*



















*

Bức họa trên, trên tờ TLS, số Nov 23, 2012. John Montague điểm tập thơ Collected Poems của Beckett. Ông nói về thơ của mình, dởm, "my poems are worthless", thơ tôi chẳng có giá trị gì cả. Bài điểm cũng nhắc tới bài thơ mà TTT nhắc tới, trong Thơ ở đâu xa, đoạn viết về cô con gái của ông.
Lạ nữa, là bài thơ này Beckett làm cho người bạn trai của ông, một vị bác sĩ, Arthur Darley, cả hai cùng làm việc tại một bịnh viện Irish.

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer

Samuel Beckett 

Bản tiếng Anh của chính tác giả:

I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me 

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu

John Montague, ngưòi điểm tập thơ, cũng là bạn của Beckett, có 1 lý thuyết [an almost-theory], về Beckett làm thơ: Thay vì cố gắng làm thơ mới, Beckett trải qua hầu hết thì giờ để dịch thơ của ông, một việc làm mà chính ông than, nặng quá, đếch chịu nổi, a burden he often found intolerable.

**

Note: Tập Collected, mua lâu rồi, second-hand, nhưng cũng “bày đặt đọc”, mới đây thôi.
Khi mua, thì chỉ vì trong có bài thơ TTT thuổng, để viết về cô con gái, được in trong Thơ Ở Đâu Xa.
Tập Selected, vừa mới tậu cùng với số báo Time đặc biệt Tưởng Niệm Marilyn Monroe

*

Tuyệt nhất là mấy câu thơ Beckett, GCC cực mê, thấy ở bìa sau cuốn mới mua, cũng “bắt chước” GCC, đi 1 đường thổi um lên:

*

je suis ce cours de sable qui glisse
entre le galet et la dune
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
et finira le jour de son commencement

cher instant je te vois
dans ce rideau de brume qui recule
où je n'aurai plus à fouler ces longs seuils mouvants
et vivrai le temps d'une porte
qui s'ouvre et se referme

my way is in the sand flowing
between the shingle and the dune
the summer rain rains on my life
on me my life harrying fleeing
to its beginning to its end

my peace is there in the receding mist
when I may cease from treading these long shifting
                                                                  thresholds
and live the space of a door
that opens and shuts
Samuel Beckett in Collected Poems in English & French. Grove Press.

Note: To K & O:
Dịch giùm.

Bản tiếng Tây theo tôi tuyệt hơn bản tiếng Anh, cũng của Beckett:

la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
Mưa hạ mưa trên đời tôi
Trên tôi đời tôi chạy trốn tôi rượt đuổi tôi

Ui chao, sao mà tuyệt thế!
Lại nhớ mưa Sài Gòn!
Bài thơ trên, bạn phải đọc cùng với một bài viết cũ trên Tin Văn, mới thú, tuyệt thú.
Và luôn thể, với bài thơ, cũng của Beckett, sau đây.

(1)

Cali Nov/HA/NDB/Friends

Trên nhắc tới Beckett, bèn nhớ đến ông bạn Bạn, người mà, "như Beckett", bởi vì có họ, mà chúng ta có từ "quân tử". Và bèn viết thêm về Beckett.

Đậu bằng qua giá vũ như ti

Tình cờ đọc lại số báo cũ, The Paris Review, Winter, 1995,  thấy bài viết về Samuel Beckett: Cũng một cao thủ về cờ [chess].
Bài ngắn, nhưng tuyệt, tuyệt. Để Gấu scan rồi dịch, hầu quí vị. Một bài viết của một người bạn của ông, theo kiểu hồi tưởng. Có những câu, như câu sau đây, chẳng bảnh sao:

Rosset:

....Beckett là một vì quân tử, a gentle man. Tôi nghĩ, từ này được người đời phịa ra, ấy là bởi vì có ông [I think they may have invented the word for him].... Ông là một người lắng nghe, a listener. Ông ta lắng nghe đến độ bạn cứ nghĩ mình là con người độc nhất trên cõi đời...

[Note: Gửi bạn mới quen, qua dòng thơ của VND: Đậu bằng qua giá vũ như ti. NQT]

Cali 3.08

GGC quen ông bạn Bạn, là nhân chuyến đi Cali 2008, nhân Nguyễn Tôn Nhan từ Việt Nam qua chơi. Chuyến đi của NTN, là do Khánh Râu tài trợ & bảo lãnh.

Tình cờ gặp ở Factory Bistro. Một tay nào đó, đứng xớ rớ đó, giới thiệu.
Ông nói, tôi đọc ông nhiều rồi, nay mới gặp.
Rồi tới bữa tiệc do 1 cô bà con của NDT, ở trong ban tổ chức, dành cho cả bọn 1 bàn danh dự. Ông kêu bà vợ, sau khi tan sở, ra chơi, thay vì phải đi đón. Gấu nhờ thế quen cả hai.

Nhưng phải đến nhà ông tá túc, trong chuyến này, thì mới thú vị. Ông có nỗi khổ, lấy 1 bà Bắc Kít, y chang Gấu Cái, lấy phải thằng chồng Bắc Kỳ!

