TẠP GHI
|
Làm Thơ Ở Sài Gòn
1
Ở Phan Thị Vàng Anh, có lẽ
người ta không còn thật sự chờ đợi tác phẩm nữa. Mà sự chờ đợi hướng đến
những dấu ấn. Những sáng tác đầu tiên là
dấu ấn Phan Thị Vàng Anh trẻ tuổi ở truyện ngắn; Nhân trường hợp chị Thỏ Bông là dấu ấn Phan Thị Vàng Anh
công dân ở tiểu luận xã hội; điện ảnh là nơi Phan Thị Vàng Anh kín đáo
nhưng không chút khoan nhượng đặt dấu ấn lên những lối đi có tính thử
nghiệm của phim ngắn. Giờ đây, tập thơ Gửi VB mà talawas chủ nhật kỳ
này giới thiệu 5 trên tổng số 21 bài là một dấu ấn mới của Phan Thị
Vàng Anh trên địa hạt thi ca.
talawas chủ
nhật
Theo tôi, nhìn PTVA, bằng những dấu ấn như thế, là không đặt tác giả
vào bức tranh toàn cảnh của văn học trong nuớc, sau 1975.
Phải làm sao đọc một tác giả, nhất là PTVA, mà ra được những nhà văn
cùng thời với bà, cách nhìn sẽ rộng hơn, và nhờ vậy, nhận ra, những
dấu ấn vừa nói đó, là để rũ bỏ, chứ không phải để giữ mãi.
Trong những kỳ tới, Tin Văn sẽ thử đi tìm một cách đọc PTVA.
Đọc PTVA, mà ra được những nhà văn khác.
Đọc PTVA mà ra giải ra được, tại làm sao bà vẫn tiếp tục viết, có những
dấu ấn mới.
Nhưng quan trọng hơn hết, phải làm sao ra được kết luận này: dấu ấn mới
đó,
là mờ nhất, nhưng lại hứa hẹn nhiều nhất.
Khi
dám tới với thơ, tới với đỉnh, là coi trước đó là đồ bỏ.
Hoặc, chúng
thất bại không hoàn thành được giấc mộng văn chương của tác giả.
NQT
Cái tít Khi người
ta trẻ, một
trong những truyện ngắn khởi nghiệp văn của em, thiếu.
Đầy đủ, nó
phải
như thế này, theo Gấu:
Khi người ta
trẻ, lại là một ẻn, lại thông minh, lại có tài, nhưng đau
nhất, lại là con của một trong những công thần của chế độ, thì sao?
PTVA khởi
nghiệp văn bằng cái mặc cảm đó, và em viết văn, là để rũ bỏ
cái mặc cảm đó.
Khi đã có tí
tiếng tăm, phần lớn nhờ tài năng của em,
nhờ vậy, em 'sống sót', tới lúc đó, em quật ngược lại cái
chế độ mà ông via của em là một trong những công thần, bằng cách chứng
tỏ, con người cần có lương tâm, chứ không cần có tính Đảng.
Cái luơng tâm
này, nhiều người lầm nó là cái tính công dân, nhất là ở
PTVA, sau loạt bài "tạp ghi" [tản văn thứ sáu], nổi đình nổi đám của
ẻn, nhắm vào
những đề tài nóng hổi. Bài nào cũng nhức nhối, nhưng thông
minh, thật tài hoa. Em như đi dây, ở trên đầu, tất cả.
Bởi vì đó là
những đề tài gây bức xức đến đám đông, nên người ta nghĩ,
em viết văn, như là một công dân, bàn về những vấn đề thiết thân đến
người dân.
Sai.
Em viết văn
như là một con người có lương tâm.
Tính công dân
ở Việt Nam chưa có. Gọi như thế, là một cách đánh tráo
danh từ.
Chỉ đảng viên
mới có tính công dân,
người dân thường, nếu có tính công dân, thì họ đã được hưởng tất cả
những quyền lợi và trách nhiệm, như công dân của bất cứ một đất nước tự
do dân chủ nào.
Tao không cần
con công thần,
tao không cần tính Đảng, lương tâm, tao có rồi, bây giờ, tao cần... thơ!
Theo ý đó,
Auden đã từng phán, bạn làm thơ vào tuổi nào, chứ không phải
vào năm nào.
