1
2
Istanbul_Saigon
Istanbul by CVD
|
Istanbul trình làng!
Enfin!
Sau cú
911, những cuốn tiểu thuyết của Pamuk được coi như là
những sấm
ngôn [oracles]
Note: Bìa, trên, từ CM's Facebook.
Tks All of U. NQT
Istanbul
“There
are places where
history is inescapable, like a highway accident,” Joseph Brodsky wrote
about Istanbul;
its “geography
provokes history.”
Note: Bài viết này GNV có nhưng
không làm sao kiếm ra tờ báo cũ NYRB.
Đọc đỡ một khúc vậy!
NQT
"Có
những chốn lịch sử vô phương trốn, như một tai nạn trên xa lộ cao tốc",
Brodsky
viết
về Istanbul, "cái
địa lý của nó gây hấn với cái lịch sử của nó”.
Ui
chao, lại nhớ đến cái tay
tri âm tri kỷ, phải là anh cu Gấu, nhớ Sài Gòn đến phát điên lên được
thì mới để
hồn ma lang thang của mình nhập vào hồn thiêng Istanbul của Pamuk!
"Trong
những đêm chập
chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại
tưởng đây
là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ,
sống lại
cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới
đáng
kể."
Một
thành phố mà tôi đã chết
ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
Mò trên
net, ra cái này, cũng
thật tuyệt :
COLLECTIVE
MELANCHOLY: ISTANBUL
AT THE
CROSSROADS OF HISTORY, SPACE AND MEMORY
Bị ép buộc phải
chọn bên, Camus thay vì chọn, thì khai triển ‘địa ngục tâm lý’, trong Người
Khách, The Guest. Truyện ngắn tuyệt hảo mang tính chính trị này
diễn tả
chính trị, không như là một điều mà chúng ta hăm hở vồ lấy nó, theo cái
kiểu
đường ra trận mùa này đẹp lắm, nhưng mà là một tai nạn chẳng sung sướng
tí chó
nào, mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận.
Thật khó mà 'phản biện' ông, về điều này, nhất là Mít chúng ta!
Pamuk: Albert Camus
Nguồn
Istanbul
Một
Orhan / Gấu khác
Những
lần, khi chấp nhận,
những câu chuyện mà tôi nghe về thành phố của tôi, và về chính tôi, là
của
mình, tôi thèm viết ra, như vầy: “Ngày xửa ngày xưa, tôi là họa sĩ. Tôi
sinh ra
ở Istanbul.
Tôi
là một đứa trẻ ưa tò mò. Rồi thì, tới năm tôi hai mươi hai tuổi, không
hiểu
sao, tôi lại đâm ra viết tiểu thuyết.” Tôi thèm kể câu chuyện của đời
mình theo
kiểu đó, như thể đời mình là một chuyện gì xẩy ra cho một người khác,
như thể
đời mình là một giấc mơ, trong đó, tôi nghe tiếng nói của mình nhạt
nhòa dần
đi, ngọt lịm, và điều mình ước muốn, thì, ôi chao, thật là tuyệt vời.
Đẹp thật,
tuyệt vời thật, tuy nhiên, tôi nhận ra, kể chuyện đời mình như một sử
thi như
thế là không đáng tin cậy, cứ như thể chúng ta có tới hai cuộc đời,
cuộc đời
thứ nhất sáng hơn thực hơn, so với cuộc đời thứ nhì, bắt đầu, khi chúng
ta thức
giấc.
Bởi vì - với những người như
tôi, ít ra - cuộc đời thứ nhì đó, kiếm ở chi đâu, nếu không là, ở trong
chính
cuốn sách này, mà bạn đang cầm ở trong tay.
Và chính vì thế, hãy thật cẩn
thận, bạn đọc thân mến. Hãy cho tôi nói thẳng với bạn, và, đổi lại, tôi
yêu cầu
ở bạn, sự cảm thông.
