*



Blues

Eighteen years I've spent in Manhattan.
The landlord was good, but he turned bad.
A scumbag, actually. Man, I hate him.
Money is green, but it flows like blood.

I guess I've got to move across the river.
New Jersey beckons with its sulphur glow.
Say, numbered years are a lesser evil.
Money is green, but it doesn't grow.

I'll take away my furniture, my old sofa.
But what should I do with my windows' view?
I feel like I've been married to it, or something
Money is green, but it makes you blue.

A body on the whole knows where it's going.
I guess it's one's soul that makes one pray,
even though above it's just a Boeing.
Money is green, and I am gray.
                                                  1992

Joseph Brodsky: So Forth

 

Blues

Mười tám niên của tớ qua đi ở Manhattan.
Tên chủ nhà lúc đầu OK, nhưng sau đó đếch được.
Một tên khốn kiếp. Man, sao tớ tởm hắn ta thế!
Tiền thì xanh, nhưng nó chảy như máu.

Tớ nghĩ, chắc là phải khăn gói quả mướp làm 1 chuyến qua sông
New Jersey gật đầu, vẫy vẫy, với khối ánh sáng rực lửa của nó
Nè, mười mí năm qua đi thì cũng không đến nỗi tệ.
Tiền thì xanh, nhưng nó không nẩy nở.

Tớ mang đi cái bàn, cái ghế, cái tràng kỷ cũ.
Nhưng làm sao bi giờ, với những lần đứng ở cửa sổ ngó trời đất, đường phố?
Không hiểu vì sao không đóng bao giờ:
Tớ cảm thấy mình kết hôn với nó, lấy nó làm vợ, hay 1 điều gì đại khái như thế.
Tiền thì xanh, nhưng nó khiến bạn thành “blue”

Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà:
Cơ thể, trọn 1 cục, nó biết, nó đi đâu, cho dù chỉ là 1 chuyến giang hồ vặt
Tôi nghi là, hồn ai người nấy giữ, người đó cầu nguyện
Cho dù, phía bên trên kia, chỉ là cái Boeing.
Tiền thì xanh, và Gấu thì nhớ Hải Âu

[To U. Merry Christmas. Take Care. GNV]

BYPASSING RUE DESCARTES

Né con phố Descartes

Né con phố Descartes
Tớ đi xuống phía sông Seine, lấm la lấm lét, gã du lịch trẻ,
tên mán, tên mọi,
vừa mới tới thủ đô thế giới 

Bọn chúng tớ, đông lắm, từ Jassy, và Koloshvar, Wilno, Bucharest, Saigon và Marrakesh
Xấu hổ nhớ những thói quen, truyền thống, tập quán, cổ tục ở xứ sở quê hương nhà chúng tớ
Những thứ mà chẳng một ai ở đây, được nghe nói tới, hay nghe kể :
Vỗ tay 1 cái,
Và thế là mấy đứa người hầu gái chân trần chạy vội vô
Vừa chia đồ ăn vừa đọc thần chú
Đọc kinh cầu nguyện, cả nhà, cả chủ lẫn tớ. 

Tớ để những vùng mây mù ở phiá sau
Tớ tiến vô xứ phổ cập, ngỡ ngàng và ham muốn 

Chẳng mấy chốc, rất nhiều đứa, từ Jassy và Koloshvar, hay Saigon hay Marrakesh,
Bị giết vì họ muốn huỷ bỏ những tập tục ở quê nhà của họ 

Chẳng mấy chốc những đồng chí của họ ‘nàm’ cách mạng, khởi nghĩa, nổi dậy, cướp chính quyền..
Thế là chúng làm thịt, thủ tiêu, cho đi mò tôm đám Ngụy, Việt Gian....
Nhân danh những tư tưởng đẹp đẽ, phổ cập

Trong khi đó, thành phố ứng xử thật thích hợp với bản chất tự nhiên của nó
Rù rì với tiếng cười ở nơi cổ họng trong bóng tối
Nướng thứ bánh mì giống như những đôi đũa và rót rượu vang vô những cái bình, cái vại bằng xành, bằng gốm.
Dửng dưng, như nó vẫn, tới ba cái trò vinh dự hay nhục nhã, hay cao cả, hay vinh quang
Bởi vì ba cái trò này thì đã được thực hiện từ đời tám hoánh nào rồi, và tự biến thành những đài tưởng niệm thằng chó nào chẳng ai còn biết!
Hay biến thành những bài aria thật khó mà nghe ra
Hay những tiết lảm nhảm, lèm bèm.

Thế là tớ lại dựa vào bờ tường bằng đá cẩm thạch cứng,
Như thể tớ vừa trở về, từ những chuyến du lịch xuyên qua những thế giới ngầm, thế giới bên kia, vương quốc của ma quỉ,
Và bất thình lình tớ nhìn thấy ánh sáng từ cái bánh xe thời gian vào những lúc giao mùa
Khi những đế quốc sụm xuống, và những con người đã có thời sống, thì bây giờ, ngỏm mẹ tất cả rồi
Làm đếch gì có thủ đô của thế giới, dù ở đây, hay bất cứ ở nơi nào,
dù Bắc Bộ Phủ của VC, hay là Bắc Kinh của Thiên Triều!
Và những cổ tục, hủ tục, tập tục nhỏ bé đã bị huỷ bỏ, triệt tiêu, đào thải…  thì lại bò về, trong tí hào quang nho nhỏ của chúng
Và tớ ngộ ra 1 điều, thời gian của những thế hệ con người, thì đếch phải thời gian của trái đất! 

Về những tội lỗi nặng nề của GNV, thì tớ nhớ ra 1 cái, thật là sống động:
Như thế nào, một lần, đi trên một con đường, bên 1 con suối, trong 1 cánh rừng,
Tớ đẩy 1 hòn đá lên 1 con rắn nước nằm cuộn tròn trên cỏ,
Và những gì mà tớ gặp phải ở trên cõi đời ô trọc này thì đều là những hình phạt do tội lỗi đó mà ra!
Thứ hình phạt sẽ tới với bất cứ 1 ai, bất cứ kẻ nào dám bẻ gẫy một ta-bu, 1 điều cấm kỵ!

