*
























Thơ mỗi ngày

Cầm dương xanh (thơ)


THE MUSE

When at night I await the beloved guest,
Life seems to hang by a thread. "What is youth?" I
      demand
Of the room. "What is honor, freedom, the rest,
In the presence of her who holds the flute in her hand?"
But now she is here. Tossing aside her veil,
She considers me. "Are you the one who came
To Dante, who dictated the pages of Hell
To him?" I ask her. She replies, "1 am."

1924

Anna Akhmatova

Bà Chúa Thơ

Đêm,
Tôi đợi một người khách thân quí,
Đời sống như treo trên sợi chỉ.
"Tuổi trẻ là gì?"
Tôi tra hỏi.
«Danh dự là gì, tự do là chi, và cái còn lại,
Trước vị nữ thần tay cầm cây sáo? »
Và bây giờ, Bà xuất hiện.
Bà vén chiếc khăn qua một bên, nhìn tôi, dò hỏi.
«Có phải Bà đã đọc cho Dante chép,
Những trang tả Địa Ngục? »
« Phải rồi. Ta đó! »

IN WARSAW

What are you doing here, poet, on the ruins
Of St. John's Cathedral this sunny
Day in spring?

What are you thinking here, where the wind
Blowing from the Vistula scatters
The red dust of the rubble?

You swore never to be
A ritual mourner.
You swore never to touch
The deep wounds of your nation
So you would not make them holy
With the accursed holiness that pursues
Descendants for many centuries.

But the lament of Antigone
Searching for her brother
Is indeed beyond the power
Of endurance. And the heart
Is a stone in which is enclosed,
Like an insect, the dark love
Of a most unhappy land.

I did not want to love so.
That was not my design.
I did not want to pity so.
That was not my design.
My pen is lighter
Than a hummingbird's feather.
This burden
Is too much for it to bear.
How can I live in this country
Where the foot knocks against
The unburied bones of kin?
I hear voices, see smiles. I cannot write anything; five hands
Seize my pen and order me to write
The story of their lives and deaths.
Was I born to become
a ritual mourner?
I want to sing of festivities,
The greenwood into which Shakespeare
Often took me. Leave
To poets a moment of happiness,
Otherwise your world will perish.

It's madness to live without joy
And to repeat to the dead
Whose part was to be gladness
Of action in thought and in the flesh, singing, feasts,
Only the two salvaged words:
Truth and justice.

Warsaw, 1945

Ở Warsaw

Nè, tên thi sỡi kia, mi làm cái trò gì ở đây,
Trên những điêu tàn của Nhà Thờ St. John
Vào một ngày xuân đẹp nắng như thế này?

Mi nghĩ gì, vào lúc này, khi gió đùa về đây,
Từ những nát tan ở khu Vistula,
Bụi đỏ của đá vụn

Mi thề, mi đếch bao giờ làm một kẻ khóc lóc, than thở theo đúng lễ nghi
Mi thề mi chẳng bao giờ rờ vô những vết thương sâu hoắm của nước Mít của mi.
Bởi vì nếu khóc than như thế là mi biến chúng thành thiêng liêng
Thứ thiêng liêng đặc biệt Mít, rất ư khó chịu, thứ thiêng liêng chết tiệt,
Đeo đuổi dân Mít từ thuở dựng nước cho tới bi giờ.

Nhưng sự than thở của Antigone
Dành cho người anh của nàng
Thì vượt quá cả quyền uy của sự bền bỉ chịu đựng.
Và trái tim thì là 1 hòn đá, trong đó có một tình yêu u tối, như côn trùng,
Của một miền đất cực kỳ bất hạnh.

Gấu đếch muốn yêu nước Mít bằng thứ tình yêu cà chớn đó.
Đó không phải là sở nguyện của Gấu.
Gấu cũng đếch muốn thương hại kiểu đó.
Cũng đếch phải sơ đồ của Gấu
Cây viết của Gấu thì nhẹ hơn nhiều.
Nhẹ hơn cả một cái lông… chim!
Thứ gánh nặng đó, quá nặng cho nó,
Để mà mang, khiêng, chịu đựng.
Làm sao Gấu sống ở xứ đó
Khi bàn chân, đi tới đâu, là đụng tới xương của họ hàng, bà con,
Những người không được chôn cất.
Gấu nghe những tiếng nói, nhìn thấy những nụ cười.
Gấu không thể viết bất cứ điều gì; năm bàn tay nắm lấy cây viết của Gấu và ra lệnh viết
Câu chuyện về cuộc đời và cái chết của họ.
Không lẽ Gấu sinh ra để là 1 tên khóc than theo nghi lễ, Nhà Thờ, hay Cửa Phật?
Gấu muốn hát về những lễ hội.
Về cánh rừng xanh mà Shakespeare thường rủ Gấu vô đó chơi.
Hãy để thi sĩ cho một khoảnh khắc hạnh phúc, nếu không, thế giới của bạn sẽ tiêu tùng.