Ông nói, mỗi lần bà vợ tôi mà vô phòng của tôi, vốn bề bộn, dọn dẹp, là đúng 1 thảm họa.
Tôi không làm sao tìm được bất cứ cái gì cần tìm. Mấy cái tờ giấy bỏ lộn xộn trên bàn, thí dụ, bà tiện tay bỏ vô sọt rác, là chết mẹ tôi, vì toàn là những việc tôi đang cần làm.

Ui chao, giống y chang Gấu Cái, mỗi lần Gấu nổi hứng dọn dẹp nhà cửa!

*

Lần quen bạn Bạn, thì hân hạnh được ngồi kế bên Ngọc Hạ.
Lần này, gặp Sad Seagull!

*

May mà có chai
Đời càng dễ thương!

NDB & NQT @ NDT's

Lần nhậu từ biệt Cali, uống với NDB/NTN/NLV tại nhà Khánh [hay Khanh?] Râu, khủng khiếp thực.
Ra về, trên phi cơ, GCC ói lên ói xuống, chỉ mong về đến nhà ngưng ói, nếu không thì khốn khổ khốn nạn với Gấu Cái!

**

GCC sẽ dịch “Trong khi chờ... Sad Seagull”, tặng Sad Seagull & Bạn Nhậu.
Không biết đã có ai dịch chưa, nhưng kệ cha họ, mình dịch là mình dịch cho mình. OK?
Còn cuốn “Henry Miller độc bản” cũng thú lắm, để đọc lai rai!

A Remembrance of Samuel Beckett
Samuel Beckett, một thoảng nhớ...

Mr. Beckett đã chết. Vậy thì Paris, cũng thế. Tôi nghe người ta nói ông chết tối thứ Sáu tuần rồi. Vậy thì là, tất cả những người hùng của tôi đã chết, kể từ tối thứ Sáu tuần rồi.
Tếu thật, cuộc đời bám dính lấy ông, tới 83 và 3/4 năm lận. Khi ông nói với tôi, ông rụng răng, tôi lớ ngớ buông sảng một câu: "Vậy là mệt lắm đấy".
Ông quạt lại liền: "Có cái gì tệ mà không biến thành hại? Đâu có giới hạn những điều xấu xa trở thành tồi tệ hơn".  Thế là cả hai đứa chúng tôi cười đến vãi đái ra.
Mr. Beckett biết chọc quê. Lần đầu tiên gặp Gill, bà xã tôi, ông kêu một ly đúp. "Phải ly đúp mới được. Lóng rày, không làm sao kiếm một ly cho ra hồn".
Vào khoảng đầu thập niên 1970, tôi ở Paris với một người bạn là Jean-Paul Delamorte, một tiểu thuyết gia hụt, a romacier manqué. Lindon (bên tạp chí Nửa Đêm, Minuit) vừa mới cho ra lò những bài viết mới nhất của Beckett, bằng tiếng Pháp, nhan đề là Foirade, Foirade, Foirade I, Foirade II. Vì có hẹn khuya này uống một "tăng" với ông, tôi hỏi Jean-Paul foirade thực sự nghĩa là gì.
Jean-Paul hèm lên hèm xuống, chẳng giống một con giáp nào hết. "Foirade thực ra là...  ơ hơ... đúng rồi, disgusting" .
Khi tôi lập lại với Beckett, ông đỏ mặt tía tai: "Disgusting?! Đúng là lố bịch!".

Nơi chốn: Chúng tôi đang ngồi tại La Closerie des Lilas, một tiệm ăn vốn là nơi tụ tập đàn đúm của đám viết lách vào thập niên 1930. Mấy ngày trước khi giải phẫu cườm mắt, Beckett đeo cặp kính dầy như đít chai Coke. Tướng tá nhà văn lớn Samuel Beckett chẳng cách nào giấu nổi. Vừa ló đầu vô, bị thiên hạ chiếu tướng liền. Cứ mỗi lần mở miệng, bằng ấy cái tay ngừng đớp hít, bằng ấy cái tai nhỏng lên. Beckett, như mù dở với hai cái đít chai Cô ca Cô la, chẳng hề hấn gì với ba trò hóng chuyện đó.
Ông giải thích, về phản ứng của ông, với từ "disgusting" của Jean-Paul, bằng cách chứng tỏ, ông đã "chọn từ foirade một cách hết sức là nghiêm túc", và ông đang "động não" cố tìm ra một từ tiếng Anh hoàn toàn xứng hợp với nó.
"Foirade: disgusting? Thật là hoàn toàn vô nghĩa! Une Foirade là một sự thất bại thảm thương... Một điều gì người ta toan tính, nhưng toan tính này thật ra chỉ là một sự thất bại, tuy nhiên vẫn phải toan tính, bởi vì thật xứng đáng, không thể chối cãi được... vậy đó, một  "thất bại mếu" (a lamentable failure).
Tới đây, hình như mọi thực khách trong tiệm ăn đều dướn người về phía chúng tôi, như muốn nuốt lấy từng lời vọt ra khỏi miệng Beckett. Và nhà văn của chúng ta thêm vô, kèm nụ cười rất ư là "bỏ đi": "Lẽ dĩ nhiên, foirade còn có nghĩa là phát rắm ướt !
(Mấy tháng sau đó, trong một tiệm sách ở New York, tôi nhìn thấy ấn bản tiếng Anh của Foirades. Tên tiếng Anh: Fizzles). 