Czeslaw Milosz/GNV

Milosz viết:

Mặc dù những tư tưởng phổ cập thì không còn hứng thú cho lắm đối với chúng tôi, từ Wilno, Warsaw, hay Budapest, điều này không có nghĩa, chúng mất mẹ hứng thú ở mọi nơi. Những tên ăn thịt người trẻ tuổi, nhân danh những nguyên lý cứng nhắc, làm thịt [M dùng chữ butcher], nhân dân của chúng, là dân chúng Cambodia, đám này đều đã từng du học Paris, học Sorbonne. Chúng giản dị trồng những tư tưởng triết học mà chúng học được, tại xứ sở của chúng, [giống như Bác H của Mít chúng ta, áp dụng 1 cách thông mình, thiên tài vào xứ Mít, trồng trẻ con Bắc Kít, bằng nọc độc hận thù!]

Ui chao, GNV này đã từng viết y chang, như trên [lại tự thổi, hà hà!], trong truyện ngắn "đầu tay", khi còn ở trại tị nạn Thái Lan:

Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.

Lần Cuối Sài Gòn

V/v Làm thịt con rắn nước.

Milosz giải thích, vấn đề không phải làm thịt bất cứ 1 sinh vật là tội lỗi, nhưng mà là, ở xứ Lithuania của chúng tôi, rắn nước được coi là linh thiêng [holy]. Người ta thường đặt những bình sữa ở trước thềm nhà cho chúng, và coi chúng tượng trưng cho sự màu mỡ, sự màu mỡ của đất đai, và của gia đình, và Mặt Trời yêu mấy chú rắn nước. Có 1 bài đồng dao Lithuania, “Đừng để 1 chú zaltys chết trên mặt cỏ. Hãy chôn nó. Chỉ nội nhìn thấy 1 chú rắn nước nằm chết trên mặt cỏ là mặt trời bật khóc”

Czeslaw Milosz: The Witness of Poetry

Note: Bài thơ này, TV đã post & dịch. Nay thêm lời bàn của Robert Hass, trong có nhắc tới Bác Hồ thân yêu của Mít. Hóa ra là, thời gian Bác làm nghề chụp hình, ở Paris, thì Milosz cũng ở Paris!

Vậy mà không quen nhau.
Hass là người cùng với Milosz, dịch & giới thiệu rất nhiều thơ & thi sĩ thế giới.
*
In a note to the poem, in his Collected Poems (Ecco/Harper), Milosz writes: "In Lithuania, where the author grew up, many pagan beliefs survived, among them the cult of water snakes, which were associated with the sun. A strict taboo protected a water snake from any harm inflicted by man."
Milosz gets so much history into this poem. He's thinking, I'm sure, about the Marxism, or rather the Stalinism, of Parisian intellectuals in the 1930s. It occurred to me that Ho Chi Minh must have been in Paris at the same time Milosz was, and lots of others who would figure in the history of the century. This poem-Lithuania, like Poland, had been gobbled up by the Russians-comes down on the side of local custom and against empire. Custom, but not tribe. It interested me to read that the water snake is associated with the sun. It argues against the grand ideas, which must be part of what he means by "bypassing Rue Descartes," but not against ideas. The sun, after all, is the source of life. To place a prohibition on our relationship to some aspect of nature seems to be for him a way of setting all the political and tribal passions of the "time of human generations" aside and acknowledging the time of the earth, wondering at the time of the earth. Poems, of course, are not finally made from ideas. What's so vivid to me in this one is that young man dazed by Paris and the old man's sudden vision of "the reeling wheel of the seasons." An image to think about as the last year of the century turns toward its winter.

Robert Hass: Now & Then

November 7 [1999]

Czeslaw Milosz: An Argument About Imperialism

TOMAS TRANSTROMER: A TRIBUTE

ROBERT HASS      


Zbigniew Herbert             

 Request

Teach us too to fold our fingers
To brace a door on the other side
of rooms of a love already lost

may what dreamed of happiness
and shielded a slender flame
when the need arises form afist 

and after the struggle is ended
allow us to straighten our fingers
even  if it leaves us only a void 

taking defeat in an open hand
holding a skull in soft fingers
at that moment you start again 

the great cause of open hands
a playful traveling over strings
the ultimate grain of salvation

Zbigniew Herbert

 


Yêu cầu

Hãy cũng dạy chúng ta khum ngón tay
Ôm phía bên kia cửa
Những căn phòng của một tình yêu đã mất           

Cầu, điều mơ tưởng hạnh phúc
Che chở một ngọn lửa mỏng manh
Khi sự cần thiết dâng lên tạo thành quả đấm

Và khi cuộc chiến đấu đã chấm dứt
Cho phép duỗi ngón tay
Kể cả cái còn lại,
Chỉ là một trống rỗng

Nắm thất bại bằng bàn tay mở
Cầm cái sọ bằng những ngón tay mềm mại
Vào đúng lúc đó, bạn lại bắt đầu

Nghĩa cả, bàn tay mở rộng
Cuộc du ngoạn trên những sợi dây đàn
Hạt tối hậu của sự cứu rỗi

Zbigniew Herbert


Trên Blog NL thấy có đi một đường chê Raymond Carver.

Có thể, nếu không có cái tay biên tập, số phận Ray sẽ khác. Nhưng không có bột làm sao nên hồ.
Với riêng Gấu. Carver có những bài thơ thần sầu. Czezlaw Milosz cũng nhận ra điều này, và có những dòng thật là đẹp về Ray, trong tuyển tập thơ của ông.
Rushdie cũng vậy.

Raymond Carver

Trên TV đã từng đăng thơ Carver. Từ Fires, từ báo, tạp chí. Bữa nay chơi luôn cả tập.
Hà, hà!
Ông này, đời cũng thê lương chẳng kém gì Scott Fitzgerald.
May tí chót đời cũng đơ đỡ.