Đúng là khùng điên, ba trợn,
Nếu sống mà đếch vui, đếch thú, đếch sướng gì hết!
[Hà, hà!]
Và lập lại những người đã chết
Lập cái cái phần vui vẻ, sung sướng hạnh phúc của hành động,
Trong tư tưởng, trong thân xác còn tươi rói, trong hát hỏng, lễ hội.
Chỉ hai từ cứu rỗi:
Sự thực và công lý

Warsaw, 1945

DEDICATION

 
You whom I could not save
Listen to me.
Try to understand this simple speech as I would be ashamed of another.
I swear, there is in me no wizardry of words.
I speak to you with silence like a cloud or a tree.

What strengthened me, for you was lethal.
You mixed up farewell to an epoch with the beginning of a new one,
Inspiration of hatred with lyrical beauty,
Blind force with accomplished shape.

Here is a valley of shallow Polish rivers.
And an immense bridge Going into white fog.
Here is a broken city,
And the wind throws the screams of gulls on your grave
When I am talking with you. 

What is poetry which does not save
Nations or people?
A connivance with official lies,
A song of drunkards whose throats will be cut in a moment,
Readings for sophomore girls.

That I wanted good poetry without knowing it,
That I discovered, late, its salutary aim,
In this and only this I find salvation. 

They used to pour millet on graves or poppy seeds
To feed the dead who would come disguised as birds.
I put this book here for you, who once lived
So that you should visit us no more. 

Warsaw, 1945

Czeslaw Milosz: Selected Poems, 1931-2004

Dâng Tặng

Bạn người mà tôi không thể cứu
Hãy lắng nghe tôi
Hãy cố hiểu bài nói này, như tôi xấu hổ vì bài nói khác.
Tôi thề, trong tôi không có sự ma quỉ của những con chữ
Tôi nói với bạn với sự im lặng của đám mây, hay của cái cây.

Điều làm tôi mạnh mẽ, với bạn, chết người.
Bạn trộn lời giã biệt vào một thời đại, với sự khởi đầu của một thời đại khác,
Hứng khởi của hận thù với cái đẹp trữ tình
Sức mạnh mù lòa với hình dạng đã hoàn tất. 

Đây là một thung lũng của những con sông Ba Lan nông, cạn
Và một cây cầu bao la
Đưa tới một vùng sương mù trắng. Đây là một thành phố vỡ nát
Và gió thổi những tiếng la thét của chim hải âu lên mộ bạn
Khi tôi nói với bạn 

Thơ ca là gì nếu không thể cứu
Quốc gia hay dân tộc?
Một sự đồng lõa của những lời dối trá chính thức,
Một bài ca được hát bởi những tên say, cổ của họ sẽ bị cắt một lát sau đó
Đọc cho mấy cô gái đại học 

Tôi muốn 1 thứ thơ ca tốt, đẹp mà không biết điều này
Tôi muốn một thứ thơ ca thật muộn màng tôi mới ngộ ra cái mục đích đáng ca ngợi của nó
Trong đó, và chỉ trong đó, tôi tìm thấy sự cứu chuộc

Họ thường đổ hạt kê, hay hạt anh túc lên những ngôi mộ
Để người chết trở về, hóa trang như là những con chim
Tôi để cuốn sách của tôi ở đây cho bạn, người có lần đã từng sống
Để bạn đừng viếng thăm chúng tôi nữa.

MY FAITHFUL MOTHER TONGUE

Faithful mother tongue,
I have been serving you.
Every night, I used to sit before you little bowls of colors
so you could have your birch, your cricket, your finch
as preserved in my memory.

This lasted many years.
You were my native land; I lacked any other.
I believed that you would also be a messenger
between me and some good people
even if they were few, twenty, ten
or not born, as yet.

Now, I confess my doubt.
There are moments when it seems to me I have squandered my life.
For you are a tongue of the debased,
of the unreasonable, hating themselves
even more than they hate other nations,
a tongue of informers,
a tongue of the confused,
ill with their own innocence.

But without you, who am I?
Only a scholar in a distant country,
a success, without fears and humiliations.
Yes, who am I without you?
Just a philosopher, like everyone else.

I understand, this is meant as my education:
the glory of individuality is taken away,
Fortune spreads a red carpet
before the sinner in a morality play
while on the linen backdrop a magic lantern throw
images of human and divine torture.

