài này đang "top", như vậy là độc giả Tin Văn
cũng bị dính vô cái chuyện làm xàm này rồi! Đúng như một tay độc giả
của Blog NL phán:
Mimi said...
Tớ cũng hay đọc TV
của chiến sĩ Trụ. Nói chung vui là chính, vì chửi nhau đấm đá nhau là
mình thú.
Trụ đọc nhiều, chửi cũng hay, cũng ác. Nhưng với tư cách nhà văn thì
các tác
phẩm của Trụ đều phò, đọc chả có mẹ gì hay ho.
September
9, 2009 7:12 PM
Lời phán của
Bạn, ngược hẳn lại của một ông "bạn cũ" của Gấu, vẫn còn ở Sài Gòn.
Nhà thơ Vương Tân, còn viết dưới cái tên Hồ Nam.
Bài
viết, có nhiều sai sót về
sự kiện.
Nhưng chuyện này
"dài" lắm. Để bữa nào rảnh, hầu tiếp. NQT
Dọn
Trường hợp Võ Phiến và cuốn Văn Học Tổng Quan.
Trước 1975, bài viết, có thể độc nhất của tôi, về Võ Phiến, là bài đăng
trên
trang VHNT của nhật báo Tiền Tuyến, do tôi phụ trách. Vì là một trang
báo VHNT
cuối tuần, của một tờ nhật báo, cho nên sau đó, tôi quên luôn, và không
hề
biết, bài sau được tờ Văn moi ra đăng lại. (1)
(1) Có mấy NQT
VP là một trong nhà văn của thời mới lớn của tôi. Cho đến khi tôi tập
tễnh làm
nhà văn nhà điểm sách, nhà phê bình... thì ông đã ở đằng sau lưng tôi,
cùng với
thời mới lớn đó rồi.
Ra tới hải ngoại, ông lại trở thành một vấn đề lớn, đối với tôi, khi
phải nhìn
lại những ngày tháng cũ, người cũ, cuộc chiến chẳng bao giờ cũ.
Trong bài viết Nhà
văn Bình Định, tôi đã nêu ra một phần của vấn đề.
Nay xin viết rõ ràng hơn.
Bài viết này sẽ cùng nằm trong mạch viết về Mai Thảo..
Hồng 3
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là nhờ ông anh rể, Nguyễn Hoạt.
*
Trước 1975, tôi chưa viết về Mai Thảo, điều này chắc chắn, và tôi tin
rằng MT
cũng biết như vậy. Có thời gian tôi thường xuyên phải gặp ông, ít ra
mỗi tháng
một lần, khi phụ trách mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề. Nhưng, như có một mật
ước
giữa ông và tôi, đừng nói chuyện văn chương khi gặp và, nhất là, đừng
bao giờ
viết về Mai Thảo!
Bài viết đầu tiên về Mai Thảo ở hải ngoại, trên mục Tạp Ghi của NMG,
được viết,
khi tôi nghe tin ông nằm nhà thương, chờ chuyến đi xa, và tôi nghĩ, bây
giờ viết
về MT được rồi.
NMG đã đem bài viết vô nhà thương, cho ông đọc, và ông gửi lời cám ơn
tôi, qua
NMG, kèm nhận xét, bây giờ NQT viết khác hẳn ngày trước. Khác, theo
nghĩa đọc
được. Trước 1975, tôi nghe qua người khác, ông không chịu nổi thứ văn
làm mới
văn chương của tôi.
Sau khi ông mất, tôi viết thêm một bài tưởng niệm về ông, nhân biết
được, ông
còn làm thơ, và ký bút hiệu Nhị.
Chắc là từ Nhị Hà.
Nhị
*
Hận thù gì cũng có thể xóa bỏ, trừ hận thù đám chống cộng điên cuồng
hải ngoại,
chân lý 'sông có thể cạn' của đám Miền Nam bỏ chạy làm Gấu nhớ tới lời
cầu
nguyện của Wiesel, sống
sót Lò Thiêu, Nobel hòa bình, khi ông trở lại nơi chốn cũ, lần tưởng
niệm thứ
50: Thượng Đế đầy yêu thương và nhân từ, xin Ngài đừng tha thứ cho
những kẻ đã
gây tội ác ở đây. (1)
(1) Chi tiết này Gấu đọc trên tờ Time, tưởng niệm 50 năm Lò Thiêu.
Hai trường hợp chẳng mắc mớ gì đến nhau, không hiểu sao lại quàng lấy
nhau, Gấu
cứ tự hỏi mãi, và sau cùng ngộ ra rằng thì là, có vẻ như Gấu này cũng
muốn cầu
xin Thượng Đế một điều, xin Ngài đừng bao giờ mở lòng nhân từ, và
'cho phép'
cái đám bỏ chạy khốn kiếp đó, xóa đi lòng hận thù của chúng, đối với
đám Ngụy,
và chế độ VNCH!
NHQ Blog VOA
Nhà đại phê bình, viết một bài thật công phu, lôi hết từ điển này từ
điển nọ ra,
để tỏ ra là mình uyên bác, chỉ để gài một câu chửi xỏ xiên thằng cha
Gấu, thì
thật... chó quá. Ông làm nhục không phải chỉ mình ông, với cái
tít 'lại'
[lại bị đuổi ra
khỏi nước], mà còn làm nhục chính bài viết thật công phu của ông.