Orhan Pamuk/NQT
Tên của
nàng là Bông Hồng
Đen, theo tiếng Ba Tư, nhưng, theo như tôi biết, cho tới nay, chẳng có
ai trên
bến cảng, nơi mà chiều chiều, nàng vô tư nhảy xuống tắm biển, và chẳng
có ai
trong số bạn học của nàng ở trường trung học của người Pháp, để ý đến
chuyện
tên nàng là Bông Hồng Đen, ấy là vì, mớ tóc dài long lanh sáng ngời của
nàng
thì không phải mầu đen mà là mầu hạt dẻ, và cặp mắt nâu của nàng thì
cũng mầu
hạt dẻ, nhưng xẫm hơn một chút, so với mầu tóc.
Khi
tôi thật khôn khéo, thật
tế nhị, nói với nàng, tên nàng có nghĩa là Bông Hồng Đen theo tiếng Ba
Tư, nàng
nhướng mày, nàng luôn làm như vậy, mỗi khi nàng đột nhiên trở nên
nghiêm trang,
và, trề môi ra một tí, nàng nói, lẽ dĩ nhiên, nàng biết tên của nàng có
nghĩa
là gì, và nàng nói thêm, tên của nàng là được đặt theo tên của bà nàng,
một phụ
nữ người Albanian.
Secret Love in the
Lost City
Thư viện Thổ
Pamuk
đọc Camus
Pamuk
đọc Dos
*
Tôi đọc Camus, đâu đó trước khi
đọc Dos và
Borges, vào lúc 18 tuổi, dưới ảnh hưởng của cha tôi, một nhà kiến trúc
sư về
xây cất. Vào thập niên 1950, nhà xb Gallimard cho Camus ra lò hết cuốn
này tới
cuốn tới, cha tôi cho mua chúng đều đặn, và được chuyển tới Istanbul,
nếu ông không ở Paris.
Còn ở đó thì ông tự mình đi mua, lẽ tất nhiên! Ông đọc chúng một cách
tới nơi
tới chốn, và bèn lèm bèm về chúng, với thằng con. Mặc dù đôi lúc hứng
lên, ông
lèm bèm về cái gọi là “triết học của sự phi ní” [ấy chết xin lỗi, phi
lý], bằng
những từ ngữ mà tôi chẳng làm sao hiểu nổi, chỉ đến mãi sau này, thì
tôi mới ngộ
ra rằng thì là tại sao ông lèm bèm về Camus, về phi lý: Cái triết học
phi lý đó
đến với chúng ta không phải là từ những thành phố lớn của Tây Phương,
cũng
không phải từ những nội thất của những đền đài tưởng niệm hay những căn
nhà của
họ, nhưng mà từ một thế giới bên lề, có tí ti hiện đại, có tí ti Hồi
giáo, có
tí ti Địa Trung Hải, giống như thế giới của chúng tôi.
Cái khung cảnh mà Camus đặt để ở trong đó, khi viết Kẻ Xa Lạ, Dịch
Hạch, và
nhiều truyện ngắn của ông là khung cảnh của thời thơ ấu của chính ông,
và tình
yêu của ông, những miêu tả tỉ mỉ những con phố, những khu vườn ngập
ngụa ánh
mặt trời, chúng thuộc về không Đông phương mà cũng chẳng Tây phương.
Ngoài phát giác về phi lý ở nơi Camus, cha tôi còn sững sờ vì một Camus
huyền
thoại văn học, và càng sững sờ hơn khi nghe tin ông chết vì tai nạn xe
hơi, và
đành coi đây là ‘phi lý’.
Như mọi người, cha tôi nhìn ra hào quang của tuổi trẻ ở nơi văn xuôi
của Camus.
