TẠP GHI
|
Je fus placé à
mi-distance de la misère et du soleil
Albert Camus:
L'envers et l'endroit
Tôi được đặt
để, ở giữa
quãng đường, một bên là sự khốn cùng, và một bên là mặt trời. Albert
Camus
Đó cũng là số phận của Gấu.
Sự khốn cùng, là, nửa ở Miền Bắc
Nửa còn lại, có Mặt Trời - không phải Mặt Trời Địa Trung Hải của Camus
- mà là Mặt Trời Miền Nam.
Một khi mất nó, Gấu than thảm thiết:
Lần thứ nhì
bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già
càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào,
cũng không làm sống lại, chỉ một sợi nắng Sài-gòn....
Lần
Cuối Sài Gòn
Sao phải chịu
mùa đông
lạnh nhất ở đây?
Mặc nhiều áo
tới nỗi xa lạ với da thịt của chính mình
Phải về nhà
thuê chỉ thấy đèn chưa bật
Phải viết nhật
ký mỗi ngày chỉ cùng một thắc mắc
Chữ cong queo
vì đeo găng?
Nhớ Sài Gòn
quá, tựa lưng vào tường mà khóc
Âm thầm thôi,
trong đêm chỉ đôi mắt mèo động đậy
Nhớ lúc phong
phanh áo mỏng rất gần tim
Nhớ những con
hẻm nhỏ ít tiếng nói nhớ những con người lầm lũi...
PTVA
Đoạn trên cho
thấy, Làm Thơ Ở Sài Gòn được viết ra ở Hà Nội.
Ở Sài Gòn
người ta làm thơ, theo nghĩa, sống.
Về Hà Nội,
người ta tự hỏi, tại sao lại phải chịu cái lạnh, nhà thuê,
cái xa lạ với da thịt chính mình...
Và lúc đó,
ngồi và viết ra Những Ngày ở Sài Gòn.
Đây cũng là
trường hợp, đảo ngược, của Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền.
Viết ở Sài
Gòn, nhưng thực sự là về những ngày ở Hà Nội, trước 1954.
Chính vì thế
mà tuy tác giả cho biết, được viết một hơi, không có thì
giờ để mà nhìn lại, bao nhiêu năm sau cứ hì hục tìm cách viết lại nó,
mà không thể, và dẫn lời Malraux, người ta không thể viết lại một cuốn
sách, nhưng sự thực, Bếp Lửa không thể viết lại, vì nó đã thuộc về một
thế giới khác, thế giới Hà Nội trước 1954.
Cũng chính vì
thế Ung Thư, tiếp nối Bếp Lửa, đã hoàn tất, nhưng tác giả
không cho in ra, là vậy. Tiếp nối Bếp Lửa, là tiếp nối bằng cách tưởng
tượng ra một Hà Nội sau 1954 với những nhân vật của Bếp Lửa, ở lại, trừ
Thạch, sống cuộc sống của họ ở Hà Nội.
Những Đồng,
những Đại...
*
Chỉ so sánh
hai đoạn thơ trên, là thấy rõ tình cảm của tác giả [PTVA]
đối với hai thành phố.
*
Kinh nghiệm
viết Bếp Lửa sau này lập lại, với thơ tù. Ở những nơi chốn
không thể làm thơ đó, người ta vẫn làm thơ, trữ nó ở trong đầu, chờ một
ngày đẹp trời,
cho chúng chào đời.
Bếp Lửa được
viết, được trữ ở trong đầu, cũng như thế.
Thành thử, khi
đọc những câu văn trong Bếp Lửa, thí dụ:
Tôi không
nhận ra đâu là
Tiên Viên, đâu là Phủ Từ. Cảnh quen mắt và
không thay đổi; những dãy chợ lá lèo tèo vắng ngắt, những người nhà quê
ngồi xổm co ro mặt tái ngoét thu tay vào bụng.
Cây cầu
kêu dưới
bánh xe với tiếng nước xoáy lạnh dưới chân trong buổi chiều ngất ngư
chưa muốn
ngã.
Chuyến xe
đã gặp núi. Núi
tím lớn làm nhỏ cả thế giới hiện có của chúng
tôi. Những khu đồn chiến tranh với nứa nhọn, dây thép gai đứng đấy cho
chiếc xe đi vào giữa. Đá xanh nhỏ bắn rào rào sang hai bên đường. Trên
chòi canh, hai con mắt người lính gác tối đen nhìn sang núi.
Và sau này đọc
lời bạt của tác giả:
Được viết
một hơi –
khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết
– không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là
quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Tôi thoạt đầu
hết sức ngạc nhiên. Làm sao người ta có thể viết một mạch
những câu văn như những câu thơ, những hình ảnh của một miền đất.
Chỉ mãi sau
này, khi đọc bài viết Thơ Giữa Chiến Tranh và Trại Tù, rồi
hình ảnh, vừa được thả ra là lo cúi gập mình ghi lại những bài thơ trữ
ở trong đầu trước khi về gặp gia đình, tôi mới hiểu.
Bếp Lửa đã
được viết như thế, tại một vùng đất tự do, sau kinh nghiệm
1954.
Tôi nghĩ Làm
Thơ Ở Sài Gòn là một kinh nghiệm ngược lại.
Và chỉ một khi
trở về Hà Nội, chúng mới có cơ hội được viết ra.