Thơ RC rất đỗi thê lương, và nỗi cô đơn đến với chúng ta, rất đỗi bất ngờ. Trong thơ ông có nỗi buồn cháy da cháy thịt, nhưng không phải là do mất 1 người thân, thí dụ như bài sau đây, GCC thật mê.

Chiều tối

Tôi câu cá 1 mình
vào buổi chiều tối mùa thu tiều tụy đó,
Màn đêm cứ thế mò ra.
Cảm thấy,
mất mát ơi là mất mát
và rồi,
vui ơi là vui,
khi tóm được một chú cá hồi bạc,
mời chú lên thuyền
nhúng 1 cái lưới bên dưới chú.
Trái tim bí mật!
Khi tôi nhìn xuống làn nước xao động,
nhìn lên đường viền đen đen của rặng núi
phiá sau thành phố,
chẳng thấy gợi lên một điều gì,
và rồi
tôi mới đau đớn làm sao,
giả như sự chờ mong dài này,
lại trở lại một lần nữa,
trước khi tôi chết.
Xa cách mọi chuyện.

L'AUTRE VIE

Et maintenant l'autre vie.
Celle où on ne fera pas d'erreurs.
Lou LIPSITZ.

Cõi Khác

Nào, bây giờ là cõi khác

Cõi đếch có lầm lẫn


*

Mới tậu, hàng qua tay [second-hand] (1)

Thằng chả sống ở đâu đó, giữa mộng và thực
“He lived in a state somewhere between reality and a dream”
Luơng tri biểu chúng ta, những sự vật trên thế gian này chỉ hiện hữu tí ti, và cái thực tại thực thì chỉ ở trong mộng.
“Common sense tell us that the things of the earth exist only a little, and that true reality is only in dreams”
Charles Baudelaire
Dedication of Les Paradis Artificiels (1860)

RC ngỏm vì rượu, giả như hầu hạ Cô Ba của Gấu, cũng đặng!
[Note: Ray bỏ được rượu, nhưng sau đó, chết vì ung thư]

Một câu thật tuyệt của RC, trong Sổ Tay:
“Tớ đếch biết tớ muốn cái gì, nhưng mà lúc này tớ muốn nó, I don’t know what I want, but I want it now”.

Còn 1 cái tít của 1 chương sách trong tiểu sử RC, tặng Sông của NNT, thì thật là tuyệt, tuy chưa đọc Sông, nhưng đọc điểm Sông:
Where Water Comes Together with Other Water:
Nơi Nước Quần Tụ, và Quần Tụ với Nước Khác
Hay là chơi luôn cái tít của Thảo Trần, Nơi Dòng Sông Chảy Về Phía Nam!

RAYMOND CARVER

1938-1988

Raymond Carver was one of the best-known American short-story writers, but also an excellent poet. Death from cancer interrupted his work at a moment of full development, after he had overcome his alcoholism. I couldn't read this poem on Alexander the Great without thinking of his biography, to which, besides, he refers

WINE

Reading a life of Alexander the Great,
Alexander whose rough father, Philip, hired Aristotle to tutor
the young scion and warrior, to put some polish
on his smooth shoulders. Alexander who, later,
on the campaign trail into Persia, carried a copy of
The Iliad
in a velvet-lined box, he loved that book so
much. He loved to fight and drink, too.
I came to that place in the life where Alexander, after
a long night of carousing, a wine-drunk (the worst kind of drunk-
hangovers you don't forget), threw the first brand
to start a fire that burned Persepolis, capital of the Persian Empire
(ancient even in Alexander's day).
Razed it right to the ground. Later, of course,
next morning-maybe even while the fire roared-he was
remorseful. But nothing like the remorse felt
the next evening when, during a disagreement that turned ugly
and, on Alexander’s part, overbearing, his face flushed
from too many bowls of uncut wine, Alexander rose drunkenly to
        his feet,
grabbed a spear and drove it through the breast
of his friend, Cletus, who'd saved his life at Granicus.
For three days Alexander mourned. Wept. Refused food. "Refused
to see to his bodily needs." He even promised
to give up wine forever.
(I've heard such promises and the lamentations that go with them.)
Needless to say, life for the army carne to a full stop
as Alexander gave himself over to his grief.
But at the end of those three days, the fearsome heat
beginning to take its toll on the. body of his dead friend,
Alexander was persuaded to take action. Pulling himself together
and leaving his tent, he took out his copy of Homer, untied it,
began to turn the pages. Finally he gave orders that the funeral
rites described for Patroklos be followed to the letter:
he wanted Cletus to have the biggest possible send-off.
And when the pyre was burning and the bowls of wine were
passed his way during the ceremony? Of course, what do you
think? Alexander drank his fill and passed
out. He had to be carried to his tent. He had to be lifted, to be put
into his bed.


RAYMOND CARVER
1938-1988

The most classical poem of nonattachment is that of a sudden realization, in a flash, of the shortness of the time one has left to live.
Czeslaw Milosz
Bài thơ cổ điển nhất, về sự tách rời, đếch dính vào cái gì nữa, là về cái phút bất thình lình ngộ ra, về tí mẩu thời gian còn lại, và sau đó là ngỏm, của 1 con người.

THE COBWEB

A few minutes ago, I stepped onto the deck
of the house. From there I could see and hear the water,
and everything that's happened to me all these years.
It was hot and still. The tide was out.
No birds sang. As I leaned against the railing
a cobweb touched my forehead.
It caught in my hair. No one can blame me that I turned
and went inside. There was no wind. The sea was
dead calm. I hung the cobweb from the lampshade.
Where I watch it shudder now and then when my breath
touches it. A fine thread. Intricate.
Before long, before anyone realizes,
I'll be gone from here.

