TẠP GHI
|
Làm Thơ Ở Sài Gòn
2
Làm Thơ ở
Sài Gòn làm
Gấu nhớ đến Nguyễn Tuân.
Nhớ cái xen
trong Chữ Người
Tử Tù, Huấn Cao viết
bức tranh chữ
cuối cùng của đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm
một nghề khác mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như thế này
phải tìm đất khác để mà tụ lại): chẳng đợi người cai tù nói hết câu:
xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.
Nguyễn
Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân,
nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này,
không thể
nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng
giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có
biết
khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn
Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng
"may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc
như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này,
theo
tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được
hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên
bị văng
ra khỏi vườn Địa Đàng.
Mắt
xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người,
nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn
Tuân, là để
giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành
bạch, vì nét
tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh của
ông,
phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi đây là
mình lại
nhớ đến nó. Không hiểu sao."
Một chuyến
đi
Làm Thơ Sài
Gòn
còn làm Gấu nhớ tới ông cậu của Gấu. Cậu Toàn.
Ngay sau 30
Tháng Tư 1975, ông lập tức làm liền cái cú đi thăm Sài Gòn.
Lần về gặp lại ông ở Hà Nội, nhắc tới vụ đó, ông cười, nói, mấy thằng
Cầu, thằng Tiệp, thằng Lùn, [cũng mấy ông cậu của Gấu, con Bà Ba], hồi
đó, có đứa nào dám khai báo có bà chị di cư vào Nam đâu.
Tao khai tuốt
luốt. Trong hồ sơ Đảng có chi tiết đó. Khi nhà nước ra
lệnh, ai có thân nhân ở Miền Nam thì được vào trước, thế là tao đi
liền!
Đi liền, nhưng
đi để làm gì cơ chứ? Có bà chị nghèo, có thằng cháu,
nghe nói chẳng ra gì....
Ông buồn rầu,
nói, tao nghe nói về chị về cháu như vậy, nên mới vội
vàng đi.
Sợ không kịp
nhìn thấy chị, thấy cháu !
Tuy nhiên, ông
cậu Toàn không thể không về Hà Nội. Chỉ có ông cậu Cầu,
là sau đó, dọn nhà vô Sài Gòn, tái định cư.
Theo những
nghĩa đó, Làm Thơ ở
Sài
Gòn có nghĩa:
Đừng bao giờ
tách những bản văn ra khỏi ý hướng của chúng. Và cũng đừng
coi đây là một sự trở về "ngây thơ" với những dự tính của tác giả.
Tương quan giữa bản văn và ý hướng của nó là tương quan giữa bản văn
với tác giả, và với người đọc. Theo nghĩa đó, Tristan Tzara phán: "Thơ
không chỉ là sản phẩm được viết ra đó, một chuỗi những hình ảnh những
âm thanh, nhưng mà là một cách ở
đời"
[La poésie
n'est pas uniquement un produit écrit, une succession
d'images et de sons, mais une
manière de vivre". (1)
Henri
Meschonnic: Pour la
poétique I
(1) T. Tzara: Siêu thực
và thời kỳ
hậu chiến.
Meschonnic trích dẫn.
Sự kiện, đi
thực tế, đi,
sống và viết, đẩy cao lên một mức nữa, nó liên can tới cái gọi là
"thiên tài của nơi chốn", "genius
loci", hay nôm na,
thần đất.
Thành thử, Làm Thơ ở
Sài gòn xuất
hiện, "như là một dấu ấn", điều này
còn có nghĩa, ông thần đất, ông thổ địa Sài Gòn đã chấp thuận "mi", là
cư dân của Sài Gòn !
Hồi năm 1954,
Gấu cũng đã trải qua kinh nghiệm tương tự [?].
Với Gấu, đúng
ra
phải nói, những
thử thách chết người !
1. Lần thứ
nhất: Bị một anh lính Bình Xuyên dọa bắn bỏ không biết bao
nhiêu lần, trong suốt một ngày trời.