Đó là thử
thách bảnh nhất, nhưng gót hài còn mờ nhạt, so với những dấu
ấn trước đó, của PTVA.
Liệu có thể
với Phan Thị
Vàng Anh, thơ, một thử nghiệm muộn, sau những thử nghiệm, sớm, trước
đó?
Vào tuổi nào -
không phải năm nào, lẽ dĩ nhiên - thì người ta làm
thơ?
Liệu, khi
người ta trẻ, người ta không được trẻ, nên bây giờ, người ta
làm thơ, để tái dựng thiên đường tuổi thơ đã mất đó, theo nghĩa này:
Tuổi thơ [Thơ], là một cơn mộng quên mình là một cơn mộng (1) ?
(1) L'enfance
est un rêve qui s'ignore
Enrique
Villa-Maltas: Carnets de lecture, Le Magazine Littéraire,
Juillet-Aout 2006
*
Gấu nhớ có
lần, làm Trung Niên Thi Sĩ bực. Nghe nói, ông đi kiếm VL để
hỏi tội, vì dám để cho thằng Gấu phát ngôn bừa bãi.
Đó là lần,
trên Thời Tập, trong một bài viết về nhà thơ cùng xứ, xứ
Đoài, Quang Dũng, Gấu phán đại, người ta chỉ làm thơ vào lúc vừa mới
lớn, hoặc khi về già. Làm gì có trung niên thi sĩ.
Thực sự Gấu
không nhớ, Bùi Giáng đã gọi mình là Trung Niên Thi Sĩ.
Thư tín:
Một độc giả
cho biết, PTVA đã từng làm thơ, hồi còn nhỏ.
Trân trọng cám
ơn bạn.
Nhưng theo
tôi, qua bài thơ mà bạn trích dẫn dưới đây, thì đúng là, vào
cái tuổi đó, với thứ thơ đó, ai cũng làm thơ cả. Gấu cũng đã từng
có những dòng thơ như thế, mà chẳng bao giờ dám trình ra cho ai coi,
trừ ông anh, là Hiếu Chân, những ngày học Hà Nội, ở nhà ông.
Thí dụ những
dòng này, Gấu còn nhớ đến tận bi giờ, nhân tiện trình ra
đây:
Thu về tràn
ngập cả đồng quê
Gió lạnh theo
thu đã trở về...
Thương ai đói
rét cơ hàn
Thương người
sống chuỗi đời tàn khổ thay!
Gấu nhớ là ông
anh rể bèn lập tức mang xuống nhà bếp, đọc cho bà chị
nghe, và bảo:
-Này, thằng
Trụ nó làm thơ này. Cũng được đấy, em ạ!
*
Bac Gau,
Thuc ra PTVA
co lam tho tu lau, tu thoi khan quang do chu khong phai
doi den bay gio. Nhung sau do, PTVA da don het noi luc cho truyen ngan.
Bay gio tro lai THO, tro lai chu khong phai bat dau.
Toi con nho 1
doan nhu:
Hom nay troi
nang chang chang
Meo con di hoc
chang mang thu gi
Chi mang mot
mau but chi
Va them mot
khuc banh mi con con.
*
Nói đến 'thơ
muộn', tình cờ Gấu đọc một đoạn, trong cuốn Ngôn Ngữ Thơ,
của Nguyễn Phan Cảnh; ông kể, "Khi tôi được xem chèo Thị Kính, tới chỗ
cô Mầu bảo anh Nô, 'Gió xuân đánh tốc dải yếm đào', thì sau cái câu
lục, phân lập ra đầu ra đũa ấy, tôi đã hết sức giật mình trước ẩn dụ
táo bạo mở đầu câu bát, 'Anh trông thấy oản,' nên càng hồi hộp chờ đợi
nửa còn lại, đã tung âm binh ra rồi đấy, liệu tác giả sẽ vững tay
quyết?. Và khi nó xuất hiện như ta thấy sau đây, 'Sao không vào thắp
hương?',
thì tôi đã phải thật sự nghiêng mình trước 'Thi Ca'."
"Thắp Hương".
Không thể viết hơn được!, ông viết.
