Lạc vô blog
của hoà thượng THT. Bất ngờ lớn, Thầy viết văn. Rất là tới
Bài viết của Thầy lạ làm
sao làm
nhớ entry đầu khi mở blog Yahoo của Gấu.
Cũng bài hát
đó: Have U ever seen the rain.
Lần đi coi ciné với cô bạn, ở rạp kế bên nhà thương Ðô Thành, đường Lê
Lợi, Sài Gòn,.
Và entry của CM:
Có tí thắc mắc:
Liệu có 1 ẩn dụ đạo đức, giữa lần ăn mì ["mồm mày đen xì như vừa liếm
chôn
nồi"], với lần hôn cô Phương, bạn gái của bạn?
Không
hiểu cái kỷ niệm hôn “trộm” em Phương này,
của hòa thượng THT, nhớ lại được và viết ra được, là nhờ đọc TV, entry The Gift,
về ông bạn
thân cũng thi sĩ chôm người yêu của bạn mình là Brodsky, đúng vào lúc
Brodsky bị
VC Nga săn đuổi, phải trốn vô nhà thương tâm thần?
Ấy
thế đấy, ở
đời có những tình cờ thú vị như vậy. "Ông số 2", "tình cờ"
đọc bài viết của TV, mà làm 1 chuyến hành hương về Ðất Thánh, viết được
1 bài
viết thật tuyệt vời để tỏ lòng nhớ ơn “Pạt”. Nhờ vậy thi sĩ NXT bèn
viết ra được
1 bài tạp ghi thần sầu về Cách Mạng Nga....
Note: Cái
bài viết (mất tiêu rồi], của ông số 2 về chuyến đi thăm cái nôi
của Cách Mạng Vô
Sản, để tỏ lòng biết ơn sâu xa tới hai nhà văn Nga Xô, là Pạt và Xôn, cũng có gì là lạ.
Cả
bài viết của Người xoáy vào câu phán nổi tiếng của vị Bác Sĩ “vô sản”
[nên nhớ Zhivago bị VC Nga tóm được, bắt phải đi theo chúng], và được
coi như là tuyên ngôn của Pạt, “con người sinh ra để sống, chứ không
phải để sửa soạn sống”: Câu này, giả như “ông số 2” biết ơn Pạt, thì đã
nhận ra, Vịt Nguyên, một trong những “cộng tác vin” của báo Người
Vịt dịch thành quái thai, là, “con người sinh ra để sống, không sửa
soạn trước cho cuộc đời”!
Chính vì dịch khủng như thế, mà Gấu phải lên tiếng, đồng thời tố cáo
tay này chôm sự kiện về cái tên của tác phẩm của Xôn, Quần Ðảo Gulag, từ… Tin Văn
(1)
Mỳ
mực kiểu Ý
Quang cận hẹn tôi đi ăn trưa ở quán
Olive đối diện với bệnh viện K. Đây là cái bệnh viện chữa ung thư cho
toàn bộ
dân số miền Bắc. Trước cửa bệnh viện, người nhà bệnh nhân người ngồi
người
đứng. Mặt mũi ai cũng lấm lem mồ hôi, ánh mắt phờ phạc, ngơ ngác. Bên
vỉa hè
bên này là chỗ gửi xe đạp xe máy, người ra người vào như mắc cửi.
Phía trong quán Olive là một không
gian
hoàn toàn yên tĩnh. Giờ này đã hơi quá giờ ăn trưa. Chỉ còn một hai bàn
còn
người và họ cũng đã sang đến giai đoạn cà phê. Quang cận đã đợi tôi ở
trên gác
xép. Gác xép trần thấp, tôi với cái thân hình dong dỏng như ba quả táo
xếp
trồng lên nhau mà cũng bị cộc đầu.
Mày ngồi một mình à.
Quang giương cái cặp thủy tinh nhìn
tôi
rồi nói ừ, tay chỉ cái ghế để tôi ngồi xuống.
Mày hay đến đây à.
Cũng thỉnh thoảng.
Ở đây có món gì hay? Giữa trưa nắng
thế
này mà xơi pizza hả Quang.
Pizza không ngon đâu. Ở đây có món
mỳ
mực. Mỳ ống nấu với mực của con mực. Ăn xong là mồm mày đen xì như vừa
liếm
chôn nồi.
Nghe cũng ổn nhỉ. Tôi vẫy tay gọi
cô bè
chạy bàn : em gái ơi, cho tụi anh một đĩa mỳ mực, và một đĩa xa lát cà
chua dầu
dấm.
Một mỳ mực thôi hả anh?
Ừ, bọn anh ăn chung. Em cho xin mấy
lát
bánh mì nhé.
Vâng anh.
Mấy năm rồi không gặp Quang cận.
Hồi
cuối cấp ba, suốt ngày nó mò sang cái chuồng chim của tôi để nghe nhạc.