2. Lần thứ
nhì: Bị bắt bỏ bóp Quận Nhất, phía sau rạp xi-nê Đại Nam,
gần khu Chợ Cầu Muối suốt một ngày, ngày hôm sau phải đi thi
Trung Học Đệ Nhất Cấp.
3. Lần thứ ba:
Ăn hai trái mìn claymore tại bờ sông Sài Gòn.
Cú thứ ba này
chắc không phải lệnh của ông thổ địa Sài Gòn, mà có khi
của ông ở tận... Hà Nội. Ông này nhờ mấy anh đặc công VC trị tội
mấy thằng Mẽo, nhân tiện làm thịt luôn thằng bé Bắc Kỳ phản bội... ổng !
Octavio Paz kể
chuyện thiên tài ở nơi chốn, khi ông ghé Paris, mới
thú vị. Nhờ ông thần đất, ông còn ngộ ra được cái độc của chủ nghĩa
Cộng Sản.
Trong số những
con người "cô đơn" ông gặp tại Paris, là khuôn mặt còn
trẻ, của Albert Camus, nơi hội tụ, trong con người và trong thơ văn,
của hai uy tín (prestiges) trái ngược hẳn nhau: nổi loạn và sự chiết
trung của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Vào năm 1946, ông gặp Kostas
Papaioannou.
"Ông ta trẻ
hơn tôi, nhưng món nợ tinh thần của tôi với ông lớn hơn
nhiều, so với sự cách biệt về tuổi tác. Tôi đã thử vẽ vời chân dung,
bằng một vài trang, và tôi cũng đã nhắc tới hình tượng của ông, trong
một bài thơ. Sự sống động, sôi nổi của ông ngang bằng với sự hiểu biết.
Chúng tôi nói chuyện với nhau hàng giờ, giữa đám đông Paris, những câu
chuyện chạy dài trên những đại lộ, hay những con hẻm thê lương, tăm tối
của lịch sử. Nhiều khi chúng tôi đi lạc, nhiều khi chúng tôi nhập vào
những hữu thể không hình hài, xác thân mà Người Xưa thường gọi là
"thiên tài của nơi chốn". Mặc dù lúc nào cũng vui như Tết, không một
chút bận tâm, tình trạng kinh tế của ông thật nguy nàn. Ông bỏ đảng CS
Hy Lạp, sống như một kẻ tị nạn chính trị không giấy tờ, nạn nhân của cả
tả lẫn hữu, những kẻ thù liên kết với nhau bởi lòng hận thù sự phê
bình, và sự độc lập. Kostas chịu đựng được tất cả, không một chút vướng
mắc: lòng yêu đời của ông vượt mọi rủi ro, bất hạnh. Chẳng bao lâu, tôi
hiểu được, ông cũng có cùng nỗi ray rứt như tôi, về một bí ẩn, đâu là
bản chất lịch sử đích thực của Liên Bang Xô Viết. Đề tài này, chẳng bao
giờ ông cạn láng. Những nhận xét của ông soi sáng tôi rất nhiều. Ông
chứng minh cho tôi, định nghĩa của Trotsky là một công thức trống rỗng:
Liên Bang Xô Viết là một Quốc Gia thợ thuyền mất chất (dégénéré). Thật
vậy, làm sao người ta có thể đánh giá một Quốc gia không được cầm quyền
bởi những người thợ, nơi mà họ bị tước đoạt mọi tự do cơ bản? Tất cả
những cuộc bàn cãi như vậy, chỉ là những ước đoán thuần tuý, nếu không
có một biến cố quyết định: "Vụ David Rousset và tờ Les Lettres
francaises."
Lộ Trình
Lần đầu Gấu
xém chết, xẩy ra ngay những ngày đầu tiên chân ướt chân ráo
tới Sài Gòn, thời gian Bình Xuyên còn nắm lực lượng Cảnh Sát.
Gấu có rất
nhiều nickname. Nick đầu tiên, trời cho, có từ bẩm sinh:
Thằng lác, [thằng lé].
Nick thứ nhì,
thằng Mõ Phố. Cái này cũng quá xưa, từ hồi còn ông cụ,
ông cụ ban cho.