Sợi tơ nhện

Vài phút trước đó, tôi đứng trước hiên nhà
Từ đó, tôi nhìn trời nước
và tất cả những gì đã xẩy đến với tôi trong tất cả những năm tháng đó.
Trời nóng, tĩnh mịch
Con nước xuống
Không tiếng chim
Khi tôi tựa vào bao lơn
Trán tôi dụng vô 1 sợi tơ nhện
Và nó vướng vào tóc tôi
Chẳng ai có thể trách tôi nếu tôi quay vô bên trong  nhà.
Không một chút gió.
Biển chết lặng.
Tôi treo sợi tơ nhện vào cái chao đèn
Và tôi ngắm nó run rẩy, rùng mình, mỗi khi hơi thở của tôi đụng nó.
Sợi tơ nhện mới nhỏ, mịn làm sao. Rối vào nhau.
Lâu, thật lâu, trước khi 1 người nào đó nhận ra.
Tôi đi mẹ từ đời nào,
Ra khỏi cuộc đời này.

RAYMOND CARVER
1938-1988

Just before daybreak, when it is still dark, an electrical blackout causes the speaker to look outside at the landscape, which appears extraordinarily calm. The speaker feels pure inside at that moment. Later the same morning, electricity is restored and "things stood as they had before."
Czeslaw Milosz

Trước bình minh chỉ 1 tị, khi trời đất còn tối hù, một cú mất điện xẩy ra, khiến cái tay phát ngôn viên trong bài thơ dưới đây, nhìn ra bên ngoài, và phong cảnh làm chàng sững sờ: nó thinh lặng một cách lạ thường. Và chàng cảm thấy bên trong chàng mới thanh tẩy làm sao. Sau đó, cũng buổi sáng đó, có điện lại, và thế gian lại “vũ như cẩn”.

THE WINDOW

A storm blew in last night and, knocked out
the electricity. When I looked
through the window, the trees were translucent.
Bent and covered with rime. A vast calm
layover the countryside.
I knew better. But at that moment
I felt I'd never in my life made any
false promises, nor committed
so much as one indecent act. My thoughts
were virtuous. Later on that morning,
of course, electricity was restored.
The sun moved from behind the clouds,
melting the hoarfrost.
And things stood as they had before.

Cửa sổ

Một trận bão hoành hành đêm qua và làm mất điện.
Khi tôi nhìn ra cửa sổ, cây cối thật u minh.
Ngã gục, ngổn ngang, phủ đầy sương muối
Một cơn thinh lặng trùm lên tất cả
Tôi biết hơn thế, bảnh hơn thế.
Nhưng vào lúc đó,
Tôi cảm thấy mình trong đời chưa từng giả đò, hứa nhảm,
Chưa từng làm một hành động bửn.
Tư tưởng của tôi thì thật là thánh thiện
Sau đó một lát, lẽ dĩ nhiên, điện có lại
Mặt trời chui ra khỏi những đám mây
Làm tan lớp sương muối

Và mọi chuyện lại như cũ

Czeslaw Milosz, trong tuyển tập thơ quốc tế của ông, A Book of Liminous Things, chọn hai bài của RC, đều thần sầu, và đều nói đến giây phút đốn ngộ.
Một đốn ngộ chết, và một, sống.



*

 

BUS TO TUXTLA

Sometimes you wait a while for the bus-
the bus of happiness
probably-just now passing the fried pie hutch
or crossing the stream like an old lady
carefully lifting her skirts from the water-bus of transversal
and hopefulness-sometimes you wait all afternoon
and into the twilit hours, when, as time reverses slightly,
you feel the scarlet undergarments brush your cheek
as they go by, as the vastness disguised as a young girl passes,
sometimes, as the bus that is entering the outskirts of the ancient city
you've loved but never been at home in, bus with the face
of a tiger painted on the front, growling
to a stop at the marshy local park
where an old woman slowly growing used to being alone
waits quietly-sometimes, like a man of weary but unconquerable faith,
you wait all your life for the bus with its equipage of silver
rods and checked-cloth seats, its companionable
or fractious passengers, some growing weary now,
some broken beyond repair, others still hoping for an easement-
wizard or laundress-one for whom the door,
with an exculpatory gush, will open,
and as one ascending the last few steps into heaven
will rise, dreaming of a breeze lifting
slender curls of new vine in the old vineyard
that's gone now, and grasp the silver rod like the impossible means
into a paradise once hoped for on earth and nearly
found one afternoon among sequins and discarded undergarments
under a tamarind tree with a lover
who's dead and faded to haze and misremembered gestures-
and find a seat,
and just now, not long before the bus
reaches her stop,
disappears like the Mixtec kings into time.

Charlie Simith


 nụ hôn. cũ

vào chợ. mua lại nụ. hôn. trên môi
người con gái. đeo. mặt nạ thời gian. đã cũ
tôi. uống rượu. như một gã thất tình
người đàn bà. cùng vết xâm. thời gian
xiêu. vẹo ôm. trong tay nụ hôn. cũ
những con. đường cao. thấp
tiếng gọi. đi. tìm nơi ẩn. núp
chiếc xe đạp. chạy. thụt lùi
anh hề. với trái banh đỏ. trên chỏm mũi
tôi. giận dữ với đêm. tối
tiếng hú. của con sói. lạc
nụ hôn. cũ môi. người cũ
hom hem. bên ngọn đèn. lạc
ngày. biệt tích
những vật. tế thần. trong đó có tôi
họ. thiêu sống. tất cả. trong thành phố
bên kia bờ. đại dương
tôi. tỉnh giấc. tay cầm chặt. nụ hôn cũ
trong giấc mơ. mới vừa đi. qua

hương. tóc

 

mùa vàng phai mấy. độ
một lần. rồi một. lần
chạy. theo vòng ngày. tháng
dĩ vãng. mùi. thời gian
tôi nhớ em. hương. Tóc

Đài Sử


Czeslaw Milosz

SECRETARIES

I am no more than a secretary of the invisible thing
That is dictated to me and a few others.
Secretaries, mutually unknown, we walk the earth
Without much comprehension. Beginning a phrase in the middle
Or ending it with a comma. And how it all looks when completed
Is not up to us to inquire, we won't read it anyway.