Chán thiệt.
Đây là đòn "gậy ông đập lưng ông", nức tiếng giang hồ của dòng họ Mộ
Dung đất Cô Tô.
Hay ông cũng là một hậu duệ của Mộ Dung Công Tử?
Nhiệm vụ của nhà phê bình: Ông muốn độc giả đọc, bài viết công phu, hay
câu chửi xỏ của ông?
Bởi vì một độc giả,
nếu tấm tắc
với bài phê bình, biên khảo công phu, thì phải tởm câu chửi xỏ; và
ngược lại.
Căng thật!
Nạn
nhân bắt cóc Dugard lên
tiếng
Jaycee Dugard, nạn nhân người
Mỹ bị cóc, lần đầu
tiên phát biểu công khai kể từ khi người ta tìm thấy
cô sống
cùng với những người bị cho là đã bắt cóc cô cách đây 18 năm.
BBC
Câu
trên, bị thiến chữ
'bị".
Câu dưới, "bắt".
Đây là do coi thường độc giả, không chịu coi lại bài viết, trước khi
post.
*
Khi một ông vua Hùng vương
nào đó muốn truyền ngôi lại cho con thì ông lựa chọn ra sao? Chọn đứa
nấu ăn
ngon nhất! Kết quả là cái kẻ nhờ tiên hay Bụt gi đó chỉ cách nấu bánh
dày và
bánh chưng đã chiến thắng và dành (1) được ngai vàng
NHQ Blog VOA.
(1)
Giành, mới
đúng chính tả.
Giành ở đây là giành giựt, khác dành dụm, để dành, dành cho [ai đó, cái
gì đó...].
Nhà đại phê bình, giáo sư Đại
Học Úc, thành ra không ‘rành’ tiếng Việt.
Thảo nào ông chê, cả nước Mít
mù chữ.
Tụi nó mù chữ, đâu có đọc được
tên ông đại phê bình trên visa, thành ra nó đuổi, là đúng rồi!
*
Văn hóa Mít, bị ám ảnh bởi cái
đói, chứ không phải miếng ăn.
Văn hóa Bắc Kít, đúng hơn.
Đàng Trong không hề bị
ám ảnh bởi cái đói, thành ra có hai thứ văn hóa, “món ngon Hà Nội”,
Miền
Bắc, và ,“món
lạ Miền Nam”.
Đói quá, có tí gì ăn, thì bầy đủ kiểu, đủ cách nấu nướng, vừa ngon
miệng, vừa no con mắt.
Cái Ác
Bắc Kít là do Cái Đói
Bắc Kít mà ra.
Anh Tẫu, sứ Tầu, nhìn bướm cô lái đò, nhìn ra cả một vấn nạn, của cả
một miền đất:
An Nam nhất thốn thổ - [đồng bằng sông Hồng, cái delta, cái số ta, nhỏ
xíu, 'bờ khe hạ' [chữ của nhà thơ Trần Hoài Thư], nhiều hơn ruộng -
biết bao con người cầy!
*
Cái vụ Hùng Vương truyền ngôi
này, chưa chắc đã liên quan tới "ăn nhậu" mà tới trời đất, càn khôn,
công cha nghĩa
mẹ….
Có lẽ cũng nên trích dẫn mấy dòng sau đây, để ông đại phê bình thưởng
lãm,
bởi vì có thể ông quên mất lịch sử Mít rồi cũng nên!
Sự tích bánh chưng,
bánh dầy
Ngày xưa, đời Vua
Hùng Vương
thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm
được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền
ngôi
vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha,
với hy
vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn
gọi là
Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha
mẹ. Vì mẹ
mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật
trong
Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con
người. Con
hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình
Trời và
Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha
Mẹ sinh
thành."
Nguồn net
Như vậy, truyền thuyết này cũng liên quan đến cái sự sợ đói của Mít,
chứ không phải cái sự ham ăn: "Này
con, vật
trong
Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con
người..."
Nên nhớ, cái câu chào hỏi của Mít Bắc, là, "Ăn cơm chưa?", thay vì "Hi,
Good Morning, Hw R U, Bonjour.... "
Ngày đẹp, buổi sáng đẹp cách mấy, mà bụng đói, thì cũng đếch đẹp!
Cả nhân
loại, chứ không riêng
gì Mít, mê ăn, và đưa nó lên thành một nghệ thuật, hay dùng chữ của nhà
đại phê
bình, đưa nó vào văn hóa. Khi còn mê Chợ Cá và tự nguyện hầu dưới
trướng Sến Cô
Nương, Gấu có đi một đường lèm bèm về chuyện này và được Sến Cô
Nương,
không những gật gù, mà còn ban cho nó một cái tên thật tuyệt vời.
Bài viết sau được Sến cô nương để chung vào một bộ, bộ ba, đó là lần
đầu tiên, tên của Gấu được ở kế bên tên của ông tiên chỉ.