Số là, ông dậy
học, không khoái Tây, bị chúng đì, đổi trú sở hoài. Mỗi
lần tới một trú sở mới, ông bố cần hỏi "dân tình địa phương", là hỏi
thằng Mõ Phố.
Cái tật tới
nơi nào là lò mò thăm thú, hít hít hửi hửi khiến Gấu, vừa
mới tới Sài Gòn là tậu ngay cho mình một tấm bản đồ thành phố, và đường
ta ta cứ đi, đâu ngờ, chỗ gần Ga Sài Gòn, trong bản đồ ghi có con
đường, dẫn tới phía bên kia, tức phía Trần Hưng Đạo, nhưng vào lúc đó,
đã bị lực lượng Bình Xuyên bít lại, khoanh vùng thành trại lính, mỗi
đầu có một anh lính gác. Thằng bé Bắc Kỳ mắt lác, nhìn chẳng thấy anh
lính gác, cứ thế xăm xăm tiến vô trại, bất ngờ, anh từ một xó
xỉnh nào không biết, xồ ra, xách tai thằng bé ra ngoài cổng, bắt đứng
nghiêm, còn anh ta bồng súng đi đi lại lại, lâu lâu lên nòng đánh xạch
một cái, nhắm thằng Gấu, hăm, tao bắn bỏ mày !
Mãi đến gần
tối, chắc là sắp đổi gác, anh ta mới tha [thả] Gấu !
Lần thứ nhì,
Gấu đã kể, trong Lần
Cuối Sài Gòn .
Hãy cho tôi
thăm lại con phố Bonard, nơi có bót Lê Văn Ken, chú bé di
cư ngày nào ngơ ngác, rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài-gòn. Gần
gốc cây chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã
man một người đàn bà. Không quên bài học Công Dân, chú bé chạy vào
trong bót. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh vợ,
mắc mớ chi tới mày. Đồ con nít Bắc kỳ di cư, vô đây làm tàng. Ôi bài
học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt giũa
trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào trên khuôn mặt cô
bé. Trên khuôn mặt Sài-gòn.
*
Sự kiện, đi thực tế, đi,
sống và viết, đẩy cao lên một mức nữa, nó liên can tới cái gọi là
"thiên tài của nơi chốn", "genius
loci", hay nôm na,
thần đất.
Thành thử, Làm Thơ ở
Sài gòn xuất
hiện, "như là một dấu ấn", điều này
còn có nghĩa, ông thần đất, ông thổ địa Sài Gòn đã chấp thuận "mi", là
cư dân của Sài Gòn !
Giấc mộng lớn
của Gấu, hồi niên thiếu, viết một cuốn tiểu thuyết nối
liền hai thành phố, một cách nào đó, đã được thực hiện, chỉ với mấy câu
thơ, trong Làm Thơ Ở
Sài Gòn:
Nhớ
Sài Gòn quá, tựa lưng
vào tường mà khóc
Âm
thầm thôi, trong
đêm chỉ đôi mắt mèo động đậy
Nhớ
lúc phong phanh
áo mỏng rất gần tim
Nhớ
những con hẻm
nhỏ ít tiếng nói nhớ những con người lầm lũi...
*
"Niên học cuối
của Lan Hương ở bậc Trung Học, bắt đầu bằng
những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà-nội..."
1965, cùng với
truyện ngắn đầu tay, "Những ngày ở Sài-gòn", đăng trên
tuần báo Nghệ Thuật, tôi đã mơ tưởng một truyện dài nối liền được hai
thành phố. Làm như cuốn sách nhỏ bé có thể xoa dịu cái xấu của cả một
miền đất. Thiên nhiên, mặt hồ, mặt ao... in hằn vẻ khắc nghiệt của số
phận từng con người, khiến họ chỉ nhìn thấy nỗi khổ đau, chỉ làm cho họ
thù ghét trước khi tìm cách yêu thương nhau. Làm như những chữ mỏng
manh yếu ớt có thể làm sống lại người cha thân yêu đã mất tích vì tai
họa đảng phái ngay những ngày đầu mọi biến động và cũng là ngày đầu mọi
khổ đau của một bà mẹ cùng bốn đứa con, người chị lớn nhất mới 9 tuổi.