Berkeley, 1975

NHỮNG TÊN THƯ KÝ

Tớ thì chỉ là 1 tên thư ký của điều vô hình
Nó đọc cho tớ và vài người khác
Những tên thư ký, chẳng quen biết nhau, chúng tớ dạo bộ trên mặt đất
Cũng chẳng ưa gì nhau mấy. Bắt đầu một câu, ở giữa,
Hay chấm dứt nó, bằng 1 cái dấu phẩy.
Nó ra sao nhỉ, nhìn toàn thể, khi hoàn tất?
Chắc giống 1 trang, hay 1 bài viết trên TV, hà hà!
Nhưng Gấu Cái đâu cần biết làm khỉ gì
Cũng chẳng cần kiểm tra
Bả đâu có đọc!

MID-TWENTIETH-CENTURY
PORTRAIT

Hidden behind his smile of brotherly regard,
He despises the newspaper reader, the victim of the dialectic of power.
Says: "Democracy," with a wink.
Hates the physiological pleasures of mankind,
Full of memories of those who also ate, drank, copulated,
But in a moment had their throats cut.
Recommends dances and garden parties to defuse public anger.
Shouts: "Culture!" and" Art!" but means circus games really.
Utterly spent.
Mumbles in sleep or anesthesia: "God, oh God!"
Compares himself to a Roman in whom the Mithras cult has mixed
with the cult of Jesus.
Still clings to old superstitions, sometimes believes himself to be
possessed by demons.
Attacks the past, but fears that, having destroyed it,
He will have nothing on which to lay his head.
Likes most to play cards, or chess, the better to keep his own counsel.
Keeping one hand on Marx's writings, he reads the Bible in private.
His mocking eye on processions leaving burned-out churches.
His backdrop: a horseflesh-colored city in ruins.
In his hand: a memento of a boy "fascist" killed in the Uprising.

Krakow, 1945

CHÂN DUNG GIỮA THẾ KỶ 20

Giấu đàng sau nụ cười Anh Hai, Anh Cả
Hắn khinh thường độc giả nhựt trình, nạn nhân của biện chứng của quyền lực
Này, “Dân chủ ccc”, với 1 cái nháy mắt.
Thù ghét thú vui sinh lý của nhân loại
Đầy hồi ức của những người cũng ăn, ngủ, đụ, ị
Nhưng trong một khoảnh khắc cổ họng bị cắt.
Đề xuất khiêu vũ, và hội hè ở trong vườn, để gỡ bỏ sự giận dữ của công chúng.

La: “Văn hóa!” và “Nghệ thuật”, nhưng thực sự, trò xiệc.

Thì cũng qua thôi, hoàn toàn qua rồi.
Lầm bầm trong khi ngủ, hay mê: “Ôi Chúa, ôi Phật!”
So sánh chính mình với 1 tên La Mã, tên này lầm sùng bái Mithras với sùng bái Chúa Ky Tô.
Vưỡn bám vào những mê tín cổ xưa, đôi khi tin, bản thân mình bị Quỉ Đỏ đợp mẹ mất linh hồn!

Tấn công quá khứ, nhưng sợ, phá huỷ nó,
Thì sẽ đếch còn cái chi để mà gối đầu lên
[Chửi Ngụy ra rả tuy nhiên trong bụng thì sợ và tiếc,
ui chao, sao mà lại huỷ diệt nó, lấy gì mà… tự hào bi giờ?]
Thích nhất, chơi bài, cờ, cách tốt để giữ lời khuyên của riêng mình.
Một tay để lên những trang sách của Marx, đọc Thánh Kinh trong “cõi riêng”.
Mắt chế nhạo đám rước, bỏ mặc nhà thờ cháy rụi.
Phông đằng sau hắn: một thành phố điêu tàn màu thịt ngựa.
Trong tay hắn: Bản “memo” của 1 đứa trẻ “phát xít” bị giết trong cú Nổi Dậy.

Zbigniew Herbert

Mưa

Khi ông anh của tớ từ mặt trận trở về
Trán của anh có 1 ngôi sao bạc nho nhỏ
Và bên dưới ngôi sao
Một vực thẳm 

Một mảnh bom
Đụng anh ở Plê Ku
Hay, có lẽ, ở Củ Chi
(Anh quên những chi tiết)

Anh trở thành nói nhiều
Trong nhiều ngôn ngữ
Nhưng anh thích nhất trong tất cả
Ngôn ngữ lịch sử

Đến hụt hơi,
Anh ra lệnh đồng ngũ đã chết, chạy
Nào anh Núp,
Nào anh Trỗi.

Anh la lớn
Trận đánh này sẽ là trận chiến thần thánh chót
[Mỹ Kút, Ngụy Nhào, còn kẻ thù nào nữa đâu?]
Rằng Xề Gòn sẽ vấp ngã,
Sẽ biến thành Biển Máu
Và rồi, xụt xùi, anh thú nhận
Bác Hồ, lũ VC Bắc Kít đếch ưa anh.
[Hà, hà!]

Chúng tôi nhìn anh
Ngày càng xanh mướt, tái nhợt
Cảm giác bỏ chạy anh
Và anh lần lần trở thành 1 đài tưởng niệm liệt sĩ 

Trở thành những cái vỏ sò âm nhạc của những cái tai
Đi vô khu rừng đá
Và da mặt anh
Thì được bảo đảm bằng những cái núm mắt khô, mù

Anh chẳng còn gì
Ngoại trừ xúc giác

Những câu chuyện gì, anh kể
Với những bàn tay của mình.
Bên phải, những câu chuyện tình
Bên trái, hồi ức Anh Phỏng Giái

Chúng mang ông anh của tớ đi
Đưa ra khỏi thành phố
Mỗi mùa thu anh trở về
Ngày càng ốm nhom, mỏng dính
Anh không muốn vô nhà
Và đến cửa sổ phòng tớ gõ

Hai anh em đi bộ trong những con phố Xề Gòn
Và anh kể cho tớ nghe
Những câu chuyện chẳng đâu vào đâu
Và sờ mặt thằng em trai của anh
Với những ngón tay mù,
Của mưa.

