Notes
Souvenir
1 2 3 4 5
|
Kỷ
Niệm
Bí kiếm
Móng tay quỷ
Fujisawa Shuhei
Phạm Vũ Thịnh dịch
Gấu mới được coi
một phim của Nhật, The Hidden Blade.
Đề tài của nó, cũng có gì tương tự tới đạo
và tuyệt kỹ. Có hai kiếm sĩ cùng học một thầy, một ác, một thiện. Tay ác võ công cao hơn. Ngay khi đang học, thầy
đã đoán
ra, sau này, hai thằng thể nào cũng đụng độ, và giấu đi một tuyệt
chiêu, không
dậy.
Sau quả nhiên đụng độ thực, và anh thiện, trước trận đụng độ, trở về
gặp thầy,
học chiêu võ công thầy vẫn để dành cho mình, thắng anh ác, rồi, trả thù
cho anh
ác luôn, vì anh này cũng bị lừa mà trở thành kẻ giết người.
Điều Gấu này muốn nói, cái chất thiện đó, mới là cần. Tuyệt kỹ, học lúc
nào mà
chẳng được.
Có tay triết gia thời Hy La thì phải, bị kết án tử, chỉ còn vài ngày là
rụng
đầu, vậy mà còn muốn học thổi tiêu [?], nữa là !
Tuyệt chiêu mà ông thầy để dành đó, cũng thật là ly kỳ, Gấu không kể ra
ở đây,
sợ làm mất hứng những ai chưa coi phim.
Trong phim còn có một mối tình thật là tuyệt vời, cũng không dám kể ra
ở đây.
Nhật ký TV
Note: Phạm Vũ Thịnh dịch mấy
truyện kiếm của Nhật, thật tuyệt. TV trân trọng giới thiệu
Coi
phim, rồi đọc truyện, thấy
phim hay hơn truyện nhiều lắm. Bí kiếm “móng tay quỉ” quả có thật,
nhưng không được sử dụng để giết bạn, mà là trả thù cho bạn, và vợ bạn.
Cô tớ gái cũng
không đúng như trong truyện, trong phim đẹp hơn nhiều.
*
Ba ấn bản khác nhau
Gấu
& Nguyễn Trọng Khôi
Hình này chắc là chụp thời gian làm với ông Nhàn, nhà xb Vàng Son.
Đang phê. Gấu lúc này mê
Cô Ba. Chụp tại một quán bia ôm, hình như vậy.
Nguồn
An Old
Man
Deep in
the back of the noisy
café
an old man sits alone, bent
over a table,
with his newspaper spread out before him.
He
feels contempt for his
miserable old age
and recalls how little he enjoyed the years
when he had
strength, eloquence and beauty.
He
knows he has aged; he
feels it; he sees it.
And yet
the time when he was
young seems like
yesterday. How short a span! How short!
He
recalls how Prudence kept
deceiving him,
how he
always listened when
she lied to him, saying: '
Tomorrow. There's plenty of time.' What
folly!
He
counts up the desires he
held back, the joys
he
squandered; each forfeited
delight
returning
now to mock his
senseless caution ...
But
with all the thinking and
reminiscence
the old
man grows dizzy. He
falls asleep,
propped
against the table in
the back of the café.
C.P.
Cavafy
Hồi Gấu
quen NTK, anh chưa nổi
đình nổi đám như sau này, qua những hình ảnh cho thấy. Tay
nghề như một họa sĩ, thì cũng thường thôi, nhưng anh chịu khó học, cần
cù vẽ.
NTK quí Gấu lắm. Cùng nhau làm tờ báo thiếu nhi của ông Nhàn, dưới
quyền của sếp
Từ Kế Tường! Gấu cũng có nhiều kỷ niệm với TKT, với Nguyễn Mai, do thời
gian cùng
làm tờ báo thiếu nhi, ngoài ra, Gấu còn dịch sách cho ông Nhàn.
Gấu có cái job này là nhờ
Nguyễn Mai, như đã từng kể. Nhờ cái job dịch sách mà thoát chết ở nông
trường Đỗ
Hòa.
Thời gian ở Đỗ Hòa là đẹp nhất
trong đời Gấu, thực sự là như vậy. Giá mà bỏ hết ba cái viết, cái dịch,
cái lướt
net, cái trang TV, chỉ chuyên tâm một chuyện viết về những ngày ở Đỗ
Hòa, bảo đảm
Gấu có đại tác phẩm để đời!
Cái gì cũng có, đủ hết, vậy mà
làm không nổi. Chán thế!
Nguyễn
Mai & Cung Tích
Biền
Sài Gòn nghĩa là gì?
Ấn bản đặc biệt, dành cho thân
hữu và những người yêu sách đẹp
*
Tặng thêm bài thơ
*
POEMS
(1905-1915)
THE
CITY
You
said: 'I'll go to another
land, I'll go to another sea.
Another city will be found, a
better one than this.
My every effort is doomed by
destiny
and my heart - like a dead
man - lies buried.
How long will my mind
languish in such decay?
Wherever I turn my eyes, wherever I look,
the blackened ruins of my
life I see here,
where so many years I've
lived and wasted and ruined.'
Any new
lands you will not
find; you'll find no other seas.
The city will be following
you. In the same streets
you'll wander. And in the same neighborhoods you'll
age,
and in these same houses you
will grow grey.
Always in this same city
you'll arrive. For elsewhere - do no
hope-
there is no ship for you,
there is no road.
Just as you've wasted your
life here,
in this tiny niche, in the
entire world you've ruined it.
C.P. Cavafy
*
Give me another life, and
I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply
sitting
there. Or standing there, as
furniture in the corner,
in case that life is a bit
less generous than the former.
Brodsky
*
Cho
tôi một đời khác, và tôi sẽ
hát
ở Cà Phe Quán Chùa. Hay giản
dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái
bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau
không rộng lượng bằng cuộc đời trước.
Bạn
nói: “Tớ sẽ đi tới một
biển trời khác,
Và sẽ kiếm thấy một Sài Gòn
khác, bảnh hơn Sài Gòn này.”
Mọi cố gắng của tớ thì đều bị
số phận trù ẻo
Và trái tim của tớ – như một
người chết – bị chôn vùi.