Người cha mất tích đúng ngày 30 tết năm 1945, sau này mấy anh chị em
vẫn lấy mâm cơm giao thừa làm mâm cơm cúng...
Giờ này, tôi
chỉ còn nửa giấc mơ. Hà-nội đã chết trong tôi từ lâu, cũng như trong
một số người thân quen. Thanh Tâm Tuyền chắc cũng rõ điều này, khi viết
xong "Bếp Lửa", nhưng anh cố tình chống trả sự thật tàn nhẫn, trong bài
viết khi cuốn sách được tái bản lần cuối tại Sài-gòn, trước khi lịch sử
sang trang: "Tôi đã loay hoay, hì hục viết một Bếp Lửa khác". (Một
Hà-nội khác, theo tôi). Nhưng rồi chính anh cũng phải giận dữ để cho
một nhân vật thốt lên: "Hà-nội là cái quái gì".
Hà-nội cũng
đã chết với Mai Thảo trong "Đêm giã từ...": "Tôi nhìn xuống Hà-nội. Địa
ngục ở đó".
Hà-nội chết
theo mối tình đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc trưởng thành,
là tiếng khóc chào đời. Đó còn là nỗi sợ hãi đời sống, và mong muốn có
một người cùng chia sẻ. Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản ứng của cơ thể
trước sự thay đổi của thời tiết. Đứa nhỏ tuy đã quen với nắng ấm Miền
Nam nhưng không làm sao quên được những đợt gió bấc lạnh buốt. Hình như
bằng những xôn xao, những mơ hồ như vậy tôi viết cho Lan Hương những
dòng cuối cùng: "Anh không sợ chúng ta không yêu thương nhau nhưng chỉ
sợ chúng ta thương nhau nhiều quá".
Hà-nội giá
lạnh dần trong tôi theo hơi ấm toát ra từ hai bàn chân của đứa em trai,
chuẩn úy Nguyễn Quốc Sĩ, sĩ quan khóa 23 Thủ Đức, biệt phái tiểu đoàn
Địa Phương Quân canh giữ phi trường Sóc Trăng, tử trận ngày 23 tháng 11
năm 1967, trước biến cố Mậu Thân một năm, sau khi ra trường chưa đầy 7
tháng, chưa kịp lãnh lương theo đúng cấp bậc. Chưa kịp ghi địa chỉ cấp
báo thân nhân. Mấy người sĩ quan cùng đơn vị chỉ nghe nói Chuẩn Úy có
một người anh làm công chức Bưu Điện tại Sài-gòn, ngoài ra còn viết
văn, viết báo. Và tôi biết tin em tôi tử trận qua tờ công lệnh gởi tới
Đài Phát Thanh Sài-gòn, nơi tôi thỉnh thoảng gởi bài cộng tác, và qua
hệ thống điện đàm nội bộ, giữa hai Đài Vô Tuyến Điện Sóc Trăng-Sàigòn,
trong căn phòng kế bên văn phòng tôi làm việc.
Trong những
giờ phút thê lương ngồi bên xác đứa em tại nhà hội Thị Xã Sóc Trăng,
nghe những người lính cùng đơn vị của đứa em kể lại những giây phút
cuối cùng của người chỉ huy, nhìn hai hàng nến, lá quốc kỳ, viên sĩ
quan đứng cứng người như pho tượng trước chiếc quan tài trong kẽm,
ngoài gỗ, tôi có cảm tưởng đứa em đã đem cùng với nó giùm tôi tất cả
những kỷ niệm còn sót lại về một thành phố đã có lần hai anh em cùng
rời bỏ: Hà-nội
maudit!
Lần
Cuối Sài Gòn
Khác hẳn tác
giả Làm Thơ Ở Sàì Gòn, tâm trạng của đám nhà văn Bắc Kỳ di
cư đối với Hà Nội, có gì đó, giống tâm trạng của những người như
Brodsky, như Herzen, vừa yêu vừa ghét thành phố quê hương của họ.
