*
Notes

Souvenir

Souvenir
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1 2 3 4 5 6














Kỷ niệm, kỷ niệm

Cùng lúc đọc, viết. Truyện ngắn đầu tay của tôi, Những Ngày Ở Sài Gòn, thai nghén tại nhà thương sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu, trên báo Văn, tiền thân tờ Văn bây giờ, của Nguyễn Xuân Hoàng. Viết tại đỉnh cồn, một tay bị băng bột, phải tựa lên thành ghế, một tay viết. Ban đêm ngủ phải nằm sát tường, để có chỗ dựa cho cánh tay băng bột. [Vậy mà cũng vác cánh tay đi chơi với ‘Cô Bé’. Thấy mọi người chăm chú nhìn, cô cười nói, họ nhầm anh với một anh lính chiến!]
Xong, gửi báo tuần báo Nghệ Thuật. Truyện được đăng, sau đó được tòa soạn nhắn xuống lấy tiền nhuận bút. Nhân thế, quen Viên Linh, liền sau đó thay Thanh Nam làm tổng thư ký. Anh xúi tôi viết tiểu luận, phê bình, điểm sách, điểm phim! [Mới đây, gặp lại, anh chìa cho tôi xem, một trong những bài điểm sách đầu tiên của tôi, là cuốn Thị Trấn Miền Tây, của Viên Linh, đăng trên báo Văn Học Sài Gòn, không phải tờ Văn Học Cali bây giờ]
Tôi nói với ông anh. Ông bảo sợ gì chuyện đó. Thì cứ viết, bằng cách giới thiệu những trào lưu văn học thế giới. Thấy tôi ngần ngại, ông bảo, Nguyễn Đình Thi cũng viết cuốn Triết Học Nhập Môn theo kiểu đó, vừa đọc, vừa dịch, vừa giới thiệu, vừa sáng tác. Đừng sợ sai, sai thì sửa. Không làm như vậy, chẳng bao giờ có tác phẩm.
Kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi, qua ông anh, đã theo tôi suốt bao năm mê mải với mớ chữ. Tôi cứ thế giới thiệu, nào trào lưu hiện sinh [Tôi còn nhớ tên loạt bài viết cho Nghệ Tthuật: Thế nào là văn chương dấn thân?], tới những tác giả tiếp theo trào lưu hiện sinh như Roland Barthes, Gérard Genette... Tôi giới thiệu Beckett vào năm 1965 - 1966, trước khi ông được Nobel vào năm 1969. Ra hải ngoại, vẫn ‘mửng’ đó, tôi giới thiệu Borges, Steiner, Naipaul, Said... nghĩa là vừa đọc, vừa [tập] dịch [tiếng Anh].

Những Ngày Ở Sài Gòn, thai nghén tại nhà thương sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu…
Không phải như vậy.
Những ngày viết lâu rồi, nhưng bỏ trong ngăn kéo. Chỉ đến khi ăn mìn VC, và, trong khi nằm dưỡng thương trên Đài, đọc bài thơ CTC trên tờ Nghệ Thuật, thế là lôi ra, sửa sửa, rồi nhờ anh bạn Trần Công Quốc, nhân ghé Đài thăm, đưa cho anh Tâm, tức TTT. Anh Tâm đem xuống cho Nghệ Thuật.
Bài thơ của CTC, là một bài thơ viết về chiến tranh. Hồi đầu, thơ CTC đầy không khí chiến tranh, thí dụ như câu Xin lấy máu làm dầu soi sáng, cho đám Mít nhìn rõ mặt nhau.
Sau này, thơ anh đầy đàn bà. Bài thơ nào cũng có đàn bà, hoặc bạn.

Truyện ngắn Những Con Dã Tràng, được viết ra, để giải tỏa một nỗi nhức nhối của đời sống, ngay sau khi đọc Kẻ Xa Lạ của Camus. Chỉ đến khi đọc Faulkner, và viết được cái truyện ngắn Những Ngày Ở Sài Gòn, thì Gấu biết mình sẽ có ngày trở thành nhà văn. Chính cái style, cái không khí truyện, cái giọng văn, cái hình dáng của một câu văn, câu nọ choàng lên câu kia, câu trước chưa thở hết cái hơi thở của nó, thì câu sau đã hăm he choán chỗ, câu trước đẩy câu sau… cho Gấu biết điều này.
Sau này, Gấu để ý, chỉ có hai nhà văn Mít cũng viết như vậy, là Nguyễn Ngọc Tư, và Mai Ninh. Ở NNT, Gấu nghĩ, văn của bà là từ những dòng sông, những con rạch, những cánh đồng bạt ngàn của Miền Nam trước khi đám Yankee mũi tẹt tàn phá chúng, tạo nên.

Văn chương Bắc Kít, y hệt cái ao làng, một thửa vườn, thửa ruộng nhỏ xíu, bị bờ ruộng, bị lòng người, tình người bít chặt đến nghẹt thở. Bạn cứ thử đọc, bất cứ một ông nào, bà nào, là thấy liền tù tì!
Đã thế lại còn hay triết lý, biện luận, giảng giải, lúc nào cũng sợ độc giả ngu, không nhận ra tư tưởng thâm viễn của...  chúng ông!
*

Lời giới thiệu:

Là một nhà văn nổi tiếng ở hải ngoại, nhưng với một độc giả, thí dụ như tôi, và có lẽ, với chính tác giả, đến bây giờ, cả hai mới nhận ra giọng văn đích thực, của mình.
Hy vọng sẽ có dịp nói thêm, về một thứ tùy bút, giống như mưa mùa xa, theo nghĩa chưa từng có, chợt về với khí hậu văn chương Việt Nam.
Nhưng cũng không hẳn như vậy, bởi vì đọc Mưa Mùa Xa, bỗng nhiên tôi liên tưởng tới... Một Mối Tình:
Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh, tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười...(1)
Như vậy, đâu phải bốn, mà chỉ có hai mùa, mưa và nắng, nhất là mưa, ở trong Mưa Mùa Xa:
"Mưa Sài Gòn độ rất nhỏ.."
Và "nhất là" những câu như thế này:
"Rồi tôi, cô bé mười ba bấy giờ biết những chấn động đầu tiên trong đời qua màn mưa phả suốt đêm giới nghiêm, ngập ngụa những tờ truyền đơn ướt nát, những manh biểu ngữ rách bươm và gậy gộc lẫn nhang đèn vung vãi trên vỉa hè sau cuộc biểu tình tuyệt thực rầm rộ trước nhà, loa phóng thanh rền rĩ niệm kinh suốt buổi chiều. Lẫn trong tiếng nước đập rộn rã vào cửa liếp và những chậu kiểng mẹ trồng thay hàng dâm bụt với gốc tầm ruột xanh từng chùm đã đốn đi, thỉnh thoảng rú lên hụ còi xe quân cảnh tuần tiễu chạy rút giữa lòng đường."...
Bạn nhận ra ngay, Sài Gòn của những ngày xuống đường, ở trong Mưa Mùa Xa,
Bạn nhận ra ngay, Miền Nam ở trong Một Mối Tình.

Chỉ đến khi đọc Faulkner, và viết được cái truyện ngắn Những Ngày Ở Sài Gòn, thì Gấu biết mình sẽ có ngày trở thành nhà văn. Chính cái style, cái không khí truyện, cái giọng văn, cái hình dáng của một câu văn, câu nọ choàng lên câu kia, câu trước chưa thở hết cái hơi thở của nó, thì câu sau đã hăm he choán chỗ, câu trước đẩy câu sau… cho Gấu biết điều này. (1)
Sau này, Gấu để ý, chỉ có hai nhà văn Mít cũng viết như vậy, là Nguyễn Ngọc Tư, và Mai Ninh. Ở NNT, Gấu nghĩ, văn của bà là từ những dòng sông, những con rạch, những cánh đồng bạt ngàn của Miền Nam trước khi đám Yankee mũi tẹt tàn phá chúng, tạo nên.