Giữa đông, giữa năm 1973, lạnh cứng người, cô đơn, túi thủng, tôi đành phải làm cái trò đọc thơ, vào lúc tám giờ tối, tại Trung Tâm Văn Hóa Mỹ ở con phố Dragon.... với cái giá năm chục đô. Tôi có cái uống với Beckett vào lúc bẩy giờ. Tôi đâu dám xì ra cái chuyện đọc thơ, bởi vì:

1.    Tôi nghĩ ông chẳng ưa cái chuyện đọc thơ trước công chúng, cho dù phải cạp đất.
2.    Ông gần như chẳng bao giờ làm chuyện đó.

Trong lúc cà kê, ông có vẻ đâu đâu. Dưng không, ông nói: "Bạn đọc thơ, phải không?" Tôi chới với, làm sao ông biết? Rồi ông thêm: "Chắc mong bạn bè tới đông, hẻ?". Hiển nhiên, tôi làm ông đau, khi không mời. Vậy là tôi đã làm ông đau, bực thiệt! Ông nói, như cho tôi đỡ đau: "Không, cám ơn bạn, tôi không bao giờ tới với những chuyện đó".

Rồi thì ông yêu cầu tôi đọc một bài thơ, của tôi, cho ông nghe. Nhột quá, tôi bảo ông, cái giá năm mươi đô là ổn, đối với tôi. Ông bật cười, tuy nhiên vẫn bắt tôi đọc thơ cho bằng được. Thơ đọc thầm lén mà! Thế là tôi ư ử, bài "Trên Đại Lộ Raspail":

How easily our only smile smiles.
We will never agree or disagree.
The pretty girl is perfected in her passing.
Our love lives within the space of a quietly closing door. (1)

Ông chăm chú nghe, mắt nhắm tít. "Được! Được!", ông nói.
"Ồ, c...! " Tôi bật lên. Ông mở choàng mắt, và tôi tự giải thích:
"Tớ ăn cắp của bạn!"
"Không, không. Tôi chưa hề nghe nó trong đời..."
"Không, không, của bạn!  Bài 'Dieppe'..., bạn chấm dứt với 'the space of a door that opens and shuts'
"Ô! Đúng thế  thực." Nhưng rồi, bỗng nhiên, ông thêm vô: "Ô, c...!"
"Chuyện gì nữa, hả?", tôi hỏi.
"Tôi chôm của Dante, chính tôi! (me-self)."
(Theo bài viết của Israel Horovitz, trong The Paris Review, Mùa Xuân 1997).

Note: Bài viết này, còn một nửa, mới tìm thấy. Bèn dịch tiếp, trong khi chờ… Seagull.
Số The Paris Review đang được nhắc tới này, đặc biệt về Kịch.

(1)

Nụ cười độc nhất của chúng ta, sao dễ dàng quá vậy
(Thôi đừng tè he ra mà làm gì).
Người đẹp đẹp thật khi thoáng qua.
Tình mình đọng lại giữa lần cửa khép. (1)

Bạn đọc có thể liên tưởng, từ foirade, tới wet fart, tới bài thơ vịnh "bạch mã", trong chuyện tiếu lâm Việt Nam.

Note: Bài này, đã đăng trên tạp chí Văn, và trên VHNT của PCL. Một độc giả VHNT mail, chỉnh, ‘agree’, đồng ý, và ‘disagree’, không đồng ý, làm sao lại dịch là ‘tè he’?
Sự thực, Gấu dịch ‘tếu’, vì nghĩ đến cái cảnh ‘tình mình đọng lại giữa hai lần cửa khép’.
Có thể, bài thơ còn nói ‘chuyện đó’ chăng?  NQT
*

Old dogs have more dignity
Comfort them since you pity them
Beckett: Waiting for Godot (1)

Giả như sau 30 Tháng Tư 1975, chúng ta có cái nhà Mít đàng hoàng, thì không thể nào có những tác phẩm như Ba Người Khác của Tô Hoài, Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải, Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, Hồi ký Tô Hải…
Chính nỗi thất vọng sau 1975, về đất nước, khiến những tác giả đó phải nhìn lại đời của họ, và đều nhận ra một điều, họ đều đã phải chịu nhục, chịu khổ, chịu hèn.. với một điều kiện: giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước cùng xúm nhau lại xây cái nhà Mít.

Old dogs have more dignity, chó già giữ giá, có nhiều phẩm giá..  là theo nghĩa đó.
Chính cái sự thú nhận tôi là thằng hèn, là "dignity" của họ!
Thành thử chúng ta không thể có một thái độ nào khác, mà là:

Comfort them, since you pity them.
[Trong them, có us. NQT]

(1) Mấy câu trên, là từ nhật ký của Gấu, những ngày ở trại tị nạn Thái Lan, 1989-1994.

Mấy câu trong nhật ký những ngày đầu đến Xứ Lạnh, liên quan tới dignity:
The ideal death takes place amid loved ones
The greatest dignity to be found in death is the dignity of the life that preceded it
Hope resides in the meaning of what our lives have been.
Ba câu trên đều nói về cái nhà Mít sau chiến tranh:
Cái chết lý tưởng là chết giữa những người thân thương.
Phẩm giá lớn lao nhất kiếm thấy được ở trong cái chết là phẩm giá cuộc đời trước khi cái chết xẩy ra.
Hy vọng thì nằm ở trong ý nghĩa cuộc sống của chúng ta.
*
Quái thật, không lẽ lúc nào Gấu cũng bị cuộc chiến nó hành, chỉ trừ những lúc nghĩ đến một BHD, hay một cô bạn, hay một cô học trò?
To have seen nothing or almost nothing except the face of a girl from Buenos Aires, a face that doesn't want you to remember.
Borges: Labyrinths Epilogue
Chẳng thèm nhìn ai, ngoại trừ khuôn mặt BHD, và cô nói, ta cấm mi không được nhớ tới ta.
*

V/v trong "them" có "us".
Cái phẩm giá mà Miền Nam có được, là khi đi tù VC, đi tù cải tạo!
Cái phẩm giá mà VC có được, là ở trong những hồi ký, những tự vấn, như của Tô Hải.
Có người đặt vấn đề, tại sao cuối đời, họ mới dám nói ra? Tại sao Víp Va Ka hấp hối mới dám xì ra "một triệu người vui nhưng cũng có một triệu người buồn"? Tại sao "Thượng đế thì cười" với Nguyễn Khải, khi ông sắp sửa đi, tại sao bánh vẽ Chế Lan Viên....?
Ấy là vì cái chiến thắng đỉnh cao tuyệt vời quá. Không dễ gì mà thoát ra khỏi cái bóng của nó đổ xuống cả nửa hậu thế kỷ!
Và còn kéo dài qua tân thế kỷ!
Đúng như Trần Văn Toàn phán, về Hegel: Cái bóng của Hegel phủ kín Marx, và còn kéo dài ra mãi!
Chúng ta sở dĩ để mất Miền Nam vì nghĩ lầm, tưởng bở, anh Yankee mũi tẹt tốt hơn anh mũi lõ, một nưóc Mít thống nhất hơn hai nửa nước Mít, thành thử để cái bóng của Marx phủ quá xuống cả Đàng Trong!

*

Bản tiếng Anh của Cefalu, cuốn sách BHD tặng GNV, sinh nhật thứ 30 và cũng là sinh nhật thứ nhất, với lời đề tặng, bằng tiếng Tẩy, "Je serai ta femme"!



*

Quà tặng của Ngạc trước khi té xuống, trong khi chờ tô phở, một buổi sáng, tại bếp nhà của chàng.

Nhờ quà tặng trước khi đi xa của bạn ta mà độc giả TV được đọc free, tác phẩm, đúng 1 cuốn tiểu thuyết, và có lẽ, độc nhất, của TTT.
Bếp Lửa
hỏng, chính tác giả cũng nhận ra, và cứ loay hoay hì hục viết lại nó. Nhưng, 1 cách nào đó, cái hỏng của Bếp Lửa lại làm cho nó trở nên 1 thứ tiên tri, về sự sa đọa của VC Bắc Kít: Bạn có nhớ cái xen, ông bạn quí của Tâm, trước khi lên rừng theo Cụ Hồ, bèn làm thịt cô con gái riêng của ông Chính. Nó chẳng tiên đoán những HPNT, đám VC nằm vùng ở Miền Nam sau đó?
Bạn có thể bật cười, và chửi Gấu, mi lấy “kết quả” làm “giả thiết”, thì làm sao mà không đúng!
Hà, hà!
Nhưng, thú thực Gấu chưa gặp được 1 tên VC nằm vùng nào ra hồn!
Đám bợ đít VC nằm vùng, trơ trẽn mở miệng: Ngày trước chúng tôi khâm phục các anh, bây giờ chúng tôi thông cảm!

Kít!

Có thể, anh tính đem cho Gấu, nhưng chưa kịp thì đã té xuống. Bởi vì bà xã nói, anh Ngạc dặn đưa cuốn này cho anh.
Nguyên mẫu ngoài đời của ông già của Trung Uý Kiệt, trong truyện, là ông già của BHD.
Bắc Kít. Khôn tổ cha.