Hai
thằng bật nhạc ầm ầm, làm bà hàng xóm phát điên. Mấy năm không gặp lại
mà nó
không nói gì cả, mắt cứ nhìn đi đâu. Tay nó mân mê một điếu thuốc chưa
châm
lửa, thỉnh thoảng lại cho lên mồm rít một cái.
Lâu mày có gặp thằng Hoàng không ?
Lâu
quá tao không gặp nó. Mày gọi nó đến đây đi.
Quang đặt tay xuống bàn. Lần đầu
tiên
nó nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nói khẽ, tiếng hơi gằn gằn trong cổ. Tao
không
muốn gặp nó đâu. Thằng Hoàng chơi với bạn đểu lắm.
Tôi ngả người châm một điếu thuốc.
Thằng Quang cận hôm nay có vẻ tâm trạng quá. Tôi bỏ một miếng mỳ mực
vào mồm.
Công nhận là cái món mỳ này ngon thật. Vị ngòn ngọt, đăng đắng. Môi cảm
thấy
dinh dính, chắc là trông tôi đã giống cái thằng liếm chôn nồi rồi.
Mày chưa kể cho tao dạo ấy mày và
Phương chia tay như thế nào.
Quang bỏ một gắp xa lát vào mồm,
nhai
rau ráu. Có gì mà kể đâu. Sau năm học ở Thanh Xuân, mày đi Pháp, Phương
đi Đức.
Tao ở lại. Năm đầu tiên Phương viết nhiều thư cho tao lắm. Sau đó
Phương nói
Phương yêu một thằng Lào, rồi không viết thư nữa. Hai năm sau Phương
lấy chồng,
nhưng hình như không lấy cái thằng Lào ấy.
Quang lại chúi đầu vào đĩa mỳ mực,
không nói gì nữa.
Dạo cuối năm Thanh Xuân có một lần,
tự
nhiên Phương mò đến cái chuồng chim của tao. Phương nói cần luyện đối
thoại
tiếng Đức. Chắc mày nhớ, tiếng Đức của tao không hơn gì tiếng Lào. Lúc
đó đang
buổi trưa, đầu giờ chiều. Phương phấp phới quần đùi may ô ba lỗ. Dạo
đấy con
gái ra ngoài đường quần trùng áo dài chứ không mát mẻ như chị em bây
giờ nhỉ.
Trời thì nóng, Phương thì xì xồ tiếng Đức, đầu óc tao thì chăm chú vào
đùi và
vai của nàng.
Mày kể chuyện này mấy lần rồi.
Đúng thật, tao già rồi, có mấy câu
chuyện cứ kể đi kể lại. Nhưng tao chưa kể cho mày đoạn cuối.
Quang ngẩng mặt lên khỏi đĩa mỳ
mực,
nhìn tôi. Đoạn cuối thế nào ?
Hôm đó tao có hôn Phương.
Sao tự nhiên bây giờ mày lại kể
chuyện
ấy?
Hôm nay tao mới kể vì chuyện đã hai
mươi năm rồi. Mày cũng chia tay Phương gần hai mươi năm rồi.
Đáng ra mày không nên kể chuyện đó.
Quang lại chúi đầu vào đĩa mỳ mực.
Quán đã hết sạch khách. Trời đã đổ
mưa
từ lúc nào, cơn mưa mùa hà nặng hạt đập vào cửa kính lách cách. Cả hai
bên vỉa
hè bây giờ tịnh không còn một bóng người.
Mày còn nhớ hôm tao và mày phi xe
máy
đi Sơn Tây ăn thịt chó không. Hôm đó trời cũng mưa to như hôm nay. Sao
hôm đó
mày phóng xe như một thằng điên. Tao ngồi đằng sau mà mấy lần tưởng lao
xuống
ruộng.
Thịt chó hôm đó ngon nhỉ. Quang nói
rồi
bỏ nốt miếng mỳ cuối cùng vào miệng.
Tao cũng không mê thịt chó lắm.
Nhưng
ăn thịt chó ở Sơn Tây hôm đó ngon thật.
Quang bật lửa, châm cái điếu thuốc
nó
mân mê từ đầu bữa. Rồi nó giương cặp thủy tinh nhìn thẳng vào tôi. Mày
biết tại
sao hôm đó tao rủ mày đi Sơn tây ăn thịt chó không ?
Không.
Sáng hôm đó Phương nói với tao về
cái
buổi học tiếng Đức trong cái chuồng chim của mày. Hôm đó Phương có làm
tình với
mày.
Tôi muốn cúi xuống ăn nốt miếng mỳ
mực
phần tôi, nhưng lại thôi. Tôi không muốn lẩn tránh ánh mắt của thằng
Quang.
Nhưng tao vẫn chưa hiểu tại sao mày
lại
rủ tao đi Sơn tây ăn thịt chó ?
Quang hít một hơi thuốc, từ từ nhả
từng
tiếng. Chắc câu này nó muốn nói từ lâu rồi. Tao không quan tâm đến thịt
chó.