Zbigniew Herbert

REPORT FROM A BESIEGED CITY

Báo cáo từ thành phố bị vây hãm

and if the City falls and one man survives
he will carry the City inside him on the paths of exile
he will the City

we look into hunger's face the face of fire face of death
the worst of all-the face of betrayal

and only our dreams have not been humiliated

Và nếu Xề Gòn bị VC đợp mất, và chỉ còn 1 tên Xề Gòn sống sót,
Tên đó sẽ ôm trọn Xề Gòn vào trong nó, trên con đường lưu vong,
Tên đó sẽ là Xề Gòn.


Và chỉ những giấc mộng của chúng ta là đếch bị VC làm nhục!

Hà, hà!


ANNA KAMIENSKA
[dates unknown]

Anna Kamienska was a Christian deeply living both the Old Testament and the New Testament. In her old age she achieved much serenity and acceptance of the world created by God. I find this a very good poem.

Anna Kamienska là 1 tín hữu Ky Tô thấm đẫm tinh thần Cựu và Tân Ước. Về già, bà đạt tới cõi thanh thản, chấp nhận thế giới được Chúa tạo ra. Đây là 1 bài thơ quá bảnh, theo tôi.

Czeslaw Milosz

 

A PRAYER THAT WILL BE ANSWERED

Lord let me suffer much
and then die

Let me walk through silence
and leave
nothing behind not even fear

Make the world continue
let the ocean kiss the sand just as before

Let the grass stay green
so that the frogs can hide in it

so that someone can bury his face in it
and sob out his love

Make the day rise brightly
as if there were no more pain

And let my poem stand clear as a windowpane
bumped by a bumblebee's head

Translated from the Polish by Stanislaw Baraniczak and Clare Cavanagh

*
Lời cầu nguyện sẽ được Ông Giời lắng nghe

Ông Giời bắt Gấu cực kỳ đau khổ
Trải qua những mấy địa ngục, đen, đỏ, bạn quí....
Và rồi, ngỏm.

Bước trong câm lặng
Và chẳng để lại gì, kể cả sự sợ hãi

Cho phép thế giới cứ thế tiếp tục, đếch thèm để ý gì đến Gấu đi xa
[Đừng thèm để ý đến câu của tụi Tẩy, 1 kẻ vắng mặt là thế gian kể như tiêu!]
Biển tiếp tục hôn cát như trước

Cỏ vưỡn xanh và mấy chú cóc nhái,
ễnh ương vưỡn ẩn náu ở đó

Và một thằng cha Gấu khác, sẽ vùi mặt vô
Khóc một BHD khác, bỏ nó

Mặt trời vưỡn mọc, sáng ngời mỗi ngày
Như thể làm đếch gì có khổ đau ở trên cõi đời này

Và hãy để cho bài thơ này trong sáng như kính cửa sổ
khiến 1 con ong nghệ đụng đầu vô đánh bốp 1 cái!
*

Brodsky & Milosz. Hai nhà thơ, cùng từ xứ CS, một, bị đuổi đi lưu vong, một, đào tị, khi đang là 1 cán bộ ngoại giao đỏ, và đều dân Ky Tô, và đều được Nobel.

Thơ của cả hai đều đẫm chất Ky Tô.

Elegy

About a year has passed. I've returned to the place of battle,
to its birds that have learned their unfolding of wings from a subtle
lift of a surprised eyebrow, or perhaps from a razor blade
-wings, now the shade of early twilight, now of stale bad blood.

Now the place is abuzz with trading in your ankles' remnants, bronzes
of sunburnt breastplates, dying laughter, bruises,
rumors of fresh reserves, memories of high treason,
laundered banners with imprints of the many who since have risen.

All's overgrown with people. A ruin's a rather stubborn
architectural style. And the heart's distinction
                                                                from a pitch-black cavern
isn't that great; not great enough to fear
that we may collide again like blind eggs somewhere.

At sunrise, when nobody stares at one's face, I often
set out on foot to a monument cast in molten
lengthy bad dreams. And it says on the plinth "Commander
in chief." But it reads "in grief," or "in brief," or "in going under."

[1985/ Translated by the author]

Joseph Brodsky: To Urania 

This is philosophical poetry, bearing the mark of what Goethe considered the highest stage in the spiritual development of the individual, which he called "Respect." It is a poetry at two poles of human existence: love as it is lived and suffered through, and death almost tasted and feared

 ... As a defense against despair, we have the oeuvre of a man wholly concentrated on his poetry.

-CZESLAW MILOSZ, The New York Review of Books

Lời giới thiệu [bìa sau]: Đây là thơ triết, mang dấu ấn, về điều mà Goethe coi là giai đoạn cao nhất của sự phát triển tinh thần của một cá nhân, mà ông gọi là "Kính Trọng". Đây là thơ ở hai đầu của hiện hữu con người: tình yêu, như được sống và được đau khổ, và cái chết, hầu như được nếm và được sợ.

... Như 1 cú chống trả sự chán chường, chúng ta có tác phẩm của 1 con người xoáy trọn đời mình vào thơ ca.

Brodsky phán:

Xuyên suốt cuộc đời 1 người, Thời gian nói [address] với Con Người trong muôn vẻ, variety, ngôn ngữ; ngôn ngữ của sự ngây thơ, tình yêu, niềm tin, kinh nghiệm, lịch sử, ... Trong những ngôn ngữ đó, ngôn ngữ của tình yêu rõ ràng là một lingua franca, ngôn ngữ bắc cầu. Bộ từ điển của nó, its vocabulary hấp thụ, nuốt, absorb, tất cả những tiếng nói khác, other tongues, và sự phát ra của nó, its utterance, thí dụ, anh thương em, làm hài lòng, gratify, một chủ thể, a subject, cho dù vô tri vô giác, inanimate, cỡ nào. Bằng cách thốt ra như thế, anh thương em, chủ thể sướng điên lên, và cái sự sướng điên lên đó, nói lên, làm vọng lên, echoing, cả hai chiều: chúng ta cảm nhận những đối tượng của những đam mê của chúng ta, và cảm nhận Lời Chúa [Good Book’s suggestion], và Chúa là gì, as to what God is. Tình yêu thiết yếu là một thái độ được gìn giữ, maintain, bởi cái vô cùng đối với cái hữu hạn. Sự đảo ngược, the reversal, tạo nên, hoặc niềm tin, hay thi ca.