12.5.2002
Lê Minh Hà, Nguyễn Quốc Trụ,
Võ Phiến
Mùa này rau cỏ... | Miếng
cơm, manh chữ | Ăn... mùi | Cách ẩm thực
[Note: Cái link bấm, chỉ bật ra có bài viết của LMH]
Trả lời phỏng vấn, về chuyện
phải từ bỏ đất nước, và quan trọng hơn, phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ, nhà văn
Romania, Cioran cho biết: phải viết văn bằng tiếng “ngoại” là một tai
nạn lớn
lao đối với một nhà văn. Ông kể hai kinh nghiệm, tưởng như chẳng liên
hệ, về
chữ viết “ngoại”, và về miếng ăn “ngoại”.
Cho tới năm 1947, ông vẫn
viết văn bằng tiếng Romania.
Tới bữa đó, ông tính dịch Mallarmé sang tiếng Romania. Bất thình lình,
ông tự hỏi
chính mình: “Thậm vô lý! Ích chi đâu, khi dịch Mallarmé sang một thứ
tiếng mà
chẳng ai biết?” Thế là, tôi từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Tôi bắt đầu viết văn
bằng tiếng
Tây. Thật trần ai khoai củ. Viết văn bằng một ngôn ngữ khác là một kinh
nghiệm
đáng sợ. Người ta phải mầy mò với từng chữ. Khi viết bằng tiếng mẹ đẻ,
tôi cứ
thế mà viết, giản dị như vậy đó. Chữ viết không có quyền độc lập, đối
với tôi
(Les mots n’étaient pas ‘indépendants’ de moi). Khi viết văn bằng tiếng
Tây,
mấy con chữ như thách đố tôi: chúng như ở trong những xà lim
(cellules), và tôi
phải nhặt ra từng con: nào tên này, nào tên kia, ra đây biểu!
Kinh nghiệm đó, theo ông, y
hệt kinh nghiệm về miếng ăn, cũng ngày đầu tới Paris. Lần đó, ông trọ tại một khách
sạn nhỏ,
khu ‘người em xóm học’ (khu Latinh). Bữa đó, ông xuống nhà gọi điện
thoại, và
thấy nhân viên coi khách sạn, bà vợ, và ông con trai: cả ba đang sửa
soạn bữa
ăn, họ như đang sửa soạn kế hoạch cho một trận đánh! Tôi sững người: ở Romania,
tôi luôn luôn được nuôi ăn như một con vật, chẳng thèm để ý tới “ăn
nghĩa là
gì”. Ở Paris,
tôi mới nhận ra ăn là một nghi lễ, một hành động văn minh, gần như xác
định một
thái độ chính trị.
Anthropologists have a fatal
tendency to
decide, without much evidence,
what made us human – we have been the upright ape, the grasping,
the naked
(or, in one recent volume, the well-dressed) one; the handy, the
thinking, the
babbling, the dishonest, the co-operative and more – and now we are the
ape
that bakes, barbecues, blanches, boils, broils, braises and browns
(Nigella
Lawson, quoted on the cover, finds it "absolutely fascinating").
Chúng ta, bây giờ là một thứ khỉ, gấu, vượn biết.. nấu ăn!
Chính là do nấu ăn mà chúng ta biết chúng ta là con người.
Nhưng phải một ông "nhân chủng học" (anthropologist), như Lévi-Strauss, thì mới
nhìn ra nổi cái tam giác được ông gọi là tam giác bếp núc.
Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ
luẩn
quẩn quanh xó bếp. Trước tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như
thú vật.
Rồi chín, khi Prométhée ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử
nước, trong
sống. Cộng thêm nước, thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân
của C.
Lévi- Strauss.
Phiền một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê
"khói", bởi vậy văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ
mật ong, tới tàn thuốc. Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới
khi hít khói thuốc, là tàn một chu kỳ văn minh.
Mít Bắc không chỉ
bị ám ảnh bởi miếng ăn, mà còn bởi miếng thịt kẻ thù nữa. Chính là do
thèm thịt
kẻ thù, mà họ rất mê món mì gói. Thảo Hảo đã từng đi một đường về cái
vụ đam mê
ăn mì gói này, trên talawas, và, đọc, thú quá, Gấu bèn đi một đường
tụng ca vừa
mì gói, vừa tác giả bài viết về mì gói. Bèn gửi cho Sến Cô Nương. Sến
gật đầu,
cho đi trên Chợ Cá, nhưng sau đó, giận dữ gửi mail, ra lệnh, lần sau,
đừng có
làm như thế nữa.
Ấy là vì, Gấu sau khi gửi cho Chợ Cá, bèn post trên Tin Văn, và đúng
vào lúc,
Sến tính đi trên Chợ Cá, thì thấy nó đã chình ình nằm trên Tin Văn.
Note: Policy của Chợ Cá, là, không bao giờ đăng bài đã đăng ở nơi khác.
Khác hẳn
Tin Văn, thấy bài hay ở đâu là bệ về, sợ, độc giả Tin Văn bỏ lỡ một cơ
hội đọc.
Hình như nhà đại biên khảo, cũng đã từng 'dính trấu', một cú tương tự,
nhưng
'nặng đô' hơn?