Faithful mother tongue,
perhaps after all it's I who must try to save you.
So I will continue to set before you little bowls of colors
bright and pure if possible,
for what is needed in misfortune is a little order and beauty
Berkeley, 1968

Czeslaw Milosz: Selected Poems 1931-2004

Tiếng mẹ đẻ của tôi mà tôi một lòng một dạ

Tiếng mẹ đẻ của tôi mà tôi một lòng một dạ
Tôi đã phục vụ tiếng mẹ đẻ của tôi
Đêm nào cũng vậy, tôi để trước bà những cái chén màu sắc,
và như vậy bà có thể có cây roi, con dế, con chim sẻ của bà  (1)
Như tôi còn gìn giữ được, trong trí nhớ của mình

Điều này kéo dài trong nhiều năm
Bà là quê mẹ của tôi; tôi đâu có quê nào khác.
Tôi tin tưởng bà còn là vì thiên sứ
Giữa tôi và số thiện nhân
Ngay cả khi đám này đếm trên đầu ngón tay
Hoặc chưa có mống nào ra đời

Và bây giờ, tôi thú thực
Hình như là tôi có tí nghi ngờ
Có những lúc tôi cảm thấy mình hoang phí đời mình.
Bởi vì tiếng mẹ tôi là thứ tiếng của một đám người tệ hại
Của những kẻ không hề biết lẽ phải là gì
Của những kẻ thù hận lẫn nhau
Chúng thù chúng còn hơn cả thù những quốc gia khác
Thứ tiếng nói của bọn cớm, những tên chỉ điểm
Của bọn chuyên lầm lẫn
Một lũ bịnh vì sự ngây thơ của chính chúng

Nhưng không có bà, thì tôi là ai?
Chỉ là 1 tên học giả ở một xứ sở xa xôi
một sự thành công, không sợ hãi mà cũng không tủi nhục
Đúng rồi, tôi là ai nếu không có tiếng mẹ đẻ?
Chỉ là 1 triết gia
Như mọi người khác

Tôi biết, điều này có nghĩa như là học vấn của tôi:
Sự vinh quang cá nhân được lấy đi
Của cải trải ra tấm thảm đỏ
trước kẻ tội lỗi trong 1 vở kịch đạo đức,
trong khi trên tấm màn phông, cây đèn thần ném ra
những hình ảnh của sự tra tấn, con người và thần linh.

Tiếng mẹ đẻ mà tôi một lòng một dạ
Có lẽ, sau chót, chính tôi là người phải cố gắng cứu tiếng mẹ đẻ của mình
tôi sẽ tiếp tục bày ra trước tiếng mẹ đẻ những cái chén mầu sắc, sáng ngời, và trong sạch, nếu có thể
Bởi vì điều cần trong bất hạnh, là, một trật tự nho nhỏ và cái đẹp

Czeslaw Milosz
Berkeley, 1968

(1)
Câu này, thú thực Gấu không hiểu tác giả muốn nói gì.
Trên net, có bài này, có cả nguyên văn tiếng Ba Lan, bạn nào rành, chỉ giùm.
Cái đoạn Milosz phạng tiếng mẹ đẻ của ông, sao nghe thấm quá, đã quá!
NQT

Birch là một loại cây giống cây lao của VN (từ điển Việt nam gọi là cây bu-lô) , hoặc cây aspen của Mỹ, có thân màu trắng, đặc biệt vỏ thân thường bị bóc ra . Lá trở vàng vào mùa thu, rất xinh đẹp .

Tiếng mẹ thủy chung
Tôi đã phục vụ bà
Hằng đêm tôi thường đặt trước mặt bà những chén sắc màu nho nhỏ
để bà có thể có những cây birch, những chú dế, và những con chim sẻ
như chúng đã được gìn giữ (bảo tồn) trong trí nhớ của tôi

ps. Vì anh nghĩ birch là cái roi cho nên mới khó hiểu . Chứ khi biết đó là một loại cây mọc rất nhiều ở âu mỹ (cũng như tre trúc ở VN ), thì những thứ thân quen từng nhìn thấy hàng ngày như cây tre, như dế, như chim sẻ bỗng trở nên thân thiết ăn sâu trong trí nhớ của những kẻ xa quê .

Tks. NQT

**

Né con phố Descartes

Né con phố Descartes
Tớ đi xuống phía sông Seine, lấm la lấm lét, gã du lịch trẻ,
tên mán, tên mọi,
vừa mới tới thủ đô thế giới 

Bọn chúng tớ, đông lắm, từ Jassy, và Koloshvar, Wilno, Bucharest, Saigon và Marrakesh
Xấu hổ nhớ những thói quen, truyền thống, tập quán, cổ tục ở xứ sở quê hương nhà chúng tớ
Những thứ mà chẳng một ai ở đây, được nghe nói tới, hay nghe kể :
Vỗ tay 1 cái,
Và thế là mấy đứa người hầu gái chân trần chạy vội vô
Vừa chia đồ ăn vừa đọc thần chú
Đọc kinh cầu nguyện, cả nhà, cả chủ lẫn tớ. 