Văn chương Bắc Kít, y hệt cái ao làng, một thửa vườn, thửa ruộng nhỏ xíu, bị bờ ruộng, bị lòng người, tình người bít chặt đến nghẹt thở. Bạn cứ thử đọc, bất cứ một ông nào, bà nào, là thấy liền tù tì!
Đã thế lại còn hay triết lý, biện luận, giảng giải, lúc nào cũng sợ độc giả ngu, không nhận ra tư tưởng thâm viễn của...  chúng ông!
(1)
Bạn không tin ư?
Hãy thử nếm vài câu đặc Gấu!

Niên học cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội, tôi thức giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một buổi sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
... Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời.

&
Trường hợp không có Radiophoto, thường ngồi trơ cu lơ một mình trong lúc chờ bạn bè tại một bàn tại góc quán Cái Chùa, mơ màng tự hỏi không biết sáng nay cô bạn có giờ học tại Văn Khoa hay không, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ gặp một người chắc chắn hơn hẳn mi: Một người hoặc không nợ nần gì cuộc chiến nên không bị nó hành hạ đến trở thành khật khùng, hoặc thừa thông minh, thừa khôn ngoan để cùng cô thoát ra khỏi, cho dù người đó có yêu thương cô hay không thì mọi chuyện cũng chẳng liên can chi tới mi.
Tuyệt cú mèo!
*

Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết
Ngày mai đi nhận xác chồng

Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.
Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
*
Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*

Bài hát Ngài Mai Đi Nhận Xác Chồng thực sự không liên quan gì tới Gấu, và gia đình, nhưng, có vẻ như, chỉ để cho Gấu được thưởng thức, lần đầu tiên, bản nhạc này, thì Ông Trời quả là đã mất quá nhiều công phu, quá châu đáo, và thật là đặc nhỡn, thật là mắt xanh, với Gấu.
Nhưng, ông cũng chơi lại Gấu một cú thật đau, quá đau, vào lúc cuối đời, khi, chỉ nghe một giọng nói qua điện thoại, từ một người đàn bà, đã từng gặp cảnh trên đây, mà đã tưởng tượng ra, rằng là mình có thể làm sống lại người đã chết.
Ui chao sao mà khùng đến như vậy!
Liệu có phải đó vẫn là hậu quả vết thương Bắc Kít, từ hồi còn thơ, từ một cô gái Bắc Kít bị cả một miền đất bỏ đói?...

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Ngô Bảo Châu, người mà công trình toán học vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát minh tiêu biểu của khoa học Thế giới năm 2009, cho BBC Việt ngữ hay, ông bất ngờ trước tin này.
BBC

Cũng lại ‘phát minh’, thay vì 'khám phá’, đúng chữ của Time. Nhưng thôi, kệ mẹ đám ngu!
Gấu, nhân đọc bài ông Bắc Kít giỏi toán này trả lời tờ Diễn Đàn, bèn nổi hứng, lèm bèm về cái thú mê toán học, một trong thú ăn chơi tuyệt vời mà con người nghĩ ra được, hay nói theo Steiner, trong bài viết Cái chết của những vì vua:

Có ba trò rượt đuổi, truy tìm trí thức, như tới nay tôi biết được, trong đó, con người trình diễn những cuộc hội hè lớn lao, trước tuổi dậy thì. Đó là âm nhạc, toán học, và cờ tướng.
Mozart viết nhạc, thứ thật bảnh, và thật quyến rũ, khi ông chưa đầy tám tuổi. Mới ba tuổi, như người ta kể lại, Gauss đã trình diễn những bước lăng ba vi bộ thần sầu; ông chứng tỏ, là một cây toán số học, nhanh và sâu, trước khi lên mười! Vào năm 12 tuổi, Paul Morphy hạ hết các cao thủ cờ tướng tại New Orleans, đừng coi đây là một cuộc Hoa Sơn luận kiếm tép riu, trong một thành phố nho nhỏ, bởi vì cách đây 100 năm, chỉ nội những kỳ vuơng của nó không thôi, cũng sơ sơ vài mạng!
[A DEATH OF KINGS 
THERE ARE THREE intellectual pursuits, and so far as I am aware only three, in which human beings have performed major feats before the age of puberty. They are music, mathematics, and chess. Mozart wrote music of undoubted competence and charm before he was eight. At the age of three, Karl Friedrich Gauss reportedly performed numerical computations of some intricacy; he proved himself a prodigiously rapid but also a fairly deep arithmetician before he was ten. In his twelfth year, Paul Morphy defeated all comers in New Orleans-no small feat in a city that, a hundred years ago, counted several formidable chess players.]
*
Tôi nhớ dạo còn bé, mỗi lúc phải mở cuối quyển sách để xem lời giải của một bài toán không tự giải được, là tôi cảm thấy dằn vặt khổ sở, cảm giác pha lẫn bực tức và xấu hổ giống như đá bóng bị thua.
Ngô Bảo Châu [Diễn Đàn] 

Gấu cũng có cùng tâm trạng đó, và ngay từ khi còn nhỏ, đã tự hứa với mình, không bao giờ coi lời giải, của bất cứ một bài toán nào, toán cũng như lý.

Kỷ niệm về toán, nhiều, và đều thú vị cả.
Bỏ đi Nam vì toán cũng có.
Gấu không hề tính bỏ đi Nam vào năm 1954. Ở lại, học thầy toán hình học mới, là một ông cán bộ vừa ở rừng về. Bữa đó, có một bài toán hình học. Gấu giơ tay xin lên bảng giải. Cách giải của Gấu thuộc dòng ‘hậu hiện đại’, nghĩa là hoàn toàn do Gấu phịa ra, khác hẳn cách giải thường, có sẵn trong sách. Ông thầy mới gật gù, tôi cũng tính giải như vậy. Nhưng một anh bạn học trong lớp đứng dậy, nói, cách giải này chưa hợp lý, và khi anh ta giải thích, ông thầy mới lại gật gù, tôi cũng tính nói như vậy.
Gấu thất vọng quá, thầy thế này thì bỏ mẹ. Thế là nhen nhúm bỏ đi, tìm thầy khác!
*
Trước khi quyết định bỏ vô Nam, Gấu trở về làng cũ, coi có sống được không. Ở đâu chừng đôi ba tuần, nghe bà chị than, nhà mấy miệng ăn, biết làm sao bây giờ.
Lúc đó, hình như chỉ có hai chị em. Bà nội mất rồi. Thằng em út, còn ở với ông Bác ở vùng kháng chiến, chưa về. Gấu nghĩ thầm, thôi hay là em đi, chị đỡ phải lo một phần ăn.
Đi, không có nghĩa là về lại Hà Nội, mà về tới Hà Nội, là lên tầu hỏa, xuống Hải Phòng, sống với bà cụ và thằng em trai, đã xuống dưới đó trước Gấu.
Khi có cái chuyện di cư, bà cụ Gấu, hình như lúc đó đang sống ở tỉnh Sơn Tây. Gấu cũng không biết nữa. Từ khi được bà cô nuôi ăn học, bà cụ không dám ghé thăm, vì có lần ghé, về, bị bà mẹ của bà cô, là Bà Tư, chửi, mấy mẹ con nhà mày xuống Hà Nội mà bám váy con gái tao.
Bà vội vàng về quê gặp con gái, nữ dân công, nữ anh hùng lao động, vừa từ chiến trường Điện Biên trở về làng. Bà chị lắc đầu, vì còn đang say men chiến thắng, và đang là người hùng tại quê hương. Bà cụ chạy vội vào Phú Hữu, ở dưới chân núi Tản, đón thằng em trai của Gấu, lúc đó được một người bà con là Bà Hàn nuôi giùm. Hai mẹ con về Hà Nội, lén bà cô gặp Gấu. Gấu cũng lắc đầu không chịu đi. Cũng say men Điện Biên, làm sao không?
Điện Biên, sợ Gấu lúc đó còn rành hơn cả chị mình, vì nghe qua miệng ông bếp già. Ông kể vanh vách Ta đã đánh Tây hoành tráng như thế nào, tướng De Castries nhục nhã ra sao! Bà chị Gấu làm biết được những chuyện thần kỳ đó?
Gấu, khi đó, ít nghĩ đến mẹ, và nếu có nghĩ, thì là nghĩ đến một người nào đó sẽ thay thế mẹ mình, ở trong trái tim của mình!
Cái Cô Hồng Con chính là hình ảnh thay thế bà cụ Gấu trong trái tim thằng bé nhà quê, luôn bị ám ảnh bởi lời nói của bà nội, rồi mẹ mày cũng bỏ tụi mày, đi lấy chồng thôi.
Hồi nhỏ, Gấu có một cái thèm, và một nỗi lo: Thèm được mẹ bế một lần, coi nó ra làm sao. Còn nỗi lo, thì khủng khiếp lắm. Chỉ lo, chỉ sợ, một bữa nào đó mất mẹ. Cái Cô Hồng Con, chính là bà 'mẹ trong khi chờ là mẹ' của Gấu. Nếu mẹ mình bỏ đi, đi bước nữa, như dân Bắc nói, thì Cô Hồng Con sẽ thay Mẹ, thương Gấu!
Nhỏ, mà đã giỏi tính toán gớm!