Một cách nào
đó, đoạn trên minh chứng câu phán của Henri Miller, về nơi
chốnThượng Đế lẩn khuất, âm u và ẩm ướt, cái cửa mở ra mọi siêu hình
học và tôn giáo. Nhưng ở đây, còn cho thấy, hai giai đoạn thơ, sớm và
muộn, ở trong mỗi đời người.
Cái giai đoạn
đầu, với những câu thơ ngớ ngẩn thuở mới lớn, là khi
thằng bé/cô bé nhìn thấy oản.
Cái giai đoạn
sau, về già, làm thơ, thực sự là vào thắp hương đấy!
*
Thực sự, khi
hạ chữ oản, thì, bắt buộc phải bật ra cái ý thắp hương.
Thành thử, 'ẩn
dụ' oản hương chỉ mở ra hết, cái yếm đào chỉ tốc hẳn qua
một bên, khi được bồi bằng cú gió thượng thừa, là câu phán của Henri
Miller, theo Gấu.
Chúng chờ
nhau, để bổ túc cho nhau, như những dòng thơ ngớ ngẩn thuở
khăn quàng đỏ, [Cháu ngoan Bác Hồ nữa chứ, làm sao không?], như mẩu bút
chì, đem theo, từ hồi đó, chúng đợi, đến một
lúc 'vô thời' - sau 30 Tháng Tư, nhà thơ vào cư ngụ hẳn tại Sài
Gòn, hẳn thế - để viết ra những dòng sau đây:
Nhớ Sài Gòn
quá, tựa lưng vào tường mà khóc
Âm thầm thôi,
trong đêm chỉ đôi mắt mèo động đậy
Nhớ lúc phong
phanh áo mỏng rất gần tim
Nhớ những con
hẻm nhỏ ít tiếng nói nhớ những con người lầm lũi...
"Áo mỏng rất
gần tim" mà đối với "Gió xuân đánh tốc dải yếm đào" thì
thật là tuyệt cú mèo!
*
Đi trong gió,
Nỗi nhớ Sài
Gòn buốt trên đầu ngón tay.
Thơ NQT
*
Thơ thế mà dám
nói là 'gót hài mờ nhạt', hử, hừ, Gấu?
*
Nhìn thấy oản?
Ở tuổi ấy,
chưa chắc!
*
Nhớ
Sài Gòn quá, tựa lưng
vào tường mà khóc
Âm
thầm thôi, trong
đêm chỉ đôi mắt mèo động đậy
Nhớ
lúc phong phanh
áo mỏng rất gần tim
Nhớ
những con hẻm
nhỏ ít tiếng nói nhớ những con người lầm lũi...
Nếu không có
những dòng trên, chắc là Gấu bỏ sót thơ PTVA.
Đọc, Gấu có
cảm giác, đây mớl là điểm khởi đầu, của PTVA. Mấy dấu ấn
trước, đồ bỏ!
Ở những dấu ấn
trước, có, một đứa bé, một thiếu nữ, chống lại một ông
bố, một chế độ, một miền đất.
Với "Làm Thơ ở
Sài Gòn", [cái tít này là của Gấu, thay cho cái tít "Gửi
VB"], PTVA hết phải chống cự lại với đời sống, mà chỉ còn, một
mất một còn, với thơ.
*
Kafka nói,
"Cuộc nổi loạn của ông con chống lại ông bố là một trong
những đề tài đầu đời, cốt tuỷ, của văn chương, và với thế giới, nó còn
già hơn nữa, theo nghĩa, chưa có văn chương là đã có nó rồi. Kịch, bi
kịch, là đều viết về nó, tuy nhiên, trong thực tại, nó là chất liệu cho
hài, cho tếu. The Irishman Synge thật là có lý khi nhận ra điều này.
Trong vở kịch The Playboy of the Western World [Anh chàng chịu chơi của
thế giới Tây Phương], ông con trai đi đâu cũng khoe khoang, tớ đã làm
thịt ông via của tớ. Thế rồi ông bố xuất hiện và biến thằng con trai bố
nếu bố náo, dám neo nên bàn thờ ngồi, thành một anh hề." (1)
Tôi nghĩ, với
thơ, PTVA tin rằng, đó là cách độc nhất, để không bị biến
thành hề.
