*




Thơ Tháng Tư

WHAT IS THE BEST SMELL?

Viết

[Thông báo: Đây là truyện ngắn, hư cấu hoàn toàn, cô này không phải cô Mai nha nha nha :))))]

Càng ngày cô càng cảm thấy những cơn mưa ở thành phố này quả thực không thể chịu đựng nổi.  Cô tự nhủ, thêm một cơn mưa nữa thôi cô nhất định sẽ bỏ lại hết mọi thứ ở đây, sẽ lập tức quay về. Nói là bỏ hết, nhưng thực ra cũng c...

Continue Reading
Have U Ever Seen The Rain?
 magnify
SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya...
 magnify
Mưa.

Những hàng cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em nhớ người, và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của một lần khác thì rất khác.

Người em yêu, ngoài đôi tay to và ấm hay nắm lấy tay em những khi cùng lang thang và chỉ lái xe bằng 1 tay mặc kệ đường đông còn có 1 bờ vai vững vàng để em tì cằm vào những khi muốn rủ rỉ rù rì gì đó. Rồi những khi trời mưa, em thỉnh thoảng kéo áo honey để lộ 1 khoảng vai trần, đặt lên làn da mát lạnh ướt đẫm ấy một nụ hôn vội vàng. Em biết, tiếng cười của cả hai khi đó đều rất trong, như mưa. Ngay cả mưa rơi giữa vùng tối của đêm cũng vẫn long lanh. Và, có phải môi em rất ấm?

"Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa"
Em hay lẩm nhẩm hát bài này khi bất chợt gặp mưa.

*

Ui chao sến ơi là sến, nhưng càng sến bao nhiêu càng người, càng Sài Gòn bấy nhiêu.

Gấu này chẳng đã từng phán, cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến sao?

*

Have you ever seen the rain?

Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi?


Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.

Note: Have U ever seen the rain, gõ Google, cho biết, đây là 1 bản nhạc thời kỳ phản chiến [cuộc chiến Mít]

"Ðâu phải mưa ô buy vào thành phố"...

1954, vào Nam, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền có lẽ là một trong những người đầu tiên có những dòng thơ văn về Hà Nội, bên cạnh những dòng nhạc của một "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội", hay "Hướng Về Hà Nội". Câu thơ trên, tôi chỉ nhớ loáng thoáng, trong tập "Tôi không còn cô độc", đã một thời làm ngơ ngẩn cả đám bạn bè hồi cùng học trung học. Ngớ ngẩn, đúng hơn.

Số là Phạm Năng Cẩn rất mê câu thơ đó. Anh cứ ngâm đi ngâm lại khiến Nguyễn Quốc Sủng đâm ra thắc mắc, hỏi, mưa ô buy là mưa gì? Tôi nhớ là, bạn Cẩn ngớ ra, và... cương đại: mưa ô buy là một thứ mưa bụi (buy biến thành bụi), hạt lấm tấm như nhũ kim cương trên những chiếc áo Mùa Thu, Hà Nội!

Sủng coi bộ không hài lòng với một lời giải thích rất thơ như vậy. Một bữa, trong lúc cả đám vây quanh nhà thơ, anh hỏi. Thi sĩ trả lời: ô buy là một từ tiếng Pháp, obus. Mưa ô buy là mưa đại bác, mưa trái phá!

Sau này tôi được biết, người miền nam gọi trái phá là trái ô buy. Họ gọi phạm nhe là người y tá, và hồi mới vào Sài Gòn, tôi đã từng khổ sở vì không hiểu nghĩa của nó, sau cùng truy ra, là do từ tiếng Pháp, infirmier. 

Nước Pháp, “hóa thân” vào miền nam, qua từ obus; rồi miền nam “hóa thân” vào từ ô buy, và được một nhà thơ miền bắc âu yếm sử dụng cho... Hà Nội, ôi chao số phận của “trái đại bác” Tây, nhờ một miền đất, rồi nhờ một nhà thơ, biến thành cơn mưa bụi ở một miền đất khác, trong cùng một quê nhà, sao mà may mắn hơn cái từ chiên hẩm hiu thế!

Bởi vì không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng từ “mưa ô-buy”: ông vẫn bị những cơn mưa từ cái thành phố mà ông từ bỏ ám ảnh, cũng như không phải ngẫu nhiên mà ông bạn ngày xưa của tôi tán ẩu, ông cũng bị ám ảnh.... 

Nhân chữ chuẩn hóa lâu đời tôi lại nhớ đến Lévi-Strauss; ông cho rằng từ ngữ vốn không phải là của chung, mà là của riêng, giống như ngày xưa, khi đi thi, mà dùng một chữ của vua dùng, là phạm húy, có khi mất luôn cái chỗ đội nón; nhưng, như một vòng tròn luẩn quẩn, khi những chữ được những nhà quyền quí dùng chán chê, vứt bỏ, lúc đó thứ dân lại mang ra xài, và ngược lại.

Chiên được người dân cả hai miền sử dụng, biết đâu đấy, chính nó đang mang thông điệp thống nhất, và người dân miền bắc có vẻ đã đến lúc quá chán cái gọi là chuẩn hóa lâu đời rồi cũng nên...