Trên Talawas mới
đây có bài
viết của Thảo
Hảo, về mì gói. Không biết tác giả "mết" mì gói, hoặc "mết"
viết về mì gói, từ hồi nào, nhưng không thể trước 1975 được, tôi đoan
chắc như
vậy. Và chuyện, nó trở thành một món "quốc hồn quốc tuý, vực dậy cả một
dân tộc", lại càng là chuyện "về sau này".
Nhân đây, cũng xin được vun xới thêm chút tình cảm, xung quanh gói mì,
và cùng với
nó, là nỗi băn khoăn "bạn hay thù", không phải "với" mì gói,
nhưng mà là "giữa" những người đã từng xơi mì gói.
Khi mì gói lần đầu tiên xuất hiện tại miền
nam, vào những năm chiến tranh, tôi còn nhớ, một "bạn văn", ký giả
LR, khen "um" lên, "đả biến thiên hạ vô địch thủ", "số
một", và ký giả Ba Tê lắc đầu, "thua phở xa"! Ông giải thích, lẽ
dĩ nhiên thua phở, đủ mọi thứ thua, nhưng "nhất là ở chỗ này: với phở,
bánh và nước quyện vào nhau; với mì gói, mì và nước không làm sao làm
được
chuyện, nói theo ngôn ngữ bi giờ, "giao lưu hòa giải".
Ký giả LR vốn có thời ở trong đơn vị tác chiến. Có lần, ngồi ăn sáng
tại Quán Chùa,
đường Tự Do Sài Gòn (trước 1975), nhân nói chuyện sách, ông kể trong
một chuyến
hành quân tại miền bắc, ông "lạc" vào một căn nhà thật nhiều sách, và
khi ông kể thêm, về vị trí, khu vực hành quân, căn nhà, cách bầy
biện... một
"bạn văn" ngồi cùng bàn vỗ đùi đánh đét, "Mày vô đúng nhà tao
rồi!"
Hoá ra là "căn nhà vùng nước mặn"!
Với người lính tác chiến, mì gói là "số một", so với ba thứ lương khô
khác. Cứ thử tưởng tượng, ngồi bên mì gói, trong một khung cảnh đầy
sách như
trên, thì "ai bảo hành quân là khổ, hành quân sướng lắm chứ!"
Người thứ nhì nức nở ngợi ca mì gói, với tôi, là ông xếp "bất đắc dĩ",
và cũng thật ngắn ngày, thời gian mới tiếp quản thành phố Sài Gòn. Quá
ngắn
ngày, nhưng tôi cũng có quá đủ thời gian để thông cảm với những ngày
tác chiến,
những ngày ở rừng của ông.
Tôi không hiểu "hiện thực" cả nước mết mì gói đó, có liên can tới
hiện thực cả nước "mết" chiến tranh, như nhận định của một tác giả
nước ngoài (nhà văn, triết gia người Pháp, André Glucksmann), khi ông
cho rằng,
"họ" (ông muốn nói Cộng Sản Miền Bắc) bị kết án phải gây chiến tranh,
như là "yếu tính" của họ [của một miền đất?].
Càng nữa, có khi chỉ vì được nuôi ăn "như heo", nên có mì gói thì quí
quá cũng nên?...
Nguyễn Tuấn Anh (1)
Ghi chú:
1. Từ "mết", tôi mượn của PXN, lần ghé Hà Nội. Ông bảo tôi: Thế là bạn
"mết" em rồi!
2. Ý nghĩ "nuôi như heo", tôi mượn của Cioran, trong bài "Miếng Cơm
Manh Chữ", đã đăng trên Talawas.
3. André Glucksmann, thuộc trào lưu "triết học mới", trong những năm
1970;
tác giả cuốn "La Cuisinière et le mangeur d’hommes, Essai sur l'État,
le
marxisme, et les camps de concentration" ("Bếp ăn và kẻ ăn thịt
người, Luận về Nhà nước, chủ nghĩa Marx, và những trại tập trung", nhà
xb
Seuil, 1975). Ông còn là một trong những thành viên của Ủy Ban kêu gọi
"Một
Chiếc Tầu Cho Việt Nam", thời gian 1979, gồm Jean-Paul Sartre, André
Glucksmann, Raymon Aron, và một số thành viên khác như Bernard
Kouchner, người
sáng lập tổ chức "Y Sĩ Không Biên Giới".
(1) Nick của
Gấu, khi viết cho
Vấn Đề, là, Tuấn Anh.
Cũng là một cách tưởng nhớ tác giả Căn
nhà vùng nước mặn
Hoặc
như năm ngoái, tôi được
vài thân hữu cho biết Talawas có chuyển nguyên một tập truyện của tôi, Lập Đông (Văn, Saigon, 1972), sang dạng
digital và
đưa lên Web. Tôi nghe, cảm động, vào xem, nhận thấy có vài chi tiết
người đánh
máy tự ý thêm vào; tôi có viết thư cho người chủ trương, sau khi cám ơn
(mặc dù
chẳng ai hỏi xin phép mình để sử dụng tác phẩm của mình), có đề nghị
xin sửa
lại cho đúng với bản in. Thư đi, đã lâu rồi, không nghe hồi âm.