Tớ còn phải nức nở than van
bao lâu nữa, trong cái thành phố thối rữa như thế này?
Nhìn đi đâu, về hướng nào,
Thì cũng vẫn những điêu tàn
đen đủi, là cuộc đời của tớ mà tớ nhìn thấy,
Ở một nơi trong bao tháng năm, tớ hoang phế đời mình."
Bạn sẽ
chẳng tìm thấy một
biển trời mới mẻ nào đâu, nghèo mà ham!
Sài Gòn sẽ tò tò bám theo bạn,
như một con đỉa đói!
Cũng vẫn những con phố đó,
Nào ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao (1) nào con
hẻm
72 Thị Nghè,
Nào Đống Rác Chợ Cũ, nào Xóm Ken bên kia Thủ Thiêm
Vẫn những chòm xóm đó mà bạn cứ
thế mà mòn mỏi, tàn tạ đi
Mớ tóc xam xám, rồi muối tiêu, rồi bàng bạc, rồi
trắng toát!
Vẫn Sài Gòn mà bạn sẽ
tới!
Ui chao đừng hy
vọng, đừng
trông mong,
Chẳng có tầu, mà cũng chẳng có đường.
Như bạn tàn tạ cuộc đời
của bạn, ở đây.
Ở Sài Gòn-Toronto này!
(1)
… nào, đâu,
thư viện Gia Long, thư viện Văn Hóa Bình Dân, Đa-Kao, nơi có câu lạc
bộ, có
quán cà phê Làng Văn, đêm nào đang bữa tiệc bỏ ra về, chẳng thể làm
thơ, và
cũng chẳng bao giờ là thi sĩ, và Du Tử Lê khi đó chưa làm giùm hai câu:
Em đi áo lụa
mềm lưng phố
Có động lòng thương kẻ
cuối đường...
Góc Đa Kao, Sài Gòn
Justine
Hãy
chừa riêng ra cho anh,
những vết thương tình mà anh chia sẻ với Sài Gòn.
(Épargne-moi les blessures de
l’amour partagé
avec Justine).
Lũ đàn ông chúng mình, đều được
tạo ra bằng
bùn và quỉ ma của Sài Gòn.
*
“Un
mardi succéda au lundi et
personne s’en étonna”
Một ngày Thứ Ba tiếp theo một
ngày Thứ Hai, vậy mà đếch có ai ngạc nhiên!
“Si l’homme a fragmenté le temps par secondes, par années et par
générations,
il sera toujours son élève”.
Nếu con người bẻ gẫy thời gian thành những giây phút, những năm tháng,
những
thế hệ, nó sẽ luôn luôn là một đứa học trò của thời gian”
José Giovani
Trên Blog NL, có hai entries, một về thiếu giấy, và một về tiểu thuyết
trinh
thám, trong nhắc tới nhân vật trứ danh, thám tử Kỳ Phát, của Phạm Cao
Củng, một
trong những tác giả cực kỳ thân thiết với anh cu Gấu, thằng bé nhà quê
Bắc Kít
ngày nào. Hai trong những tác giả “làm thịt” thời thơ ấu của Gấu, là
PCC, ông
kia, là… Tô Hoài.
“Làm thịt”, kill, là từ mà Jack Kerouac sử dụng, trong cuộc phỏng vấn
trên tờ
The Paris Review, tập IV, khi ông nhắc tới tác phẩm Chàng tuổi trẻ trên
chiếc
đu bay, “The Daring Young Man on the Flying Trapeze” (1) của Saroyan:
It killed
me when I was a kid.
José Giovani là một trong những tác giả viết loại sách đen, série
noire, đã làm
thịt thời mới lớn của Gấu. Có thể nói, Gấu khá tiếng Tây là nhờ mấy ông
này,
nào là Simenon, nào là Chase, nào là Auguste Le Breton, Albert
Simonin... còn nhiều lắm.
Gấu mê tiểu thuyết đen đến nỗi mang hoạ vì nó. Sẽ kể, khi nào có thì
giờ, vì
đây là một trong những cái gai nằm ngay trong tim Gấu, không kể ra là
sẽ như
PXA đếch làm sao mà ra đi thanh thản được!
(1)
"Ai là người đích thực
dịch cuốn này ra tiếng Mít", cũng là một đề tài trinh thám thú vị đấy!
*
Cuốn đầu tiên mà Gấu đọc José
Giovani là cuốn L’Excommunié (Kẻ
bị rút phép thông
công, Ky Tô giáo) [l'Excommunié, which
Jean Becker adapted into the
film Un nommé La Rocca,
and
was later remade by Giovanni as La Scoumoune, and
starred Jean-Paul Belmondo and Claudia
Cardinale]. Cuốn này được Hoàng Hải Thuỷ phóng tác, Gấu không nhớ
cái tít
tiếng Việt. Trên TV hình như cũng đã lèm bèm một đôi lần về cuốn tiểu
thuyết đen
thần sầu này rồi, câu chuyện một anh găng tơ không dám yêu thương một
ai, vì cứ
thương yêu là mang họa tới cho người đó.
Sau này, khi BHD đi rồi, thỉnh
thoảng nghĩ
lại cái vụ em bye bye Gấu, thấy có vẻ như cũng y như vậy, ta không muốn
mi phải
gọi ông đó là bố, ta không muốn mi chịu đủ thứ khó chịu ở trên đời này
vì lấy
ta, phải chấp nhận một ông bố, một gia đình vợ không xứng với mi!
Có thể cũng vì lý do đó, mà khi Gấu nói, anh không xứng đáng với em, em
đã rất
ư là bực mình, ta cấm mi không bao giờ được nói thế nữa!
Ông anh nhà thơ chẳng đã từng phán, mi lấy nó, mi mang nó ra khỏi cái
gia đình
đó, là phúc cho nó đấy!
Và tất nhiên, cho cả mi, cho cả hai đứa!
Nó lấy con H. chứ đâu phải gia đình con H.
Ông anh trả lời bà cụ, khi nghe cụ lắc đầu, cái gia đình đó không chịu
nổi một
thằng con rể như mi đâu!
HHT
phóng tác cái tên anh chàng
này thành "Phong Đòn Gánh", là cũng ý đó!