Herzen đưa ra
nhận xét, đại khái, Petersburg tẩm vào người dân của nó một "chất độc",
gây cơn sốt thường trực, về thể chất cũng như về tinh thần. Một hiện
hữu nóng bỏng, và cái giá của nó là một cái chết trẻ. Nhiều nhà văn của
Leningrad đã trả giá như vậy. Người thì chết trong tù. Tình trạng bỏ
chạy ra nước ngoài không rầm rộ nhưng âm ỉ kéo dài suốt những năm 20.
Những người ở lại đã phải đối diện với sự chọn lựa giữa sự nghẹt thở về
tinh thần hay huỷ diệt thân xác. Nhưng một số trong họ vẫn cố giữ nhân
cách, sự trung thực, và cố ghi lại thực tại quái đản là "Cuộc Khủng Bố
của Stalin". Chẳng có chi là trùng hợp, những người nổi tiếng nhất
trong số họ đều có gốc rễ văn hóa những năm tiền-cách mạng tại
Petersburg. Nữ thi sĩ Akhmatova, và nhà soạn nhạc Shostakovich, đã biến
đổi thành phố thành một biểu tượng cho số mệnh bi đát, và hy vọng hồi
sinh của nước Nga.
Như tất
cả
những tác phẩm lớn của văn hóa Petersburg, Kinh Cầu là sáng tạo của một
nghệ sĩ mà sự đồng nhất với thành phố là tổng hợp của rất nhiều tình
cảm hỗn độn. Joseph Brodsky, một đứa con khác của thành phố, đã có lần
đưa ra nhận xét, Petersburg đẻ ra một nền văn chương được đánh dấu bởi
sự "âu lo, như thể nó được viết ra từ mép bờ trái đất. Và nếu có thể
đưa ra một quan niệm chung, một âm điệu nào đó, thì đó là sự vong
thân".
Thi sĩ TTT, trong những ngày tù, làm thơ, giữ trong đầu, những dòng đầy
ẩn mật, lòng chẳng chút oán sầu, nhưng, khi được trả về với gia đình,
trong giờ phút ghé Hà Nội
chờ tầu xuôi Nam, đã nhớ tới câu văn của bạn mình, cuộc trùng phùng,
tái ngộ mới cay
đắng làm sao. Ông như đã cảm nhận ra "âm điệu vong
thân" (1), của ông và bạn bè với thành phố quê hương,
Tôi trở
lại thành
phố của tôi, thân quen với những dòng lệ,
với cơn đau thịt thừa trong cổ họng thuở ấu thơ, và chứng chướng tĩnh
mạch
Bạn đã trở về đây - vậy thì hãy nuốt
dầu đèn phố Leningrad
Hãy nhận ra bây giờ ngày tháng Chạp mù sương...
Petersburg, tôi chưa muốn chết
Tôi có số điện thoại của bạn ở trong đầu
Petersburg, tôi vẫn có những địa chỉ, tại đó, tôi sẽ tìm ra tiếng nói
của những người đã chết...
(Osip Mandelstam, Leningrad)
Nơi
Người
Chết Mỉm Cười
Khi từ Phú Thọ
ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng
trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm
bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên
tai "... Nhìn
xuống vực thẳm... dưới
ấy..",
Trong
đất trời
(1) Hóa ra là
"âm điệu tủi thân" của me-xừ nào đó, thuổng từ chữ này. NQT
Thương
gia PTH và nữ
đồng nghiệp e thẹn của anh
chẳng mắc mớ gì tới thực
tại Việt Nam hiện nay.
[Hình từ Match du
Monde ]
Sự kiện - đi
thực tế, đi
sống và viết - đẩy cao lên một mức nữa, nó liên can tới cái gọi là
"thiên tài của nơi chốn", "genius
loci", hay nôm na,
thần đất.
Thành thử, Làm Thơ ở
Sài gòn xuất
hiện, "như là một dấu ấn", điều này
còn có nghĩa, ông thần đất, ông thổ địa Sài Gòn đã chấp thuận "mi", là
cư dân của Sài Gòn !
|