THE RAIN

When my older brother
came back from war
he had on his forehead a little silver star
and under the star
an abyss

a splinter of shrapnel
hit him at Verdun
or perhaps at Grunwald
(he'd forgotten the details)

He used to talk much
In many languages
But he liked most of all
The language of history

until losing breath
he commanded his dead pals to run
Roland Kowalski Hannibal

he shouted
that this was the last crusade
that Carthage soon would fall
and then sobbing confessed
that Napoleon did not like him

we looked at him
getting paler and paler
abandoned by his senses
he turned slowly into a monument

into musical shells of ears
entered a stone forest
and the skin of his face
was secured
with the blind dry
buttons of eyes

nothing was left him
but touch

what stories
he told with his hands
in the right he had romances
in the left soldier's memories

they took my brother
and carried him out of town
he returns every fall
slim and very quiet
he does not want to come in
he knocks at the window for me

we walk together in the streets
and he recites to me
improbable tales
touching my face
with blind fingers of rain

Zbigniew Herbert: The Collected Poems 1956-1998 

Mưa

Khi ông anh của tớ từ mặt trận trở về
Trán của anh có 1 ngôi sao bạc nho nhỏ
Và bên dưới ngôi sao
Một vực thẳm 

Một mảnh bom
Đụng anh ở Plê Ku
Hay, có lẽ, ở Củ Chi
(Anh quên những chi tiết)

Anh trở thành nói nhiều
Trong nhiều ngôn ngữ
Nhưng anh thích nhất trong tất cả
Ngôn ngữ lịch sử

Đến hụt hơi,
Anh ra lệnh đồng ngũ đã chết, chạy
Nào anh Núp,
Nào anh Trỗi.

Anh la lớn
Trận đánh này sẽ là trận chiến thần thánh chót
[Mỹ Kút, Ngụy Nhào, còn kẻ thù nào nữa đâu?]
Rằng Xề Gòn sẽ vấp ngã,
Sẽ biến thành Biển Máu
Và rồi, xụt xùi, anh thú nhận
Bác Hồ, lũ VC Bắc Kít đếch ưa anh.
[Hà, hà!]

Chúng tôi nhìn anh
Ngày càng xanh mướt, tái nhợt
Cảm giác bỏ chạy anh
Và anh lần lần trở thành 1 đài tưởng niệm liệt sĩ 

Trở thành những cái vỏ sò âm nhạc của những cái tai
Đi vô khu rừng đá
Và da mặt anh
Thì được bảo đảm bằng những cái núm mắt khô, mù

Anh chẳng còn gì
Ngoại trừ xúc giác

Những câu chuyện gì, anh kể
Với những bàn tay của mình.
Bên phải, những câu chuyện tình
Bên trái, hồi ức Anh Phỏng Giái

Chúng mang ông anh của tớ đi
Đưa ra khỏi thành phố
Mỗi mùa thu anh trở về
Ngày càng ốm nhom, mỏng dính
Anh không muốn vô nhà
Và đến cửa sổ phòng tớ gõ

Hai anh em đi bộ trong những con phố Xề Gòn
Và anh kể cho tớ nghe
Những câu chuyện chẳng đâu vào đâu
sờ mặt thằng em trai của anh
Với những ngón tay mù,
Của mưa

 Why The Classics
Tại sao những nhà cổ điển

Note: Zbigniew Hertbert, trong tuyển tập văn xuôi, có đi đường về bài thơ này.

The Romantic view of the poet who bares his wounds, relates his misfortunes, still has many supporters today, despite changes in style and literary taste.
Cái trò cào cấu vết thương, than thân trách phận, của đám nhà văn nhà thơ Lãng Mạn, đến nay vưỡn còn nhiều fan, mặc dù thay đổi văn phong và khẩu vị.

Poetry as the art of the word made me yawn
Thơ ca như là 1 nghệ thuật của từ ngữ làm tôi ngáp.


WHAT IS THE BEST SMELL?

Mùi gì tuyệt nhất?
Đề tài của số Intel mới.

Gấu giới thiệu hai bài, đều cùng 1 mùi, mùi mưa.
Một trong số báo Intel, và một, của CM, bạn Gấu.

"Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa" (1)

THE RAIN

by Robin Robertson

I lost my sense of smell when I left home. It only returns to me now when one of those breaths of boyhood drifts back like some half-forgotten face.
    I grew up on the east coast of Scotland, where the smell of the North Sea permeates everything. When it wasn't the sea it was the sea haar, rolling in off the water and through the cobbled streets and wynds, or the sharp tang of the catch being landed in the harbor. Herring rolled in oatmeal and fried; mackerel fished and gutted on the cliff's verge, eaten straight; the occasional luck of a lobster boiled and laid out in butter.
    Everything we are as adults is formed in our first ten years, and mine were spent haunting the shore, or the streets, of Aberdeen: turning over scallop shells or the bodies of birds , or testing the washed -up crabs and jellyfish for movement: some kind of peril. I would walk to school past the abattoir with its ferrous whiff of spilt blood, the dull thuck of cleaver into flesh, the great headless bodies turning on their hooks; past the barber's oils, astringents and lotions, his whetted razors; past the joinery with that lovely sweet scent of wood-shavings and - best of all- past Mitchell and Muill's, the baker, their steamed-up window stacked full of freshly baked rowies and hot mutton pies.
    Autumn air was leaf-mould and woodsmoke, truffling for spent fireworks and their mysterious, bright, damp canisters reeking of gunpowder; spring was turned earth and hawthorn; summer, the coconut flowers of the gorse, and its seed-pods detonating, the urinous jasmine, a newly tarred road. All year, the doors of the bars swinging open to a dense, secret sweat of beer and cigarettes, wet tweed and whisky. And all year, every year of my childhood, and in the later years of shape-changing into something else entirely: always there - overlaying the intimate comforts of an oiled penknife blade, the inside of my leather watch-strap, or the new fumes of sex and blood - was the rain, and the smell of the rain which is no smell at all but only a washing-away, a cleanness, and yet another chance to start again .•

Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.

Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".

Tks.

Cái hồn của văn chương Việt Nam... D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều. Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue]. Gấu thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn….