Notes
Souvenir
Souvenir
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 2 3 4 5
|
Kỷ
Niệm
Cái
thú, đọc toàn tổ sư,
ngay khi vừa mới ti toe tí tiếng Tây của Gấu, nhìn bề ngoài quả đúng
như me-xừ
Xìn Phóng, "nick" của Trần Phong Giao, phán, "cậu" tính loè thiên hạ
hử,
nhưng sự thực, đây là một thói quen có từ khi học toán,
được Gấu bệ qua văn chương: thà chết vì tức, chứ nhất quyết không chịu
coi lời
giải có sẵn,
của một bài toán khó!
Gấu có hai kỷ niệm đẹp ơi là đẹp
về chuyện này, một với BHD và bạn học của cô, và một, với anh bạn cùng
học,
lần cùng
đi thi Tú Tài I, và gặp một bài toán lý, [phần quang học, lắp đặt kính
hội tụ,
phân kỳ tứ lung tung gì gì đó]. Gấu đã kể một lần rồi, nay xin kể lại,
chờ có hứng
bắt tiếp vào cái vụ đọc.
Đó là năm học thi Tú Tài I. Gấu,
sau khi thi đậu trung học, bà cô Me Tây nghe tin mừng quá, từ bên Tây
ra lệnh, qua một bà cô ở Sài Gòn, hãy học
tiếp, tao sẽ gửi tiền về chỗ bà con một bà bạn cùng ở bên này. Tháng
tháng đến đó lấy tiền trả tiền cơm.
Trước đó, sống nhờ bà chị họ,
Chị Giậu, vợ nhà văn Nguyễn Hoạt, nhưng nổi tiếng với mục ‘tạp ghi’ Nói hay Đừng
[Nứng Hay Đòi], trên tờ Tự Do,
với cái tên Hiếu Chân.
Bà chị có sạp bán bún chả
ngay chợ Vườn Chuối,
*
Quang Dũng
trên
tạp chí Văn Học
Trên talawas
đột nhiên mấy hôm trước đăng lại bài của Trần Văn Nam, "Từ giấc mơ
Tây Tiến đến giấc mơ hòa bình", lần đầu xuất hiện trên tạp
chí Văn
Học số 140, ghi là "xuất bản tại Sài Gòn 1971": chính xác là số
140, ra ngày 6/12/1971. Với tôi thì thật là may vì đúng số này quyển
tạp chí
tôi có lại bị mất bìa, thành ra nhờ có bài kia mà biết được cái bìa
hình thù ra
sao:)
NQT
said...
Trong
số những người cộng tác mật thiết với tờ Văn Học, là Dương Kiền, ngoài
đời là
luật sư, nổi tiếng với kịch Mắt Lưới,
phu nhân là bà Kim Anh, con bà
Nguyễn Thị
Vinh, thuộc Tự Lực Văn Đoàn.
Gấu này cũng có thời gian cộng tác với tờ Văn Học. Phan Kim Thịnh,
không biết
gì về văn học, nhưng đối đãi với anh em rất được.
Tòa soạn ngay Ngã Sáu Sài Gòn, phía bên kia có tiệm cà phê nổi tiếng.
Gấu gặp
nữ văn sĩ TD, lần đầu ở đây. Hà, hà! NQT
December 13,
2009 12:52 PM
Tờ VH,
của Phan Kim Thịnh, lúc
đầu do Dương Kiền trông coi. Khi dọn về Ngã Sáu Lê Văn Duyệt, DK đã
nghỉ làm,
PKT bèn nhờ Nguyễn Đình Toàn trông coi, anh kéo Gấu về theo. Tòa soạn
nằm trên đường
Lê Văn Duyệt, ngay Ngã Sáu Sài Gòn, với những con đường như Ngô Tùng
Châu, Võ Tánh,
Phạm Hồng Thái… và Gia Long: nhà của BHD ngay kế đó!
DK, chơi thân với bạn C.
trong Thất Hiền, cùng dân luật. Gấu chơi thân với Dương Phục, em trai
DK, bạn của
thằng em trai. Toàn thể đám bạn chuyển giao cho Gấu, sau khi thằng em
mất. Gấu
có nhiều kỷ niệm với đám này, nhiều hơn, trong tất cả đám bạn, những
ngày ở Sài
Gòn.
Gấu gặp nữ văn sĩ Trùng Dương,
lần đầu, ở quán cà phê Phương Khanh [hình như vậy], ở phiá bên kia
đường LVD, đối
diện với tòa soạn. Một thứ restaurant, đúng hơn. Đám này hay ngồi bên
ngoài, ngắm
xe cộ qua lại. Bài đầu tiên viết cho VH, là bài điểm cuốn Thị Trấn Miền
Đông, tân
truyện, nouvelle, của
Viên Linh. Lần qua Cali,
anh cho coi copy bài điểm sách. Đọc, được lắm. Chững chạc lắm, đúng
giọng điểm
sách!
Bài điểm sách đó, mà VL có được,
cũng rất là ly kỳ. Kỳ tới kể tiếp.
Quyết & Chiêu,
bạn cố chuẩn uý Nguyễn Quốc Sỹ, em ruột Gấu
@ Thanh Mai Restaurant, Little Saigon
Em mình mất, thì mình đi thăm bạn em mình vậy.
*
Cultural
Amnesia: Notes in the margin of my time
Thư mục: Tổng hợp
|
Đăng ngày:
03:42 21-09-2007
Gấu vừa mới nhắc
tới Tỉnh Giấc Hôn Thuỵ,
kéo dài từ sau cái chết của thằng em trai, một năm sau Mậu Thân, tức là
năm
1969, cho tới khi chạy trốn thoát quê hương, tới được trại tị nạn vào
năm 1990,
thú vị làm sao, cứ như là buồn ngủ gặp chiếu manh, đọc trên TLS số đề
ngày 14
Tháng Chín, 2007, bài của Adam Bresnick , điểm Clive James: Sự mất
trí nhớ
văn hoá: Ghi nhận bên lề thời của tôi.
Unforgetting:
Memos on Melville and Mao,
reminders of Montaigne: a literay and political journey with Clive
James.
Không thể quên:
Những nhắc nhở về
Melville và Mao, những việc hôm nay chớ để ngày mai của Montaigne: Cuộc
du
ngoạn về văn hóa, và chính trị với Clive James.
Độc giả, nghe đây:
Tôi, chính tôi, là
chất liệu của cuốn sách của tôi [Montaigne]
Nhưng ông cẩn
trọng độc giả liền ngay
đó:
Đó không phải là
lý do để bạn sử dụng
thời gian rảnh rỗi của mình vào một việc làm lãng nhách và vô ích đấy
nhé.
... Against the
persistent cult of Leon
Trotsky: "[he] lived on for decades as the anassailable hero of
aesthetically minded progressives who wished to persuade themselves
that there
could be a vegetarian version of Communism".
[Phóng dịch: Leon
Trotsky: [Ông ta] sống
hàng chục niên, như là một người hùng bốn bể thọ địch, của đám tiến bộ
mê cái
đẹp, đám người này cố tự an ủi, và thuyết phục chính họ rằng, chủ nghĩa
cộng
sản có thể có được một ấn bản không có mùi máu, dành cho những người ăn
chay
trường].
Đọc câu trên, Gấu
bỗng nhớ đến... Hoàng Phủ
Ngọc Tường,
người ham chơi, như một
anh VC trong nước ca tụng ông.
Đây cũng là một
người hùng bốn bề thọ
địch! Người hùng của biến cố Mậu Thân, và của... Nguyễn Mộng Giác,
trong Mùa
Biển Động.
Người ham chơi. Ăn
chay trường?
Viết bên lề lịch
sử mà bỏ qua nhân vật
này, thật uổng!
Và đúng là, mắc
bệnh mất trí nhớ văn hoá!
Giữa ông này và
Nguyễn Mộng Giác, ngoài
đời chắc hẳn phải có đụng độ, bởi vì ông nhà văn bê nguyên con, luôn cả
cái tên
của ông này, vô tiểu thuyết của mình. Để vinh danh, hay để không vinh
danh,
theo Gấu, đều không được. Ông nhà văn nghe có lần bị hỏi, nói, tôi hư
cấu. Hư
cấu kiểu này, thì quá nhảm. Bản thân Gấu cũng đã từng bị một ông đưa vô
tiểu
thuyết, tuy chẳng hề đụng độ với ông ta, vậy mà cũng chẳng cần hỏi hiếc
làm gì
cho mệt.
Cái chuyện ông
theo VC, theo Gấu, là
quyền, là lý tưởng của ông, như của bao nhiêu con người khác, sống ở
Miền Nam,
nhưng tin tưởng vào Miền Bắc, vào cuộc chiến tranh giải phóng, thống
nhất đất
nước.
Nhưng khi chiến
tranh chấm dứt, tất cả
đều ngã ngửa, thì có gì để mà tự hào?
Viết về những ông
này, mà có tí tự hào,
thì đều là cứt đái. Thực tình là như vậy.
*
Gặp lại những nhân
vật của Koestler, những
nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu
ngoài đời,
những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu,
bạn bè,
đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu
văn mang
sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt
chúng
ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính
tương
lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị:
Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác
phẩm lớn
khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka,
rõ ràng
Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là
những bản
sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có
tham vọng
văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát
giải
thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ
mong
người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn
vào sinh
viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai,
ông này
lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học
ở Paris.
Tất cả đều tâm đắc
một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc
cách
mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.
Lần Cuối Sài
Gòn
Kant bừng tỉnh giấc ngủ độc
đoán khi đọc Hume. (1)
TTT bừng tỉnh giấc
hôn thụy, khi , ở tù
VC, lần đầu tiên nhận thư nhà từ Miền Nam, biết bạn mình là Mai
Thảo đã
thoát.
Văn Cao, chấp nhận
ở lại... Thiên Thai,
sáng tác Buồn Tàn Thu, tặng Phạm Duy, biết bạn mình sẽ dinh tê,
sẽ vào Nam,
và sẽ gieo
nhạc buồn của ông đi khắp chốn?
Gấu bừng tỉnh giấc
mơ Cô Tiên, khi thấy
mình ở trong trại tị nạn Thái Lan, biết, đã chuyển sang một kiếp khác...
(1)
Texte
|
Kant fut «réveillé
de son sommeil dogmatique» le jour où il lut Hume, notamment la subtile
et pénétrante critique de la connaissance de la causalité, développée
dans la septième section de l'Essai sur l'entendement humain de
I748.
Cette critique lui révéla que le jugement de causalité n'est point,
comme on le croyait, un jugement analytique tirant de la cause l'effet
qui s'y trouverait précontenu; mais un jugement synthétique affirmant
une «connexion nécessaire» entre une cause et un effet radicalement
hétérogènes l'un à l'autre. La critique de Hume montrait qu'une telle
connexion n'est connaissable ni a priori par déduction (l'effet n'étant
point analytiquement précontenu dans ]a cause) ni a posteriori par
expérience (l'expérience ne pouvant donner à connaître que des
conjonctions empiriques entre des événements «entièrement lâches et
séparés», mais jamais des connexions nécessaires). Cette critique
induisait au scepticisme et compromettait gravement les «lumières», non
seulement celles de la métaphysique prétendant connaître des réalités
transcendantes, mais celles mêmes de la physique prétendant connaître
des nécessités phénoménales. Seules subsistait, scientifiquement
valable, la mathématique, parce que, les jugements mathématiques étant,
aux yeux de Hume, des jugements analytiques, leur nécessité pouvait
être connue a priori.
Kant bừng tỉnh
"giấc ngủ độc đoán" bữa đọc Hume, đặc biệt cái đoạn ông ta phê bình
thật là tính tế, thật là tới chỉ, ý niệm nhân quả, được khai triển ở
phần thứ bẩy của Essai sur l'entendement humain de I748...
*
Tôi chẳng thế nào
mà tỏ ra khiêm tốn được. Có quá nhiều điều cháy bỏng ở trong tôi; những
lời giải cũ tán loạn ra, rời rụng ra, những cái mới thì chẳng ra làm
sao, chẳng ra đầu ra đuôi.
Thế là tôi bắt đầu, mọi chuyện, một điều, liền tù
tì, cùng một lúc.
Như thể tôi có cả một thế kỷ ở phía trước tôi.
Canetti, 1943.
Susan Sontag trích dẫn, trong Under the Sign of Saturn [đây là
tên bài viết về Walter Benjamin, sử dụng cho toàn tập], chương Mind
as Passion: Cái đầu như là đam mê.
|
Cái vụ làm MC
thổi ống đu đủ, những ngày đầu nơi xứ lạnh, thực sự là với một ông nhà
văn
khác, nhà văn TC, cũng trong nhóm Montreal, với cuốn Về Biển Đông, một
cuốn bút
ký viềt về những ngày ông đóng cửa phòng mạch, đi cứu người vượt biển.
Cuốn thơ
của HXS xb cũng khá lâu trước đó rồi, nhưng nhân tiện quá giang. Buổi
ra mắt
được tổ chức tại một nhà hàng ăn, thành thử mới có chuyện làm vách
ngăn,
"tables séparées" là theo nghĩa đó.
PEN sở tại đứng ra tổ chức, người công tắc [contacter] Gấu, là một tay
dược sĩ,
quen biết TC. Gấu nhận lời liền, vì cũng đang cần chường cái mặt mo ra
để lo
bán bảo hiểm nhân thọ, chán thế.
Đúng ra, đám NM, bạn bè TC, nên ngồi tại phòng tổ chức, tốt nhất là
ngay những
hàng ghế đầu, để tỏ thái độ lịch sự, và phải có một tay trong bọn, vào
giờ sắp
tan hàng, lên cám ơn MC, PEN sở tại, và khán thính giả, độc giả đã bớt
chút thì
giờ… vv và vv.
Khi thấy đám này bất lịch sự, chơi cái bàn ở phía bên kia bức màn, ngăn
cách
hai bên, trong khi Gấu ra sức thổi kèn, thì cụng ly với nhau, gật gù,
thổi được
đấy; hoặc lắc đầu, chưa đã [như anh chàng bạn văn từ thời còn đi học
của Gấu,
chê bài viết Gấu thổi anh ta, phần đầu OK, phần sau chưa đã, Gấu đã
từng lèm
bèm đâu đó rồi], Gấu chán quá, nhưng hồi đó ‘hiền lắm’, chỉ nghĩ thầm,
thôi kệ
mẹ họ, mình cũng đâu có tốt lành gì, cũng “lợi dụng lẫn nhau”, vậy mà
hay đấy!
Bà chủ tiệm là bạn thân của Gấu Cái.
Chủ quán là một tay vai vế trước 1975. Bà vợ, bạn cùng sở với Gấu Cái.
Bả biết
Gấu làm cho UPI qua Gấu Cái. Bà biết gia đình Gấu Đực và Cái không có
êm ấm gì
hết trơn hết trọi. Khi Gấu mới đặt chân xuống Xứ Lạnh, tờ LV có loan
tin, và
chúc mừng, và cho thêm chi tiết, Gấu nhà văn từng làm cho Mẽo UPI. Bà
chủ quán
bèn hỏi một ông trong PEN, anh hỏi thử coi bà vợ của ông ta có phải
tên… không.
Nếu phải, thì như vậy, họ chưa có bỏ nhau, và bà đó là bạn của tôi!
Cái ông bạn văn chủ PEN đó bèn đi một đường ghé thăm vợ chồng Gấu, khi
đó còn
đang ở shelter, và hỏi Gấu, nè bà xã có phải tên… không. Phải. Thế thì
có bà
tên…. hỏi thăm. Và cho số điện thoại.
Gấu phải nhờ một tay quen, cũng từ trại tị nạn mới qua, trước Gấu ít
lâu, và đã
thuê nhà riêng, không còn ở shelter, chỉ đường.
Thế là vào một đêm đầy dông bão, tuyết phủ đầy trời, [đúng như vậy, vì
Gấu tới
Xứ Lạnh đúng những ngày bão tuyết], hai vợ chồng lần mò đến nhà người
quen cùng
ở trại tị nạn, rồi đi cùng với anh ta tới quán ăn, dự đại tiệc hàn
huyên giữa
hai chị em bạn, làm cùng sở. Cả ba địa chỉ, shelter, nhà anh bạn thuê,
quán ăn,
chỉ cách nhau vài bước chân, tuy nằm trên ba con phố khác nhau, vậy mà
ba kẻ
nhà quê phải mất ít nhất là ba tiếng đồng hồ lặn lội trong tuyết lạnh!
Trong khi ăn, Gấu Cái hỏi thăm bâng quơ, về cô bạn của vợ chồng Gấu, cô
phù dâu
ngày nào, nghe nói hình như hiện đang ở Xứ Lạnh... Bà chủ quán
giơ tay,
chờ một tí, và đứng dậy, vô trong, kiếm một số báo LV, đem ra, lật lật
vài
trang, rồi nói, số điện thoại đây nè!
Gấu biết tờ LV,
ngay những ngày đầu tới trại tị nạn Thái Lan. Thời gian 1989, không khí
Chống Cộng còn hừng hực, và cùng với nó, là sự hiện diện của báo chí
hải
ngoại. Khi
gửi đi như thế, đễ đỡ tốn tiền tem, những trang quảng cáo được bỏ đi.
Thời gian đó, một trong
những người làm business có quảng cáo thường trực trên tờ này, là “cô
bạn”.
Sau này, Gấu cứ tưởng tượng,
giả như biết, ngay từ những ngày đó, liệu
có xin
phái đoàn Canada
nhận không?
Chắc là phải quì xuống mà năn nỉ!
Sự thực muốn quỳ lạy
cũng chẳng
có thì giờ. Vừa ngồi xuống, vừa nói được
mấy câu, cái tay trưởng phái đoàn Canada, già hơn Gấu cả chục tuổi là
ít, có thể
hơn, tay lật lật hồ sơ Cao Uỷ tị nạn của Gấu, tai nghe Gấu kể lể, đến
mấy chữ,
tui là... Gấu nhà văn, đã từng bị VC bỏ tù, thế là ông gấp ngay
hồ sơ lại, phán,
OK Salem rồi!
Câu
đầu tiên mà cô bạn hỏi Gấu
Cái, sau bao nhiêu năm trời xa cách là,
này, đi
một mình, hay là đi với… thằng cha Gấu?
+ Cuối năm,
thêm một bài bị out báo không cho đăng.
Blog NL
*
Suốt một đời
viết lách, hơn nửa thế kỷ, Gấu gần như "chưa từng" bị báo nào quẳng
bài vô thùng rác!
Độc nhất một lần, viết về HPNT, bị NMG chê, không phải vì bài không
hay, mà vì
có chuyện gì “lợn cợn” giữa hai đấng nhà văn cùng quê hương miền Trung
này, hẳn
thế!
Chưa từng phải viết nịnh bất cứ một thằng nào con nào!
Thổi bạn quí. Có!
Nhưng ngược lại, chưa từng được một đấng bạn quí nào thổi cả!
Phê bình, điểm sách thẳng thừng, chưa từng “bẻ cong ngòi bút” một lần
nào!
Hà, hà!
Cũng… tạm được phải không, bạn!
Bài viết về HPNT, Gấu hơi bị
nâng bi ông nhà văn VC, bị NMG vờ, Gấu lúc đó giữ mục thường trực Tạp
Ghi, cho
báo của ông, lại nghĩ, hay là ông chủ bỏ sót, bèn lôi ra, sửa lại, gửi
tiếp, tới
lúc đó, ông mới mail, cho biết, Gấu nhớ đại khái, bài của anh nhắc tới
một
bài viết
của HPNT, trên tờ Thanh Niên ở trong nước, nếu đăng bài của anh, thì
phải đăng nguồn, và như thế, sợ đám Chống Cộng Điên Cuồng làm thịt tờ
báo,
hoặc bổn báo
chủ nhiệm!
Bài của
HPNT chỉ là một bài tạp
ghi, ý của nó Gấu tóm tắt kể như đầy đủ trong bài viết của Gấu, chẳng
có gì cần
phải đăng trọn nguồn, từ đó, Gấu suy ra, cá nhân nhà văn “VNCH” NMG
không ưa cá
nhân nhà văn “VC” HPNT!
Vườn Thú Tuổi Thơ
Ông
Hồ muốn trong thơ phải có
thép, nhà thơ cũng phải biết xung
phong. Sau khi lấy được Miền Nam, những người Cộng Sản đã từng lên lớp
về thái
độ an phận thủ thường, chỉ muốn làm một phó thường dân của những nhà
văn Miền
Nam. Bây giờ trong số người viết ở trong nước, có người đã bằng lòng
với vai
trò khiêm tốn, làm một nhà văn bình thường.
Những bài viết ngắn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, trên tuần báo Thanh Niên,
cho thấy
một văn tài, nhất là khi ông trở lại với tuổi thơ của ông.
Bài viết ngắn, về những đồ chơi con nít bằng tre, bằng đất; dưới con
mắt trẻ
thơ của ông, chúng thật tuyệt vời, chúng đẩy trí tưởng tượng non nớt
tới những
vùng trời xa lạ. Miền của những giấc mơ mà loài người có lẽ còn lâu lắm
mới thực
hiện nổi. Nhưng buồn thay, chỉ chơi được một chốc một lát là chúng bị
gẫy, bể.
Tôi không hiểu khi viết như vậy, ông có muốn ám chỉ những giấc mộng lớn
mà những
người như ông đã từng theo đuổi, cuối cùng vỡ ra như những thứ đồ chơi
con nít.
Những giấc mộng càng lớn lao bao nhiêu, càng phù du bấy nhiêu. Chúng
bắt buộc
phải như thế, để cho nhân loại cứ trẻ thơ mãi, về những giấc mơ chẳng
bao giờ đạt
được.
Hay là ông tự trách móc những con người như ông đã không đủ khả năng
tạo ra được
một thiên đường bền vững ở trên trái đất này.
Tôi vẫn nghĩ, nếu có một thành quả nào đó, của việc "giải phóng" Miền Nam,
đó là nó đã cho chúng ta được đọc những trang sách như của Hoàng Phủ
Ngọc Tường,
về vườn thú tuổi thơ của ông. Hoặc của một số người viết ra đi từ Miền
Bắc, về
một Hà-nội giấu kín tận đáy sâu tâm hồn những đứa con của nó, không
phải chiến
thắng Miền Nam, mà chính những đợt bom B. 52 đã khui quật lên.
Tôi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường rất ít, trước và sau 1975. Cũng lại do
thành kiến.
Hoặc do kỷ niệm một lần đọc Vũ Hạnh. Một truyện ngắn đăng trên Bách
Khoa, kể
chuyện một người làm công cho một ông chủ ở thành phố. Nhân dịp nhà
nước phát
hành giấy bạc mới, người làm công xin phép ông chủ về quê chơi, thăm bà
con họ
hàng, và xin chủ cho mượn tờ giấy bạc mới đó. Về nhà, ông cho con chơi,
như một
bức tranh con gà con chó, cho phép con mang khoe với con ông địa chủ kế
bên,
nhưng không được đổi lấy bất cứ một thứ gì.
Đến đây, chắc độc giả nhận ra ẩn dụ độc địa của câu chuyện: ông địa
chủ, do biết
giá trị của tờ giấy bạc, xúi con đổi đủ loại đồ chơi cho thằng nhỏ hàng
xóm
nghèo.
Trở lại thành phố, ông làm công trả lại chủ, kèm theo lời kết luận:
giấy bạc mới
ra, ở nhà quê chẳng ai biết, cứ tưởng là đồ chơi con nít; ông chủ đất
kế nhà
tôi cũng lầm.
Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, tình cờ qua bài viết kể trên, tôi nhớ đến
tuổi thơ của
tôi và những món đồ chơi đầu đời của một đứa con nít nghèo nhà quê.
Trong đó,
có cây viết chì mầu. Ôi chao, lần đầu tiên, tôi thấy được cây chì mầu,
vẽ hình
con gà, con chó lên giấy, nó khác hẳn cái mầu đen của cây viết chì tôi
vẫn có.
Bởi vì cây viết chì mầu là của một ông cậu tôi, bà ngoại tôi đi tận Hà
Nội mua
về. Thấy tôi năn nỉ mãi, nhìn cặp mắt thèm thuồng của thằng cháu, rốt
cuộc ông
cậu nói, thôi tao cho mày, nhưng giấu kỹ đi, kẻo mẹ tao nhìn thấy.
Kỷ niệm về cây viết chì mầu, tôi nhớ lại, khi đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đọc
Rushdie, và giấc mơ về một quê hương, một thành phố Bombay mầu
Cinémascope,
Technicolor của ông.
Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường tôi còn nhớ đến Vũ Hạnh. Và André Gide. Nhà
văn Pháp này,
sau khi đi Liên-xô về phang một câu: Tất cả những tình cảm tốt đẹp chỉ
đẻ ra một
thứ văn chương tồi. (C’est avec les plus beaux sentiments qu’on fait de
la
mauvaise littérature). Đúng là một lời trù ẻo văn chương hiện thực xã
hội. Có một
thời gian dài, tôi tâm đắc với câu văn, nhưng dần dần, theo tuổi đời,
sau bao
giấc mộng, bao tình cảm đẹp hao hụt dần, tôi nhận ra một sự thực cay
đắng: câu
của Gide không phải trù ẻo văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa không
thôi, mà
là tất cả những tình cảm tốt đẹp của con người.
Đặt ngược lại vấn đề, với câu chuyện của Vũ Hạnh làm một cái cớ, chúng
ta có thể
hỏi: ai cho phép anh nhân danh những tình cảm đẹp để quyết định số phần
của cả
một đất nước? Và liệu có phải đó là những beaux sentiments thực sự
không?
Ai cho phép anh... Solzhenitsyn cũng đã từng đặt câu hỏi như vậy, trong
Khu Ung
Thư. Nhân vật của ông được một bác sĩ hết lòng chữa trị, nhưng anh ta
cứ lắc đầu
bai bải, không được, không được. Con người tôi có đây, là nhờ một tí
bịnh, một
tí xấu đó. Nó là một phần thân thể của tôi. Chữa hết bịnh rồi, tôi làm
sao sống,
tôi ở với ai.
Đọc những tác phẩm hậu-Solzhenitsyn, từ một nước Nga rã rời sau Cách
Mạng,
chúng ta mới cảm thấy sự trớ trêu, mà chủ nghĩa Cộng Sản bầy ra cho
toàn thể
loài người: Chưa có một chế độ nào lại đẩy con người tới một mức thoái
hóa thê
thảm như chế độ toàn trị.
Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về
đạo đức
con người. (Tzvetan Todorov).
Mùa
Xuân, Mậu Thân
As a
theme, death is a good
litmus test for a poet’s ethics. The “in memoriam” genre is frequently
used to
exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the
subconscious
superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over
minority
(of the dead).
Joseph Brodsky
Như là một đề tài, cái chết là
một thứ thuốc thử quỳ tốt, đối với đức hạnh của một nhà thơ. Cái dạng
‘ai điếu,
tưởng niệm’ thường được sử dụng để thực tập tình cảm ‘tự thương thân,
trách phận’,
‘giật mình, mình lại thương mình xót xa’, hay là dành cho những chuyến
đi siêu
hình, chúng làm bật ra vẻ tự tôn ngấm ngầm của kẻ sống sót đối với nạn
nhân, của
số đông (người còn sống) đối với thiểu số (người đã chết).
Brodsky [Bài giới thiệu tập thơ
Akhmatova]
Trong
Văn Học Tổng Quan,
trang 190, Võ Phiến viết:… tờ Văn
của Nguyễn Đình Vượng (tòa soạn cho
Trần
Phong Giao coi, về sau chuyển lại cho Mai Thảo).
Sai.
Như đã viết kỳ trước, sau khi
TPG ra đi, bạn quí của Gấu thế chỗ. Người tiến cử bạn quí của Gấu là
nhà thơ
TTT, không biết anh có biết điều này không. Gấu đã nghe hơn một lần TPG
nói xấu
TTT, người làm mất job của ông, nhưng đây là TPG gây nên, do đòi hỏi
nhiều quá.
NDV lúc đó bấn xúc xích, sau cùng phải đi gặp TTT, vì chỉ tin cậy ở nhà
thơ.
Gấu còn nhớ là TTT trình bầy với NDV, thư ký tòa soạn phải là người dễ
mến, bặt
thiệp, không gây thù oán với bất cứ phe phái nào, sau cái vụ NQT điểm
Mây Bay
Đi của NS, vạ lây đến TPG do ngứa miệng đi một đường Bông Hồng hay Bông
Cứt
Lợn, đáp lễ loạt bài Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ của NS, người hoà giải
tốt nhất
giữa các phe phái, là giáo sư triết, cùng nghề dậy học với NS là bạn
quí của
Gấu!
Giáo sư triết, đẹp trai, bạn
gái không thể ít, điện thoại reo liên tục, hẳn thế, vì có một
lần, một
tay làm trong tòa soạn cho Gấu hay, cũng chỉ là tình cờ trong khi trò
chuyện.
Chàng ít ngó đến công việc của một anh thư ký toà soạn, và báo Văn đi
xuống,
độc giả yếu hẳn đi, NDV hoảng quá, bèn kêu Mai Thảo dinh tòa soạn tờ
Vấn Đề ,
lúc đó tá túc ở Đại Học Vạn Hạnh về chung với tờ Văn, nhân tiện giúp
bạn quí
một tay!
Đại khái sự tình như thế. Vì
chuyện xẩy ra cũng lâu lắm rồi, có thể không đúng từng chi tiết. Thành
thử thật khó có chuyện "tình bạn thắm thiết" giữa TPG với cái
người ngồi vô cái ghế của ông ở tòa soạn Văn!
Trang 191, VP viết: Võ Phiến
khước từ cộng sản ngay từ đầu, có thái độ chính trị dứt khoát, vừa sáng
tác, vừa
khảo luận…
Cũng… sai.
Do VP lẫn lộn, giữa hai ông, cũng
VP, một, công chức VNCH, và một, nhà văn. Cái ông công chức, làm đúng
trong ngành
chống cộng, thì phải chống cộng, để mà lãnh luơng chứ?
Còn cái ông nhà văn, như Gấu
đọc ông lúc đó, thì chuyên viết về cái tôi "libido đáng sướng" mà
thôi!
Ai thì cũng nhận ra, nhân vật của Võ Phiến bị “thần mồm” ám ảnh, ngay
cả nữ phê
bình gia Thụy Khê, "nửa đời nửa đoạn" lạc vào khu rừng phê bình văn
học, mà
còn nhận ra. Tuy nhiên, bà hiểu sai, về cái chuyện, ra hải ngoại
VP lại ăn
khách, sau khi bặt tiếng một thời gian dài.
*
Cũng phải đợi cái thiểu số ‘độc
một mống’ TPG khó chơi, khó chịu kia nằm xuống thì mới đi một đường hồi
tưởng
cho chắc ăn, nỗi vui của kẻ sống sót đối với nạn nhân, là như thế.
Bạn
đi trễ
quá, hết mùa vượt biển rồi!
Làm ơn ở luôn trong trại cải tạo giùm ta: Cuốn VHTQ
của VP có nỗi vui mừng, hớn hở của một
nhà văn sống sót, so với cả một nền văn học nạn nhân, và ngoài ra, còn
nỗi mừng
"túi nặng tiền", người tha hồ mà cứu tử, không phải cái nền văn chương
Miền Nam bất
hạnh, mà là những đệ tử thân tín, những bạn văn một thời đã từng nịnh
bợ ông,
thí dụ, bằng cách, cho tất cả chúng mày vào văn học sử Mít! Điều này
thật rõ rệt, khi VP viết về nhóm Sáng Tạo: Ông yên chí đám này chết hết
rồi, trừ Mai
Thảo!