Trùng Dương. Nguồn: Tiền Vệ
Lại đâm bực bà chị Sến!
Nhưng, cũng... chiến lợi phẩm, đâu còn là của bà TD?
V/v tìm tài liệu nghiên cứu văn học Miền Nam trước 1975. Đâu cần thư
viện
Mẽo. Đến nhà mấy ông như Đỗ Lai Thúi, hay bất cứ ông VC nào đã từng vô
Sài Gòn
những ngày sau 30 Tháng Tư là có đủ hết.
NQT
Note: Từ "cảm động", "đắt" quá! Chỉ nội từ đó, đủ "cứu
tử" cả một nền văn học Miền Nam. Cái còn lại, thí cô
hồn!
*
Mặc dù Cộng sản Việt Nam hô hào đốt sách để thanh tẩy “tàn dư Mỹ Nguỵ”
từ ngay
sau khi chiếm miền Nam, kho tàng văn hoá phẩm của miền Nam thực ra đã
được “tẩu
tán” ra nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, từ lâu rồi. Trước thời Internet,
những văn
hoá phẩm này nằm trong hai thư viện lớn bên Mỹ, đó là Thư Viện Quốc Hội
ở
Washington, D.C. và thư viện Kroch Asia thuộc hệ thống thư viện của Đại
học
Cornell ở Ithaca, New York. Muốn tham khảo những tài liệu này ta phải
tới tận
nơi.
TD
*
Làm gì có chuyện tẩu tán. Thư viện Mẽo sưu tầm, thu gom văn học Miền
Nam Việt
Nam là việc của họ đối với bất cứ một nền văn học, đề phòng chuyện, vì
một lý
do nào đó, nó đột nhiên biến mất.
Không ai có thể ngờ trước được vụ phần thư 30 Tháng Tư của VC. Vụ Kinh
Tế Mới,
đánh tư sản mại bản, và Lò Cải Tạo.
Đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào, giải phóng Miền Nam,
thống nhất đất nước, đâu phải chuyện ăn cướp?
Đâu phải chuyện huỷ diệt cả một nền văn minh, văn hóa?
Về cái vụ vô thư viện Mẽo này, Gấu đã từng đi một đường trên Việt
Mẹc,
do ông bạn quí làm phó tướng, dưới quyền thượng tướng Trần Độ [ấy chết
xin lỗi
Trần Đệ]. Nhớ, khi đó, chắc là lệnh trên, ông bạn quí của Gấu yêu cầu,
cố kiếm
được nguyên bản tiếng Anh bài Phượng Hoàng thì thật
tuyệt.
Nhật Ký Tin Văn
(**)
Sau khi bài viết trên được phổ biến, tôi có nhận
được điện thư của một người trong nhóm Talawas, xin lỗi về sự sơ sót,
và hai
bản điện tử truyện ngắn nhờ tôi xem lại. Tôi xin ghi nhận thiện chí của
Talawas.
Trùng Dương: Blog NXH & Bạn hữu VOA
Note:
1. "Điện thư của một người..." là do đọc bài viết của TD, hay là đọc
mẩu trên, của Tin Văn?
2. Cái phần văn học miền nam trên talawas, là cũng được tự ý post, vì
mục đích "cứu tử một nền văn học", không cần xin phép các tác giả?
… cũng chẳng muốn được tái sinh thành người
đàn ông da
trắng giàu sang quyền lực như Bush cha/Bush con hoặc như mẹ Teresa
suốt đời
cần nhiều người bất hạnh để săn sóc, mục đích sau khi chết được vào
nước Chúa
sống đời đời.
Lê
Thị Thấm Vân, Talawas
Note: Bà này, bài này, nhảm
quá!
Làm sao bà biết "mẹ
Teresa
suốt đời
cần nhiều người bất hạnh để săn sóc, mục đích sau khi chết được vào
nước Chúa
sống đời đời"?
*
dẫu môi còn
ngọt, đầu vú còn
hồng thắm,
"Cái này", thì Gấu làm
sao biết?
*
Cũng một thứ "Vượt quá...", chăng? NQT
*
By David Van Biema
Thursday, Aug. 23, 2007
Jesus has a very special love
for you. As for me, the silence and the emptiness is so great that I
look and
do not see, listen and do not hear.
— Mother Teresa to the Rev.
Michael Van Der Peet, September 1979
Chúa Giê Su có một tình yêu đặc biệt cho bà Thấm Vân.
Còn với tôi, sự im lặng và trống rỗng thì quá lớn lao đến nỗi tôi nhìn
mà không thấy, lắng mà không nghe.
*
Phùng Tường Vân nói:
19/10/2009 lúc 1:20 sáng
@ bài thơ đang đẹp…
sao bỗng dưng lại có “bush
lớn, bush nhỏ…” mọc chen vào, tiếc quá!
talawas
Note: Khóm lớn, khóm nhỏ,
Bush cha, Bush con
tranh nhau chen vào...
mà.. tiếc quá ư?