"Phong Đòn Gánh" bỏ thành phố
quê hương của mình ra đi, là vì sợ ở lại mang họa cho tay bạn thân,
trùm du đãng,
có cô em gái, là người yêu của anh. Và khi nghe tin thằng bạn bị làm
thịt, thì
anh trở về, trả thù cho bạn, rồi lại bỏ đi.
Khi ra đi trời còn mờ
sương, thành phố tiễn
anh bằng bản nhạc thời thơ ấu cả ba đã từng cùng nghe.
Chi tiết này sau
Gấu thuổng,
tả cái cảnh Gấu từ giã Sài Gòn, và thành phố tiễn Gấu bằng bài hát mà
thằng em trai
của Gấu vẫn thường nghêu ngao trước khi bỏ đi luôn.
"Sao không hát cho
những
người vừa nằm xuống..."
Đã có
một thời, tôi không sao
chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi
tên
thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ
dại.
Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ
những
kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng
gần nhà
cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt
hải lắc
đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường
Gia Long.
Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt
nhìn
người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về,
cô tha
thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ
nhàng đậu
trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai
không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu
ngao
một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng
báo trước một Miền Nam
mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong
mỗi chúng ta đều có một
Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi, để cho Sài-gòn của
bạn sáng
ngời.
Buổi
sáng cuối cùng, cùng với
Sài-gòn, ngồi một mình trong quán vắng, nghe giọng ca Thanh Tuyền...
Cũng vẫn
giọng hát cũ, bài ca xưa mà sao nghe lòng mình thay đổi. Cảm giác đắng
cay, tủi
nhục những ngày tháng Tư nay đã hết hẳn rồi. Người Sài-gòn đọc trong
mắt kẻ
thắng trận nỗi thèm khát, mong sao được là nguỵ. Giờ này, tiếng hát như
được
cất lên từ đáy mồ biển cả, từ quần đảo ngục tù, như được sống lại từ
một con
ngựa thành Troie mà Cộng sản miền Bắc trong cơn điên cuồng vơ vét đã vô
tình
rước về. Nàng Mỵ Nương đang nhỏ lệ hòa tan bao nỗi tủi hờn của những
anh chàng
Trương Chi suốt đời không biết hát, suốt đời chưa từng được nghe một
người hát
cho một người...
Và tôi bỗng thấy bớt nhớ
Sài-gòn.
Phút cuối nhìn lại Sài-gòn,
tôi có cảm tưởng mọi nhà, mọi người đang tiễn tôi bằng tiếng hát Thanh
Tuyền,
như một lời nhắn nhủ: "Nếu mai không nở thì anh đâu biết Xuân về hay
chưa..."
Lần
Cuối Sài Gòn
Tiểu
thuyết đen
Nhưng
nhận xét sau đây, theo
tôi, thật đáng đồng tiền bát gạo, về tiểu thuyết trinh thám đen Mẽo. Nó
chắc
chắn sẽ trở thành một lời tiên tri cho văn học Việt Nam.
Phillipe Larbo & Olivier
Barrot, trong cuốn Một cuộc du ngoạn văn học: Những lá thư từ Mẽo quốc,
đã đưa
ra nhận xét, chính cái khí hậu khởi đầu của nó, mới đáng kể: Khi ban bố
luật
quái quỉ, cứ rượu là cấm đó, nhà nước đã biến tất cả những người công
dân của
nó trở thành những kẻ phạm pháp. Và chăng, cái luật đó lại được hỗ trợ
bởi
chính cái gọi là lịch sử lập quốc chinh phục Viễn Tây, cứ thấy đất là
cướp,
thấy da đỏ là thịt, là hãm, là đưa đi cải tạo, kinh tế mới... Chính cái
khí hậu
ăn cướp đó, mở ra tiểu thuyết trinh thám đen Mẽo! (1)
Bạn để ý coi, nó có giống y
chang cái cảnh ăn cướp Miền Nam?
Và nếu như vậy, cuốn tiểu
thuyết mở ra văn học trinh thám đen của Việt Nam, sau ba thứ hình sự
lảm nhảm
trên những tờ báo lá cải Công An, sẽ là cuốn Đầu Hói gì đó chăng?
(1) Les Américains n'ont pas
plus inventé le roman policier que la nouvelle, mais de ce genre comme
de
l'autre ils ont fait quelque chose d'unique, à l'image de leur société.
On
considère, depuis Marcel Duhamel, grand spécialiste français du roman
policier
et fondateur de la Série noire, que le roman noir américain est apparu
à la
faveur de la loi sur la prohibition, votée en janvier 1920. En
promulguant une
législation stricte qui heurtait par trop les habitudes de la
population, les
États-Unis font de leurs citoyens des délinquants; par ailleurs, dans
ce pays
où historiquement, depuis la conquête de l'Ouest, le premier qui tire a
raison,
où l'arme à feu a partout droit de cité, la prohibition favorise la
mafia, les
trafics, la corruption, la violence. C'est de ce climat que le roman
noir
américain, à ses origines, va rendre compte.
Les auteurs cultes de ce genre littéraire
ont un nom, on les appelle les hard-boiled, les « durs à cuire». Ils se
nomment
Dashiell Hammett, Raymond Chandier, James Cain, Horace McCoy ou James
Ellroy.
En commun, ils ont notamment d'avoir été — d'être — une manne pour le
cinéma
américain et de lui devoir, en grande partie, leur postérité et leur
légende.
Phillipe Larbo & Olivier
Barrot. Lettres d"Amérique: Un voyage en littérature, Gallimard, tủ
sách
Folio, 2001
Chúng
ta yêu cả hai, Hammett
và Chandler.
Cả hai đều dùng ngón tay, để
chỉ mặt trăng, là "phim đen", film noir.
Cả hai
đều ảnh hưởng, hơi bị
nặng, lên điện ảnh, và, lên chừng vài chục nhà văn, vài trăm nhà viết
phim
kịch. [Faulkner chẳng đã có thời ăn nằm dài dài với Hollywood?]: Cái
cấu trúc
nền, la structure de base, của câu chuyện kể theo kiểu của Hammett, thí
dụ như
trong Faucon maltais, hay kiểu của Chandler, trong Grand Sommeil, đã
được thiên
hạ mô phỏng dài dài sau đó, trong nhiều lãnh vực, không chỉ điện ảnh.