**

Call For The Dead

John Le Carré, Gấu cũng tự mình khám phá ra, cũng một cú tự sướng, lần ghé tiệm Xuân Thu, kế bên Quán Chùa, tình cờ cầm lên cuốn L’espion qui venait du froid, Gián điệp về từ miền lạnh, vừa đọc đến ‘du froid’ một phát, là lạnh run người, con vai-rớt Bắc Kít, bật nhỏm dậy, bao nhiêu sợi nắng, sợi mưa Sài Gòn cũng chịu thua, hà, hà, đúng là tâm trạng đó, cú mặc khải đó, khi Gấu bập vô cuốn truyện.
Rồi mò tới Gọi người đã chết, bản tiếng Tây, loại sách bỏ túi đóng dấu IC, giá tiền bằng giá tại gốc,10 đồng, tiền ông Diệm, đọc thì đọc, nhưng không cảm.
Phải tới khi vô nhà tù quốc tế Bangkok, nhờ bản tiếng Anh, của một tay thanh niên người Mã Lai, nằm kế bên, thì mới thấm đòn, và nhận ra, đây mới là cuốn hiển hách nhất của Le Carré.

Ui chao, bạn đọc đoạn sau đây, khi Smiley bị vợ bỏ, ông bạn VC người Đức tên Dieter thì lại tha thứ cho anh, không thèm làm thịt, và gieo mình xuống sông Tà Mi tự trầm, rồi nghĩ đến những thân phận PXA, thí dụ, bị chính cái Miền Bắc của anh bỏ rơi, sau khi vắt sạch, chết không nổi, cứ ngắc nga ngắc ngoải, vì địa ngục chật quá rồi, và cỡ như anh, Diêm Vương cũng lắc đầu không dám nhận, hay nghĩ đến thân phận thằng cha Gấu, cũng sắp đi rồi, mà đi về đâu, về đâu… hà, hà?

Smiley put this on one side and turned to the next letter. Just for a moment he did not recognize the handwriting; just for a moment he looked bleakly at the Swiss stamp and the expensive hotel writing paper. Suddenly he felt slightly sick, his vision blurred and there was scarcely strength enough in his fingers to tear open the envelope. What did she want? If money, she could have all he possessed. The money was his own, to spend as he wished; if it gave him pleasure to squander it on Ann, he would do so. There was nothing else he had to give her - she had taken it long ago. Taken his courage, his love, his compassion, carried them jauntily away in her little jewel case to fondle occasionally on odd afternoons when the time hung heavy in the Cuban sun, to dangle them perhaps before the eyes of her newest lover, to compare them even with similar trinkets which others before or since had brought her.
My darling George.
I want to make you an offer which no gentleman could accept.
I want to come back to you.
I'm staying at the Baur-au-Lac at Zurich till the end of the month. Let me know.
Ann
Smiley picked up the envelope and looked at the back of it: 'Madame Juan Alvida'. No, no gentleman could accept that offer. No dream could survive the daylight of Ann's departure with her saccharine Latin and his orange-peel grin. Smiley had once seen a news film of Alvida winning some race in Monte Carlo. The most repellent thing about him, he remembered, had been the hair on his arms. With his goggles and the motor oil and that ludicrous laurel-wreath he had looked exactly like an anthropoid ape fallen from a tree. He was wearing a white tennis shirt with short sleeves, which had somehow remained spotlessly clean throughout the race, setting off those black monkey arms with repulsive clarity.
That was Ann: Let me know. Redeem your life, see whether it can be lived again and let me know. I have wearied my lover, my lover has wearied me, let me shatter your world again: my own bores me. I want to come back to you ... I want, I want ...
Smiley got up, the letter still in his hand and stood again before the porcelain group. He remained there several minutes, gazing at the little shepherdess. She was so beautiful.
*
Đoạn hai tay kẻ thù bạn cũ đụng độ trên cầu, trên sông Ta Mì, cũng thật là tuyệt cú mèo:
Anh ta [Dieter] đi rồi, bầy mình ra, như một sự hy sinh của con người cho sương mù London và dòng nước khùng điên, đen ngòm ở bên dưới...
[He was gone, offered like a human sacrifice to the Lodon fog and the foul black river lying beneath it.]
Chắc là đành phải 'như một cú hi sinh con người', và lụi cụi dịch hết cuốn truyện này thôi !

Kỷ Niệm

- Mỗi người, ông và nàng, cầm một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra phía sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng quay đầu để tránh bụi bay mù, nàng nheo mắt và cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi biết thói quen của nàng quá mà? Sau đó hai người đi lại phía nhau, gấp tấm thảm lại thoạt đầu gập đôi, sau đó gập tư, và trong lúc làm việc đó, nàng luôn miệng nói đùa và nô giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải vậy không ông?
Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]
Đây có lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu, của cuốn tiểu thuyết.
Anh chàng VC Nga, Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt, trở về căn nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago. Hai người đàn ông tranh nhau nói về người đàn bà.
Câu văn trên Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên được.
Có một cái gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào đó, làm Gấu nhớ hoài.
Chỉ tới khi về già, Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.