Tôi cũng cảm thấy điều này, mặc dù bây giờ câu văn phản ảnh nhiều về
thời đại,
và cái nhìn ra thế giới bên ngoài của tác giả, so với trước đó. Khi tôi
đọc tác
phẩm của ông, có vẻ như đối với tôi, Âu Châu ở trong những cuốn sách
của Camus
vẫn là một nơi chốn trẻ, và mọi chuyện vẫn có thể xẩy ra. Như thể những
nền văn
hóa của nó chưa rạn nứt, như thể nhìn ngắm thế giới vật chất bạn vẫn có
thể lọc
ra yếu tính của nó. Có thể điều này phản ảnh không khí lạc quan thời
hậu chiến,
khi nước Pháp chiến thắng tái khẳng định vai trò trung tâm của nó trong
văn hóa
thế giới và đặc biệt là trong văn chương. Đối với giới trí thức từ các
phần
khác trên thế giới, nước Pháp hậu chiến là một lý tưởng bất khả, an
impossible
ideal, không hẳn chỉ vì văn chương, mà còn do lịch sử của nó. Bây giờ,
chúng ta
nhìn ra thật rõ ràng, chính là tính ưu việt về văn hóa của nước Pháp đã
đem đến
cho chủ nghĩa hiện sinh và triết học của sự phi lý một thế giá bảnh bao
như vậy
ở trong nền văn hóa văn học, the literary culture, của thập niên 1950,
không
chỉ ở Âu Châu mà còn ở Mỹ, và những xứ sở không phải Tây phương.
Chính là từ một thứ lạc quan thời trẻ tuổi [của bất cứ ai trong chúng
ta], đã
khiến Camus tạo ra cú làm thịt anh chàng Ả Rập, và coi vụ “giết người
không suy
tư” này, the thoughtless murder, là một vấn đề mang tính triết học hơn
là thực
dân thuộc địa. Và khi một nhà văn sáng láng với một tấm bằng về triết
học nói
về một vị truyền giáo tức giận, hay một nghệ sĩ vật lộn với danh vọng,
hay một
người què leo lên một chiếc xe đạp, hay một người đàn ông đi ra bãi
biển với
người yêu, từ những tình huống đó Camus chiết ra những suy tư siêu hình
sáng
chói, mang tính giả dụ, đề xuất. Như một nhà luyện kim, ông biến đổi
những chi
tiết trần tục, những mảnh vụn của đời sống, chuyển hoá chúng vào một
bài tản
văn siêu hình. Nằm bên dưới nó, lẽ dĩ nhiên, là cả một truyền thống, cả
một
lịch sử dài của tiểu thuyết triết học của Pháp, mà Camus, cũng chẳng
kém gì
Diderot, thí dụ, đều thuộc về nó. Chẳng tỏ ra một chút cố gắng khi
quyện mình
vào truyền thống, đó là tài năng riêng của Camus. Và điều này là nhờ ở
sự cực
kỳ thông minh của ông, thêm một chút thông thái, một giọng nói quyền
uy, có thể
nói như vậy - với những câu văn ngắn giống như của Hemingway, và một
cách tự sự
mang tính hiện thực. Mặc dù những truyện ngắn của ông thuộc vào truyền
thống
truyện ngắn triết học trong có Poe và Borges, nhưng của ông, do mầu
sắc, do sự
sống động, do không khí truyện, khiến có thể coi ông là một tiểu thuyết
gia
miêu tả, Camus, the descriptive novelist.
Hai tuyệt chiêu của Camus, tạo khoảng cách giữa ông và đề tài, và giọng
kể thầm
thì. Như thể chính ông cũng không làm sao quyết định được, có nên đẩy
độc giả
lậm sâu vào câu chuyện, và sau cùng đành đem con bỏ chợ, nghĩa là bỏ
mặc chúng
ta lơ lửng giữa những âu lo, thắc mắc siêu hình của tác giả, và bản
văn, chính
nó. Đây có thể là sự suy tưởng về những vấn đề nhức nhối thương đau mà
Camus
gặp phải trong những năm cuối đời. Chúng ta có thể nhận ra điều này, ở
đoạn mở
ra Người Câm, khi Camus tự ý thức về tuổi già. Hay trong một
truyện khác, Nghệ sĩ làm việc, The Artist at Work, chúng ta có
thể cảm
nhận vào những ngày tận cùng của ông, sống căng thẳng, và gánh nặng
vinh quang
đè lên ông mới khủng khiếp làm sao.