Hammett
đã đạt tới cái tuyệt hảo, tuyệt sâu, trong sự miêu tả, hoàn toàn có
tính hiện
tượng học, những nhân vật, và hành động của họ. Chandler thì còn tuyệt hơn, theo Gấu,
ở cái
màn tình cảm hơn, tìm tòi hơn, plus sentimental, plus recherché. Đọc
truyện của
họ, độc giả nghe ra tiếng gõ của cái máy đánh chữ, cảnh họ ngồi viết,
ban đêm,
đâu đó, trong thành phố La Jolla [Cali], hay S. F. [San Francisco]. Với
một,
hay, vài chai, cổ lùn, hay, cổ dài, trên mặt bàn! Cả hai đều mỗi người
một vẻ,
trình làng, hai ông cớm tư, nổi cộm, khó mà quên được, đó là Sam Spade,
với
Hammett, và Philip Marlowe, với Chandler.
Người ta có thể nói, Chandler
với Hammett, thì
cũng giống như Fitzgerald với Hemminway, tuy rằng cả hai chỉ gặp nhau
có một
lần. Lạ một điều, chúng ta đều mê cả hai.
Như đã từng mê, cả hai,
Fitzgerald, và Hemingway.
Jacques
Cabau, chuyên gia về
tiểu thuyết Mẽo, thật chí lý khi cho rằng, "chỉ có Mẽo mới có thể phát
minh ra thứ tiểu thuyết đen, vào một thời điểm đặc biệt của nó". Tiểu
thuyết trinh thám đen là kẻ thừa kế của tiểu thuyết phiêu lưu Viễn Tây
theo
kiểu của Cooper [tác giả "Người Da Đỏ cuối cùng của bộ lạc Mohican"],
tiểu thuyết chạy trốn, săn đuổi. Hammett đã chuyển cánh đồng cỏ bạt
ngàn miền
Viễn Tây tới vùng rừng rú thành phố, cùng với luật kẻ mạnh: Bắn chậm
thì chết!
Nhưng, Dashiell Hammett không thể phát minh ra tiểu thuyết đen nếu
thiếu sự hỗ
trợ của nhạc jazz và màn ảnh. Nhạc jazz là nhịp của nó. Nhờ hình ảnh,
ông không
cần giải thích, hay trình bầy nguyên nhân câu chuyện.
Dashiell
Hammett là tiền
thân, précurseur, của tiểu thuyết đen Mẽo. Tuy nhiên, chẳng có một chi
tiết nào
ở nơi ông cho thấy điều này. Ông sinh tại Maryland vào năm 1894. Mười bốn
tuổi, chán
nhà trường, bỏ học, làm đủ thứ nghề cò con, trước đi đầu quân cho một
trong
những hãng trinh thám nổi tiếng, Pinkerton. Làm ăn được, nhưng do bệnh
lao, bị
hồi Đệ Nhất Thế Chiến, cộng thêm tật uống rượu, khiến ông phải đổi
nghề. Sống
đủ, bèn tưởng tượng, và ông bắt đầu, vào năm 1924, viết truyện ngắn
trinh thám
cho tạp chí bình dân, pulp, như tên của nó. Truyện nổi nhất, Mặt Nạ
Đen, trong
đó, ông đưa ra tay thám tử tư đầu tiên, "Continental Op". Năm 1927
ông cho in một loạt truyện ngắn, sau gom thành tiểu thuyết đầu tay, Mùa
Gặt Đỏ,
Red Harvest, trong đó, người ta gặt người, và đỏ, máu. Nhân vật chính,
một
"operateur", một thám tử, tới một thành phố ô nhiễm, Poisonville, làm
sạch nó. Tại những ngã tư, nhìn mấy ông phú lít râu ria lởm chởm, quần
áo lôi
thôi, tay này vừa lái xe vừa gật gù cái đầu, thành phố này có vấn đề.
Từ một chi tiết 'Đi và Sống',
(1) ông rút ra kết luận, và thường, để độc giả rút ra kết luận.
Hammett không làm văn chương.
Văn của ông trần trụi. Ông bệ tiếng lóng từ đường phố. Đúng là thứ
"cứng
cựa", un dur à cuire, hard-boiled, chẳng để một chỗ nào cho sự dịu
dàng.
Tuy nhiên, những gì ông miêu tả - đèn vàng, đêm đen, đồn, bóp, cớm, mấy
em ăn
sương - chúng làm thành cái chất "buồn vào hồn không tên", tức, một
hình thức nào đó của thơ ca, và sự thần kỳ.
(1) "Đi và Sống",
là cụm từ Gấu thuổng từ một tay chuyên viết chuyện phiêu lưu, mạo hiểm,
sặc mùi
trinh thám, một trong những thần tượng của Gấu hồi còn đi học, nổi
tiếng một
thời ở Miền Nam. Ông sau bị cảnh sát bắt, vì tội tổ chức du lịch ma.
Ông này là tiền thân của đám
bọ VC hiện nay, chuyên tổ chức du lịch ma, học ma, nhưng xuất cảng
người, thì
thật.
Tên của ông tổ sư của VC này
là Lê Minh Hoàng Thái Sơn.
*
Nhà văn viết truyện trinh
thám, cha đẻ thám tử Mike Hammer, Mickey Spillane, đã qua đời, hôm qua,
17
July, thọ 88 tuổi.
Torontor Star, 18 July.
Một trong những bạn thân thời
niên thiếu của Gấu, đã qua đời.
Hoàng Hải Thuỷ cũng đã từng
phóng tác ông này: Gã Thâm, hình như là từ I, The Jury. (1)
Lâu quá không còn nhớ rõ.
*
Gã Thâm, là từ The Deep
(1961).
Bị đám phê bình chê, đây là
cuốn đầu tiên Spillane để ý đến câu kệ, đến ý thức viết văn, nhưng lạ
một điều,
khi ông viết hay hơn, thì đồng thời, cũng bớt chất nghệ sĩ đi.