Bạn đọc Tin Văn thử đoán coi?
Chắc là thua.
Đọc đoạn trên, là Gấu nhớ đến lần nhờ một anh bạn đem thư cho BHD, anh ta vô nhà, mải nói chuyện với ông anh của BHD, quên mẹ thằng Gấu ở ngoài, khi ra về, thấy Gấu thật là tang thương xơ xác trên chiếc xe đạp, chờ như chờ từ ngàn ngàn kiếp!
Để chữa... quên, anh ta còn lầu bầu, tao bị em của mày sai như nô lệ, anh V, giúp em khiêng cái giường!
Chả là em mới dọn nhà.
Ui chao, cứ nghĩ đến cảnh được phục vụ em, mà thèm! (1)
(1)
Gấu dùng chữ "những", là vì bạn bè Gấu bị "hơn một cú" như cú vừa rồi. Cú trước khủng khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông Hồng Đen ra đi. Một ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali, thương tình, bèn mail cho Gấu biết tin. Tin Văn bèn đi một đường ai tín, khiến Gấu Cái càng thêm bực mình. Và bèn mail trả lời ông bạn, cho biết, ngay sau khi Gấu được ai tín, bèn xỉu, sẵn bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi nhà thương cấp cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình, nhưng bán tin bán nghi, bèn phôn cho một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông Hồng Đen và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao biết, thằng cha Gấu hồi đó mê BHĐ khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi vì có lần Gấu hỏi, tại sao "iêu" Gấu, em trả lời, tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử... tội nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của mình, anh kể chuyện, một lần Gấu nhờ anh trao giùm thư cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em cấm cửa. Gấu dặn, vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao biết, rồi có muốn ở lại tới giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò chuyện, rồi quên luôn thằng cha Gấu ở bên ngoài, khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều, tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên chiếc xe đạp, tóc tai dựng đứng, trông thê lương không thể nào tưởng tượng được.
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là đi. Tới ngã tư gần nhà em, phía vườn Tao Đàn đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe đạp chờ tới...  chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư cho nó, nó không thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn, rồi ra lệnh, đó là lúc đang dọn nhà, từ Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay, khiêng cái giường. Tao vừa sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó bất chợt vô, vồ liền cái thư. Bực, vì em của mày coi tao như thằng hầu. Phụ một tay, khiêng cái giường cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như mày! Anh kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt mày méo xệch?
Sướng chưa!
Kỷ niệm

Gấu có lần kể là, cái đám lưu vong, sống nhờ xứ người, hơi một tí là sủa, F. Dzu, chỉ khi nào say sỉn quá, thì mới có thể văng tục bằng tiếng Mít được!
Kể cũng mấy lần rồi, nhưng vẫn không làm sao giải thích được lý do, cho đến mới đây, đọc một bài viết của một nhà văn lưu vong, Louis Begley, On being an orphaned writer, Về cái chuyện là một nhà văn mồ côi, trong cuốn The Genius of Language, Thiên tài ngôn ngữ, thì mới ơ rơ kìa, eureka, một tiếng, à thì là ra như vậy!
Gấu sẽ lèm bèm tiếp về vụ việc này, nhưng tóm gọn, thì như thế này, một thằng Bắc Kít di cư như Gấu, sẽ chẳng bao giờ có lại được, cái sướng tê người, khi chửi bằng tiếng Bắc Kít, "Địt Mẹ" [xin lỗi bạn đọc Tin Văn], một khi đã quen miệng chửi, Đù Má!
Đây còn là kinh nghiệm The Fall, của dân Ky Tô, bị đá ra khỏi vườn Địa Đàng, quên luôn tiếng [chửi bậy của] Nhà Trời!
*
… no life is lived for the sake of an obituary.
Brodsky.
Cũng Brodsky, đã từng phán, trong bất cứ một bài ai điếu, đều có tí mừng mừng của thằng đang còn sống, khi viết về thằng ‘bạn quí’ của mình, đã ngỏm rồi!
[Gấu kiếm hoài chưa ra nguyên tác, cũng đã từng post trên Tin Văn]
Chán thế đấy!
Kể từ khi Gấu mê Cô Ba, ngay từ những ngày còn Sài Gòn, rất ít khi gặp các đấng bạn quí, mà lỡ có gặp, là đều nhìn thấy bài ai điếu ở trong...  ánh mắt, của kẻ 'đang còn sống', chỉ chờ dịp đọc ra, hay viết lên báo, về thằng bạn quí của mình!
Bởi vậy, khi gặp lại ở hải ngoại, ông bạn quí nào cũng buồn so, sao mày chưa chịu chết, để tụi tao đọc ai điếu!
Có hai thằng, thật là mừng, khi thấy Gấu còn sống, là Du Tử Lê và Viên Linh.  Du Tử Táo phán, mày đúng là tái sinh!
VL thì khen Gấu Cái, nhờ H. mà nó được như vầy!


Lúc còn cộng tác với tờ Thư Quán Bản Thảo, kẻ này có gợi ý cùng nhà văn Trần Hoài Thư về việc thực hiện một số kỷ niệm với bài vở của những cây bút đã từng cộng tác với tờ Văn, hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Tiếc thay, sự việc này chưa được thực hiện như lòng mong muốn. Giờ đây, nhân đoạn viết này, với trí nhớ cùn nhụt (mà chắc đã thập phần tồi tệ), thử ghi lại danh tính của những người có bài vở đăng trên Văn trước kia, nay vẫn còn tiếp tục sáng tác ở hải ngoại. Xin chư quân vui lòng bổ sung (nếu thiếu tên) và đính chính (nếu ghi nhầm). Mong thay!

Danh sách những cây bút một thời của tờVăn, nay đã vào hàng ôn mệ mà vẫn còn múa . . . bút khắp nơi gồm:

- Ở Pháp có Trần Thiện Đạo, Trần Công Sung, Kiệt Tấn, Đặng Tiến . . .
- Ở Úc có Phạm Công Thiện, Phan Việt Thủy . . .
- Ở Canada có Lâm Hảo Dũng, Đỗ Khánh Hoan, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn . . .

- Ở Hoa Kỳ đông đảo nhất, có Nhã Ca, Lâm Chương, Đinh Cường, Hoài Ziang Duy, Hồ Minh Dũng, Nguyễn Bạch Dương (đã khuất), Trùng Dương, Nghiêu Đề (đã khuất), Lê Tất Điều, Nguyễn Tịnh Đông (Trần Bang Thạch), Nguyễn Mộng Giác, Thái Tú Hạp, Nguyễn Xuân Hoàng, Hoàng Ngọc Biên, Túy Hồng, Khê Kinh Kha, Nguyễn Chí Kham, Du Tử Lê, Trần Vấn Lệ, Hoàng Ngọc Liên, Viên Linh, Bình Nguyên Lộc (đã khuất), Hoàng Lộc, Đào Mộng Nam, Thanh Nam (đã khuất), Nguyễn Văn Ngọc, Hoàng Ngọc Nguyên, Trần Doãn Nho, Nguyễn Minh Nữu, Võ Phiến, Hải Phương, Nguyễn Quỳnh, Nguyên Sa (đã khuất), Hà Thúc Sinh, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo (đã khuất), Lê Văn Thiện (Văn Lệ Thiên), Trần Hoài Thư, Trần Mộng Tú (?), Hoàng Anh Tuấn (đã khuất), Thanh Tâm Tuyền (đã khuất), Nguyễn Tuyển, Trần Dạ Từ, Huỳnh Hữu Ủy, Ngô Thế Vinh, Kinh Dương Vương, Nguyễn Vũ Đan Vy (Đặng Tường Vy – đã khuất), Nguyễn Lương Vỵ, Phạm Ngũ Yên...

Xin nhắc lại: ai sót tên, thừa tên, vui lòng ới cho một tiếng.
Hoàng Xuân Sơn Blog NXH & Bạn hữu VOA

Note:
Thiếu thằng Gấu, người đã từng làm MC ra mắt sách của Hoàng Xuân Sơn!

**

"Sinh hoạt văn học nghệ thuật tại Sài Gòn trước 1975".
Luân Hoán, Tiểu sử NQT

Tái định cư nước người, sinh hoạt văn học nghệ thuật  [SHVHNT] đầu tiên của Gấu, là với nhóm Montreal của Luân Hoán, qua tờ Nắng Mới.
Gấu biết tờ này từ hồi ở trại cấm Thái Lan. Gặp nhóm này, qua NTV. Rồi qua Nguyễn Đông Ngạc, khi lên Montreal chơi. Trong nhóm này, tính tình dễ chịu nhất, theo Gấu, là Lưu Nguyễn.
Rồi viết lách, rồi nhậu nhẹt. Luân Hoán thì Gấu đã từng đọc thơ. Gặp mới biết, ông là bạn - bạn lính và bạn thơ - của Cao Thoại Châu, tức Cao Đình Vưu, bạn thân từ hồi còn học trung học của Gấu.