Thơ, làm theo
kiểu Mở Miệng, cũng là một cách làm hề, đối với nhà nước,
bố của bố, theo tôi.
Với thơ, có
thể PTVA còn hơn NHT, vượt qua được cái khúc nguy hiểm có
tên là Truông Nhà Hồ, trong khi ông kia thất bại, đi ngược trở lại,
chấp nhận, từ nay, viết là để mua vui, để kiếm tiền.
(1) Gustav
Janouch: Truyện trò với Kafka, Conversations with Kafka, bản
tiếng Anh, nhà xb Encounter, trang 68
Thơ
PTVA
Ở những dấu ấn
trước, có, một đứa bé, một thiếu nữ, chống lại một ông
bố, một chế độ, một miền đất.
Với "Làm Thơ ở
Sài Gòn", [cái tít này là của Gấu, thay cho cái tít "Gửi
VB"], PTVA hết phải chống cự lại với đời sống, mà chỉ còn, một
mất một còn, với thơ.
*
Một thiếu nữ
chống lại một ông bố?
Gấu nhớ tới
BHĐ.
Trong một lần
tâm sự, cô nói, cứ mỗi lần thấy ông bố vô
phòng của hai chị em, là con Bé nó bỏ ra ngoài.
Ông này, quá
đạo đức, nhưng cũng quá ích kỷ, quá tàn nhẫn, quá khắc
nghiệt với con cái. Cái gì ở ông này cũng quá cả. Ông quá hy vọng vào
con trai, chứ không phải con gái. Nhưng mấy ông con trai không thực
hiện được giấc mộng quá thành danh, và quá làm giầu, để cho ông
quá nhờ vả, nên ông
chỉ còn quá trông vào BHĐ.
Cô học y khoa,
một phần là vì vậy.
Bỏ Gấu, hẳn
nhiên là vì vậy.
Về già, khi cô
đã mất rồi, tuy kém Gấu tới 11 tuổi, Gấu mới thực sự
hiểu
ra những điều trên, và hiểu tại sao cô từ biệt Gấu, những ngày đó.
*
-Một mình em,
và em của em, gọi ông ta là bố, là cũng quá đủ rồi!
*
Bà cụ C. cũng
nói hệt như vậy.
-Cái gia đình
đó, họ không chịu nổi một thằng rể như mày đâu!
Còn ông anh
nhà thơ thì phán:
-Nó lấy con H.
chứ đâu lấy gia đình con H. Thằng Trụ, mày cứ lấy nó đi,
mang nó ra khỏi cái gia đình đó, là một điều hay của cả hai đứa mày đấy
!
Ông không hẳn
nói như thế, bằng cái ngôn ngữ như thế. Nhưng ý nghĩa của
nó thì đúng như thế.
*
Trở lại với
một câu của Borges, mà ông kêu là một khẳng định đơn giản,
a simple statement, thi ca được trao cho thi sĩ, poetry is given to the
poet.
Giả dụ như có
người hỏi lại ông, thi sĩ, dù đuợc trao cho, cũng lắc đầu
quầy quậy, thì sao?
Hay là,
PTVA, sau những dấu ấn như thế, sau những "người ta chẳng còn
chờ đợi ở tác giả, tác phẩm", bèn 'bực mình', nhất định không chịu làm
thơ, thì sao?
Để trả lời câu
hỏi đó, thì lại phải trở lại với Borges.
Ngay ở đầu bài
viết, Thơ, Poetry, ông phán:
Nói cho cùng,
tất cả chúng ta, ai cũng muốn làm thi sĩ.
[After all, we
are all trying to be poets].
Như thế, mùi
hương của thơ của PTVA, trong những dấu ấn trước đó, phải
nhạy cảm lắm
mới nhận ra được.
Nói gì khó
hiểu quá !
*
Sử dụng tam
đoạn luận, Gấu muốn nói:
1. Chúng ta,
ai mà chẳng muốn là thi sĩ.
2. Nhưng, thơ,
chỉ trao cho thi sĩ.
3. Suy ra, nếu
PTVA là thi sĩ, thì cái chất thơ đó phải ẩn tàng ở trong
những dấu ấn trước.
Do đó, khó mà
nói, chẳng ai chờ đợi gì ở em hết.