Nhưng cú ‘bức tử’ Camus, chính
là Cuộc
Chiến Algérie. Là một anh Tây mũi lõ ở thuộc địa, [an Algerian
Frenchman], ông
bị sức ép của tình yêu của ông dành cho thế giới Địa Trung Hải này, và
sự dâng
hiến mình cho nước Pháp. Một khi ông nhìn ra sự giận dữ, Tây mũi lõ hãy
cút về
nước, và cuộc nổi dậy hung bạo từ đó mà ra, ông không thể chọn thái độ
chống
đối nhà nước của Sartre, bởi vì những bè bạn của ông bị giết bởi những
người Ả
rập - những tên "khủng bố", như báo chí Pháp gọi – trong cuộc chiến
giành độc lập. Ông đành chọn thái độ im lặng. Trong bài ai điếu thật
cảm động
về người bạn cũ của mình, khi Camus mất, Sartre đã khai triển những
chiều sâu
nhức nhối mà Camus giấu kín chúng bằng sự im lặng đầy cao ngạo, đầy
phẩm giá
của mình.
Bị ép buộc
phải chọn bên, Camus thay vì chọn, thì khai triển ‘địa ngục tâm lý’,
trong Người Khách, The Guest. Truyện ngắn tuyệt hảo mang tính
chính trị
này diễn tả chính trị, không như là một điều mà chúng ta hăm hở vồ lấy
nó, theo
cái kiểu đường ra trận mùa này đẹp lắm, nhưng mà là một tai nạn chẳng
sung
sướng tí chó nào, mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận.
Thật khó mà
'phản biện' ông, về điều này, nhất là Mít chúng ta!
Pamuk:
Albert Camus
Nguồn
Mỗi lần
đọc Trăng trên vịnh Bosphorus là mỗi lần tôi
buồn lạ lùng, tiếc hùi hụi, giá như mình có mặt tại đó, nhập vào những
đam mê,
nhập vào niềm im lặng ”thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt”, thay vì phải
đọc qua
một tác giả, rồi tôi sướng mê tơi khi nghĩ đến chuyện, làm sao, bằng
cách nào,
nhà văn, bị nỗi hoài nhớ thúc bách đến trở thành mù loà và cứ thế chìm
xuống
những dòng nước ngầm đen thui, quỉ ma của cái thiên đàng đã mất của
ông. Vào
những đêm trăng, khi những lá thuyền tụ lại ở một khoanh biển yên tĩnh,
tiếng
nhạc tắt ngấm, vào lúc đó, ngay A.S. Hisar cũng cảm nhận ra điều này:
“Những
lúc không một hơi gió, làn nước, đôi khi, như một cơn chuyển mình từ
bên trong,
lao xao, khiến mặt nước óng ánh như mặt lụa.”
Ngồi
trên thuyền cùng với bà
mẹ, hình như đối với tôi, những màu sắc trên những ngọn đồi Bosphorus
không
phản chiếu thứ ánh sáng bên ngoài. Những cây judas và vạn niên thanh,
những
cánh chim hải âu vỗ vùn vụt khi bay qua chúng tôi, những bờ tường kho
chứa ghe
thuyền, lở chỉ còn chừng một nửa, tất cả như phản chiếu một thứ ánh
sáng mờ
nhạt từ bên trong. Ngay cả vào những ngày nóng nực nhất, khi những đứa
trẻ con
nhà nghèo nhẩy từ con đường nơi bến tầu xuống mặt biển, mặt trời ở đây
có vẻ
như cũng không hoàn toàn làm chủ khí hậu và phong cảnh. Và tôi thật mê,
trong
khi cố cắt nghĩa, cảnh tượng, vào lúc ráng chiều mùa hè rớt xuống, cũng
là lúc
Bosphorus trộn bầu trời đỏ rực vào với sự bí ẩn của riêng nó về bóng
tối. Tôi
mê mầu nước thay đổi khi nó chuyển mình, như được bứt ra khỏi sự cầm
giữ, và
sủi bọt sùng sục, càng trở nên hung hãn khi những con thuyền cắt ngang
nó.