Thời gian đó, Gấu bỏ luôn mớ con chữ, học bảo hiểm, lấy cái "lai xần" [giấy phép hành nghề], xong xuôi, lo kiếm bạc cắc, đỡ đần mấy đứa nhỏ còn kẹt lại.
Nhưng để hành nghề bảo hiểm, thì phải cần quen biết, và thế là lại phải dở trò sinh hoạt văn học nghệ thuật, để kiếm khách, không phải cho văn chương, mà là cho bảo hiểm nhân thọ.
Trong những cơ hội kiếm khách như thế, có lần Gấu làm MC, giới thiệu sách, một cuốn của một nhà văn trong nhóm Montreal. Để bữa nào, kiếm ra được, Gấu sẽ post lên Tin Văn hầu quí vị độc giả, cảnh Gấu diễn trò SHVHNT.

Bữa diễn trò, có thể nói, thành công. Nhóm M. "order" một cái bàn riêng, ở kế ngay bên diễn đàn VHNT, theo cái kiểu "tables séparées", bàn riêng, thêm vách ngăn, cho chắc ăn. Trong lúc, bên ngoài, Gấu diễn trò thổi ống đu đủ, bên trong, nhóm "văn hữu", vừa thưởng thức tiếng kèn, vừa nhâm nhi ly rượu mạnh.

Gấu diễn trò xong, cả đám kéo nhau tới một tiệm khác. Lúc đó, Gấu cũng có phần của Gấu. Thật chu đáo.
Sau đó, vẫn liên lạc, thường xuyên, thì với nhà thơ Luân Hoán, qua email.

Một lần, ông email trả lời một chuyện gì đó, dưới ký tên bằng những dòng như thế này:
Anh Chị Luân Hoán.

Thế là từ đó, Gấu không dám liên lạc với nhà thơ nữa.
Theo Gấu, đây chỉ là một trong những chi tiết, cẩu thả, của nhà thơ. Nhà thơ tuổi cũng cao, thành danh sớm, em út nhiều, bà con đông, và thường là hạng dưới, danh xưng "anh chị" quá quen dùng, thành thử Gấu này bị coi là đàn em, là do sơ ý chứ không phải cố tình.
Thì đã nói cẩu thả mà!

Anh Chị Luân Hoán!
Nhờ anh chị tí! NQT
Gấu nhà văn

*&

Hắn nhấp nháy con mắt [lé] nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột Nhũi
Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.
Call For The Dead

Cái vụ làm MC thổi ống đu đủ, những ngày đầu nơi xứ lạnh, thực sự là với một ông nhà văn khác, nhà văn TC, cũng trong nhóm Montreal, với cuốn Về Biển Đông, một cuốn bút ký viềt về những ngày ông đóng cửa phòng mạch, đi cứu người vượt biển. Cuốn thơ của HXS xb cũng khá lâu trước đó rồi, nhưng nhân tiện quá giang. Buổi ra mắt được tổ chức tại một nhà hàng ăn, thành thử mới có chuyện làm vách ngăn, "tables séparées" là theo nghĩa đó.
PEN sở tại đứng ra tổ chức, người công tắc [contacter] Gấu, là một tay dược sĩ, quen biết TC. Gấu nhận lời liền, vì cũng đang cần chường cái mặt mo ra để lo bán bảo hiểm nhân thọ, chán thế.
Đúng ra, đám NM, bạn bè TC, nên ngồi tại phòng tổ chức, tốt nhất là ngay những hàng ghế đầu, để tỏ thái độ lịch sự, và phải có một tay trong bọn, vào giờ sắp tan hàng, lên cám ơn MC, PEN sở tại, và khán thính giả, độc giả đã bớt chút thì giờ… vv và vv.
Khi thấy đám này bất lịch sự, chơi cái bàn ở phía bên kia bức màn, ngăn cách hai bên, trong khi Gấu ra sức thổi kèn, thì cụng ly với nhau, gật gù, thổi được đấy; hoặc lắc đầu, chưa đã [như anh chàng bạn văn từ thời còn đi học của Gấu, chê bài viết Gấu thổi anh ta, phần đầu OK, phần sau chưa đã, Gấu đã từng lèm bèm đâu đó rồi], Gấu chán quá, nhưng hồi đó ‘hiền lắm’, chỉ nghĩ thầm, thôi kệ mẹ họ, mình cũng đâu có tốt lành gì, cũng “lợi dụng lẫn nhau”, vậy mà hay đấy!
Bà chủ tiệm là bạn thân của Gấu Cái.
Thế mới tuyệt!

Tuyệt ra làm sao, xin để kể tiếp, vào kỳ tới!
*

Viết mướn
Viết mướn ở Bưu Điện
 

Khoảng thập niên 1980, khi làn sóng vượt biển lên cao, đám viết mướn không chỉ có khách hàng có bà con vượt biển, đã ở trại tị nạn, hay đã định cư nơi đệ tam quốc gia, mà còn cựu nhân viên hãng sở Tây, những người đi lính cho Pháp. Họ cũng ra nhờ đám viết mướn, hoặc làm đơn xin đi Tây, hoặc đòi tiền trợ cấp, tiền ráp ben…. Chính vì vậy mà đám Nguỵ viết muớn trở thành một cái gai, và do đó xuất hiện những người viết quốc doanh, hợp pháp, có băng đỏ ở cánh tay, không ngồi vỉa hè mà ngay bên trong Bưu Điện. Lần trở về Sai Gòn, năm 2000, tôi có ra Bưu Điện, nhưng cảnh cũ người xưa, chẳng còn. Bưu Điện vắng hoe.
Do chính sách mở những bưu cục nhỏ, ngay tại từng khu vực, phố xá đông đúc, Bưu Điện chính Sài Gòn đã không còn nhộn nhịp như xưa. Tôi không bước vào bên trong, nên không gặp những đồng nghiệp có băng đỏ trên cánh tay.
*
Trong những giai thoại viết thư tình giùm này, bảnh nhất, có lẽ là giai thoại được đưa vô 100 truyện ngắn hay nhất thế giới. Câu chuyện một ông linh mục dậy hai trường, nam và nữ, phân biệt nhau, cách nhau bằng cả một dòng Bến Hải. Thế rồi có hai anh chị, anh ở bên này sông, em ở bên kia sông, cùng uống dòng Bến Hải, mà đem lòng thương nhau. Và cả hai bèn mượn cái nón... cối của vị linh mục làm cái hộp thư.
Một bữa, ông linh mục khám phá ra cái hộp thư tình nóng bỏng, ướt át, "Have U ever seen the rain?", "I will be right here waiting for you, How can I survive this moon?" [Làm sao anh qua khỏi con trăng này?]....
Ui chao con trăng này, bị trù yếm sao đó, biến thành 30 năm nội chiến từng ngày!
Thì cũng kiểu 10 ngày học tập cải tạo!
*
(1) How can I survive without your mail?
-Xạo!
*
Vị linh mục, sau khi khám phá ra cái nón của mình biến thành hộp thư, thú quá, cứ để yên để đọc lén, cho đến một bữa hai anh chị giận nhau, và thư tình đang ướt át, bỗng biến thành cay đắng, mặn chát, và tình hình căng quá, sắp đi đến đoạn tuyệt!
Thế là vị linh mục bèn mạo chữ, của cả hai bên, và đánh tráo thư.
Cuộc tình đi đến một kết thúc tốt đẹp, và vị linh mục được cả hai bên mời đi dự tiệc cưới.
*