Trong ba ông cùng thời,
Spillane, Hammett, Chandler,
giới phê bình chuộng hai ông sau, tuy nhiên, ở Spillane, có một điều mà
cả ông
kia không vươn tới được. Hai ông kia không thể nào viết nổi một cuốn
nào như
One Lonely Night (1951), Một Đêm Cô Đơn, như một nhận xét về ông, trong
lời
giới thiệu cho cuốn "Ngày mai tôi chết", Tomorrow, I Die, tập truyện
ngắn: Một viễn ảnh tối tăm, siêu thực của rừng rú đô thị thời hậu
chiến... Cả
hai ông kia ông không ông nào dám liều mạng với một cái nhìn như vậy.
(1)
(1)
Bullshit Spillane was -
and is - one of the most remarkable literary artists ever to confine
himself to
a popular genre. His masterpiece, One
Lonely Night (1951), which can still be dismissed as right-wing nonsense as its villains are primarily
cardboard
"Commies," is a dark, surreal vision of the post-war urban jungle.
Private eye Mike Hammer, in that novel, reveals himself as deeply
psychotic, an
avenger who comes to feel that God Himself has chosen him to smite the
evil
ones. This is a wilder, more daring vision than Hammett or Chandler would
have ever risked; and if
Spillane hadn't been a "natural," the "two-fisted Grandma Moses
of American Literature" (as I've referred to him elsewhere), he might
not
have risked it, either. Max Allan Collins.
V/v
Phạm Cao Củng. Ông này còn
có tham vọng, viết tiểu thuyết trinh thám lịch sử với cuốn Kho Vàng Ba
Bể, câu
chuyện về thời đại họ Mạc. Cuốn này tuyệt lắm. Ông còn một truyện ngắn,
mà có
thể, tay Ian Fleming thuổng, để viết From
Russia With Love.
Lát nữa rảnh, Gấu lèm bèm tiếp.
PCC có
một truyện ngắn, đọc,
là nhớ ngay tới Văn Cao, Hit Man!
Và biết liền tù tì, chỉ ở
cái xứ Bắc Kít mới sản xuất ra thứ đặc sản như vậy!
Câu chuyện một đàn em đến gặp
đại ca, vì đói quá! Đại ca cũng.. đói! Đúng lúc thằng em út tới, là đại
ca cầm
lên cái bát, tính đi ăn cái bát cơm độc nhất của mình, bèn nhường tí
cơm cho đệ
tử.
-Anh vừa ăn xong, chú cứ tự
nhiên!
Đệ tử sau đó, vô tình cầm lên
cái bát của đại ca, thì thấy cái bát khô, chứng tỏ đại ca nhường bát
cơm độc nhất
cho mình!
Và sau đó, là màn trả ơn sư
phụ, bằng mạng sống của mình!
Trong
truyện sau đây, cú then
chốt của nó, y chang From Russia With Love.
Một sát thủ, nổi danh vì chỉ cần
một phát, là hạ con mồi, bữa đó, được ông Trùm sai đi giết người. Không
ngờ, phát
súng độc nhất đó, lép.
Kết quả mới thú vị làm sao: Phát
súng lép của tay sát thủ giết, và… cứu
sống
con mồi: Anh ta làm thịt được cái Ác, trong con mồi, biến con mồi thành
một thiện
nhân!
Trong From Russia
With Love,
007 biết rất rành về sát thủ KGB, chỉ bắn một phát, đúng ngay tim, nên
trước
khi chết xin được hút điếu thuốc lá sau cùng, rồi để cái hộp thuốc lá
bằng thép
lên túi áo ngực. Sau phát đạn, anh ngất đi, rồi tỉnh lại.
Truyện này cũng hay: Hai anh
cùng làm trong một rạp xiếc, cùng yêu một em nữ diễn viên, một anh
chuyên nghề đưa
cái đầu vô miệng sư tử, và bữa đó, diễn trò như thường lệ, bị con vật
làm nhẹ một
phát, cái đầu lìa khỏi cổ.
Hóa ra là trước khi diễn trò,
anh kia đến sát bên anh bạn, giả đò ho, lấy cái khăn tay ra lau miệng,
thừa cơ
rũ nhẹ một phát lên mái tóc bóng loáng của anh kia: khăn tẩm vài hạt
bụi hồ tiêu.
Con cọp, bị ngứa mũi, hắt xì hơi một phát, thế là xong.
Ấy thế đấy, anh cu Gấu hồi nhỏ
mê ba truyện trinh thám Phạm Cao Củng, ở mỗi truyện có một chi tiết
chìa
khóa, y chang mỗi bài toán chỉ có một giải đáp!
Borges là ông vua viết truyện
kiểu này, nhưng cao hơn PCC nhiều, tất nhiên! Và cũng chính Borges, cho
rằng,
truyện trinh thám mới đích thị văn chương!
Kỷ
Niệm
160 thuyền nhân
sau cùng được Canada
nhận
Tuy
cùng là Mỹ, nhưng hãng
thông tấn AP giầu hơn UPI. Lương hậu hĩ hơn. Một số thông tín viên,
nhiếp ảnh
viên thường coi UPI là nơi học nghề. Khi đã có chút tên tuổi, chờ AP
bật đèn
xanh, là nhẩy. Tôi vẫn còn nhớ nhiếp ảnh viên Henri Huêt, người Pháp
lai, làm
cho UPI, sau về AP. Mỗi lần lên Đài, nơi tôi làm việc, anh hay nói
chuyện với
tôi, và chị Linh, nữ điện thoại viên phụ trách mạch Paris. Bằng tiếng
Pháp. Một
bữa, anh vừa quay đi, chị Linh ghé tai tôi nói nhỏ: Thằng chả ăn mắm
hút ròi,
chưa lột lưỡi đã biết tiếng Việt, vậy mà bầy đặt! Thực tình, cho tới
lúc đó,
tôi vẫn nghĩ anh không biết tiếng Việt.
Kent
Potter, được UPI cho làm
trưởng phòng hình ảnh, deskman, chỉ việc ngồi lựa hình, đánh caption
(4) gửi
đi, vậy mà gặp mặt là nghe anh than chán quá, chán quá. Chiến tranh gì
mà buồn
tẻ thế này! Đúng lúc đó, xẩy trận Hạ Lào. Anh nhẩy vội ra Trung. Chuyến
đó,
chiếc trực thăng chở phóng viên báo chí bị rớt, (trúng đạn?), chết đâu
mười mấy
mạng, trong có anh. Tôi cứ nghe như Thần Chết lắc đầu quầy quậy, giọng
bực
mình, tao đã bảo ở nhà, vậy mà không chịu, cứ nằng nặc...