Nhưng ngay ở bên dưới mớ bọt biển kia, là phần biển mềm mại hơn, mầu
sắc của nó
không thay đổi gì nhiều, nhấp nha nhấp nhô, giống như bể hoa súng trong
tranh
Monet.
Vào
giữa thập niên 1950,
trong khi học tại Robert
Academy,
tôi dành khá
nhiều thì giờ, đứng giữa đám người đợi xe buýt buổi sáng tại
Besiktas-Sariyer,
nhìn lên những ngọn đồi phía bờ biển Á Châu, trong lúc Bophorus chập
chờn như
một biển cả bí mật, thay đổi mầu sắc cùng với mặt trời lên. Vào những
buổi
chiều xuân sương mù, khi không một cọng lá nào ở trong thành phố rì rào
lao
xao, vào những đêm hè không một cánh gió, không một tiếng động, một
người đàn
ông lặng lẽ bước một mình sau nửa đêm dọc theo bờ biển Bophorus, anh ta
chỉ
nghe tiếng bước chân của chính mình, và khi anh ta vòng vòng ở khu
Akinti
Burnu, rồi đi quá Arnavukoy, hay khi anh ta đi tới ngọn hải đăng ở chân
nghĩa
trang Asiyan Cemetery, đúng lúc đó, anh sẽ nghe thấy tiếng gầm thật
hạnh phúc,
thật đáng sợ và thật sung mãn của con nước, và gật gà gật gù, những đợt
khói
sóng, mớ bọt biển kia, chẳng biết đến từ nơi nao, và tự hỏi, như Hisar
đã từng,
và tôi cũng đã từng tự hỏi, liệu chăng Bosphorus có một linh hồn.
*
Like the
Coleridge hero who wakes to find himself holding the rose of his
dreams, I knew
these objects were not of the second world, which had brought me so
much
contentment as a child, but of a real world that matched my memories.
Như
nhân vật của
Coleridge thức giấc thấy mình cầm khư khư trong tay bông hồng đen của
giấc
mộng, tôi biết, tất cả những gì ở trong Tứ Khúc thì
không phải là từ thế
giới tưởng tượng bước ra, chúng thuộc cuộc đời này. Và chúng là một,
với hồi ức
của tôi, những ngày ở Sài Gòn.
NQT
"Essential
reading for
our times... In Turkey,
Pamuk is the
equivalent of a rock star, guru, diagnostic specialist,
and
political pundit: the Turkish public reads his novels as if taking its
own
pulse."
-Margaret Atwood, The New York Times Book Review
"Pamuk in his
dispassionate intelligence and arabesques of introspection suggests
Proust."
-John Updike, The New Yorker
"Pamuk's is an
astonishing achievement,"
- The Times Literary Supplement
INTERVIEWER
The opening line of The New Life is, "I read a book
one
day and my whole life was changed." Has any book had that effect on you?
PAMUK
The Sound
and the Fury was very
important to me when I was twenty-one or
twenty-two. I bought a copy of the Penguin edition. It was hard to
understand,
especially with my poor English. But there was a wonderful translation
of the
book into Turkish, so I would put the Turkish and the English together
on the
table and read half a paragraph from one and then go back to the other.
That
book left a mark on me. The residue was the voice that I developed. I
soon
began to write in the first person singular. Most of the time I feel
better
when I'm impersonating someone else rather than writing in the third
person.
The Paris
Review
Đúng là kinh nghiệm Gấu đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, bản
tiếng Việt của Phòng Thông Tin Huê Kỳ, cùng với bản tiếng Tây, Le Zéro et L'Infini. Đọc và học
tiếng Tây cùng một lúc!
Wanting
to Be Something Else
Adam Shatz, trên tờ Điểm Sách
London, The London Review of Books, số 7 Jan, 2010, đọc The Museum of
Innocence
của Pamuk.
Bài này thật tuyệt, nhìn ra
những tác giả đương thời cùng dòng, thật giống Pamuk, là Paul Auster và
Haruki
Murakami. Sau cú 911, những cuốn tiểu thuyết của Pamuk được coi như là
những sấm
ngôn [oracles]
|