Trong Tình Yêu Thời Thổ Tả của Garcia Marquez, cũng có một câu chuyện tương tự như vậy. Nhân vật chính yêu một cô gái. Cô gái đi lấy chồng. Anh chàng quyết tâm đợi khi nào anh chồng chết, sẽ cưới cô gái. “Một người đàn ông với linh hồn của một thi sĩ, và sự kiên nhẫn của một vị thánh”: Florentino Ariza đã kiên nhẫn đợi hơn nửa thế kỷ; “tình yêu trong khi đợi chờ” của anh trải dài 51 năm, 9 tháng, và 4 ngày; trong khi chờ đợi người yêu “thứ thiệt” như vậy, anh đã trải qua 622 chuyện tình ái lăng nhăng, cho qua thì giờ, nhưng cũng thuộc loại dài hạn (long-term liaisons). Và khi cuộc đời thực sự của anh bắt đầu, anh nói với người yêu: anh vẫn còn là trai tơ!
Nàng tuy không tin tưởng cho lắm, nhưng lại mê cách anh nói câu đó: không vướng chút bụi trần! (But she liked the spirited way in which he said it).
Tình Yêu thời thổ tả
*
Nên mừng cho thằng bạn của chúng ta!

Số là, khi BHD mất, một anh bạn thương tình mail cho Gấu biết. Gấu Cái đọc được, tức điên người, bèn mail trả lời, nhận được mail, Gấu té xỉu đưa vô bệnh viện rùi.
Ông bạn hoảng quá, nhưng, bán tin bán nghi, bèn phôn cho một anh bạn khác, cũng bạn thân thời đi học. Anh này biết rất rõ mối tình nhớn của Gấu với BHĐ.
Bèn gật gù, chắc thiệt đấy mày ạ. Thằng Gấu lại sẵn bịnh tim. Dám đi theo em luôn!
Mail cho một ông bạn ở tận Berlin.
Ông này mừng rỡ, nếu đúng như thế, thì Gấu, bạn của chúng ta đúng là nhà văn nhớn. Đám loi nhoi, tép riu, người bình thường như lũ chúng mình làm sao có được một cái chết hách xì xằng như thế.
Nên mừng cho bạn của chúng ta!

*

Chủ quán là một tay vai vế trước 1975. Bà vợ, bạn cùng sở với Gấu Cái. Bả biết Gấu làm cho UPI qua Gấu Cái. Bà biết gia đình Gấu Đực và Cái không có êm ấm gì hết trơn hết trọi. Khi Gấu mới đặt chân xuống Xứ Lạnh, tờ LV có loan tin, và chúc mừng, và cho thêm chi tiết, Gấu nhà văn từng làm cho Mẽo UPI. Bà chủ quán bèn hỏi một ông trong PEN, anh hỏi thử coi bà vợ của ông ta có phải tên… không. Nếu phải, thì như vậy, họ chưa có bỏ nhau, và bà đó là bạn của tôi!

Cái ông bạn văn chủ PEN đó bèn đi một đường ghé thăm vợ chồng Gấu, khi đó còn đang ở shelter, và hỏi Gấu, nè bà xã có phải tên… không. Phải. Thế thì có bà tên…. hỏi thăm. Và cho số điện thoại.
Gấu phải nhờ một tay quen, cũng từ trại tị nạn mới qua, trước Gấu ít lâu, và đã thuê nhà riêng, không còn ở shelter, chỉ đường.
Thế là vào một đêm đầy dông bão, tuyết phủ đầy trời, [đúng như vậy, vì Gấu tới Xứ Lạnh đúng những ngày bão tuyết], hai vợ chồng lần mò đến nhà người quen cùng ở trại tị nạn, rồi đi cùng với anh ta tới quán ăn, dự đại tiệc hàn huyên giữa hai chị em bạn, làm cùng sở. Cả ba địa chỉ, shelter, nhà anh bạn thuê, quán ăn, chỉ cách nhau vài bước chân, tuy nằm trên ba con phố khác nhau, vậy mà ba kẻ nhà quê phải mất ít nhất là ba tiếng đồng hồ lặn lội trong tuyết lạnh!
Trong khi ăn, Gấu Cái hỏi thăm bâng quơ, về cô bạn của vợ chồng Gấu, cô phù dâu ngày nào, nghe nói hình như hiện đang ở Xứ Lạnh...  Bà chủ quán giơ tay, chờ một tí, và đứng dậy, vô trong, kiếm một số báo LV, đem ra, lật lật vài trang, rồi nói, số điện thoại đây nè!

*

NQT & Phạm Dzư Chất [một trong Thất Hiền], ông em TTT

… no life is lived for the sake of an obituary.
Brodsky.

Cũng Brodsky, đã từng phán, trong bất cứ một bài ai điếu, đều có tí mừng mừng của thằng đang còn sống, khi viết về thằng ‘bạn quí’ của mình, đã ngỏm rồi!
[Gấu kiếm hoài chưa ra nguyên tác, cũng đã từng post trên Tin Văn]
Chán thế đấy!
Kể từ khi Gấu mê Cô Ba, ngay từ những ngày còn Sài Gòn, rất ít khi gặp các đấng bạn quí, mà lỡ có gặp, là đều nhìn thấy bài ai điếu ở trong...  ánh mắt, của kẻ 'đang còn sống', chỉ chờ dịp đọc ra, hay viết lên báo, về thằng bạn quí của mình!
Bởi vậy, khi gặp lại ở hải ngoại, ông bạn quí nào cũng buồn so, sao mày chưa chịu chết, để tụi tao đọc ai điếu!
Có hai thằng, thật là mừng, khi thấy Gấu còn sống, là Du Tử Lê và Viên Linh.  Du Tử Táo phán, mày đúng là tái sinh!
VL thì khen Gấu Cái, nhờ H. mà nó được như vầy
!



*

December 27, 2009 1:42 PM
From:
Hôm qua vào tiệm sách ngày boxing day thấy quyển Les Chuchoteurs của Orlando Figes  -  định mua tặng bác làm quà Noel nhưng thấy số trang : 800 thì dội lui, bác còn thì giờ đâu mà đọc, sách lại in chữ nhỏ.
Thiệt là buồn khi đọc băng in rời ngoài quyển sách lời của Emmanuel Carrère : Quyển sách này thật hay, Figes đặt tên lại cho người chết, cho người bị xóa tên. Đối với chúng ta đó là những câu chuyện, nhưng với họ, đó là cả cuộc đời.
Avec ce livre magnifique, Figes redonne un nom aux morts, aux effacés de la mémoire. Pour nous ce sont des histoires,  eux c’était leur vie.
Tác giả bài thơ tháng 12 là ai vậy?
Thơ hay ghê.
*
Steiner, trong bài trả lời phỏng vấn trên The Paris Review, khi được hỏi, văn chương, khi tới đỉnh cao ngất, thì còn phân biệt được của nam hay nữ, phán, văn chương khi tới đỉnh, thì hết còn phân biệt được.
Sai. Bây giờ thì Gấu nhận ra như vậy.
Chứng cớ là hình ảnh giọt lệ trời ngàn năm trước biến thành giọt lệ người trên lưng bàn tay.
Nam thi sĩ không làm sao tạo ra được hình ảnh này, bởi vì cùng với nó, là cả một lô huyền thoại, nào hòn vọng phu, nào là hòn đá kiên nhẫn (Syngué sabour, Pierre de patirnce, của Atiq Rahimi, giải thưởng Goncourt) ….
Đây cũng là ý mà Claude Lévi-Strauss vinh danh tác phẩm nghệ thuật, ngàn năm trước, ngàn năm sau chỉ là chớp mắt, bỏ đi vài ngàn năm như vậy, vẫn còn được!
Và đó cũng là ý của Brodsky, khi coi thơ là một hình thức tiết kiệm tối tiết kiệm, (1) tối giản [cả một thế kỷ Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, nằm gọn trong bài thơ nhỏ xíu Kinh Cầu của Akhmatova, thí dụ], là thời gian được tái cấu trúc, ngàn năm biến thành một phút phù du, đủ khô một giọt lệ...