Tên
của
cuộc chiến
Ba
Xuyên, lần viếng thăm hồi
bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên viên kỹ thuật,
ngày hai
buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11 đường Phan Đình
Phùng,
Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ dùng kỹ thuật từ
các nơi
gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái tới những đài địa
phương,
để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu thính viên, biết
sử dụng
máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa chữa khi trục
trặc, cần
làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè, nhiều tạp âm, khi
nghe
được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát tín hiệu,
không biết
vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế cùng
chuyên viên
lắp đặt... Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất một hai ngày
làm, do
đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười ngày,
nhiều lắm
nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo tìm
kiếm,
sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen thành phố.
Một thành phố không có gì
đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt
choắt
nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi
rảnh rỗi,
người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã
qua của
mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong
quân đội
Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp
đã lâu
chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc,
thường
là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để
nói, như
sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu
thành,
cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong,
nói, ở
đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ
nhà định
nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này (1).
Hết hai năm tập sự, đổi qua làm
việc tại một đài chuyên duy trì những đường dây liên lạc quốc tế, về
viễn ký,
viễn ảnh, điện thoại đường dài [điện thoại viễn liên], giữa Sài Gòn và
một số
thủ đô trên thế giới, không còn dịp ra khỏi thành phố, quên dần những
chuyến
đi, những cuộc phiêu lưu vặt, lâu lâu mơ hồ nhơ nhớ về một thành phố
một hai
lần ghé qua, một vài ngày ở lại, những chi tiết vụn vặt không liên
quan, không
ăn nhập vào đâu cả, nhưng không thể rũ bỏ, (hình như) kiến trúc phảng
phất
nhau, khu trung tâm gồm Toà Hành Chánh, một chợ nhỏ vây quanh bởi một
vài khách
sạn chệt, một vài quán nước, tiệm cà phê, hủ tíu, quán bi da, banh bàn;
những
sáng thứ hai toàn thành phố phải đứng nghiêm chào cờ theo lệnh một
chiếc loa
công cộng [thời còn ông Diệm], (thành phố lúc đó có một bộ mặt trang
nghiêm
thật tức cười, những thực khách đang dùng điểm tâm vội vã đứng dậy,
miệng còn
mẩu bánh chưa kịp nuốt, dáng lúng túng của mấy bà già nghễnh ngãng chưa
kịp
hiểu chuyện gì đang xẩy ra), tiếng hát vọng cổ khoảng chập tối, hay
trong khi
chập chờn ngủ, được chiếc tây ban cầm họa theo, từ đám thanh niên tụ
tập trong
quán cà phê phía trước khách sạn, theo gió lọt vào căn phòng, nghe như
tiếng
thở than, hoặc tình tự, của linh hồn tỉnh nhỏ, thay cho lời từ biệt
chẳng hề
nói của cô gái lúc nãy, vội vàng rời căn phòng, chân đi đất không gây
một tiếng
động, như khi lén lút tới, phả hơi nóng thành phố vào tận sâu trong cơ
thể
người khách lạ còn trẻ tuổi, rồi sau đó lén lút rời căn phòng, thay vào
đó, là
một con mèo đen, không biết tới nằm trên thành cửa sổ từ lúc nào, mắt
xanh biếc
trong bóng tối, tiếng nước nhỏ giọt từ buồng tắm phòng kế bên, một
người khách
lơ đễnh không vặn chặt vòi nước, tiếng còi những chiếc xe hàng đánh
thức giấc
ngủ khoảng ban mai, đánh thức luôn mùi ẩm mốc hình như toát ra từ những
bức tường
loang lổ, từ chiếc nệm giường mục nát, vẻ tiều tụy của căn phòng thường
làm dậy
một nỗi trắc ẩn vô duyên cớ, một cảm giác bực bội, buồn bã không đâu...
Trở lại Ba Xuyên khi được tin
đứa em trai chết.
Tử trận.
Mộ Tuyết
Từ 1954 cho tới 1975, Gấu chỉ
sống ở Sài Gòn.
Hai năm trời, sau khi ra trường
Bưu Điện vào năm 1961, hay 62, làm chuyên viên sửa máy thu phát tin tại
Trung Ương
Cở Xưởng VTD, số 11 Phan Đình Phùng, lâu lâu đi thực tế tới những đài
VTD địa
phương cho Gấu biết mùi món lạ Miền Nam, mùi rùa, mùi rắn, mùi mấy em
Mai Liên
vùng Sóc Trăng, tuy nhiên món thịt chuột chưa một lần được hửi.
Để sửa soạn cho bữa đại tiệc
vào một bữa chủ nhật không phải đi lao động ở nông trường cải tạo Đỗ
Hòa, để thưởng
thức lần đầu tiên bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, ông Trời quả
thật quá
chu đáo với Gấu. Biết Gấu chưa từng xơi món chuột, ông bèn cho Gấu nếm
thử trước
đã!
Cái lần đầu tiên biết mùi thịt
chuột
Bữa nay
đẹp trời, nắng như nắng
Sài Gòn, [làm sao mà như được!], Gấu đi lang thang, vớ được số The
Paris Review,
Winter 2009, ngỡ ngàng, vì cứ nghĩ ba thứ này tuyệt bản ở Toronto,
do
cái vụ suy thoái kinh tế.
Hồi Gấu mới qua, 1994, thành
phố hiển hách với một vài tiệm sách cực kỳ lâu đời của nó, sách báo cỡ
gì cũng có, rồi cứ thế
mất dần,
như nó muốn biểu Gấu, mi già rồi, sách mới báo làm gì nữa!
Hay là nó muốn nói, như cô bạn
đã từng nói, cũng những ngày tháng mới gặp lại đó, đọc như vậy đủ rồi,
viết về tôi đi!
Ui chao có mấy kỷ niệm về cô
bạn, thật tuyệt cú mèo, mà cứ không dám viết, vì sợ uổng!
Trong
số báo có hai bài phỏng
vấn thật tuyệt, một, Ha Jin, the Art of the Fiction, và một, Mary Karr,
the Art
of the Memoir.