Kiệt sống ở ngoại quốc trên mười năm. Mười tám tuổi đỗ tú tài, ông bố vận động cho đi du học. Bố Kiệt, một người thức thời, hồi cư về đến Hà Nội đã bán hết cơ nghiệp mấy đời tạo lập ở Hải Dương, đưa gia đình vào Sàigòn kinh doanh trước năm 54. Kiệt thật tâm không thích đi xa, mẹ chàng cũng không muốn rời đứa con độc nhất của bà. Nhưng cả hai không thể cưỡng ý ông bố. Ông không muốn con trai ông đi lính. Ngày Kiệt đi, hai mẹ con cùng khóc sụt sùi. Là con một nên từ bé đến năm mười tám tuổi (bình yên ở nhà quê đã có thể lấy vợ đẻ con rồi) Kiệt chỉ sống quẩn bên gấu quần mẹ.
Kiệt học cơ khí ở Đức, học Quản Trị ở Mỹ. Việc học hành của chàng tuân theo sự chỉ dẫn của ông bố. Chàng không hề bầy tỏ ý kiến riêng. Kiệt là đứa con chí hiếu. Nếu được tự lựa chọn, chắc Kiệt học Canh Nông và Âm Nhạc. Trong những năm tản cư chạy loạn, chàng thích đời sống rẫy bái. Còn Âm Nhạc là mối đam mê suốt thời thơ ấu mà chàng phải giấu ông bố. Chỉ mẹ biết mà thôi. Nhưng người đàn bà ấy, bình lặng đơn sơ như chiếc bóng bên con, không hiểu gì về những cõi xa xôi ngoài thực tế. Yêu con nhưng sợ chồng, bà không dám chia sẻ mối đam mê của Kiệt. Ngày nhỏ, Kiệt chỉ hát khi nhà vắng bố. Kiệt có một cây kèn harmonica, thường thổi cho mẹ nghe những buổi chiều tối hiu quạnh thui thủi hai mẹ con với nhau.
Ngày Kiệt đang ở Đức, mẹ chàng mất. Chàng chỉ được bố báo tin sau khi chôn cất bà xong xuôi. Ông không muốn chỉ vì những lễ nghi hình thức bắt Kiệt về chịu tang, và dù về cũng chẳng kịp - bà chết vì bệnh cảm mạo mau lẹ, bất ngờ. Kiệt thương mẹ, lòng cảm thấy bất nhẫn, nhưng chàng chẳng có lý lẽ nào để chê trách bố. Ông cũng đau khổ chứ?
Ngày ấy, nơi xứ người, lần đầu trong đời, Kiệt một mình dến quán rượu uống say bí tỉ, khóc mẹ. Cũng lần đầu, trong cơn say, Kiệt thù hận những lo lắng, tính toán quá sáng suốt lạnh lùng của ông bố. Mẹ chàng đã đau khổ những năm chàng ở xa, đau khổ hơn nữa, lúc nhắm mắt lìa đời cũng không được nhìn mặt chàng. Nếu như Kiệt nhất định không chịu rời mẹ, chàng không đi học nước ngoài? (1)

Nhờ “đảo xa”, chúng ta được biết, tên cái ông có cái nhà cho Kiệt ở, là Kiệt.
Trước, tưởng, từ Kiệt Tấn!
Có thể, từ cả hai.

Ông già của BHD còn xuất hiện trong 1 truyện ngắn của TTT. Cái này thì chỉ Gấu biết, bởi vì có lần ông già BHD kể, gặp TTT, say mèm ở ngoài bến tầu Sài Gòn. Thế rồi, Gấu đọc 1 truyện ngắn của TTT, có tả 1 cảnh tương tự

Một lần, 1 buổi tối, ở nhà bạn C, có Gấu, bạn C, và bà cụ; cả ba buồn quá, quay qua đánh “cạc tê”, hình như vậy. Thế rồi ông già BHD tới, có công chuyện gì đó, hai gia đình quen nhau từ Hà Nội. Ông cụ ngạc nhiên hết sức, hỏi đi hỏi lại hoài, tối nào cũng vậy hả?

Bà cụ C không ưa gia đình BHD. Sau này, Gấu nghe nói, có họ hàng gì đó, nhưng chẳng bao giờ Cụ nói. Cụ rất bực, và nói thẳng, gia đình đó không chịu nổi mi đâu.
Ông anh bèn phán, nó lấy con H chứ đâu lấy gia đình con H.
Gia đình BHD thì tính nhắm Gấu cho cô cháu, tên Vy, phải gọi BHD là chị, ở Đà Lạt, lâu lâu về Sài Gòn. Khi Gấu đậu vô Bưu Điện, ông bà bàn với bà cụ C. Cụ buột miệng:
Thằng đó nó muốn làm con rể ông bà, chứ không phải làm cháu!

Cả hai chết sững. Ngay bữa đó, Gấu tới, bị cấm cửa. Lủi thủi ra về.
Phải vài năm sau đó, khi Gấu đã đi làm Bưu Điện, một buổi sáng, lạnh, dậy sớm, bất thình lình nhớ BHD đến điên lên được. Thế là lấy xe chạy ra đầu vườn Tao Đàn, chờ em đi học. Gặp, em tự nhiên ngồi lên sau xe, như vẫn ngồi, từ hôm qua, từ mỗi ngày!

Source

Đà Lạt

Thanh Tâm Tuyền, ngoài Một Chủ Nhật Khác, còn một truyện dài bỏ dở, lấy bối cảnh là Đà Lạt, hồi đó đăng từng kỳ, hình như là trên tờ Thời Tập của Viên Linh.
Giấu Mặt.
Tuy mới được đâu mấy kỳ báo, nhưng, một trong những nhân vật chính của nó, là một cô bé đã gây ấn tượng nơi người đọc.