Gấu, Noel, chẳng biết đi đâu, ngồi nhà ‘đọc chơi’ ba nhà thơ, TMT, Adam Zagajewski, Wislawa Szymborska, và khám phá ra được nhiều điều thú vị…
Thân, kính
NQT
(1)
Trong tiểu luận "Chín Mươi Năm Sau" (in trong "On Grief and Reason"), khi viết về bài thơ "Orpheus. Eurydice. Hermes" của [nhà thơ Đức] Rilke, Brodsky cho rằng, mọi thực tại đều mong có được cái thân phận, là một bài thơ, ấy chỉ vì lý do tiết kiệm. Tiết kiệm là "lý do hiện hữu" tối hậu của nghệ thuật, và lịch sử nghệ thuật chỉ là lịch sử những phương cách dồn nén, sao cho ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Thơ ca, là ngôn ngữ, nghĩa là thực tại, ở dạng nén cao cấp của nó. Nói ngắn gọn, một bài thơ "cho rất nhiều mà chẳng nhận bao nhiêu" [bài thơ không phản ảnh, mà là sản sinh].
Thơ Trẻ ở trong nước
*
Tôi yêu người yêu thật là xa
“Xa”, ở đây, là ngàn ngàn kiếp kiếp, như ý của câu sau, tình trong ngàn kiếp....
Nam thi sĩ, hay nói chung, nam nhi, chí lớn, làm sao có sự chung tình như thế này?
Thơ TMT, nói chung, rất thật thà, đôn hậu, bởi vậy, nhiều người lầm, chỉ vào những lúc ‘sinh tử’ thì dòng thơ thần mới bật ra!
*
Bởi vì làm thơ, in thơ, đọc thơ, đều là những gì liên quan đến hạnh phúc.
Cho dù là thứ hạnh phúc vào lúc xế chiều.
Như nến muộn.
*
Gấu quên một thứ hạnh phúc: viết về thơ.
Nhất là lúc về già, còn vài ngày rảnh rỗi, chờ ới một tiếng là đi.
Không phải để khen để chê, mà để học.
Giống như một triết gia, Gấu quên tên, bị kết án tử, chờ hành quyết, xin được học thổi sáo. (2)
Gấu cũng muốn được như vậy, viết về thơ, viết được chữ nào cười khoái trá chữ đó, để những giây phút cuối, không bị hồn ma bóng quế, không bị cái cô đơn hành hạ, như một lời 'cầu chúc' của một bạn đọc.
Hôm trước, viết đến cái giây phút diệu kỳ, giọt lệ trời biến thành giọt lệ người, Gấu sướng tê người, bồi hồi nhớ lại những giọt nước mắt ngày nào của Bông Hồng Đen, nhỏ xuống vì Gấu, khi Gấu được mấy anh VC thưởng cho hai trái mìn claymore ở nhà hàng Mỹ Cảnh, ngay bến đò Thủ Thiêm, Cột Cờ Thủ Ngữ, bến tầu Sài Gòn.
Đang nói chuyện thơ, vớ được bài trên Người Kinh Tế, điểm cuốn viết về hai ông thi sĩ nổi cộm nhất ở Anh, đã từng đi học chung, từng là bạn thân, và là hai trong số những người mở ta trường phái Lãng Mạn, coi tình cảm cá nhân mới là số 1, vượt lên khỏi luật lệ của lý trí: The Friendship: Wordsworth and Coleridge, của Adam Sisman, nhà xb Harprrs Press.

Giọt Mưa Trời Khóc
(2)
Giai thoại này, là về Socrate – trong tù, ông học một bài hát mới – cai tù hỏi mai chết rồi hôm nay ông còn học à, ông nói, học đầu đời cũng như học bây giờ...
Tks. NQT

V/v giọt lệ trời….
Bản nhạc sến ơi là sến, sến đến chết người đi được, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, của Song Ngọc, cũng có một hình ảnh thật tuyệt.
Sáng tác năm 1969
Nhịp 2/4 Buồn, tiếc nuối Hợp âm La thứ
1.
Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên
Giăng mắt trời mưa phố xưa buồn tênh
Gót mòn tìm dư hương ngày xưa
Bao nhiêu kỷ niệm êm ái
Một tình yêu thoát trên tầm tay
2.
Tôi trở về đây với con đường xưa
Đâu bóng người thương cố nhân về đâu?
Tiếng buồn chợt đâu đây vọng đưa
Công viên lạnh lùng hoang vắng
Ngọn đèn đêm đứng im cúi đầu

Điệp khúc
Thu đến thu đi cho lá vàng lại bay
Em theo bước về nhà ai
Ân tình xưa đã lỡ
Thời gian nào bôi xóa
Kỷ niệm đầu ai đành lòng quên?
3.
Phố buồn mình tôi bước chân lẻ loi
ray rứt trời mưa bỗng nghe mặn môi
Nỗi niềm chuyện tâm tư người ơi
Xin ghi nhạc lòng thương nhớ
Mình gọi nhau cố nhân u sầu.
*
Ray rứt trời mưa bỗng nghe mặn môi!
Giăng mắc trời mưa, phố xưa buồn tên

Phải buồn tên mới được!
Mấy em Nam Kỳ, nửa khuya mà rên bài này, là chỉ có từ chết đến bị thương!

Ngọn đèn đêm đứng yên cúi đầu
Câu trên cũng thần sầu, nhưng nghe, thì nó ra như thế này:
Ngọn đèn đêm đứng yên cuối đầu.

Câu, Em theo bước về nhà ai, Gấu nghe mấy em hát, thành:
Em theo bướm về nhà ai,
Và cứ thắc mắc hoài, em là bướm, tại sao lại còn theo bướm?

Vả chăng, nếu như thế, thì “tình” quá!
Em theo bướm [của em] về nhà ai?

Mãi sau này, nhờ kararoke, nhờ google, mới vỡ ra!
Gấu đã nói rồi, cái hồn của văn chương miệt vườn Miền Nam, là nằm trong những bản nhạc sến!

Hình ảnh Gót mòn tìm dư hương ngày xưa, mà chẳng thần sầu sao?
Gấu đã từng mượn ý này, viết về BHD:
Như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn ghi dấu nơi mạn thuyền, chàng trở lại chốn xưa, tìm vết giầy trên lớp bụi thời gian, và tiếng cười của nàng vẫn còn văng vẳng đâu đây!
Ôi chao, giờ đọc lại vưỡn còn bùi ngùi!