*
Hay những lần
gặp sau đó, những buổi tối ngồi trò chuyện ở
phòng khách trong khi mấy đứa em, mấy cô bạn ở chung nhà đã lui vào
phía trong.
Kể cô nghe những chuyện lặt vặt ở sở, cuốn phim vừa coi, cuốn sách vừa
đọc, xứ
Bắc Kỳ xa xôi, và Hà-nội. Nghe cô kể những năm học trường quận lỵ,
trung học Mỹ
Tho, đại học Đà Lạt. Nghe cô giảng giải về một miền đất không hoàn toàn
giản
dị. Phải nhạy cảm lắm mới nhận ra chút dấu hiệu thật mơ hồ, mong manh,
của sự chuyển mùa.:
Mối tình
lúc đầu giống như chớm thay đổi thời tiết. Tự nhủ thầm cô bạn chắc
không nhận
ra, và sẽ chẳng bao giờ dám thú nhận. Sau này nhớ lại, đã thực sự yêu
thương,
không phải lần vì quá cô đơn, lén viết lên trang tiểu thuyết Tô Hoài cô
đang
đọc, trong lúc cô lui vào trong, Je vous aime, nhưng khi tới báo tin
đứa em trai
tử trận, không gặp, đành nhờ một cô bạn ở chung nhà nói giùm, tin chắc
cô sẽ
hiểu.
Cõi
khác
*
The Purity of
Despair
Một với một
là
hai.
Tôi bất
tài, tôi bất tài,
tôi bất tài
Tập làm thơ
như tập múa,
những ngón tay thô kiểu gì cũng không thành
hình sen nở
Tôi phục kẻ
thù tôi, nghĩ
ra những câu co quắp, rợn người, thoát ra
ngoài biên giới não
Cũng có lúc
tôi lủi vào
trong cái chăn lục bát đống rơm bà ngoại
Những sáu
những tám cùng
nhau dặt dìu ru ngủ tôi có tài
Tôi có tài,
tôi có tài,
tôi có tài
Chẳng bao
giờ đến mức
“tai một vần”
Đã cố cầu
kỳ hết những
dòng trên, giờ thì buồn ngủ
Nhai cái
kẹo lạc dính hai
hàm răng chẳng muốn mở miệng ngáp một lần
PTVA: Làm Thơ Ở
Sài Gòn
Đọc mấy dòng
trên, Gấu bỗng nhớ tới một cái tít của Milosz:The Purity
of Despair.
Có vẻ như thơ
của PTVA được làm ra trong tình cảnh đó, trong tâm trạng
đó.
Tôi phục kẻ
thù của tôi.
Nghĩ ra những
câu co quắp, rợn người.
Thoát ra ngoài
biên giới não.
*
Bài của
Milosz, là để vinh danh "Shestov,
or the Purity of Despair"
Lạ, là ông
Shestov này cũng đã từng than, y như PTVA.
*
Và nếu Ghi chú
Dưới Hầm của
Dostoevsky giữ một
địa vị trung tâm ở nơi Shestov, ấy là vì,
nhân vật của Dos từng thét "Không", với "hai với hai là
bốn", và muốn "một điều gì khác."
Milosz: To Begin
Where I Am.
*
Một điều gì
khác.
Khác với một
với một là hai.
Làm thơ ở Sài
gòn thì có khác gì, Hãy bắt đầu ở nơi mà tôi là [To begin
where I am] ?
*
Milosz có lần
cho biết, ông dậy một khoá học về Dostoevsky và bị hỏi
nhiều lần, tại sao không viết một cuốn sách về Dos.
Và ông trả
lời, trọn một thư viện với đủ thứ ngôn ngữ khác nhau đã được
viết ra về ông ta, tôi chẳng phải một học giả, hơn thế nữa, tôi
lại còn là một bà con xa của ông ta nữa. Nhưng, sự thực là, còn
một lý do khác.
Bởi vì nếu tôi
viết, thì đó sẽ là một cuốn sách, được viết ra, dựa trên
sự thiếu tin cậy, mistrust. Và người ta chẳng thể nào viết một cuốn
sách mà không có lòng tin.