Gấu cũng có vài kỷ niệm về Đà Lạt. Toàn những kỷ niệm để đời!
 Đúng ra phải nói, ba thành phố làm thành "tam giác tình" của Gấu, là Hà Nội - Sài Gòn - Đà Lạt.
Gấu lên Đà Lạt lần đầu, thăm ông bạn Huỳnh Phan Anh đang học sư phạm triết. Gấu tốt nghiệp trường Bưu Điện, đang chờ đi làm. Đám công chức làm từ thời Tây gọi là chờ "nominer" [gọi tên đi làm].
Đi cùng ông anh Bông Hồng Đen, cũng bạn HPA.
Đó là vào một dịp Giáng Sinh. Cả bọn uống rượu, say bí tỉ, ngất nga nngất ngư lên xuống những con dốc, la hét, văng tục, y hệt mấy tay lính lê dương, Hà Nội, và những ngày trước 1954
Nhưng sau, Gấu hiểu. Tại  lạnh. Nhờ đọc Faulkner và chợt bật ra nỗi nhớ lạnh.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết. Ông viết.

Lần đi  Đà Lạt ngay sau khi lấy vợ. Một mình. Lên ở nhà anh bạn trưởng đài vô tuyến điện Đà Lạt. Đi chơi với bạn của thằng em đã tử trận, lúc đó là sĩ quan dù đóng tại Đà Lạt. Thằng em này quen ca sĩ, lúc đó tuy chưa nổi tiếng như sau này, nhưng cũng đã nổi tiếng lắm rồi, ở thành phố Đà Lạt. Đó là Mai, còn gọi là Mai Đen. Sau này, hình như thời gian phòng trà bị cháy, cô bỏ Đà Lạt, về Sài Gòn, đi hát du ca, và trở thành Khánh Ly.
Gấu có ghé nhà cô Mai, uống rượu. Nhà đẹp lắm, ở trên một ngọn đồi.

Nhưng tuyệt vời nhất, là những ngày hè, năm đó, khi Bông Hồng Đen đậu Tú Tài I, ba tháng hè được ông bố khắc nghiệt cho đi Đà Lạt chơi. Ở nhà cô Vy, em bà con. Cho chắc ăn!
Đó là những ngày, liền sau khi Gấu "tái ngộ" Bông Hồng Đen, ở ngay cổng Vườn Tao Đàn, khi cô thủng thỉnh từ nhà, ở đường Gia Long, ngay Ngã Sáu Sài Gòn, băng vuờn Tao Đàn, tới trường Gia Long, ở đường Phan Thanh Giản.
Đúng là tái ngộ thật, là vì tính từ cái ngày đầu tiên Gấu nhìn thấy cô bé, khi cô mới 11 tuổi, khi nhà cô còn ở đường Phan Đình Phùng, cho tới buổi sáng trọng đại đó, tệ lắm, cũng dài bốn hoặc năm niên. Cô lúc đó đã là một thiếu nữ.

*

NDB & Wife

Chao Ong ban vong nien
Nghe thay Ong ve binh yen la ke hen nay  mung lam lam
Chuyen doi dau con co do,chang voi va gi
Co dip chung ta lai gap nhau
Tran trong
Nguyen Duc Ban

Tôi mà không gặp ông này, chắc là thành gái già!
Khen chồng khéo thiệt!
Trong khi chờ bà xã đi mua đồ ăn cho GCC mang lên máy bay, ăn đường, vì đếch có credit card, ông chồng biểu, nhớ cám ơn Bả 1 phát nhe, không là tôi “ngượng chết đi mất”.
Mấy ông nhà văn nhà thơ là tối vô ơn, ấy chết xin lỗi ông, tối đãng trí!
Hà, hà

Bây giờ đọc lại, thì lại nhận ra là bà vợ khen mình!
Tôi phải gặp ông này, thì mới gật đầu, không thì đành ở góa!
*

Bạn Bạn chê "Thần Tháp Rùa", cả tác giả lẫn tác phẩm, kịch ở trong kịch và kịch ở ngoài đời.
Thầy Khoan của GCC thì quả là quá kịch thật, và Thầy cũng biết thế, và bèn chữa ‘thẹn’ bằng 1 giai thoại về Nguyễn Tuân, "Thầy của Thầy".

[TTT đã có lần nói với thằng em, khi chỉ có hai anh em ngồi Quán Chùa, anh 1 ly cà phê, em 1 ly cà phê – cái này là thuổng câu “anh 1 trái tim em 1 trái tim/chúng kéo đầy đường xe tăng, đại bác”- sở dĩ VKK và MT cũng ti toe viết lách với đời, là nhờ có 1 lần trong đời, được gặp Nguyễn Tuân]:
Nguyễn Tuân đã từng mặc áo gấm, nhẩy xuống sông, thi bơi!

GCC đã có kể giai thoại này trong bài viết Nghệ Thuật Làm Dáng (1):

Chúng ta luôn có dáng điệu của một kẻ sắp sửa ra đi, Camus viết như vậy. Một Dũng của "Bến Gió", của "sông Đà": kéo cổ áo cao lên một chút, tóc xổ tung ra, mặc tình cho nó bù xù trước gió!