Lúc đó tao muốn phóng xe với mày dưới trời mưa. Biết đâu đường trơn, cả
tao và
mày cùng lao xuống ruộng.
Lúc đó tôi mới nhận ra rằng cô bé
chạy
bàn đang huýt sáo theo một giai điệu quen thuộc của CCR. Bản nhạc này
tôi và
thằng Quang cận đã ngồi nghe trong cái chuồng chim bao nhiêu lần. Và
bật thật
to để cho bà hàng xóm phát điên.
I wanna know, have you ever seen
the rain
Coming down on a sunny day.
Mưa.
Những hàng
cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em
nhớ người,
và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của
một lần
khác thì rất khác.
Người em
yêu, ngoài đôi tay to và ấm hay nắm lấy tay em những khi cùng lang
thang và chỉ
lái xe bằng 1 tay mặc kệ đường đông còn có 1 bờ vai vững vàng để em tì
cằm vào
những khi muốn rủ rỉ rù rì gì đó. Rồi những khi trời mưa, em thỉnh
thoảng kéo
áo honey để lộ 1 khoảng vai trần, đặt lên làn da mát lạnh ướt đẫm ấy
một nụ hôn
vội vàng. Em biết, tiếng cười của cả hai khi đó đều rất trong, như mưa.
Ngay cả
mưa rơi giữa vùng tối của đêm cũng vẫn long lanh. Và, có phải môi em
rất ấm?
"Vai em
tròn dưới mưa
Ướt bao
nhiêu cũng vừa"
Em hay lẩm
nhẩm hát bài này khi bất chợt gặp mưa.
*
Ui chao sến
ơi là sến, nhưng càng sến bao nhiêu càng người, càng Sài Gòn bấy nhiêu.
Gấu này chẳng
đã từng phán, cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng,
nhạc sến
sao?
*
Have you
ever seen the rain?
Em có bao giờ
nhìn thấy mưa rơi?
Lần đầu nghe
câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ
như vậy.
Rồi chẳng
bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu
hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.
Câu hát trọn
vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ
nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng
trú
mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô
Thành...
(1).
Nguồn
Have you
ever seen the rain?
Someone told
me long ago theres a calm before the storm,
I know; its
been comin for some time
When its
over, so they say, itll rain a sunny day,
I know;
shinin down like water
I want to
know, have you ever seen the rain?
I want to
know, have you ever seen the rain?
Comin down
on a sunny day
Yesterday,
and days before, sun is cold and rain is hard,
I know; been
that way for all my time
til forever,
on it goes through the circle, fast and slow,
I know; it
cant stop, I wonder
I want to
know, have you ever seen the rain?
I want to
know, have you ever seen the rain?
Comin down
on a sunny day
Yeah!
I want to
know, have you ever seen the rain?
I want to
know, have you ever seen the rain?
Comin down
on a sunny day
Someone told
me long ago theres a calm before the storm,
I know; its
been comin for some time
When its
over, so they say, itll rain a sunny day,
I know;
shinin down like water
I want to
know, have you ever seen the rain?
I want to
know, have you ever seen the rain?
Comin down
on a sunny day
*
Cháu đọc
entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ
triền
miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không
biết
nói gì thêm, hihi :D.
Hôm nào cháu
viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái
hồn
của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".
Tks. I am
looking forward to reading your "To_Gau entry".
Cái hồn của
văn chương Việt Nam... D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều. Ông gọi
là
"Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue]. Gấu thuổng chữ của ông, viết
được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn:
"Sao
không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời,
tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước
mắt.
Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến
điêu đứng,
rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm
chán. Nhớ
những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình
Phùng gần
nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra,
hớt hải lắc
đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường
Gia Long.
Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt
nhìn người
yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha
thẩn giữa
những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu
trên vai
cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu
mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường
nghêu
ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời
chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền
Bắc lì lợm,
dai dẳng.
Trong mỗi
chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi đốt lên ngọn nến của tôi, để
cho
Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài
Gòn
*
Mưa.
Những hàng
cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em
nhớ người,
và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của
một lần
khác thì rất khác.
Crimson M.
Đọc câu
trên, tình cờ đọc một bài thơ trên The New Yorker, số 24 Tháng Chín,
2007, trên
xe buýt, trên đường từ downtown về nhà, ở một vùng ngoại ô thành phố.
Một bài
thơ về cây. Câu trích dẫn làm đề từ mới thú làm sao:
Resignation
I like trees
because they seem more resigned
to the way
they have to live than other things to do.
Willa Cather
Ẩn nhẫn
Tôi mê cây cối
vì cách mà chúng ẩn nhẫn,
trong cái việc
hãy cố vươn lên mà sống, tô son lên môi cuộc đời,
so với mọi
loài khác.
Đấy là cây ở
Sài Gòn.