Hay chỉ mê thứ... bạch bản? NQT
Dọn
Đi và viết
Lại nhớ, một lần ngồi nói
chuyện phiếm ở Paris, nhà văn Mai Thảo khoe là, sống ở California,
nhưng ông
thường bay đến các tiểu bang khác ở Hoa Kỳ để thăm viếng bạn bè, thỉnh
thoảng
được một số ca sĩ và nhạc sĩ thân quen cho tháp tùng sang Úc, Tân Tây
Lan hay
một nước nào đó ở châu Á để rong chơi; riêng vào mùa thu, ông thường
bay sang
Pháp và châu Âu để ngắm lá vàng và nhớ lại những trang thơ văn thật đẹp
ông đọc
và yêu thích thời thơ ấu.
NHQ Blog VOA.
Mai
Thảo “đi”, và “viết”,
theo như Gấu được nghe lại, thường là do được mời, khỏi phải trả tiền
vé, thường
là khứ hồi. VL từng “nói đùa”, Mai Thảo, do không biết lái xe, và do
cần người
mời uống rượu, cho nên đã từng ban cho rất nhiều ông tài xế, và những
vị trả tiền
rượu cho ông, một chân trong chiếu văn.
Tất nhiên, những người này, cũng
phải biết viết một tí ti, theo cái kiểu những nhà văn tài tử,
“amateur”, ngày xưa,
khi ta còn bé, ta mê văn chương, nhưng ta còn mê mải sống, lo sống, cho
đến khi
mất nước, bỏ chạy ra nước ngoài, công chuyện làm ăn đã ổn định, bèn
viết văn, và
uống rượu, nhất là, uống rượu có một ông bạn ngồi cùng bàn là nhà văn
Mai Thảo
thì còn gì hãnh diện bằng!
Gấu đã từng kể là, suốt thời
gian những ngày ở Sài Gòn, gặp Mai Thảo cũng đâu có ít, vậy mà chưa
từng hầu
chuyện văn chương với Người một lần nào. Cũng có chạy qua cửa hàng văn
chương đôi
ba lần, nhưng “thực sự lâm trận”, never!
*
Cái vụ "đi và viết"
này, nguồn
gốc của nó, liên quan tới... một vì thiên sứ, như của… Sến Cô Nương,
[hình
như không phải?], chứ không phải cái kiểu "đi
và viết", như được mô tả trong bài blog, với những câu phán rất ư là
khinh thế
ngạo vật, của ông tiên chỉ, về Tản Đà, [‘Mới từ Hà Nội vào Nam cụ
đã
khớp!’] hay của ông Mai Thảo về Nguyễn
Tuân [“Đi như vậy mới gọi là đi,
chứ đi như ông Nguyễn Tuân ngày trước thì ra cái đếch gì!]
Post
sau đây, một đoạn của
Steiner [lại Steiner, lại Faulkner!], để chúng ta nhân đó, lèm bèm về
những
chuyến đi.
Tờ
Granta cũng đi một số đặc
biệt về Đi và Viết, trong, có viết về những cuộc bỏ phiếu bằng chân của
thế kỷ hung bạo: Đi, để
sống sót.
History
has seen the unending
application of reciprocal loathing to motives often trivial and
irrational. At
a lunatic spark, communities, such as in the Balkans or throughout Africa, after
having lived together over
centuries or decades, can explode into apartheid and genocide. Trees
have
roots, men and women have legs. With which to traverse the barbed-wire
idiocy
of frontiers, with which to visit, to dwell among the rest of mankind
as
guests. There is a fundamental implication to the legends, numerous in
the
Bible, but also in Greek and other mythologies, of the stranger at the
door, of
the visitor who knocks at the gate at sundown after his or her journey.
In
fables, this knock is often that of a concealed god or divine emissary
testing
our welcome. I would want to think of these visitors as the truly human
beings
we must try to become if we are to survive at all.
It may be that the Jew in the Diaspora survives in order to be a guest
- so
terribly unwelcome still at so many shut doors. Intrusion may be our
calling,
so as to suggest to our fellow men and women at large that all human
beings
must learn how to live as each other's 'guests-in-life'. There is no
society,
no region, no city, no village not worth improving. By the same token,
there is
none not worth leaving when injustice or barbarism take charge.
Morality must
always have its bags packed. This has been the universalist precept of
the
prophets, of Isaiah, Deutero-Isaiah and Jeremiah in their ancient
quarrel with
the kings and priests of the fixed nation, of the fortress-state.
Today, this
polemic underlies the tensions between Israel
and the Diaspora. Though the thought must, like the ritual name of God,
be
unspeakable, the greater verity is that Judaism would survive the ruin
of the
state of Israel
would do so if its 'election' is indeed one of wandering, of the
teaching of
welcome among men, without which we shall extinguish ourselves on this
minor
planet. Concepts, ideas, which exceed in strength any weapons, any imperium,
need no passports. It is hatred and fear which issue or deny visas. I
have felt
more or less at home - the Jew is often a polyglot almost unawares -
wherever I
have been allowed a table to work at. Nihil alienum, said the
Roman
playwright. 'Nothing human is alien to me.' Or to put it another way:
what
other human presence can be stranger to myself than, at times, I am?
G. Steiner: Errata
Một
đoạn ngắn, trên, có thể đọc song song suốt chiều dài lịch sử cuộc dựng
nước Mít!