[Tình cờ vớ được câu này, chẳng "Dũng, Đôi Bạn, Bến Đò Gió" sao: Và gió đã tặng anh 1 vầng tóc! (1)]

Vũ Khắc Khoan, khi sinh thời có kể một huyền thoại về Nguyễn Tuân: Mặc áo gấm, nhảy xuống sông, thi bơi!
Khi Siu Cô Nương của Mặc Đỗ được trình làng, Thanh Tâm Tuyền, trong một bài điểm sách, đã coi, đây chỉ là những nhân vật làm dáng. Mặc Đỗ, sau đó, đã chỉ ra những nét làm dáng trong Ung Thư. Ở đây, cứ coi như một "chân lý": không thể có văn chương, nếu không có làm dáng. Nhưng đấy chỉ là khởi đầu, là thói quen mút ngón tay của con nít; sau đó phải là chấp nhận rủi ro, hiểm nguy, là chọn lựa, quyết tâm thực hiện thực tại "của những giấc mơ".

Nhưng kịch của VKK chưa "hỏng" bằng cái thứ kịch Xạo Hết Chỗ Nói, thí dụ của… Thầy Bertolt Brecht.
Trước khi viết về kịch, có lẽ nên làm thịt kịch đã!
Xin giới thiệu bài viết, Mi còn lại chi, hả Bertolt, What Will Be Left of You? của Milan Kundera, trong Encounter

What Will Be Left of You, Bertolt?

IN APRIL 1999 A PARIS WEEKLY (ONE OF THE MORE SERIOUS ones) published a special section on Geniuses of the Century. There were eighteen on the list of honorees: Coco Chanel, Maria Callas, Sigmund Freud, Marie Curie, Yves Saint Laurent, Le Corbusier, Alexander Fleming, Robert Oppenheimer, Rockefeller, Stanley Kubrick, Bill Gates, Pablo Picasso, Henry Ford, Albert Einstein, Robert Noyes, Edward Teller, Thomas Edison, J. P. Morgan. So, then: no novelist, no poet, no dramatist; no philosopher; a single architect; a single painter, but two couturiers; no composer, one singer; a single moviemaker (over Eisenstein, Chaplin, Bergman, Fellini, the Paris journalists chose Kubrick). This honor roll was not something put together by ignorant people. With great lucidity it declared a real change: the new relationship of Europe to literature, to philosophy, to art.
    Have the great cultural figures been forgotten? "Forgotten" is not the right word. I remember that at that same period, toward the end of the century, we were inundated by a tidal wave of monographs: on Graham Greene, on Ernest Hemingway, on T. S. Eliot, on Philip Larkin, on Bertolt Brecht, on Martin Heidegger, on Pablo Picasso, on Eugene Ionesco, on Cioran, and endless others.
    These venomous works (my gratitude to Craig Raine for defending Eliot, to Martin Amis who took up for Larkin) made clear the meaning of that honors list: the geniuses of culture have been set aside without regret; it is comforting to prefer Coco Chanel and the innocence of her dresses over those great cultural figures, all of them tainted with the century's ills, its perversity, its crimes. Europe was moving into the age of the prosecutors: Europe was no longer loved, Europe no longer loved itself
    Does that mean that all those monographs were especially harsh toward the works of the writers portrayed? Oh no; at that time art had already lost its appeal, and the professors and connoisseurs were no longer interested in either paintings or books, only in the people who had made them; in their lives.
    In the age of the prosecutors what does a life mean? A long succession of events whose deceptive surface is meant to hide Sin
    To ferret out Sin beneath its disguise, the monographer must have a detective's talent and a network of informers. And so as not to sacrifice his lofty stature as expert, he must cite the names of his informers in footnotes, for in the eyes of scholarship this turns gossip into truth.
    I open a huge eight-hundred-page book on Bertolt Brecht. The author, a 'professor of comparative literature, after demonstrating in detail the vileness of Brecht's soul (secret homosexuality, erotomania, exploitation of girlfriends who were the true authors of his plays, pro-Stalin sympathies, tendency to lies, greed, a cold heart), finally in chapter 45 comes to his body, in particular to its terrible odor, which the professor takes a whole paragraph to describe. As guarantee of the scholarly nature of this olfactory revelation, in a note to the chapter the writer says he collected "this detailed description from the woman who was at the time the head of the photo lab of the Berliner Ensemble, Vera Tenschert," whom he interviewed "on June 5, 1985" (that is, thirty years after the smelly fellow was laid in his coffin).
    Ah, Bertolt, what will be left of you?
    Your body odor, preserved for thirty years by your faithful colleague and then revived by a scholar who, after intensifying it by the modern methods of university laboratories, has now sent it forth into the future of our millennium.

Milan Kundera: Encounter
[Note: TV sẽ dịch ra tiếng Mít, sau]


“Sad Seagull” đang ở…, rất gần chỗ anh Nguyên Giác làm việc.
Sang đầu tuần sau, "Sad Seagull” đi…, mong có dịp thăm bác Gấu ở đây vào cuối tuần này trước khi đi.
Chúc bác Gấu luôn mạnh khỏe, và luôn luôn... Gấu.
Sad Seagull

Dear GNV,

Just let you know that I am busy with my class and trip to…..
I won't be able to see you again and hope you enjoy your visit in Orange County.
Even though I respect and admire you, a writer of the Deep South of my childhood day, I am not a writer to be your friend and I haven't read enough to be your favorite fan. I know my background and what I am better to stop.
You are still my favorite reader and reviewer.
Wishing you the best.
Poor Seagull. 