Tớ để những vùng mây mù ở phiá sau
Tớ tiến vô xứ phổ cập, ngỡ ngàng và ham muốn 

Chẳng mấy chốc, rất nhiều đứa, từ Jassy và Koloshvar, hay Saigon hay Marrakesh,
Bị giết vì họ muốn huỷ bỏ những tập tục ở quê nhà của họ 

Chẳng mấy chốc những đồng chí của họ ‘nàm’ cách mạng, khởi nghĩa, nổi dậy, cướp chính quyền..
Thế là chúng làm thịt, thủ tiêu, cho đi mò tôm đám Ngụy, Việt Gian....
Nhân danh những tư tưởng đẹp đẽ, phổ cập

Trong khi đó, thành phố ứng xử thật thích hợp với bản chất tự nhiên của nó
Rù rì với tiếng cười ở nơi cổ họng trong bóng tối
Nướng thứ bánh mì giống như những đôi đũa và rót rượu vang vô những cái bình, cái vại bằng xành, bằng gốm.
Dửng dưng, như nó vẫn, tới ba cái trò vinh dự hay nhục nhã, hay cao cả, hay vinh quang
Bởi vì ba cái trò này thì đã được thực hiện từ đời tám hoánh nào rồi, và tự biến thành những đài tưởng niệm thằng chó nào chẳng ai còn biết!
Hay biến thành những bài aria thật khó mà nghe ra
Hay những tiết lảm nhảm, lèm bèm.

Thế là tớ lại dựa vào bờ tường bằng đá cẩm thạch cứng,
Như thể tớ vừa trở về, từ những chuyến du lịch xuyên qua những thế giới ngầm, thế giới bên kia, vương quốc của ma quỉ,
Và bất thình lình tớ nhìn thấy ánh sáng từ cái bánh xe thời gian vào những lúc giao mùa
Khi những đế quốc sụm xuống, và những con người đã có thời sống, thì bây giờ, ngỏm mẹ tất cả rồi
Làm đếch gì có thủ đô của thế giới, dù ở đây, hay bất cứ ở nơi nào,
dù Bắc Bộ Phủ của VC, hay là Bắc Kinh của Thiên Triều!
Và những cổ tục, hủ tục, tập tục nhỏ bé đã bị huỷ bỏ, triệt tiêu, đào thải…  thì lại bò về, trong tí hào quang nho nhỏ của chúng
Và tớ ngộ ra 1 điều, thời gian của những thế hệ con người, thì đếch phải thời gian của trái đất! 

Về những tội lỗi nặng nề của GNV, thì tớ nhớ ra 1 cái, thật là sống động:
Như thế nào, một lần, đi trên một con đường, bên 1 con suối, trong 1 cánh rừng,
Tớ đẩy 1 hòn đá lên 1 con rắn nước nằm cuộn tròn trên cỏ,
Và những gì mà tớ gặp phải ở trên cõi đời ô trọc này thì đều là những hình phạt do tội lỗi đó mà ra!
Thứ hình phạt sẽ tới với bất cứ 1 ai, bất cứ kẻ nào dám bẻ gẫy một ta-bu, 1 điều cấm kỵ!

Czeslaw Milosz/GNV

Milosz viết:

Mặc dù những tư tưởng phổ cập thì không còn hứng thú cho lắm đối với chúng tôi, từ Wilno, Warsaw, hay Budapest, điều này không có nghĩa, chúng mất mẹ hứng thú ở mọi nơi. Những tên ăn thịt người trẻ tuổi, nhân danh những nguyên lý cứng nhắc, làm thịt [M dùng chữ butcher], nhân dân của chúng, là dân chúng Cambodia, đám này đều đã từng du học Paris, học Sorbonne. Chúng giản dị trồng những tư tưởng triết học mà chúng học được, tại xứ sở của chúng, [giống như Bác H của Mít chúng ta, áp dụng 1 cách thông mình, thiên tài vào xứ Mít, trồng trẻ con Bắc Kít, bằng nọc độc hận thù!]

Ui chao, GNV này đã từng viết y chang, như trên [lại tự thổi, hà hà!], trong truyện ngắn "đầu tay", khi còn ở trại tị nạn Thái Lan:

Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.

Lần Cuối Sài Gòn

V/v Làm thịt con rắn nước.