I am
profoundly
devoid of cool. I remember a poem about a suicidal dog, which began,
‘Don’t do
it, dog.’
[Cái này là dịch ẩu:
Tôi chẳng còn tí ‘cool’(nghĩa đen: mát mẻ) nào.Tôi nhớ tới một bài thơ
về một
con chó tự tử, bắt đầu bằng, “Đừng làm thế, chó". Nếu thực tình mày
muốn như vậy,
thì chờ tao kiếm tí lá mơ đã!]
Mary Karr
The Art of the Memoir
Winter 2009
CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ
phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp
thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ
thương
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình
thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng
bâng khuâng
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm
mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên
Vũ Hữu Định (1942-1981)
Trích blog Mang Viêng Long,
Note:
Từ đắt nhất, là
từ “lắc”, trong "mai xa lắc'
Câu thơ
Da em mềm như mây chiều
trong
Gấu nghe hát,
thành ra:
Nên em buồn như mây chiều trôi
Đến lúc coi lại, thì trong, chứ không trôi.
Lại thắc mắc, mây trời trong thì làm sao mà buồn?
Đến giờ thì mới biết, nó là:
Da em mềm như mây trời trong!
Foucault
viết, vào thời hoàng
kim của nghệ thuật, con người ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật: Tại
sao
trời mưa? (1), thí dụ vậy. Đó là thời kỳ Barthes gọi là ‘nhà văn không
văn chương’,
cứ viết ra chữ là thành văn rồi.
Văn
chương sau này, theo
Foucault, bắt đầu bằng cơn điên cuồng gọi tên sự vật, với sự tiếp tay
của con
quỉ tương tự, le démon de l’analogie, của những từ "như, hình như, có
vẻ…."
Hình
như là tình yêu!
(1) Truyện đầu tiên, tôi chẳng
còn nhớ nổi
tên, đăng trên tuần báo Mã Thượng, trang văn học nghệ thuật cuối tuần,
do nhóm
chúng tôi chủ trương, khi đó đều còn học trung học, có Huỳnh Phan Anh,
Dương
Trần Thảo, tức Dương Văn Ba, sau làm dân biểu, làm báo Tin Sáng, và
tôi. Chính
trên trang báo này, Huỳnh Phan Anh và Dương Trần Thảo đã cho đăng lá
thư gửi
nhóm Sáng Tạo, tranh luận về "nghệ thuật hôm nay" (bạn đọc có thể đọc
bài viết này trên trang Tin Văn do Nguyễn Quốc Trụ phụ trách). Lúc đó,
nhóm
chúng tôi chủ trương nghệ thuật hôm nay là nghệ thuật mô tả cuộc sống
như nó
là, gợi ý từ cụm từ "Tel Quel" của Pháp. Truyện ngắn đầu tay của tôi,
lạ lùng thay, lại rất hợp với chủ trương của nhóm (Tôi còn nhớ, HPA gật
gù,
đúng là "tel quel" thật!). Câu chuyện một anh chàng chủ nhật khơi
khơi đi ra đường, rồi khơi khơi ghé nhà em, nhìn em nhặt rau, rửa chén,
rồi
phơi phới ra về. Ra ngoài đường, trời mưa, và anh chàng băn khoăn hỏi
trời, hỏi
đất, hỏi người qua đường, hà cớ chi mà trời mưa?
Nhật ký Tin Văn
Về
tới Tân Sơn Nhất,
chìa cái
này ra, không hiểu có bị đuổi không?
Phạm
Năng Cẩn, một trong Thất
Hiền, đọc, mê quá, thằng cha này viết về mày thật tuyệt!
Đam mê
văn chương đồng nghĩa
với nhọc nhằn vất vả. Chiêm nghiệm lại điều ấy thật chẳng sai chút nào.
Đọc rất
nhiều, viết rất nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Đã có lúc tôi có ý định
tạo cho
mình một phong cách, một lối đi riêng rẽ nhưng rồi rốt cuộc cũng chẳng
tìm thấy
gì. Văn chương là khu rừng rậm rạp đầy bí hiểm, mỗi người tự chui vào
và tự tìm
đường bò đi. Ở đấy chẳng biết dựa vào ai, chẳng có ai giúp đỡ. Và may
thay tôi
đã tìm được cho mình một cây gậy chống cho đỡ vấp ngã mỗi khi bị say
chếnh
choáng trên cõi đời này. Cây gậy ấy chính là quê hương, Tổ quốc, là
hướng tâm
về cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Lá bùa hộ mệnh đó là kim chỉ nam xuyên suốt qua những sáng tác của tôi.
Sống
giữa thế giới mênh mông
của trời đất và lòng người, thênh thang thế mà nhiều khi vẫn thấy cô
quạnh. Nơi
đất khách quê người ngồi nhâm nhi ly cà phê, thả hồn qua làn thuốc để
cố tình
kéo quá khứ về hiện tại và tôi bỗng thấy thương quá chính mình và những
số phận
trần gian. Những lúc như thế tôi lại ngồi vào bàn viết, viết tất cả
những gì
chợt đến, đuổi theo những gì đột ngột trôi đi. Những khuôn mặt thân
thương bạn
bè, người thân trở thành nhân vật, bờ tre gốc lúa, cánh diều hóa thành
những
vần thơ. Hình như thời gian càng trôi đi bao nhiêu thì ký ức của người
xa xứ
càng khắc khoải. Từ nửa vòng trái đất tôi cảm thấy mình công bằng hơn
khi đánh
giá một vấn đề.
Kỷ
Niệm
Nhung ngay o Sai-gon : tap
truyen / Nguyen Quoc Tru
Note:
Tối qua, nhớ Sài Gòn
quá, Gấu dạo net, gặp Những Ngày Sài
Gòn ở Thư Viện Úc, trên. Thú quá.
Không
ngờ cuốn sách nhỏ bé của Gấu kiếm ra cái thế giới của nó ở xứ Kanguru!
(1)
Va, petit
livre, et choisis ton monde. Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.
Mẩu
quảng cáo trên một số Văn, một
anh bạn văn trong nước gửi cho (1)
(1)
Chú đã
tìm lại
được mấy cái này chưa, đều trên báo Văn.