Hannah Arendt mở ra
bài viết
No Longer and Not Yet, điểm cuốn The Death of Virgil của Herman Broch,
trong
tập tiểu luận Essays in Understanding, bằng nhận xét của Hume:
Trọn
văn minh
nhân loại dựa vào sự kiện, ‘một thế hệ thì không lui khỏi sàn diễn liền
lập tức
và một thế hệ khác kế tiếp nó, như trường hợp tằm và bướm’. Ở vài điểm
ngoặt
lịch sử, ở vài đỉnh cao của khủng hoảng, một số phận tương tự như tằm
và bướm
giáng xuống một thế hệ: thế hệ già suy tàn, thế hệ mới không bắt buộc
phải sinh
ra tiếp theo liền; giữa những thế hệ, giữa những con người vì lý do này
hay lý do
khác, vẫn thuộc về thế hệ già, và những người hoặc cảm thấy cơn thảm
họa ở
trong xương trong hồn trong tuỷ, hay là đã trưởng thành cùng với nó,
sợi ‘sên’
bị gẫy, và một “lỗ hổng, khoảng trống”, một thứ khoảng đất không người
lịch sử
xuất hiện, và chỉ có thể diễn tả bằng thuật ngữ “không còn nữa, và chưa
xẩy ra
nhưng sẽ có” [For the decline of the old, and the birth of the new, is
not
necessarily an affair of continuity; between the generations, between
those who
for some reason or other still belong to the old and those who either
feel the
catastrophe in their very bones or have already grown up with it, the
chain is
broken and an "empty space," a kind of historical no man's land,
comes to the surface which can be described only in terms of "no longer
and not yet."]
Tại
Âu châu, một đứt đoạn tuyệt
đối của liên tục đã xẩy ra trong và sau Đệ Nhất Thế Chiến. Những ‘lèm
bèm’ của đám
trí thức về một thoái trào cần thiết của văn minh Tây phương hay thế hệ
bỏ đi nổi
tiếng, như nó thường được thốt ra bởi đám “phản động”, thì, nền tảng sự
thực của
nó là ở đứt đoạn này, và đem đến hậu quả hấp dẫn hơn, so với thứ đầu óc
‘tự
do', khi đám này bầy ra trước chúng ta một giải pháp, hoặc tiên phong
hoặc giật
lùi, một giải pháp chẳng có một ý nghĩa nào, bởi vì nó vẫn giả dụ sợi
sên liên
tục không bị đứt, gẫy.
Bây
giờ, đọc Hannah Arendt,
thì Mít chúng ta mới hiểu ra được, tại làm sao mà đám Sáng Tạo, bằng
mọi cách, ‘đả
phá, huỷ diệt, tàn sát’ văn học tiền chiến: Họ nhìn ra cái sợi sên bị
đứt gẫy, và một lỗ hổng xuất hiện.
*
Võ
Phiến, khi nhắc tới Sáng Tạo, bởi vì trong đầu
ông,
cả đám
chết hết, chỉ còn Mai Thảo, cũng cùng ở Mẽo, nên chỉ hỏi Mai Thảo!
Ông
có đọc mấy ông kia, trước
1975, hẳn có, nhưng làm sao nhớ, ngoài một số cảm tưởng còn sót lại, và
cùng với
chúng, sự dè bỉu, đố kỵ, chưa kể nỗi hân hoan của kẻ sống sót nói về
nạn nhân:
Nhìn
như một cách thế thì
cách
thế Sáng
Tạo
có những chỗ khó bảo là “tuyệt
đẹp”. Chẳng hạn trong lối “khai tử” nền văn nghệ tiền chiến có một cách
thế kiêu
căng, chẳng hạn trong lối diễn đạt của những vị trong nhóm chủ trương
có một cách
thế kiêu kỳ: hoặc hoa hoè hoa sói, kiểu cách ưỡn ẹo, hoặc tối tăm rối
rắm.
Khi
VP viết những dòng trên, đám
ST đang ngồi tù.
Ông
không có được một chút xót
thương những người vấp ngã!
Biết
ơn, lại càng không!
Cũng
được đi. Nhưng, phải chỉ
ra, kiêu căng, õng ẹo, tối tăm, kiêu kỳ, rối rắm ở những chỗ nào, của
ai, trong
nhóm.
Phán
như thế, ai phán cũng được.
Những
lời tuyên bố hung hăng
nhưng rỗng tuếch của Mai Thảo thật khó mà coi là đại diện cho nhóm
được. Nó chỉ
là mặt nổi, kiểu khoa trương, kèn trống ỏm tỏi khiến mọi người chú ý
tới sự ra đời
của nhóm: vở mới, vở mới, mại dô, mại dô.
Muốn
biết chủ trương của nhóm, phải đọc những bài viết của Thanh Tâm
Tuyền, những cuộc thảo luận
của nhóm…
VP
viết [trang 184 VHTQ]: Thơ tự do không phải là cái mới
mẻ nữa. Nó không phải là sáng kiến của văn nghệ hôm nay, của cách mạng.
Tại
sao?
Ông
không cho biết.
Trang
186, sau khi
trích lời phi lộ của Nhất Linh, khi chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay,
trong có câu,
“Sở dĩ ngày nay văn nghệ chưa rung cảm được độc giả vì văn nghệ chưa
nói được lòng
người”, VP hạ một câu: Cách mạng đã bị phủ nhận.
VP
rõ ra là đố kỵ nhóm Sáng Tạo!
Đọc số
báo đặc biệt về Đứa bé
& Nhà văn, Gấu thấy Gấu, ở trong thằng bé chưa thành nhà văn Camus:
cũng có
một ông bố bỏ đi mất tiêu. Số phận ông bố của Camus thì quá rõ ràng,
ông tử trận.
Còn ông bố của Gấu thì bị một đấng học trò thủ tiêu, nhưng thực sự ra
sao, thì
chẳng ai hay. Thế rồi Gấu lại thấy tuổi thơ của mình sao giống của ‘em’
Nathalie Sarraute, bị một miền đất chôm mất!
Đọc,
bồi hồi nhận ra, hình dáng trong trí tưởng tượng về một BHD, là từ cái
tuổi thơ bị
Miền Bắc
giam cầm đó.
Một cách nào đó, có thể nói, BHD bước ra từ cái
bóng của…
Lolita.
1989.
Trong một bài viết ở
phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều
diễm,
thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng
nàng - la
palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu
báo, thuật
câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một
chú khỉ ở
một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương"
là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn
quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một
của
Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch
"Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với
những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư
vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên
nổi
chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần
Cuối Sài Gòn
*
Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền,
tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ
cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước
mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại
‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta!
Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi
ở trong
con bé con đó!
Khủng khiếp nhất, là, kể từ
khi Gấu lấy một em miệt vườn làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo
làm
sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ
khốn nạn,
là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!
*
Un Exil Fondateur
Một Lưu vong, Trùm.
Dans toute l'œuvre de
Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.
Trong tất cả tác phẩm của Nathalie Sarraute vang vọng lên tuổi trẻ Nga
của bà, bị chôm mất!
Ui
chao, không lẽ đây là BHD?
Alors, cette petite fille a un réflexe très étrange: elle tue sa
mémoire. On
lui a volé son pays, eh bien, elle tue les souvenirs de son pays. C'est
fini
pour elle. Elle est morte, haute comme trois pommes.
Và nàng có một phản ứng
thật lạ: nàng làm thịt hồi ức của nàng. Người ta chôm mất của nàng một
xứ sở, vậy thì
nàng làm thịt tất cả những kỷ niệm về miền đất đó!
*
Un Exil Fondateur
Dans toute l'œuvre de
Nathalie Sarraute résonne sa jeunesse russe qui lui fut volée.
Il était une fois Nathalie
Sarraute. Il était cette petite fille, le front droit, les yeux
attentifs,
Nathalie, quelque part en Russie.
Le début du siècle. Sa Russie
est là, de tous les côtés, autour d'elle. Par-dessus la barrière de
bois peinte
en vert et les gros soleils aux pétales jaunes et aux graines noires,
il y a,
dans la maison de bois découpé comme une dentelle, derrière la fenêtre
aux rideaux
très blancs, un chat noir qui ne dort pas, mais qui fait semblant, et,
dans une
grosse bonbonne sombre transparente, la confiture de fraises, les
fraises
ronndes ou pointues nagent, aussi netttes que des billes, dans le sirop
rouuge.