Milosz giải thích, vấn đề không phải làm thịt bất cứ 1 sinh vật là tội lỗi, nhưng mà là, ở xứ Lithuania của chúng tôi, rắn nước được coi là linh thiêng [holy]. Người ta thường đặt những bình sữa ở trước thềm nhà cho chúng, và coi chúng tượng trưng cho sự màu mỡ, sự màu mỡ của đất đai, và của gia đình, và Mặt Trời yêu mấy chú rắn nước. Có 1 bài đồng dao Lithuania, “Đừng để 1 chú zaltys chết trên mặt cỏ. Hãy chôn nó. Chỉ nội nhìn thấy 1 chú rắn nước nằm chết trên mặt cỏ là mặt trời bật khóc”

Czeslaw Milosz: The Witness of Poetry


BYPASSING  RUE  DESCARTES

Bypassing rue Descartes
I descended toward the Seine, shy, a traveler,
A young barbarian just come to the capital of the world.

We were many, from Jassy and Koloshvar, Wilno and
    Bucharest, Saigon and Marrakesh,
Ashamed to remember the customs of our homes,
About which nobody here should ever be told:
The clapping for servants, barefoot girls hurry in,
Dividing food with incantations,
Choral prayers recited by masters and household together.

I had left the cloudy provinces behind,
I entered the universal, dazzled and desiring.

Soon enough, many from Jassy and Koloshvar, or Saigon or
    Marrakesh
Were killed because they wanted to abolish the customs of
    their homes. 

Soon enough, their peers were seizing power
In order to kill in the name of the universal beautiful ideas.

Meanwhile, the city behaved in accordance with its nature,
Rustling with throaty laughter in the dark,
Baking long breads and pouring wine into clay pitchers,
Buying fish, lemons and garlic at street markets,
Indifferent as it was to honor and shame and greatness and
    glory,

Because that had been done and transformed itself
Into monuments representing nobody knows whom,
Into arias hardly audible and into turns of speech.

Again I lean on the rough granite of the embankment,
As if I had returned from travels through the underworlds

And suddenly saw in the light the reeling wheel of the seasons

Where empires have fallen and those once living are now dead.
There is no capital of the world, neither here nor anywhere else,
And the abolished customs are restored to their small fame,
And I know the time of human generations is not like the time
    of the earth. 

As to my heavy sins, I remember one most vividly:
How, one day, walking a forest path along a stream,
I pushed a rock down onto a water snake coiled in the grass. 

And what I have met with in life was the just punishment
Which reaches, sooner or later, everyone who breaks a taboo.

Czeslaw Milosz: The Witness of Poetry. Starting from My Europe

Nhân đọc mấy bài viết về Rimbaud, trên net, TV post bài thơ trên, của Czeslaw Milosz, trong bài viết, thực sự là bài diễn thuyết của ông, The Charles Eliot Norton Lectures, 1981-82. Bài viết làm GNV nhớ đến ý thơ ‘cho tí Paris để làm thi sĩ’, của TTT:
Khởi đi từ Âu Châu của tôi.

Đọc bài thơ trên, và của 1 số nhà thơ quen thuộc khác trên TV, như Zagajewski, Simic... Gấu thực sự tin, thời của những nhà thơ như Rimbaud, qua rồi.




*

Chiều ngu ngơ phố thị

Cầm dương xanh (thơ)
Bụi

Borges đúng là thứ nhà văn bỏ túi thuộc hàng thượng thừa. Ông thông thạo nhiều thứ võ công, nhưng cái gì ông mần ra thì đều ngắn gọn, [xách tay, bỏ túi mà]. Có lần ông phán về mình, do lười biếng nên không dám viết tiểu thuyết, và ba thứ truyện ngắn, chúng là dạng tóm tắt của những truyện dài dài hơi.

Độc giả TV đã đọc Phép Lạ Bí Ẩn mà Thượng Đế ban cho mấy ông nhà văn nhà thơ Miền Nam đi cải tạo [10 ngày ở thiên đường là 10 niên ở hạ giới], và chỉ 10 ngày phù du ở thiên đường, khi được trả về trần, ông nào cũng mang về 1 tác phẩm, [có ông vừa mới ra khỏi thiên đường, là còng lưng ói ra tác phẩm, không dám mang về nhà, sợ vợ chửi, mi chẳng nhớ gì vợ con, chỉ mê cõi riêng của mi!] có lẽ cũng nên đọc thêm bài thơ sau đây, viết về cuộc cờ Quốc Cộng!

CHESS

I

In their serious corner, the players
move the gradual pieces.
The board detains them until dawn in its hard
compass: the hatred of two colors.

In the game, the forms give off a severe
magic: Homeric castle, gay
knight, warlike queen, king solitary,
oblique bishop, and pawns at war. 

Finally, when the players have gone in,
and when time has eventually consumed them,
surely the rites then will not be done. 

In the east, this war has taken fire.
Today, the whole earth is its provenance.
Like that other, this game is for ever.

II

Tenuous king, slant bishop, bitter queen,
straightforward castle and the crafty pawn-
over the checkered black and white terrain
they seek out and enjoin their armed campaign. 

