*
Ghi



















Phi lý của Camus ở đâu mà ra?

Gấu này cứ tự hỏi. tại làm sao mà ấy ông mấy bà phê bình cứ móc NNT vào với hiện sinh, với phi lý với buồn nôn… Bảo rằng một lũ ngu, thì cũng được, nhưng sao mà nhiều thằng ngu như thế?
Hay là chính Gấu này… ngu?
May quá, có câu trả lời của Pamuk, kể kinh nghiệm đọc Camus của ông. Bài in trong Những mầu sắc khác. Cũng ngắn, Tin Văn sẽ post và dịch, để… rộng đường dư luận!

Tôi đọc Camus, đâu đó trước khi đọc Dos và Borges, vào lúc 18 tuổi, dưới ảnh hưởng của cha tôi, một nhà kiến trúc sư về xây cất. Vào thập niên 1950, nhà xb Gallimard cho Camus ra lò hết cuốn này tới cuốn tới, cha tôi cho mua chúng đều đặn, và được chuyển tới Istanbul, nếu ông không ở Paris. Còn ở đó thì ông tự mình đi mua, lẽ tất nhiên! Ông đọc chúng một cách tới nơi tới chốn, và bèn lèm bèm về chúng, với thằng con. Mặc dù đôi lúc hứng lên, ông lèm bèm về cái gọi là “triết học của sự phi ní” [ấy chết xin lỗi, phi lý], bằng những từ ngữ mà tôi chẳng làm sao hiểu nổi, chỉ đến mãi sau này, thì tôi mới ngộ ra rằng thì là tại sao ông lèm bèm về Camus, về phi lý: Cái triết học phi lý đó đến với chúng ta không phải là từ những thành phố lớn của Tây Phương, cũng không phải từ những nội thất của những đền đài tưởng niệm hay những căn nhà của họ, nhưng mà từ một thế giới bên lề, có tí ti hiện đại, có tí ti Hồi giáo, có tí ti Địa Trung Hải, giống như thế giới của chúng tôi.
Cái khung cảnh mà Camus đặt để ở trong đó, khi viết Kẻ Xa Lạ, Dịch Hạch, và nhiều truyện ngắn của ông là khung cảnh của thời thơ ấu của chính ông, và tình yêu của ông, những miêu tả tỉ mỉ những con phố, những khu vườn ngập ngụa ánh mặt trời, chúng thuộc về không Đông phương mà cũng chẳng Tây phương.
Ngoài phát giác về phi lý ở nơi Camus, cha tôi còn sững sờ vì một Camus huyền thoại văn học, và càng sững sờ hơn khi nghe tin ông chết vì tai nạn xe hơi, và đành coi đây là ‘phi lý’.
Như mọi người, cha tôi nhìn ra hào quang của tuổi trẻ ở nơi văn xuôi của Camus. Tôi cũng cảm thấy điều này, mặc dù bây giờ câu văn phản ảnh nhiều về thời đại, và cái nhìn ra thế giới bên ngoài của tác giả, so với trước đó. Khi tôi đọc tác phẩm của ông, có vẻ như đối với tôi, Âu Châu ở trong những cuốn sách của Camus vẫn là một nơi chốn trẻ, và mọi chuyện vẫn có thể xẩy ra. Như thể những nền văn hóa của nó chưa rạn nứt, như thể nhìn ngắm thế giới vật chất bạn vẫn có thể lọc ra yếu tính của nó. Có thể điều này phản ảnh không khí lạc quan thời hậu chiến, khi nước Pháp chiến thắng tái khẳng định vai trò trung tâm của nó trong văn hóa thế giới và đặc biệt là trong văn chương. Đối với giới trí thức từ các phần khác trên thế giới, nước Pháp hậu chiến là một lý tưởng bất khả, an impossible ideal, không hẳn chỉ vì văn chương, mà còn do lịch sử của nó. Bây giờ, chúng ta nhìn ra thật rõ ràng, chính là tính ưu việt về văn hóa của nước Pháp đã đem đến cho chủ nghĩa hiện sinh và triết học của sự phi lý một thế giá bảnh bao như vậy ở trong nền văn hóa văn học, the literary culture, của thập niên 1950, không chỉ ở Âu Châu mà còn ở Mỹ, và những xứ sở không phải Tây phương.
Chính là từ một thứ lạc quan thời trẻ tuổi [của bất cứ ai trong chúng ta], đã khiến Camus tạo ra cú làm thịt anh chàng Ả Rập, và coi vụ “giết người không suy tư” này, the thoughtless murder, là một vấn đề mang tính triết học hơn là thực dân thuộc địa.
Và khi một nhà văn sáng láng với một tấm bằng về triết học nói về một vị truyền giáo tức giận, hay một nghệ sĩ vật lộn với danh vọng, hay một người què leo lên một chiếc xe đạp, hay một người đàn ông đi ra bãi biển với người yêu, từ những tình huống đó Camus chiết ra những suy tư siêu hình sáng chói, mang tính giả dụ, đề xuất. Như một nhà luyện kim, ông biến đổi những chi tiết trần tục, những mảnh vụn của đời sống, chuyển hoá chúng vào một bài tản văn siêu hình. Nằm bên dưới nó, lẽ dĩ nhiên, là cả một truyền thống, cả một lịch sử dài của tiểu thuyết triết học của Pháp, mà Camus, cũng chẳng kém gì Diderot, thí dụ, đều thuộc về nó. Chẳng tỏ ra một chút cố gắng khi quyện mình vào truyền thống, đó là tài năng riêng của Camus. Và điều này là nhờ ở sự cực kỳ thông minh của ông, thêm một chút thông thái, một giọng nói quyền uy, có thể nói như vậy - với những câu văn ngắn giống như của Hemingway, và một cách tự sự mang tính hiện thực. Mặc dù những truyện ngắn của ông thuộc vào truyền thống truyện ngắn triết học trong có Poe và Borges, nhưng của ông, do mầu sắc, do sự sống động, do không khí truyện, khiến có thể coi ông là một tiểu thuyết gia miêu tả, Camus, the descriptive novelist.
Hai tuyệt chiêu của Camus, tạo khoảng cách giữa ông và đề tài, và giọng kể thầm thì. Như thể chính ông cũng không làm sao quyết định được, có nên đẩy độc giả lậm sâu vào câu chuyện, và sau cùng đành đem con bỏ chợ, nghĩa là bỏ mặc chúng ta lơ lửng giữa những âu lo, thắc mắc siêu hình của tác giả, và bản văn, chính nó. Đây có thể là sự suy tưởng về những vấn đề nhức nhối thương đau mà Camus gặp phải trong những năm cuối đời. Chúng ta có thể nhận ra điều này, ở đoạn mở ra Người  Câm, khi Camus tự ý thức về tuổi già. Hay trong một truyện khác, Nghệ sĩ làm việc, The Artist at Work, chúng ta có thể cảm nhận vào những ngày tận cùng của ông, sống căng thẳng, và gánh nặng vinh quang đè lên ông mới khủng khiếp làm sao.