Sous les rayons penchés du soir, la couche de neige bleu et rose est
l'édredon
qui garde au chaud l'herrbe de la route, parce que la route, à Ivanovo,
n'est
pas de pavés ni de terre, mais tout en herbe.
Dans la maison, aux murs
faits de troncs d'arbre tout ronds et gris posés les uns sur les
autres, plane
un silence d'une qualité inoubliable, un silence poudreux, céleste, et
sur ce
silence, les paroles se posent en douceur, comme en secret: «Mam,
gdié ? .. », «Vot, tak ... », «
Potchimou ... » ...
Et, d'un coup d'un seul, la
petite fille se retrouve dans la chambre sans vie, sans couleur, d'un
appartement, dans une rue qui n'a pas le moindre caractère, à Paris. Les sons y
cassent les oreilles.
Alors, cette petite fille a
un réflexe très étrange: elle tue sa mémoire. On lui a volé son pays,
eh bien,
elle tue les souvenirs de son pays. C'est fini pour elle. Elle est
morte, haute
comme trois pommes.
Mais elle est là, encore,
avec son front droit et ses yeux attentifs, assise par terre, jambes
repliées,
dans un coin de la chambre noire et, comme rappelle Nathalie Sarraute
qui aime
bien les phrases toutes faites parce qu'elles sont plus humbles, «petit poisson deviendra grand ».
A partir de ce jour-là, la
petite fille dépaysée, dépossédée, l'enfant déportée, se ferme presque
une fois
pour toutes à plusieurs franges d'ondes, plusieurs franges de
sensations. Elle
ne perçoit plus les gens, les choses de la vie que dans un vide de
limbes,
fantomatique. Et, désormais, un seul «phénomène» va lui parvenir, va
l'atteindre, la toucher, la blesser, la surprendre: c'est les mots
qu'elle
entend. Les mots qui sont dits près d'elle.
Tout se passe comme si ces
paroles « précipitaient» en elles-mêmes,
agglutinaient en elles-mêmes, phagocytaient l'ensemble des autres
sensations
visuelles, tactiles, gustatives, et même auditives, que Nathalie
Sarraute
s'interdit, dont elle se prive volontairement puisqu'on l'a privée de
ses
confituures de fraises et du chat noir dans la fenêtre, de sa neige
rose et
bleu et du silence de son isba.
Ce ne sont pas les mêmes paroles.
Ce n'est pas du russe, c'est du français. Ce sont des mots plus secs,
aux
arêtes plus coupantes, et lui chantent moins. Et ces paroles tombent de
partout, montent de partout, comme si les gens, ici, ne savaient vivre
que par elles,
aller et venir que par elles, se sentir être que par elles. Nathalie
est
révulsée et aimantée par ces paroles, qui occupent le champ entier de
ses
facultés perceptives.
Il faut bien reconnaître que
l'une des choses les plus étonnantes de la vie, c'est lorsque vous
surprenez,
dans la rue, dans un autobus, dans un café, deux personnes qui
parrlent, qui
parlent d'affilée, sans pause, de n'importe quoi, comme des machines,
sans
presque s'écouter l'une l'autre, comme si le nœud crucial, le nerf
central du
corps humain, et de la conscience, c'était ça : produire à tout prix
des mots,
et avoir à portée de la main quelqu'un pour les écouter. Comme si les
paroles,
même creuses, même inutiles et nulles, existaient plus que les
personnes,
avaient pris leur place, ici bas.
Et il y a, partout, sans
cesse, mille autres situations, mille autres emplois, des paroles: les
paroles
de piège, de tentative d'investissement, de blessure maligne, de
farfouillage
indiscret ...
A lire Nathalie Sarraute,
oui, nous saisissons mieux qui nous sommes, et comment nous nous y
prenons pour
nous débrouiller dans nos jours. Mais, avant tout, nous tombons sous
l'emprise
de la voix unique de Nathalie Sarraute, une voix plutôt lente, plutôt
calme,
d'un rythme assez régulier, comme si elle «parlait pieds nus» dans un
chemin de
campagne, épousant les formes vivantes du sol.
Il semble pourtant que
l'emprise de la voix de Nathalie Sarraute, il semble, disons carrément
les choses,
que notre amour de Nathalie Sarraute, tienne à une autre raison: c'est
que dans
chaque page, dans la plus petite page qu'elle écrit, se serrent,
blottis,
muets, tremblants, bruissants, souriants ou en larmes, tous les
souvenirs
qu'elle a tués, toute cette enfance qui lui fut volée, et que, même
dans son
livre nommé Enfance, elle n'a pas
dite. Chaque fois que Nathalie Sarraute aura desserré les lèvres, elle
les aura
gardées fermées sur un secret, sur la plus grande souffrannce. Chaque
fois
qu'elle a parlé, elle s'est tue.
MICHEL COURNOT (23 juillet
1986)
Và, nếu muốn đi xuôi
chiều lịch sử :))
nhòm vào bộ Văn miền Nam, Thư ấn quán mới phát hành năm 2009
tại
California, thì ta sẽ thấy trong bộ sách rất dày không hề có những
người như Vũ
Hạnh. Bạn hiểu ra vấn đề rồi chứ? (bắt chước mấy bác viết blog lúc nào
cũng
tưởng tưởng ra cái sự tương tác nó khổng lồ lắm cứ đến cuối là lại hỏi
"bạn có nghĩ thế không", "thế bạn thì nghĩ gì", "điều
này có gợi lên ở bạn cái tâm tư gì hông" hehehe).
Posted
by Nhị Linh at 8:20 AM
Labels:
bouquin
3
comments:
NQT
said...
@
Văn học miền nam của THT: Đâu phải chỉ không có Vũ Hạnh? Rất nhiều
người không
có, vì THT là như thế! Ông ta quê NQT là người đã chê tác phẩm đầu tay
của ông,
nên ông ta gạt tên NQT ra! Nên nhớ khi Vũ Hạnh nằm tù VNCH, NQT vẫn
viết bài
về ông, như là nhà văn, chứ không phải là VC nằm vùng!
Sau đó PEN Việt Nam can thiệp, ra lệnh cho nhà nước VNCH phải thả!
Thả thiệt!
January 13,
2010 9:18 AM >
NQT
said...
Chính
là tập Bút Máu, NQT đã giới thiệu trên tờ Tiền Tuyến, nhật báo của quân
đội
VNCH.
Ở đây, đừng nghĩ NQT khoe cái tôi. Nó là những chứng liệu để so sánh
hai chế
độ. NQT
January 13,
2010 9:21 AM
*
Bài điểm cuốn đầu tay của
THT, Gấu nhớ hoài, vì, một cách nào đó, đó là bài viết cho tất cả đám:
Giả như
may mắn hơn Y Yuyên, nghĩa là giả như sống sót cuộc chiến, liệu sống
sót cuộc văn ?
[Lại] một cách nào đó, THT không
đọc ra thông điệp này.
*
Tôi đã hân hạnh
đọc tác phẩm đầu tay của Trần Hoài Thư, cuốn Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa
Hoang, nếu
tôi nhớ không lầm tên cuốn sách, và điểm, giới thiệu, thời gian tôi phụ
trách
trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo quân đội miền nam, tờ Tiền Tuyến.
Tôi không biết Trần Hoài Thư có đọc bài đó không, mà tôi còn nhớ đại
khái như
vầy.
Lúc đó, tôi nhớ có đưa ra nhận xét, tuy tác giả đã có vài tuổi lính,
nhưng tuổi
văn, như vậy là kể như chỉ mới có một.
Lúc đó, là thời gian mà tôi nhớ là Y Yuyên vừa mới tử trận, tác phẩm
của ông
còn chưa kịp khô mực.
Quá xúc động vì cái chết của Y Yuyên, đọc Trần Hoài Thư, một người lính
nhà văn
khác, tôi có cầu chúc tác giả của Nỗi Bơ Vơ sẽ may mắn hơn Y Uyên, và
sẽ sống
sót cuộc chiến.