Đoạn trên, theo GCC, là cơ bản thiết yếu, của thơ Brodsky.
Nói rõ hơn, thơ của ông là thơ tôn giáo, thơ của một nhà thơ Ky Tô. Chính vì thế, GCC khó nhập vô thơ ông, vì là 1 tên ngoại đạo. GCC viết ra, để phúc đáp 1 vị độc giả, tại sao Gấu lèm bèm hoài về Brodsky mà không dịch thơ Brodsky! (1)

*

Cafe Trieste: San Francisco

To: L.G. 

To this corner of Grant and Vallejo
I've returned like an echo
to the lips that preferred
then a kiss to a word. 

Nothing has changed here. Neither
the furniture nor the weather.
Things, in one's absence, gain
permanence, stain by stain.

Cold, through the large steamed window
watch the gesturing weirdos,
the bloated breams that warm
up their aquarium.

Evolving backward, a river
becomes a tear, the real
becomes memory which
can, like fingertips, pinch 

just the tail of a lizard
vanishing in the desert
which was eager to fix
a traveler with a sphinx 

Your golden mane!
Your riddle! The lilac skirt, the brittle
ankles! The perfect ear
rendering “read” as “dear.” 

Under what cloud's pallor
now throbs the tricolor
of your future, your past
and present, swaying the mast?

Upon what linen waters
do you drift bravely toward
new shores, clutching your beads
to meet the savage needs? 

Still, if sins are forgiven
that is, if souls break even
with flesh elsewhere, this joint,
too, must be enjoyed

as afterlife's sweet parlor
where, in the clouded squalor,
saints and the ain'ts take five,
where I was first to arrive

[ 1980 ]

Joseph Brodsky: To Urania

Bài thơ "Uống cà phê Quán Chùa" của Brodsky mà chẳng tuyệt cú mèo sao ?
Khổ thơ đầu mới sướng làm sao.
Nó làm nhớ lời hát, "uống môi em ngọt", của PD:

Nơi góc con phố có Quán Chùa,
Tôi trở về nơi này,
Như một tiếng vang.
Về với đôi môi ,
thèm một nụ hôn
hơn là câu hát,
"đừng yêu lính bằng lời"!

Czeslaw Milosz


The Good vs The Christian
 Cái Tốt vs Cái Ky Tô!

Christianity has been stigmatised "as a redoubt of ignorance", as has the word "liberal…as if generosity were culpable".
Tinh thần Ky Tô bị bêu rếu như “đồn nhỏ, ga xép của sự ngu dốt", như thể "rộng luợng là phạm tội"!

*

Tây phương hay nói “Giá trị Kitô”; các giá trị này, Liberté, Égalité, Fraternité, Tự do, Binh đẳng, Huynh đệ có nguồn gốc từ Lời dạy của Jésus, dù lời dạy này đã có từ muôn ngàn năm trước nhưng điểm mốc vẫn là từ năm zéro.
Liberté: Có nhiều dụ ngôn đề cao tinh thần làm chủ: Làm chủ mới có tự do.
Égalité: Mọi người đều được mời cả những thành phần indésirables, intouchables.
Fraternité: Yêu người như mình vậy.

Nguồn gốc này bây giờ trở thành “Ở đời muôn sự của chung” nên mới không còn căn tính của mình: the word 'Christian' now is seen less as identifying an ethic and more as identifying a demographic!

Mong bác khỏe luôn nghe.

Tks
Merry Christmas and Happy New Year to Both of U.

NQT

Tinh thần Ky Tô Mẽo, công chúng, và chính trị của khổ hạnh, cả ba đều cảm thấy họ "như được nhắc tới", [all three got tough ride], trong đêm Thứ Năm [28.11.2013], khi Marilynne Robinson, nữ tiểu thuyết gia vừa đoạt giải Pulitzer, nói chuyện với cử tọa tại London.

Là tín hữu Ky Tô, bà cho biết, được dậy dỗ về sự rộng lượng và tinh thần lạc quan, bởi phong trào nhân quyền, nhưng, bà than thở, hàng chục năm nay, tinh thần Ky Tô bị bêu rếu, “như là đồn xép, ga nhỏ của sự ngu dốt”, như thể, “hào phóng, rộng lượng là phạm tội”. Bà tố thêm, "cái từ 'Ky Tô' bây giờ, thì ít được coi như đạo hạnh, và nhiều, như là 1 từ thuộc phạm trù nhân khẩu học”.

Hệ quả, là cú song đấu, giữa cái tốt, cái đẹp “versus” tinh thần Ky Tô. Và, “bộ lạc” Ky Tô, những thành viên của họ “có thể ác liệt tha thứ cho chính họ, và, rất độc ác, khi tố cáo bất cứ người nào khác.”

Đúng là 1 hoàn cảnh chẳng thú vị, không hề hấp dẫn: Có những điều tệ hại hơn nhiều, so với “đã chắc gì như thế”, và, trong số đó, cái “bất chắc” này cũng là 1 giả dụ. 