Nhưng cú ‘bức tử’ Camus, chính là Cuộc Chiến Algérie. Là một anh Tây mũi lõ ở thuộc địa, [an Algerian Frenchman], ông bị sức ép của tình yêu của ông dành cho thế giới Địa Trung Hải này, và sự dâng hiến mình cho nước Pháp. Một khi ông nhìn ra sự giận dữ, Tây mũi lõ hãy cút về nước, và cuộc nổi dậy hung bạo từ đó mà ra, ông không thể chọn thái độ chống đối nhà nước của Sartre, bởi vì những bè bạn của ông bị giết bởi những người Ả rập - những tên "khủng bố", như báo chí Pháp gọi – trong cuộc chiến giành độc lập. Ông đành chọn thái độ im lặng. Trong bài ai điếu thật cảm động về người bạn cũ của mình, khi Camus mất, Sartre đã khai triển những chiều sâu nhức nhối mà Camus giấu kín chúng bằng sự im lặng đầy cao ngạo, đầy phẩm giá của mình.
Bị ép buộc phải chọn bên, Camus thay vì chọn, thì khai triển ‘địa ngục tâm lý’, trong Người Khách, The Guest. Truyện ngắn tuyệt hảo mang tính chính trị này diễn tả chính trị, không như là một điều mà chúng ta hăm hở vồ lấy nó, theo cái kiểu đường ra trận mùa này đẹp lắm, nhưng mà là một tai nạn chẳng sung sướng tí chó nào, mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận.
Thật khó mà 'phản biện' ông, về điều này, nhất là Mít chúng ta!
Pamuk: Albert Camus
*
V/v giọng văn thầm thì:

Have U ever seen the rain
Et pourtant le miracle se poursuivait. Le monde durait, pudique, ironique, et discret (comme certaines formes douces et retenues de l’amitié des femmes). Un équilibre se poursuivait, coloré pourtant par toute l’appréhension de sa propre fin. Là était tout mon amour de vivre: une passion silencieuse pour tout ce qui allait peut-être m’échapper, une amertume sous une flamme. ...
Đó, là tất cả tình yêu sống của tôi: Một đam mê lặng lẽ đối với tất cả những gì có thể vượt khỏi tầm tay tôi, một nỗi đắng cay dưới một ngọn lửa. Albert Camus: Amour de vivre. L’envers et l’endroit

[Note: To U, CM. NQT]
Nếu có tí mắc míu giữa NNT và Camus, có thể, là qua truyện ngắn Người Khách. Câu chuyện một anh giáo làng tại một vùng xôi đậu, ngày Quốc Gia, đêm VC. Tay giáo làng này một bữa đang dậy học thì được một ông cảnh sát Ngụy tới nhờ giữ giùm một anh VC nằm vùng, trong khi ông ta lên tỉnh xin thêm chi viện, để giải giao về tỉnh. Khi ông cảnh sát đi rồi, tay giáo làng bèn cởi trói của anh VC nằm vùng, giúi cho 10 ngày luơng thực [đám sĩ quan Ngụy sau đi trình diện cải tạo, phải mang theo 10 ngày lương thực, là do chuyện này mà ra], và chỉ hướng trốn vô rừng, không ngờ đúng hướng đó, có Ngụy quân đang nằm sẵn!
Và khi anh giáo làng nhìn lại tấm bảng đen, thì đã có hàng chữ phấn trắng: Mi bán chiến sĩ giải phóng cho Ngụy, mi phải thường mạng!

Kẻ Xa Lạ

Tông tông Pháp hết lời nâng bi Camus