Nhà văn vĩ đại
này, Dos đã có ảnh hưởng không ai có, ngoại trừ
Nietzsche, lên suy tưởng ở Âu Châu và Mỹ. Ông ta sử dụng thể loại
tiểu thuyết, như thể trước ông ta chưa hề có ai sử dụng nó như vậy, để
đưa ra chẩn đoán về một hiện tượng bao la rộng lớn, mà chính ông
ta đã từng kinh qua, từ phía bên trong, và đã thấu hiểu nó: Sự băng
hoại của niềm tin tôn giáo.
Chẩn đoán của
ông hoá ra hơi bị quá xá đúng, đúng ơi là đúng.
[Bạn của thể
so sánh, niềm tin của Miền Bắc vào tôn giáo Cộng Sản,
trước, và sự băng hoại của niềm tin này, sau 1975. Con Bọ chính là chẩn
đoán của Dos biến thành sự thực. Nhìn như thế, mới thấy ý nghĩa, của
cái việc làm thơ ở Sài Gòn, bắt đầu ở nơi bắt đầu, là nơi ta là, muốn
một điều gì
khác, nói "Không" với chân lý Đường ra trận mùa này đẹp lắm, nói
"Không"
với Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, vân vân, và vân vân].
Nhưng câu này
của Milosz mới tiên tri một cách khủng khiếp về sự xuất
hiện của Con Bọ.
Milosz viết về
nhân vật Ivan của Dos. Anh này, Ivan, kể câu chuyện về
viên Đại Phán Quan do chính anh ta phịa ra, đưa đến kết luận như thế
này:
Nếu bất khả,
cái chuyện làm cho nhân dân sung sướng, tạo một
'địa đàng trần thế", dưới dấu hiệu của Chúa Ky Tô, thì đành thử thời
vận, là đem hạnh phúc đến cho họ, Miền Bắc, và cả nước sau đó, bằng
cách bắt tay với Quỉ Sứ, là chủ nghĩa Cộng Sản!
[If it is
impossible to make people happy under the sign of Christ,
then one must try to bring them happiness by collaborating with the
devil].
Berdiayev
viết, Ivan quá nhậy cảm, mà là thứ nhậy cảm dởm [false
oversensitivity]. Chúng ta có thể nói y chang như vậy, với Dos.
Milosz:
Dostoevsky [Trong Milosz's
ABC's]
*
Đó là thời gian Sài Gòn
nhiều biến động.
Không biết nhờ
cậy ai, dò la
cách nào, Gấu
biết nhà BHĐ vừa mới gắn điện thoại, và có được số.
Bèn nhờ cô
Nga, một nữ điện
thoại viên gọi giùm.
Chắc chắn sẽ
gặp ông bố. Và
khi em cầm máy thì trao lại cho Gấu.
Lúc này Gấu
biết, em đã có bạn trai, một anh chàng cùng học y khoa.
Hỏi thăm, em
nói, anh M. được lắm.
Hỏi, được là
sao. Em nói, được, là vừa ý ông bố lắm. Khác hẳn anh.
Khác như thế
nào?
Em trả lời,
khác nhiều lắm. Anh làm sao làm được như anh M.
Tuần trước,
vừa mới nghe sẽ có lộn xộn, là anh đã khệ nệ vác mấy bao
gạo đến
nhà rồi!
Quả đúng như
thế. Gấu không làm được
thật. Làm thì cũng được, nhưng
không thể nghĩ ra được.
Thảm nhất là,
sau này, mỗi lần gặp một
em Bắc Kỳ, bất cứ một em Bắc Kỳ
nào, là Gấu "tự động" nghĩ đến BHĐ, và ngu đến nỗi, tưởng em nào cũng
là
BHĐ !
[Gấu nghe như, em từ phiá
bên kia, bật cười, nói, xạo vừa thôi, anh Gấu
ngày nào của em ơi!]
Lưu vong
Có những
bàn tay dưới mặt bàn.
Có một bông
hồng trầm ngâm.
Hừng đông đỏ
như trái cây chín mọng.
Bây giờ,
xứ sở của tôi xa dần cùng với những người ra đi.
Bây giờ, nỗi
buồn và thời gian thì giống nhau.
Xa dòng sông,
con suối mất con đường của nó.
|