They do not realize the dominant
hand of the player rules their destiny.
They do not know an adamantine fate
governs their choices and controls their journey.
The player, too, is captive of caprice
(the sentence is Omar's) on another ground
crisscrossed with black nights and white days. 

God moves the player, he, in turn, the piece.
But what god beyond God begins the round
of dust and time and dream and agonies?

Jorge Luis Borges

-Translated by ALASTAIR REID
*

LIMITS

There is a line of Verlaine I shall not recall again,
There is a nearby street forbidden to my step,
There is a mirror that has seen me for the last time,
There is a door I have shut until the end of the world.
Among the books in my library (I have them before me)
There are some I shall never reopen.
This summer I complete my fiftieth year:
Death reduces me incessantly.

J.L. Borges

- Translated by ANTHONY KERRIGAN
*

THE PLOT 

Te make his horror complete, Caesar, pursued to the base of a statue, by the relentless daggers of his friends, discovers among the faces and blades the face of Marcus Junius Brutus, his favorite, his son perhaps, and he ceases to defend himself to exclaim: "You too, my son!" Shakespeare and Quevedo echo the pathetic cry.
Fate takes pleasure in repetitions, variants, symmetries. Nineteen centuries later, in the south of Buenos Aires province, a gaucho is assaulted by other gauchos, and, as he falls, recognizes a godson and with gentle reproach and gradual surprise exclaims (these words must be heard, not read):
"But che!" He is killed and never knows he dies so that a scene may be re-enacted.
 
J.L. Borges

- Translated by ANTHONY KERRIGAN


The Drunken Boat
(Le Bateau Ivre) 

Comme je descendais des Fleuves impassibles,
Je ne me sentis plus guidé par les haleurs:
Des Peaux-Rouges criards les avaient pris pour cibles,
Les ayant cloués nus aux poteaux de couleurs. 

As I floated down impassive Rivers,
I felt myself no longer pulled by ropes:
The Redskins took my hauliers for targets,
And nailed them naked to their painted posts. 

Tôi bước xuống những dòng sông bình lặng,
Không còn những người kéo thuyền hướng dẫn:
Bọn da đỏ đã dùng họ làm bia
Khi đã đóng họ vào cột tô màu.
*

J'étais insoucieux de tous les équipages,
Porteur de blés flamands ou de cotons anglais.
Quand avec mes haleurs ont fini ces tapages,
Les Fleuves m'ont laissé descendre où je voulais.

Carrying Flemish wheat or English cotton,
I was indifferent to all my crews.
The Rivers let me float down as I wished,
When the victims and the sounds were through.

Tôi vô tư với mọi đoàn thủy thủ
Vác gạo xứ Flandre hoặc bông gòn Anh
Hết đám kéo thuyền hết cơn huyên náo,
Những dòng sông cứ để tôi mặc tình.

Note: Trên Hậu Vệ, có 1 độc giả  góp ý về bản dịch Con Tầu Say của bạn HPA, trên Da Màu. Gấu tò mò vô nét, kiếm bản tiếng Anh, trên  đây là 3 khúc đầu.

Thêm tí bình loạn:

“Impassible” mà dịch là “bình lặng”, nếu dịch ngược lại, sẽ thành “paisible”.
Có lẽ nên dịch là “ù lì”, [nhớ đến Vua Lì!], từ này sẽ “ăn” với những từ “dửng dưng”, “mặc tình”..  sau đó.

Bạn HPA vờ đi cái khúc, "Je ne me sentis plus"

Gấu thử dịch:

Khi tôi bước xuống những dòng sông ù lì,
Cảm thấy hết còn bị đám người kéo thuyền hướng dẫn
Đám Da Đỏ đã dùng họ làm bia,
Và đóng đinh họ trần truồng vô mấy cây cột sơn.

“Vô tư” không hay bằng “dửng dưng”.
Từ “mọi” nghe cũng ngang tai quá, “tất cả” hay hơn…

“Vô tư” không hay bằng “dửng dưng”, tới nhất, tôi chẳng thèm để ý

Từ “mọi” nghe cũng ngang tai quá, “tất cả” hay hơn…

GNV dịch:

Chẳng để ý đến tất cả thuỷ thủ đoàn
Vác lúa mì Flandre hay bông gòn...  Anh Cuốc
Khi cơn huyên náo chấm dứt cùng với những người kéo thuyền
Những dòng sông mặc tình cho tôi muốn trôi đi tới đâu thì trôi.
[Bản tiếng Anh dịch những người kéo thuyền là những nạn nhân]

Không hiểu sao HPA lại dịch lúa mì Flandre thành gạo Mít?
Chắc cũng mắm xốt?


*

READING HISTORY

for Hans Magnus

At times, reading here
 In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.

I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet.

With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
 Will commence
In the fullness of its sorrow.

How vast, dark, and impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,
Someone who is walking away from me
 With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,

Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.