Đoạn đầu, nêu lên vấn nạn: thù
ghét đưa đến chém giết lẫn nhau, thường rất... khơi khơi. Các nước vùng Balkans hay toàn xứ
Phi Châu sống bên nhau hàng ngàn đời, bỗng một bữa ngủ dậy, bèn làm
thịt lẫn nhau!
Cái đoạn sau là nói đến những vì thiên sứ mang "tin lành" từ Miền Bắc,
tới Miền Nam, nước nhà độc lập thống nhất rồi, và, bất thình lình, bỗng
làm thịt thằng em Nam Bộ!
Dọn
Kinh nghiệm viết văn: Viết và lách
NHQ Blog VOA
NHQ,
thường vẫn vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, chưa
từng viết văn bao giờ, theo nghĩa sáng tác, [làm thơ, viết truyện ngắn,
truyện dài], thành thử ông khó, có thể nói, "vô phương", hiểu được cái
sự ảnh hưởng giữa các nhà văn, giữa
viết và lách.
Viết
văn là phải có thầy, không có thầy là không thể nào viết văn được. Đây
là
một trong ba búa TGK mà nhà thơ TTT truyền lại cho Gấu.
Muốn “lách”, cũng khó lắm, chứ không dễ đâu, và đây là hạnh phúc, niềm
tự hào, lòng biết ơn
của một nhà văn, khi tìm ra được vị thầy của mình. Không phải như ông
viết:
Mới thoát khỏi ảnh hưởng của
Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi; thoát khỏi ông
Tolstoi, lại
đụng phải ông Dostoievski; thoát khỏi ông Dostoievski, lại đụng phải
ông Kafka;
thoát khỏi ông Kafka, lại đụng phải ông Marquez; thoát khỏi ông
Marquez, (1) lại
đụng phải ông Borges.
Viết phê bình cũng thế.
Mới thoát khỏi ảnh hưởng
của ông Hoài Thanh đã mừng húm, tưởng mình sẽ được tự
do phơi phới một đời, ai ngờ lại đụng phải ông Roland Barthes; mới né
ông
Roland Barthes thì lại đụng ngay chân của ông Michel Foucault; đang lúc
tưởng
tượng thoát khỏi cả ông Barthes lẫn ông Foucault thì lại đụng cái móng
của ông
Jacques Derrida và ông Jacques Lacan. Ở đâu cũng đầy đại thụ phủ bóng
rợp cả một
góc trời.
Không có nhiều ảo tưởng,
nhưng cũng không thể bỏ cuộc. Bỏ cuộc là tự sát. Còn
viết là còn phải lách. Lách được chút nào là mừng chút ấy.
Bởi vì ông không sáng tác, nên mới dám viết ẩu, theo
kiểu "xóa sạch
truyền thống": Thoát khỏi ông
Marquez (1) lại đụng phải ông Borges!
(1)
Tên của ông này là Garcia Marquez, tên kép, gồm hai chữ. Như Văn Cao,
Hồng Nhung, Bích Khê... thí dụ.
Gọi Cao không, thì bố ai biết Cao nào! [Văn Cao & Nam Cao]
Ấy là vì, “lách”, mượn chữ của NHQ, chính là
“viết bậc hai”, nhờ “viết bậc một”
mà có được.
Trên Tin Văn có vài bài viết, liên quan tới vấn đề này.
Kafka và những người
đi trước ông
Borges
Nước Cờ Hư Trúc
NQT
Ảnh
hưởng
Rushdie
Viết & lách,
trong chính trị, và trong văn chương, khác
hẳn nhau. NHQ "đọc lộn", "misreading", thành ra mới ghép thành một!
Viết & lách trong chính trị liên quan tới kiểm duyệt, và, nếu
kiểm duyệt có ảnh hưởng gì tới văn chương, là theo nghĩa của Borges:
Kiểm duyệt là mẹ của ẩn dụ.
["Censorship is the mother of metaphor."]
Nhờ nó mà văn chương đẹp thêm lên!
Nhà văn nói được điều mình muốn nói, mà không sợ bị VC đem ra làm thịt,
thí dụ!
Còn chuyện nhà văn "lách" ông thầy, là phải hiểu theo nghĩa, vượt
thầy, làm thịt ông thầy của mình!
Phùng Phật Sát Phật, là vậy!
Trong văn chương, không hề có chuyện, "Mới thoát
khỏi ảnh hưởng của
Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng lại đụng phải Tolstoi". Bởi vì, một
nhà văn đệ tử, nếu nhận Nam Cao là thầy, [theo nghĩa, cái mình viết
ra, có
mùi Nam Cao], thì anh ta, chị ả phải cố mà vượt Nam Cao, tìm ra, trong
Nam Cao, những cái mỏ, những vùng đất mà Nam Cao chưa từng để
mắt tới,
chưa từng khai phá...
Bởi vậy mới có câu, "Những tuyệt tác văn chương mà người đời chưa biết
tới, đếch có."
Ông đại phê bình, viết kiểu này, chỉ bịp được dân nghiệp dư, tài tử!