*
PTVA: Nữ thần đồng ?
Bac Gau,
Thuc ra PTVA
co lam tho tu lau, tu thoi khan quang do chu khong phai
doi den bay gio. Nhung sau do, PTVA da don het noi luc cho truyen ngan.
Bay gio tro lai THO, tro lai chu khong phai bat dau.
Toi con nho 1
doan nhu:
Hom nay troi
nang chang chang
Meo con di hoc
chang mang thu gi
Chi mang mot
mau but chi
Va them mot
khuc banh mi con con.
Rất ư là tình cờ, tờ Người Nữu Ước, số mới nhất, Nov. 6, 2006, có một
bài viết về nữ
thần đồng thi ca một thời của Tây, Minou Drouet: The Lost Child.
Gấu nhớ là hồi đó, cô bé này nổi lắm. Nhưng thơ của em, là của...
bà mẹ. Một cú lừa to tổ bố, une
supercherie, nổ chẳng khác một cú
Dreyfus nho nhỏ.
Tuy nhiên, qua bài viết, đây là một cô bé rất thông
minh, rất nhậy bén, và quả là một thi sĩ.
Câu chuyện thú vị sau đây, kể, về lần cô bé được yết kiến Đức Giáo
Hoàng.
Đấng Bị Đóng
Đinh Trên Tường Kia chỉ có hai khúc gỗ,
còn Đức Giáo
Hoàng thì lại ngồi trên Cái Ngai Uy Nghi như thế ư?
*
Ôi chao, tại
làm sao mà một cô bé 10 tuổi
lại bật ra
được một câu khủng
khiếp như thế về Phận Người?
[Đúng ra, về
Khổ Nạn Chúa Ky Tô]
Nó đòi hỏi
niềm tin, ở nơi
Thượng Đế?
-Vâng, hay – nguy hiểm hơn nữa
– niềm tin
vào địa ngục. Một lần, vào lúc sáng tinh mơ, Đức Giáo Hoàng Pius XII
tiếp Paul Claudel, để vinh danh nhà viết kịch nổi tiếng và nhà thơ
Ca-tô giáo.
"Con của ta,"
ngài nói, với nụ cười mỉm, "con quá tin vào địa ngục, thế
mới khổ cho con; [còn ta], ta không quá chắc mẩm, về thiên đường, đến
như thế đâu!".
Steiner
Nhân talawas
kỷ niệm 5 năm,
Gấu nhớ một lần viết một bài về NHT cho diễn đàn này. Viết gửi, rồi lại
viết gửi, không biết bao nhiêu lần, đến nỗi bà chủ quán thương hại, tại
sao anh lại khổ cực vì một bài viết đến như thế, anh cứ sửa đi sửa lại
mãi cũng đâu có được, tốt hơn hết, là chấm dứt nó, rồi viết một bài
khác.
Gấu trả lời, cái bài viết này, không làm sao chấm dứt được.
Bà ngạc nhiên, hỏi lại, tại sao?
Ấy là vì tôi không làm sao giải thích được, tại làm sao, cái gọi là "tự
vấn" của ông nhà văn đại diện cho lương tâm của Miền Bắc thời hậu chiến
lại chấm dứt với Tướng Về Hưu.
Bà có vẻ cũng thấy thú vị, hỏi tiếp, theo anh, tại sao, khi nào anh
tìm ra, nói cho tui hay với nhé !
Sau đó, Gấu nhận ra, NHT không thể viết được nữa, là do không vượt được
Truông Nhà Hồ, Phá Tam Giang.
Đây là điều Gấu đã manh nha nhận ra khi đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của
Bảo Ninh.
Gấu đọc War Sadness
Nhưng phải đến Phan Thị Vàng Anh, với chỉ một vài dòng thơ, là cái nỗi
hoài nhớ, trong đó có cả sự ân hận, bật ra.
Tôi nhớ đến những giọt nước mắt của người đàn bà trong truyện ngắn ở
trong lòng bàn tay của Miêng, nhỏ xuống cho một người mất hết vợ con
trong một lần vượt biển, trong Biển.
Đây mới là tín hiệu đáng mừng, [dấu ấn PTVA], chứ không
phải ba thứ tự thuật của mấy mụ đàn bà, nghệ sĩ ưu tú của nhân dân, vừa
ăn cướp [chồng, hạnh
phúc gia đình của người khác] vừa la làng, tôi dám sống, dám yêu, dám
chửi bố tôi, như một ông phê bình gia khác nữa, phán.
Thử hỏi chỉ mấy bà này dám yêu dám sống ? Mấy bà đạo đức không
dám sống, dám yêu ?
Gấu này bỗng nhớ đến mấy ông Ăng Lê vừa mới ra luật, cấm mấy tay sát
nhân, xong, hối hận, sám hối bằng cách bán tự thuật, hồi ký "Yêu Sống
Và Giết Người" cho mấy ông bà nhà
văn, thí dụ như Bùi Mai Hạnh, mấy tờ lá cải, thí dụ như tờ Tuổi Trẻ...
(1)
(1) Tôi đọc trên net, về trường hợp một cuốn tự thuật khác nữa, sắp xb,
trong đó, có một người chồng đã từng phải tự tử vì một bà như bà LV.
Viết ra ở đây, với sự dè dặt. NQT
|