Đọc Sử Ký

Gửi Hans Magnus

Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ

Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời!

Với cặp mắt nhắm tít, tôi có thể nghe
Những chim buổi chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó

Bao la, tối, không cách nào xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai

Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ
*

THE VOICE AT 3:00 A.M.

Who put canned laughter
Into my crucifixion scene?

Charles Simic

Tiếng Nói Lúc Ba Giờ Sáng

Ai đem cái cười đóng hộp
Vào trong cái xen tôi đang bị đóng đinh thập tự?

*
Last Meal

The waiter was dressed in black
and wore a hood
and when we told him we needed a little more time,
his pencil froze in the air above his pad.

And later when he came back
to ask if we were finished, we shook our heads no,
our forks still raised over our empty plates.

BILLY COLLINS
TLS JANUARY 21 2011

Bữa ăn chót

Người bồi bàn bận bộ đồ den,
đội mũ trùm đầu
Và khi chúng tôi nói với anh ta chúng tôi cần thêm tí ti thời gian
Cây viết chì của anh ta đóng băng, ở trong không khí
phía bên trên xấp giấy của anh.

Và một lát sau đó, khi anh ta quay trở lại
để hỏi coi chúng tôi dùng bữa xong chưa,
chúng tôi lắc đầu, chưa
mấy chiếc nĩa của chúng tôi thì vẫn còn lơ lửng
ở phía bên trên mấy cái dĩa ăn sạch bách của chúng tôi.

Note: Lạ làm sao, cả ba bài thơ như cùng hẹn, gặp nhau trên TV!
Thơ Mít, làm sao có thứ này?
*

Giải Oan

Ba mươi năm qua rồi đó em
Rừng em nằm sương nhỏ từng đêm
Bao nhiêu lớp lá vàng rơi rụng
Mưa nhạt nhòa, nắng chiếu xuyên nghiêng 

Mắt em còn mở nhìn trời cao
Hay úp mặt ngửi đất tanh tao
Máu đã khô nuôi mầm rễ mới
Chảy trong từng mạch nhựa xôn xao 

Ba mươi năm chị thường nằm mộng
Thấy em vùi sóng nước vỗ bờ
Những đôi mắt quanh em thù hận
Và tiếng kêu loài thú hoang sơ 

Em có nghe kinh cầu giải oan
Mõ khua hòa trên sóng thênh thang
Hồn em có chút gì xao động
Và tâm em có được bình an  

Da thịt xưa giờ hòa trong đất
Níu kéo chi cõi thực cõi hư
Ôi không muốn mà sao vướng vất
Nỗi oan khiên từ thuở dựng cờ 

Đêm nay rằm trăng rồi sẽ sáng
Lạnh từ trong chân tóc chưa tan
Kinh cầu nguyện xin làm chăn đắp
Khói nhang buồn sưởi ấm bi thương

Em hãy đi vào nơi miên viễn
Hãy quên đi cuộc chiến đã tàn
Em hãy nhập vào dòng nhựa thắm
Nở mầm non xanh mướt rừng hoang 

Lá sẽ che mộ em đã lấp
Cỏ sẽ đùa với gió đi qua
Trong mơ chị sẽ không còn sóng
Và hồn em ríu rít chim ca 

Thôi em đừng nhớ thiết tha 

Đặng Lệ Khánh

(viết cho em trai, mất tích trên đường vượt biên qua Thái, xuyên Campuchia)
*
Bụi

Cầm dương xanh (thơ) 


*

Slow nightfall

Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.

Jorge Luis Borges began as a Buenos Aires Baudelaire, but became the master of epic subjects in compressed forms
Borges bắt đầu như là Baudelaire của Buenos Aires...

*

She walks in beauty, like the night
Byron: Hebrew Melodies (1815):
Nàng bước trong cái đẹp, như đêm

Borges phán:
Để chấp nhận dòng trên, người đọc phải tưởng tượng ra một em, cao, tối, tall, dark, bước đi như Đêm, và Đêm, đến lượt nó, là 1 người đàn bà cao, tối, và cứ thế, cứ thế.
 

Tưởng tượng đẩy tưởng tượng, câu "hót" BHD, thần sầu, "không phải của GNV", làm nhớ đến lời nhạc thần sầu của TCS, trong Phôi Pha:

Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.

BHD ở ngoài đời, cao, đen, nhập vào với đêm, y chang lời nhạc của TCS mô tả, những lần "bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa!"
*

Mấy phê bình gia có bằng cấp như Thầy Cuốc, Thầy Phúc, do chưa hề viết văn bao giờ, lại thiếu sức tưởng tượng, thành thử không bao giờ tìm ra được nét đẹp của tác phẩm, mà trước đó, chưa ai nhìn ra, điều mà người ta gọi là khám phá.