Gặp dân nhà nghề, là họ biết tỏng, bụng ông lỏng chữ! NQT
*
Có lẽ
bởi vì ‘văn chương hạng nhì’ là thứ
thường rất dễ bị xào, luộc, đánh cắp nhãn, và bởi vì có rất nhiều tác
phẩm chỉ
vươn tới đỉnh cao của chúng, là ‘hạng nhì’, thành thử người đời thường
dùng nó
- ý tưởng về ảnh hưởng - để buộc tội, hoặc chê bai tác phẩm của nhà
văn. Vả
chăng, biên giới giữa ảnh hưởng và bắt chước, mô phỏng [imitation], và
ngay cả
giữa ảnh hưởng và đạo văn, càng về những ngày sau này càng trở nên mờ
nhạt.
Cách đây hai năm, nhà văn nổi tiếng người Anh, Graham Swift đã bị một
nhà khoa
bảng hắc ám [obcure] người Úc ban cho cái tội rất gần với tội đạo
văn,
rằng cấu trúc đa giọng trong cuốn được giải Booker của ông là “The
Last
Orders” [nghĩa đen: những mệnh lệnh chót; “order” thường được sử
dụng khi
gọi món ăn, bản tiếng Pháp dịch là Chầu Đãi Chót, La Dernière Tournée,
Gấu tôi
chưa đọc cuốn sách nên không dám dịch ẩu cái tựa], “chủ yếu mà nói, là
đã vay
mượn” từ “Khi tôi hấp hối”, “As I Lay Dying”, của William
Faulkner. Báo
chí Anh bèn mượn gió bẻ măng, biến câu chuyện thành một xì-căng-đan văn
học,
biến Swift thành một tay đạo văn chính hiệu con nai vàng, biến những
người
chống đỡ bảo vệ ông thành những kẻ đã tỏ ra “nhân nhượng” đối với
ông,
mặc dù, và có lẽ, chính Swift đã nói ra, ông ảnh hưởng Faulkner, luôn
cả
chuyện, giọng kể ở trong hai cuốn, tuy không hoàn toàn giống nhau y
chang, nhưng
đọc cuốn này là gợi nhớ tới cuốn kia. Sau cùng, những sự thực đơn giản
như thế
khiến vụ xì-căng-đan xì hơi, nhưng cũng chỉ sau khi Swift đã phải chịu
đựng những
cú đòn hội chợ của đám báo chí.
Thú vị là, khi cho xuất bản cuốn Khi tôi hấp
hối, Faulkner, chính ông, cũng bị buộc tội vay mượn cấu trúc từ một
cuốn
tiểu thuyết xuất hiện trước đó, The Scarlet Letter, [Lá Thư Đỏ]
của Nathaniel
Hawthorne.
Cú quật ngược lại của ông, đúng là một câu trả lời đẹp nhất mà người ta
có thể nghĩ ra được, vào trường hợp này: rằng, khi tớ đang ở trong tình
trạng
thật dễ dàng bị tẩu hỏa nhập ma, cố nặn ra cho được, đứa con mang nặng
đẻ đau,
tớ vớ bất cứ thứ gì tớ cần, từ bất cứ xó xỉnh nào mà tớ có thể kiếm
thấy, và tớ
tin rằng, một hành động vay mượn như vậy là hoàn toàn được phép đối với
bất cứ
một nhà văn nào.
Rushdie: Ảnh hưởng
*
Trường hợp trò vượt thầy, rõ
nhất, là giữa Trăm
Năm
Cô Đơn của Garcia Marquez, và Absalon,
Absalon! của Faulkner
Cuốn của trò, hiện đang được ca ngợi, ‘tạo vóc dáng thế
giới’, với
hàng triệu triệu độc giả, còn cuốn của Thầy, mấy ai đọc, và nếu có, thì
cũng chỉ
giữa đám nhà văn.
Trong đám này, và trong số độc giả của Faulkner, thể nào cũng
lại có tay, chôm nữa, tạo ra những tác phẩm của riêng mình!
Giới phê bình gọi Faulkner là
nhà văn của nhà văn, là vậy.
*
Trường hợp ảnh hưởng, hay
dùng ‘thuật ngữ’ của NHQ, "viết và lách", ở cõi văn Mít, Miền Nam,
ít người
nhận ra, là giữa ba tác giả Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, và
Nguyễn Đình
Toàn. Võ Phiến, tuy Trùm đấy, nhưng rõ ràng không nhận ra liên hệ thầy
trò giữa
ba ông nhà văn trên, nên đã coi DNM thuộc môn phái "tiểu thuyết mới"!
Nói một cách khác,
không có
vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ
"chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định,
để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền
đất. Nói
rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá
trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền
"khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động...
Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt
trời, một
bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau.
Dương
Nghiễm Mậu: Thật chững chạc, thật cảm
động..
Nhìn từ quan điểm đó,
chúng
ta không thể nào coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà
văn tiểu
thuyết mới. Nhân vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý
thức sáng
suốt đến chua xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang
manh nha
tan rã, cuối cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố
tìm một thái độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo
đức
thông thường. Thế giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy
"tóc rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với
những nhân vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa
mưa nắng
ở Miền Nam,
trong khi chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Tiểu
Thuyết Mới ở Việt Nam
|
|