Tới lúc đó, ông sẽ còn phải đụng một cuộc chiến khác, khốc liệt hơn,
tàn nhẫn
hơn cuộc chiến khốn kiếp kia: Văn Chương.
Đọc ông bây giờ, nhớ lại xưa kia, tôi nhận ra một sự thực, là, ông Trần
Hoài
Thư đã không vượt được, cả hai cuộc chiến.
Sorry about that.
NQT
Hồ sơ một bài
viết
Raymond
Carver récrit par son éditeur
On
célébrait la concision du
style du nouvelliste américain. Et l'on découvre qu'elle serait due en
grande
partie aux “corrections” de Gordon Lish ...
The New York Times
États Unis
D.T Max
Gordon
Lish, le premier ,
éditeur de Raymond Carver, a répété pendant vingt ans à ses amis qu'il
avait
joué un rôle crucial dans la création des preemières nouvelles de l'
écrivain.
A l'en croire, il avait telllement transformé certains de ses textes
qu'il en
était plus l'auteur que Carver lui-même. Personne n'avait jamais
accordé
beaucoup de crédit à ses propos. Que pesaient les affirmations d'un
homme dont
les propres livres avaient si peu de succès face à celui que beaucoup
considéraient comme le nouvelliste le plus important des Etats-Unis? Il
y a
sept ans ceependant, Gordon Lish a vendu ses archives à la bibliothèque
de
l'université de l'Indiana. Des spécialistes de Carver ont alors étudié
les
manuscrits revus par Lish, mais la veuve de Carver, la poétesse Tess
Gallagher,
a fait interdire la publication de leurs conclusions.
Les manuscrits des reecueils
ultérieurs de Carver sont pratiquement vierges de corrections des
éditeurs. Les manuscrits de l'université de
l'Indiana portent d'innombrables corrections. Des paragraphes entiers
ont été
coupés ou rajoutés. Dans le recueil
Parlez-moi d'amour, Lish a coupé environ la moitié des mots de la
première
version, et récrit la fin de dix des treize nouvelles. Dans l'histoire Mr. Coffee and Mr. Fixit, il a coupé 70
% du texte d'origine. Dans C'est pas
grand-chose, mais ça fait du bien, il a réduit le texte d'un tiers,
éliminant la plupart des descriptions et tous les passages
introspectifs ...
Dans les manuscrits originaux, les personnages parlent de leurs
sentiments. Ils
pleurent. Après le passage de Lish, ils ne pleurent plus, ne sentent
plus. Lish
coupait des passages entiers don il ne gardait qu'une phrase, forte,
qu'il
plaçait à la fin. Parfois, Carver ne tenait pas compte de ces
révisions. La
plupart du temps, cependant, il les intégrait dans ce qui allait
devenir la
version définitive.
Carver avait montré aux
écrivains l'intérêt qu'il y a à mesurer ses mots. C'était clair,
pourtant. Le
minimalisme si caractéristique de son écriture, en particulier au début
de sa
carrière, était de Gordon Lish. Raymond Carver a d'abord accueilli les
interventions de son éditeur avec reconnaissance, même si celle-ci
était
empreinte de malaise. Dans une lettre de 1969 qui se trouve dans ces
archives,
il écrit: « Tout bien considéré, cette nouvelle est maintenant
meilleure que
lorsque je te l'ai postée et, j'en suis sûr, c'est ce qui importe. »
Peu à peu, cette situation
lui devint insupportable. En juillet 1980, il écrivit une lettre de
cinq pages
à Lish pour lui dire qu'il ne pouvait pas le laisser publier Parlez-moi d'amour tel qu'il l'avait
revu: « S'il te plaît, Gordon, entends-moi. ( ... ) Ma santé mentale
est en
jeu. Je sens que si le livre devait être publié dans sa forme corrigée,
je
risque de ne plus jamais écrire une autre histoire. » Gordon Lish passa
outre
et publia le livre. Il fallut atttendre 1982 pour que Lish accepte de
ne pas
intervenir sur le livre suivant, Les
vitamines du bonheur (il se contenta de quelques remarques acerbes
dans
les marges). Ses interventions n'étaient plus nécessaires. Ce recueil,
sélectionné pour le prix Pulitzer, fut le plus grand succès de Carver. •
Lire, Oct.
1998
Nhân đang ì xèo chuyện biên
tập, Tin Văn giới thiệu bài viết về liên hệ giữa Raymond Carver, được
coi là
người viết truyện ngắn số 1 của Mẽo, và tay biên tập đầu tiên của ông,
Gordon
Lish, và tự hỏi: Liệu như không có Lish, liệu số phận của Carver ra sao?
*
Gấu
có lần, đọc một bài viết
của một bạn văn, khi đó nhờ coi giùm bản thảo, bèn ngứa tay, sửa, đúng
ra là gần như viết lại hoàn toàn, chỉ một nửa đầu bài viết, nửa sau để
nguyên
si, và gửi cho một anh bạn, là tổng thư ký một tòa soạn nhật báo.
Anh ta gửi mail, trả lời:
Phần đầu, tuyệt vời. Phần thứ
nhì quái quá, sao… cà chớn quá!
Vụ này Gấu Cái biết. Bả cười,
khen, ông bạn của Gấu giỏi thật!
Bài viết đó "gây chấn động ở
trong nước", giữa một đám bạn văn VC của Gấu, và được tờ Tia Sáng trịnh
trọng đăng, [vì đây là một tác giả ở trong nước].
Gấu không dám bật mí thêm, nhưng quả
là một trường hợp thú vị trong đời Gấu nhà văn!
Kỷ Niệm
Một cái “tin văn”, của Thư
Trung,
tức Xìn Phóng TPG.
Mẩu viết về thi sĩ NS mà chẳng "ác liệt, độc hơn thịt vịt", sao?
Sau đó, ông thi sĩ chạy được một chân “lính cậu”, nhờ đó viết “Một ngày
ở chung
sự vụ”, hình như vậy!
Thấy cái mẩu trên trong Archives, chẳng biết từ Văn số mấy.
NQT
Hồi Gấu lấy vợ, giấu biệt giới
giang hồ, chẳng gửi thiệp mừng cho bất cứ ai, vậy mà cũng bị Thư Trung
chơi cho
một mẩu tin, thế là hết đường làm ăn!
C'est à
Paris, à la fin de 1939 ou au début de
1940, alors que j'étais terrassé par une attaque de névralgie
intercostale, que
je sentis la première petite palpitation de Lolita. Autant qu'il m'en
souvienne, ce frisson avant-coureur fut déclenché, je ne sais trop
comment, par
la lecture d'un article de journal relatant qu'un savant avait réussi,
après des
mois d'efforts, à faire esquisser un dessin par un grand singe du
Jardin des
Plantes; ce fusain, le premier qui eût été exécuté par un animal,
représentait
les barreaux de la cage de la pauvre bête.
Nabokov: A PROPOS DE «
LOLITA
»
*
1989. Trong một bài viết ở
phía sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều
diễm,
thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng
nàng - la
palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đang đọc mẩu
báo, thuật
câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một
chú khỉ ở
một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương"
là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.
Trong chuyến đi dài chạy trốn
quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một
của
Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch
"Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với
những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư
vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên
nổi
chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần thứ nhì bỏ chạy quê
hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm
thêm cay
đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, cũng không làm sống
lại,
chỉ một sợi nắng Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng
của thành
phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang
thang trên
những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài
Gòn,
bởi cái phần đời đó mới đáng kể. Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây
máu mủ,
ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng
nymphette tinh
quái. Đọc Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ
sau này,
đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó:
Miền Bắc,
Hà-nội.
Lần
Cuối Sài Gòn
Như vậy, BHD thoát ra từ cái
bóng của Lolita, và cả hai thoát ra từ bóng của một con khỉ ở nơi
chuồng thú, đằng
sau tất cả, là cái chuồng giam giữ tuổi thơ của cả hai [của Gấu và
BHD]: Miền Bắc.
Hà Nội.