Thế là, mỗi lần phê bình, một ông thì phán cho thật kêu, chẳng cần chứng minh.
Thầy Cuốc phán về ông tiên chỉ VP: Nhà văn của thế kỷ 20. Chấm hết! Thầy chẳng thèm chỉ dẫn cho độc giả của Thầy, VP nhà văn thế kỷ 20,  là như thế nào? Thế kỷ 20 được coi là thế kỷ của hung bạo, của tù đầy, của Lò Thiêu, của Gulag, mấy thứ đó VP có biết gì đâu.
Người có đi tù VC, nhưng chúng ta cũng chỉ biết có vậy, chấm hết!

Còn Thầy Phúc, mỗi lần viết phê bình, là Thầy làm văn chương, với những áng văn thật đẹp, nhưng rỗng tuếch, và có thể áp dụng cho bất cứ 1 tác giả.
Thí dụ, đoạn sau đây, Thầy viết về TMT:

Có sự trộn lẫn của thực tại với hồi ức, của cuộc đời hằn xé với những mộng tưởng thanh xuân. Có nắng mưa, gió sóng, cùng những bụi bặm, náo động của cuộc đời. Nhưng cũng có, trong những dòng văn chân thật ấy, những khoảng thinh lặng cần thiết và ấm áp của tình người.

Đọc nghe thật sướng lỗ nhĩ, nhưng áp dụng cho bất cứ nhà văn nhà thơ nào có tí ti lãng mạn, mơ mộng, khi viết, đều được cả!
Bạn thử đọc bất cứ 1 bài viết nào của Thầy Phúc, về bất cứ tác giả, đều lọc ra được những câu văn sướng lỗ nhĩ như vậy!

GNV quen Thầy Phúc lần đầu, khi tới Cali lần đầu, 1998, tại nhà NMG, khi còn giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học. Ông rất lịch sự, và có đưa ra 1 nhận xét về Gấu, y chang Đào quân, mi không phải dân khoa bảng.
Đào quân thì chê, thằng thợ điện Bưu Điện mà phê bình, triết triếc cái khỉ gì, trong khi Thầy Phúc, có vẻ quí chuyện đó, không phải dân khoa bảng, nhưng viết được quá, đại khái như thế, Gấu không nhớ rõ, và cũng chẳng để ý.

Lần sau qua Cali, hẹn gặp nhau ở 1 quán cà phê, vì khi đó, không còn viết cho VH. Hai đứa ngồi đấu hót tưng bừng suốt một buổi sáng, tới tận trưa, và tuyệt nhất, là cái tay chủ quán thú vị lắm, hình như còn rất hân hạnh nữa, cứ hăng say bàn luận về văn chương, về nghệ thuật, về thơ ca đi, tớ cũng thích lắm!

Thành thử, Gấu chưa hề bao giờ có ý nghĩ phạng ông bạn ngày nào, vì thù hằn, vì thế này, vì thế nọ.
Nhưng, viết, là phải viết như thế.
Nếu không, đừng viết!
Hồ Thành Đức, lần gặp lại tại Cali, nhắc tới cú đụng độ với NS, gật gù, phê bình là phải như vậy, mũi tên đã đặt lên dây cung, phải bắn thôi!

Ngay ông anh của Gấu, TTT, mà còn phải gật gù thích thú, khi thằng em điểm cuốn Vào Nơi Gió Cát của NTH, trên phụ trang VHNT của nhật báo Tiền Tuyến: Có lẽ tôi cũng phải bắt chước cậu! (1)

Suốt đời Gấu, chưa từng khen, chê theo cái kiểu đãi bôi, bất cứ 1 ai.
Trừ mấy đấng bạn quí!
Chính vì thế mà dám đụng Nguyên Sa, khi Thầy Triết bầy đặt viết truyện ngắn!

Gấu có 1 ông em văn nghệ, 1 nhà thơ. Làm thơ hay lắm. Đó là sự thực, Gấu thích lắm, nhưng không làm sao tìm được cái chìa khoá để vô cõi thơ của anh.
Thế là sau đó, cũng bị anh ta bực, đếch thèm chơi với ông anh nữa.

Chán thế đấy!

(1)

Trong cái "nghiệp" phê bình của tôi, tôi đã đụng độ với quá nhiều người. Riêng trường hợp ông bạn, tôi quên, nhưng rất nhiều lần tôi nhớ. Có khi vừa nhớ, vừa cầu mong, hy vọng rằng bài phê bình của mình có thể có ích nào đó. Ngay cả trường hợp ông bạn, tôi cứ tự hào một cách thật tếu là, biết đâu, nhờ lời nói "khích" của tôi, ông đã để lại cho đời hai đại tác phẩm.
Mà có thể thế thật! Thí dụ như lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée. Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất...(23)

Một chuyến đi