Truyền thông, công chúng, the media, Mẽo, cảm thấy nhột hơn nhiều, khi bà “lịch sự” nói, họ đếch thích thứ người biết điều, "the media do not find reasonable people interesting". Sau đó, với 1 tay của BCC, [Mark Lawson], bà buộc tội một số chương trình TV, đài phát thanh Mẽo, đã làm ung thối nặng nề cuộc chát chiếc quốc gia, profoundly corrupting the national conversation. Nó bị giựt dây, và có mùi phản dân chủ, ở ngay gốc của nó, bởi là vì nó muốn đưa vô cuộc sống công cộng những nhận xét giả tạo”, "It's manipulative and at its root it's anti-democratic, because it wants to intrude artificial considerations into public life."

Khủng nhất, là khi bà đưa ra nhận xét, khi được 1 khán thính giả hỏi, bà nghĩ gì về thứ chính trị của sự khắc khổ: "Tôi nghe người ta nói, 'Bạn nhịn đói hôm nay, để ngày mai ăn khỏi trả tiền'! Tôi đếch tin, tất nhiên! Tôi cũng đã sống đủ, biết đủ, để mà nói rằng thì là, chúng ta đang đếch làm cái gì cả, ngoại trừ phá huỷ tương lai, khi cướp đoạt, bỏ đói… những con người dễ bị tổn thương. Thật quá tởm, đối với tôi”


Thơ Mỗi Ngày

Zbigniew Herbert:

REPORT FROM A BESIEGED CITY

Báo cáo từ thành phố bị vây hãm

and if the City falls and one man survives
he will carry the City inside him on the paths of exile
he will the City

we look into hunger's face the face of fire face of death
the worst of all-the face of betrayal

and only our dreams have not been humiliated

Và nếu Xề Gòn bị VC đợp mất, và chỉ còn 1 tên Xề Gòn sống sót,
Tên đó sẽ ôm trọn Xề Gòn vào trong nó, trên con đường lưu vong,
Tên đó sẽ là Xề Gòn.


Và chỉ những giấc mộng của chúng ta là đếch bị VC làm nhục!

Hà, hà!



— Hừm! Thời nay tục nay như thế rồi đi tới đâu?
— Tới thơ trí tuệ.
— Bạn nghĩ vậy thật đấy à?
— Không nghĩ vậy không xong. Một mặt bạn, chính bạn, bảo rằng thơ dịch bây giờ xuất hiện trên khắp tạp chí văn nghệ các nước; một mặt tôi nhớ ông Nguyễn Hưng Quốc có lần cũng nhận thấy bây giờ nhiều thơ trí tuệ. Người nào cũng đúng cả. Tôi chỉ thêm vào một ý kiến: E giữa hai sự việc có mối liên hệ. Bạn nghĩ coi: Khi bạn sống giữa một thời đại mà các đại danh gia quốc tế, các con đại bàng trên đỉnh Thi Sơn (Parnasse), các thi hào thi bá tiền tiến nhất của thế kỷ đều trao gửi đến ta toàn thơ xương cả thì ai còn lòng nào ngó ngàng tới chất thịt của thơ nữa. Trăm trường hợp như một: thơ các vĩ nhân dịch ra đều chỉ còn trơ cái ý thơ thôi. Thơ như thế đang thành công lớn; họa có điên mới làm khác.

Võ Phiến - Thơ dịch

Reason and Rose

Adam Zagajewski

Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường.

Tuyệt!

Milosz, giống như Cavafy hay Auden, thuộc dòng những thi sĩ mà thơ ca của họ dậy lên mùi hương của trí tuệ chứ không phải mùi hương của những bông hồng.

Nhưng Milosz hiểu từ trí tuệ, reason, intellect, theo nghĩa thời trung cổ, có thể nói, theo nghĩa “Thomistic” [nói theo kiểu ẩn dụ, lẽ dĩ nhiên]. Điều này có nghĩa là, ông hiểu nó theo một đường hướng trước khi xẩy ra cuộc chia ly đoạn tuyệt lớn, nó cắt ra, một bên là, sự thông minh, trí tuệ của những nhà duy lý, còn bên kia là của sự tưởng tượng, và sự thông minh, trí tuệ của những nghệ sĩ, những người không thường xuyên tìm sự trú ẩn ở trong sự phi lý, irrationality.

Thơ trí tuệ vs Thơ tình cảm

Tháng Mấy 

            gửi một người không quen… 

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
tấm lịch sắp đi vào ngõ cụt
ngày không còn dông dài nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
chạy luống cuống những buổi sáng muộn
ngày se lạnh no tròn hạt sương sớm
đọng trên mái tóc
nụ hôn sâu trong đêm
những đổ vỡ chảy dài theo cuốn lịch
mất tích

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
con sông ngưng chảy
nheo mắt qua những xa lộ
nhịp thở chậm
Rồi buổi chiều cuối năm sẽ đến
ai bấm chuông cửa vào giữa đêm
tuyết chắc chắn sẽ rơi
và trời sẽ lạnh vô cùng
Tháng Mấy rồi sẽ qua
Vẫn còn một người đợi em

Đài Sử

GCC lèm bèm: Gấu mê nhất bài thơ này, của tác giả. Chữ dùng tuyệt. Tình cảm đầy, nhưng giấu thật kín.
Làm nhớ tới ý thơ Lão Tử, thánh [thi cũng được] nhân, thật bất nhân.
Coi loài người như ‘sô cẩu’.
Mặt lạnh như tiền, nhưng trái tim thì nóng bỏng!

Đẩy tới cực điểm ra ý của Kafka:
In the duel between you and the world, back the world.
Trong trận đấu sinh tử tay đôi giữa bạn và thế giới
[tha nhân, như GCC hiểu],
hãy hỗ trợ thế giới
[Hãy đâm vào sau lưng bạn].

Bạn đọc TV bi giờ chắc là hiểu ra tại làm sao, Gấu nằm dưới chân tượng Quan Công, tỉnh dậy, bò xuống sông Mekong tắm 1 phát, thấy cái xác của Gấu trôi qua!
Hà, hà!
Xạo tổ cha!
Già rồi mà nói dóc quá xá!

*

Mé sau Chùa Long Vân, Parsé.
Gấu nằm ngủ trưa dưới tượng Quan Công.
Dậy, xuống mé sông Mekong tắm.