Có cái quảng cáo
"Những ngày ở Sài Gòn" trên Văn số 161, chuyên đề "Thi sĩ Quách
Tấn", 1970.
Truyện "Kiếp
khác" trên Văn số 135, 1969, "tuyển tập văn mới".
Tks. NQT
Xe miền Tây
Mình
gọi đó là
“liệu pháp đường xa” mỗi khi cần phải chống sốc vì phải đi về giữa hai
môi
trường sống, hai thế giới khác biệt. Quả thật thần kinh mình hơi… mỏng.
Nên
hoang mang gửi lại ngã ba Trung Lương. Đãi bôi bỏ bên cầu Mỹ Thuận. Ấm
lạnh
người đời mình thả xuống bắc Cần Thơ. Hội hè miên man bỏ lại ở quán ăn
bên đường,
cùng với được mất đắng cay sau những ngày rời tổ. Có quá nhiều thứ phải
bỏ lại,
và mình cần có thời gian. Cũng may đường rất dài mà xe chạy thì chậm
rãi, nhà
cũng xa vừa vặn để mình trở lại là mình (hoặc gần giống mình). Thôi thì
chân chất, ừ
thì quê mùa… miền
Tây mà, vẫn nghèo vẫn xa xôi. Đây không phải Sài Gòn Hà Nội, đây là một
thế
giới khác rồi. Thế giới mà người ta vẫn còn mua bắp luộc, bánh mì ở bến
xe đem
về xứ làm quà, trẻ con vẫn reo mừng tở mở. Xe ghé quán ăn dọc đường,
nhiều
người ngồi chồm hổm chờ ngoài sân không dám ghé mông ngồi vào ghế, sợ
thức ăn
đắt đỏ. Đi qua quầy trái cây mình thấy có người đứng đằng xa ngó, tay
nắn hai
túi áo bà ba mỏng, trên miệng túi cài cái kim tây. Có lần mình ngồi
cạnh một bà
già, cứ ngồi lận lấy mấy hạt lúa từ trong nẹp vạt áo, cắn lóc cóc.
Những người miền Tây
quăn queo lam lũ
thật thà này, bolero này, dầu gió này mình không bao giờ gặp trên những
chuyến
bay. Lý do có vẻ ngớ ngẩn, nên thấy mình ham xe đò có bạn bè cười, mình
chống
chế bằng một câu danh ngôn nổi tiếng, những gì thuộc về con người thì
không xa
lạ với tôi. Nhưng trong bụng nghĩ, thôi bà sến thì nói đại là
sến cho
rồi, có
sao đâu…
NNT
Gấu đọc câu
gạch dưới ở trên rồi, nhưng không nhớ của ai, bây
giờ mới kiếm ra, khi đọc Errata, của Steiner:
Nothing human is alien to
me: Nihil alienum. Của nhà viết kịch La Mã
Terence (190-158 BC).
Cô Tư, sến, boléro, dầu gió, kịch La Mã, mới ghê!
Trong Errata, cùng khúc đó, Steiner đưa ra một ý nghĩa thật tuyệt vời
cho từ
‘stranger’, kẻ xa lạ, mà có thể đây mới là ẩn dụ của cái tít cuốn
truyện của
Camus. (1)
(1)....
There is a fundamental implication
to the legends, numerous in the Bible, but also in Greek and other
mythologies,
of the stranger at the door, of the visitor who knocks at the gate at
sundown
after his or her journey. In fables, this knock is often that of a
concealed
god or divine emissary testing our welcome. I would want to think of
these
visitors as the truly human beings we must try to become if we are to
survive
at all.
It may be that the Jew in the
Diaspora survives in order to be a guest - so terribly unwelcome still
at so
many shut doors. Intrusion may be our calling, so as to suggest to our
fellow
men and women at large that all human beings must learn how to live as
each
other's 'guests-in-life'. There is no society, no region, no city, no
village
not worth improving. By the same token, there is none not worth leaving
when
injustice or barbarism take charge. Morality must always have its bags
packed.
This has been the universalist precept of the prophets, of Isaiah,
Deutero-Isaiah and Jeremiah in their ancient quarrel with the kings and
priests
of the fixed nation, of the fortress-state. Today, this polemic
underlies the tensions
between Israel and the Diaspora. Though the thought must,
like the ritual name of God,
be unspeakable, the greater verity is that Judaism would survive the
ruin of
the state of Israel.
It would do so if its 'election' is indeed one of wandering, of the
teaching of
welcome among men, without which we shall extinguish ourselves on this
minor
planet. Concepts, ideas, which exceed in strength any weapons, any imperium, need no passports. It is
hatred and fear which issue or deny visas. I have felt more or less at
home -
the Jew is often a polyglot almost unawares - wherever I have been
allowed a
table to work at. Nihil alienum, said
the Roman playwright. 'Nothing human is alien to me.' Or to put it
another way:
what other human presence can be stranger to myself than, at times, I
am?
Steiner: Errata, p. 56
*
Những gì thuộc về con
người...
From:
Sent: April 5, 2010 12:59:48
AM
To:
…. Cô
Tư lên tiếng cho đồng
quê Nam Bộ đang bị công nghiệp hoá bức tử, chứ cổ là con nhà cách mạng
thứ
thiệt, thì Scarlett với Melanie cái nỗi gì?
Câu được gạch dưới của cổ là
chỉ lặp lại lời một người khác trong một blog, và cũng là câu mà
"bác" Marx và cách mạng hay trích dẫn, học sinh sau 75 biết ráo, khổ
cho Gấu phải truy lục.
Tôi thấy Gấu quá đau đáu với
Miền Nam
xưa mà thành ra lẩm ca lẩm cẩm như vậy.
Tôi cũng thích văn của cổ bất
luận cổ là ai, thuộc nhóm nào.
Với tôi, văn chương có những
vô thức sáng tạo, có con người thuần tuý bên ngoài chính trị. Đó là lý
do tôi
thích GNV, ông cứ lèm bèm những v/đ chính trị, nhưng bên trong ông lại
có một
con người thuần túy của văn chương, rất nhân hậu và cảm động.
Kính,
Một độc giả.
Phúc
đáp:
Rất nhân hậu và cảm động!
Đa tạ, muôn vàn đa tạ.
Kính
GNV
|
|