*

Author claims political pressure behind cancellation of Stalin book

Historian Orlando Figes: claims publisher of book about life in Russia under Stalin has bowed to 'political pressure'

Russian revelations
Sách viết về Nga dưới thời Stalin, bản dịch qua tiếng Nga bị nhà xb huỷ giao kèo
*

Stalin no better than Hitler?
Well, at least Stalin wasn't as bad as Hitler." How many times have we all heard that said – or said it ourselves? For a variety of complicated reasons I still half-believe it. "At least he didn't butcher the Jews." Hey, no, Joe butchered or enslaved everyone, Jews included. Read The Whisperers, now that Russians can't.
Remember, it's nationalism, not nationalization, that we have to worry about in the economic crisis.
*
Hell

Cách đây nửa thế kỷ, Hannah Arendt viết, cả hai chế độ Nazi và Bolshevik tạo ra "địch thủ khách quan" và "kẻ thù khách quan", và, tùy theo hoàn cảnh, mà đội mũ nón cho chúng, sao cho thích hợp. Khi làm thịt xong địch thủ, thì tới kẻ thù, đại khái như thế. Và cũng đại khái như thế, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành của mấy ông công an chế độ ta, không phải, khám phá tội ác, nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng còng tay loại người nào vừa được nhà nước ban cho nón mũ mới.
Again: people were arrested not for what they had done, but for who they were.
Lại nữa: nhân dân bị bắt không phải vì đã làm gì, mà đã là thứ gì?
*
One problem is that all the best-known memoirists were trusties-prisoners rewarded with an extra ration or a comfortable job in return for their collaboration with the camp authorities. Solzhenitsyn even claimed that nine tenths of survivors had been trusties. Ginzburg, Razgon, Shalamov, and Solzhenitsyn were all trusties, and everything they wrote must thus be judged with this in mind-that they survived and did so perhaps at the cost of other people's lives. Primo Levi wrote about the Nazi camps, "We, the survivors, are not the true witnesses." The "true witnesses" - those in full possession of the unspeakable truth- are the sommersi: the drowned, the dead, the disappeared.
Chúng tôi, những kẻ sống sót không phải là những chứng nhân thực sự. Những chứng nhân thực sự, những người sở hữu đầy đủ cái gọi là sự thực không thể nói lên được - là những sommersi: những kẻ chết đuối, những người chết, những kẻ biến mất.

But this, it seems to me, is not an explanation of the Western public's general indifference toward the Stalinist terror. That must surely be explained by simple Western prejudice: whereas Hitler's victims were European Jews (read: urbane and educated people like ourselves), Stalin's, in the main, were laborers, peasants, and Communist officials from the provincial back waters of Eurasia. Films and literature are also relevant. Stalin's victims have not found their Steven Spielberg. And while Solzhenitsyn's short novel One Day in the Life of Ivan Denisovich (1962) was very widely read, no Gulag memoir has the standing in the West of Primo Levi's If This Is a Man - though Lev Razgon's True Stories and Eugenia Ginzburg's Journey into the Whirlwind certainly deserve to be bettter known.

Nhật ký Tin Văn

Russian Portraits

The portraits that follow are from a large number of photographs recently recovered from sealed archives in Moscow, some-rumor has it-from a cache in the bottom of an elevator shaft. Five of those that follow, Akhmatova, Chekhov (with dog), Nabokov, Pasternak (with book), and Tolstoy (on horseback) are from a volume entitled The Russian Century, published early last year by Random House. Seven photographs from that research, which were not incorporated in The Russian Century, are published here for the first time: Bulgakov, Bunin, Eisenstein (in a group with Pasternak and Mayakovski), Gorki, Mayakovski, Nabokov (with mother and sister), Tolstoy (with Chekhov), and Yesenin. The photographs of Andreyev, Babel, and Kharms were supplied by the writers who did the texts on them. The photograph of Dostoyevsky is from the Bettmann archives. Writers who were thought to have an especial affinity with particular Russian authors were asked to provide the accompanying texts. We are immensely in their debt for their cooperation.

*

Mikhail Bulgakov

This is the man who brought the Devil to Moscow. Born in Kiev in 1891, he graduated in medicine in 1916 and then specialized in the treatment of syphilis. Apparently he was not very good at it. A woman who had known him in his youth said: "What? Mishka Bulgakov- a famous writer? That incompetent dendrologist-a famous Russian writer?" The germs of absurdity were even then present in the young Dr. Bulgakov. The leaky faucet in his consulting room often flooded out the people in the basement flat below. You can see it here, an antic spirit half-concealed behind the smug facade of a brisk, clever, successful young man. He was said to have a habit of pacing the room and tossing his hair back off his forehead, and to be caustic, ill-tempered and sarcastic. This too can be read in his features, in the steely penetration of that monocle eye, and the curl of those damply sensuous lips. They say his teeth were very strong.
By 1923 he had abandoned the syphilitics and moved to Moscow, where he wrote for the theater. He enjoyed early fame, and perhaps it's this that lends the impression of a certain mannered arrogance, born, surely, of an awareness of the burgeoning powers of an imagination of glorious heft and muscle? But we are still a dozen years away from The Master and Margarita, and those years will see Mishka Bulgakov becoming embittered by stringent censorship until, improbably, in the spring of 1932, Stalin himself telephones to tell him to go back to the Moscow Art Theater, all is forgiven.
The Master was finished in 1938. Bulgakov went blind in 1939. In 1940 he died. What does the face look like then, that razory intelligence first scalded with impotent fury at the state's constriction of his art, and the fury then sublimated in a masterpiece of irony about a fabulous, satanic, transhistorical figure of utter omnipotence? This satanic figure is the Devil Bulgakov brings to Moscow to wreak havoc in the lives of little people; to liberate a master-writer from the madhouse and reunite him with his beloved; and then, with his wild and crazy retinue, to climb into the night sky on horseback and ride away, back to the abyss whence he came. It is Stalin.
Patrick McGrath
The Paris Review, Winter 1995.

Đây có lẽ là số báo “làm quen đầu tiên” giữa Gấu và tờ báo.
Toàn những bài tuyệt vời:
Phỏng Vấn Steiner, dịch liền, tiếng Anh ăn đong, dịch đến đâu nhờ NTV hiệu đính tới đó. Hai thằng hẹn gặp nhau tại một quán cà phê Donut, khu phố Tầu Đông, Toronto, làm phiền tay chủ quán đến nỗi bị hắn đuổi, đành ra công viên gần đó.
Bỗng lại nhớ đến lần xém chết vì du đãng, vì gân cổ sủa tiếng Tây với Kiệt Tấn, tại một quán nhậu vùng Gia Định.
Tất cả những bài dịch đầu tiên của Gấu, thí dụ, bài Coetzee viết về Walter Benjamin, bài phỏng vấn Steiner, đều có đóng góp của NTV. Tính làm một cuốn hai thằng đồng dịch giả, toàn những tác giả Mít cần đọc, phút chót NTV lắc đầu, nói, bỏ tên anh ra, vì phần đóng góp của anh cũng không nhiều, vả lại, theo anh, nếu in là phải coi lại tất cả, mất thì giờ lắm…
Phôn cho Văn Mới, ông lắc đầu, khó chơi lắm, phải xin phép tác giả, và cũng nhiêu khê, lại còn khó bán, ai thèm đọc…
Thế là bỏ.
Trang Tin Văn, một cách nào đó, làm cái việc mà ông Văn Mới lắc đầu!
Số báo quả là tuyệt. Còn bài phỏng vấn Susan Sontag, còn những bức hình Nga, mỗi bức là một bài viết nho nhỏ. Còn kỷ niệm một lần gặp Beckett của Barney Rosset, người thành lập Grove Press, tuyệt cú mèo.
Tò mò coi lại, có thêm chi tiết sau đây, về một thi sĩ có bài đóng góp trong số báo:
Martha Collins: đang làm việc cho một tuyển tập thơ dịch, tác giả Mít, Nguyễn Quang Thiều, sẽ được the University of Massachusetts xb vào năm 1996
.
*
Đây là người đàn ông mang Quỉ tới Moscow.
Sinh tại Kiev năm 1891, ông tốt nghiệp y khoa năm 1916, chuyên về giang mai. Có vẻ như ông không chuyên về cái bịnh ma quỉ này, bởi vì có một bà quen ông từ hồi còn trẻ, đã hết sức ngạc nhiên khi nghe nhắc tới ông:
-Cái gì? Mishka Bulgakov – nhà văn nổi tiếng Nga? Cái thằng cha thầy thuốc gà mờ, mà là nhà văn Nga nổi tiếng ư?