Gấu đọc những dòng trên,
trong trại tị nạn, cùng lúc viết Lần Cuối Sài Gòn. Lần đầu tiên xuất
hiện trên
báo Làng Văn, Canada. Báo về tới trại, 'gây chấn động' trong đám người
tị
nạn. Bây
giờ, nhớ lại, vẫn còn cảm thấy bồi hồi xúc động. Nhưng phần hồn của
Gấu, để lại
Trại, phải là
Bụi.
CHÙA
SIKIEW Khu C
"Nhưng nếu
không vì dung nhan
tàn tạ,
chắc gì Thầy đã nhận ra em?"
Sikiew nổi
tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những
giấc mơ của họ cũng đầy bụi.
Nhà
hàng nổi Mỹ Cảnh, kế bên
Ngân Đình, là nơi Gấu xơi hai trái mìn claymore của VC
[Hình lấy từ Blog
Công Tử Hà
Đông]
Thi
sĩ Vũ
Hoàng Chương
Hoàng Hạc Lâu
Xưa hạc
vàng bay vút bóng
người
Ðây lầu Hoàng Hạc chút
thơm
rơi
Vàng tung cánh hạc đi đi
mãi
Trắng một màu mây vạn vạn
đời
Cây bến Hán Dương còn
nắng
chiếu
Cỏ
bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
Gần
xa chiều xuống nào quê quán
Ðừng
giục cơn sầu nữa, sóng ơi...”
*
Nguồn
Đây
chắc đúng là cái bản dịch mà thi sĩ đã
từng
đọc cho học trò nghe, trong có Gấu, những ngày học Đệ Nhị trường Hồng
Lạc, tại đường
Sương Nguyệt Anh, gần vườn Bờ Rô, gần ngã tư Lê Văn Duyệt, Hồng Thập
Tự, khu Chợ
Đũi, Sài Gòn.
Gấu
đã viết về kỷ niệm này một lần rồi. Nay nhân đọc bài của Quỳnh Giao,
bèn đốt thêm một nén hương tưởng nhớ Thầy.
Và, để tưởng nhớ mùi hương.
Gấu
còn một kỷ niệm thật thú vị về thầy VHC, là lần Thầy trả bài luận văn
của Gấu,
khen, đây bài hay nhất kỳ này, nhưng cảnh cáo, hay, là đúng
khuôn mẫu
một bài luận văn, nhưng chưa có gì là độc đáo, đừng tự đắc, đừng cao
ngạo…
Ui chao không lẽ Thầy đã tiên tri ra một
thằng 'Gấu nhà văn’, tưởng mình
là bố chó
xồm?
Hách, khinh
người, cả một diễn đàn như thế mà dám kêu là Chợ Vòm, Chợ Cá, ư?
Độc giả TV
Thì cũng chỗ quen biết cũ, bạn bè xưa, nên có chút xuồng xã!
Sorry. NQT
*
Nhưng cường tướng làm sao
nhược
binh?
Thầy nào trò đó!
Thầy mà chẳng hách sao:
Nhất chương [Vũ Hoàng Chương]
hào hứng ngạo thiên thu [Đỗ Đức Thu]?
*
Hàng cây trong công viên bên đường nhớ
rừng
Cùng thi nhau vươn cao
như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Biển
Một lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi
hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và
cái ý thơ Đêm Mưa Gửi Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên, anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ
nữa,
cũng vẫn được, anh ạ!
Dạ Vũ Ký
Bắc
*
Theo thi sĩ, và
cũng còn là ông thầy Việt văn của người viết - năm học Đệ Nhị, trường
Hồng Lạc,
của thầy Đoàn Viết Lưu, khi còn là một căn hộ, ở đường Sương Nguyệt
Anh,
Sài-gòn - bản dịch của Tản Đà dùng vần bằng, thể thơ lục bát, cho nên
không
diễn đạt hết ý nghĩa "bất phục phản" - toàn "vần trắc" -
trong nguyên bản. Bất phục phản! Nhân một cơn say, ông nổi hứng, dịch
một lần nữa,
tạo thế chân vạc cho bài thơ.
Họ Vũ vốn là dân toán, ông vẫn bị ám ảnh bởi những hệ thống trục tọa
độ, khi
làm thơ. Nhưng cái tam giác của ông, vô tình làm tôi nhớ tới tam giác
bếp núc
của C. Lévi-Strauss.
Văn minh nhân loại, theo C. Lévi-Strauss, chỉ luẩn quẩn quanh xó bếp.
Trước
tiên là sống. Cái thuở loài người ăn uống như thú vật. Rồi chín, khi
Prométhée
ăn cắp giùm lửa. Chín là trạng thái trừ khử nước, trong sống. Cộng thêm
nước,
thành rữa, thúi. Đó là ba đỉnh cái kiềng ba chân của C. Lévi- Strauss.
Phiền
một nỗi, trong khi nướng, thui... con người bỗng mê "khói", bởi vậy
văn minh nhân loại cũng chỉ là một đường thẳng, đi từ mật ong, tới tàn
thuốc.
Thoạt kỳ thuỷ, ăn mật ong, "hỗn như gấu", tới khi "hít khói thuốc", là
tàn một chu kỳ văn minh.
*
Trở lại Anh, Greene nhớ Việt
Nam
quá và đã
mang theo cùng với ông một cái tẩu hít tô phe, như là một kỷ niệm tình
cảm: cái
tẩu mà ông đã hít lần chót, tại một tiệm hít ngoài đường Catinat. Tay chủ, người Tầu hợp với ông, và ông đã đi vài
đường dậy
tay này vài câu tiếng Anh. Tới ngày rời Việt Nam,
tay chủ tiệm hít bèn giúi vào
tay Greene cái tẩu. Cây gậy thiêng nằm trên một cái dĩa tại căn phòng
của
Greene, ở Albany,
bị sứt mẻ tí tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của những ngày
hạnh
phúc.
31 Tháng Chạp 1953, Sàigòn.
Một trong những cái thú của
một nơi chốn xa xôi lạ hoắc, đó là, cái thú "bạn của bạn", theo
nghĩa, một cái nét đẹp của nó, đã từng quyến rũ một người bạn của bạn,
đột
nhiên, nó cũng tóm lấy bạn!
Tôi đã gặp đúng một tình
trạng như vậy, một buổi chiều, một người bạn như trên, tới gặp tôi, sau
một vài
hơi whisky, đèo tôi đi trên chiếc xe gắn máy của anh ta, một bác sĩ hải
quân,
dạo chơi Sàigòn. Chúng tôi tới thăm mấy tiệm hút.
Tiệm đầu tiên ghé, thuộc loại
rẻ tiền, ở trên một tầng lầu, bên dưới là một trường học, nơi đám học
trò đang
lo thi kỳ thi "tiểu học và trung học đệ nhất cấp". Ông chủ tiệm cũng
dân trong nghề, một bệnh tưởng, a malade imaginaire, người khô quắt,
như bị vắt
sạch nước, hậu quả của sáu chục bi một ngày. Một bé gái ngủ gật, và một
cậu
trai. Thuốc phiện không nên để cho người còn trẻ vướng vào, như ngưòi
Tầu tin
tưởng, mà chỉ để dành riêng cho những ngưòi đứng tuổi, hoặc già cả. Một
bi ở
đây tốn mười đồng. Sau đó, chúng tôi tới một tiệm sang hơn, Chez Pola.
Ở đây,
bạn có phòng dành riêng, và có thể mang theo bạn. Một cái dù Tầu thật
lớn che
trên một cái giường tròn lớn. Một quầy đầy những sách ở ngay kế bên
giường. Lạ
làm sao, và cũng tuyệt vời làm sao, tôi thấy hai cuốn của tôi, trên
quầy sách:
Le Ministère de la peur và Rocher de Brighton. Tôi bèn lôi xuống, viết
mấy lời
đề tặng.
Một bi ở đây tốn ba chục
đồng.
Kinh nghiệm hít tô phe của
tôi bắt đầu vào Tháng Mười năm 1951, khi tôi ở Hải Phòng trên đường ra
Vịnh Hạ
Long...
Graham Greene. Tam Thập Lục
Kế, Tẩu Vi Thượng sách: Ways of
Escape
Để
tưởng nhớ mùi hương
|