Dear anh Nguyên Giác,
Thank you so much for giving me your books.
I love your Buddhism writing.
Best regards,
TMN

Mail chót, chắc là sau khi đọc cái đoạn “GCC tính làm thịt GCC”:
Take care, GNV.
Please, don't be sad.
Poor Seagull

Trong quá khứ, cứ mỗi lần em Sad Seagull bực GCC là em sử dụng tiếng Anh, để viết mail, thí dụ cái lần em bực vì Gấu đụng tới Thầy Cuốc, và bây giờ, lần từ giã, sau khi huỷ cuộc hẹn gặp vào bữa chiều Thứ Bảy, giữa thiền sư NG & GCC và Em. Rồi cắt phôn, rồi cả 1 ngày chủ nhật “bỏ đi” [chữ này chôm của Mặc Đỗ, dịch “Tender Is The Night”, "Cuộc Tình Bỏ Đi", của Scott Fitzgerald, mà theo GCC chắc chắn TTT đã từng đọc, trước khi viết Một Chủ Nhật Khác]

Đúng ra GCC và Em của Gấu có thể có Một Chủ Nhật Khác ở Quận Cam: Chỉ tưởng tượng không thôi mà đã run hết cả người lên rồi. Thay vì vậy, là cú xém đi luôn của GCC ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ.

Come on, read the future for me
Nè, nè, hãy đọc tương lai giùm tớ

You haven’t any
Mi đâu còn tương lai

Hm… What do you mean?
Bà nói sao?

Your future’s all used up. Why don’t you go home?
Tương lai của mi có nhiêu xài hết rồi.
Sao không.... ngỏm đi?

No greater pain than to remember happy times in times of misery
Gabriele Annan: Girl from Berlin
"Girl", là Marlene Dietrich

Đau nào lớn hơn, khi nhớ lại Buổi Sáng Starbucks, trong lúc thê lương Phước Lộc Thọ!
[The NYRB Selected Essays, 1963-1993]

Note: Mấy khúc này bị mất. Đang "khấu vá" [chữ của Đài Sử. Tks again. NQT]

           *

Le Magazine Littéraire:

Il y a une phrase magnifique de Jane Austen dans Persuasion que vous citez dans votre roman Un air de famille : « On l’avait contrainte à la prudence dans sa jeunesse, elle apprenait le romanesque avec l’âge, suite naturelle d'un début artificiel. » C'est un peu le cas de Michael, non?

Michael Ondaatje:

II me semble que vous interprétez librement, mais bon, c'est assez vrai! Michael voit du romanesque partout, mais bien sur c'est un regard rétrospectif qui isole un moment de la jeunesse, en lui donnant tout l'art de l'adulte qu'il est devenu. II y a un moment précis où un écrivain peut se retournervers son passé, et le réinventer. La fiction me donne la possibilité infinie de me souvenir du passé, de l'enregistrer et de le comprendre. Je ne crois pas que cela soit de la nostalgie ni de l'embellissement : tous mes petits personnages sont des invalides, des brulés, des accidentes, comme dans Le Patient anglais, dans Le Fantôme d'Avril, dans presque tous mes livres.

Note: Đoạn trên làm nhớ buổi sáng uống cà phê với Sad Seagull, tại 1 quán Starbucks. Gấu đã từng ngồi đây, 1 buổi tối, với đám bạn học cũ, quen từ thời mới vô Sài Gòn, cùng học trường Văn Hóa của Thầy Nguyễn Khắc Kham

Câu của Jane Austen: Người ta ép nàng phải thận trọng khi còn là một đứa con nít, và cả cuộc đời sau đó, nàng học sống lãng mạn, một tiếp theo tự nhiên của một khởi đầu cưỡng ép, giả tạo: Anh nhớ là em có nói về mối tình với 1 vị lớn tuổi hơn em, rất giỏi tiếng Tây, đọc tiếng Tây cho em nghe tới đâu, dịch ra tiếng Mít tới đó, và sau đó, gửi “mail” bản dịch, kèm nguyên tác.
Và em đã từ chối cuộc tình này, vì sợ hai đấng sinh thành đau lòng.

Nó còn làm nhớ đoạn Kiệt ngồi với cô học trò Oanh, và lần đầu tiên Kiệt thú nhận cái tuổi thơ Bắc Kít của mình:

Trong khi ăn, Kiệt bỗng nhớ đến những ngọn gió bấc cắt da, những hạt mưa nhọn như kim châm, dúm ớt bột khô tê môi, chảy nước mắt, bát nước chè tươi bỏng rát lưỡi. Từ bát bún riêu, chàng nói về mùa màng thời tiết, về bầu trời sông nước, về đồng ruộng trái quả, về phố phường thắng cảnh và vô tình chàng tiết lộ những mảnh vụn của một thời thơ ấu và niên thiếu chẳng hề nói với ai. Oanh mở mắt to chăm chú. Kiệt lại thấy những giọt nước mắt rơi.

TTT: Một chủ nhật khác
*

… một cuốn tiểu thuyết của Durrell, nàng tặng chàng hôm sinh nhật… (1)

Cuốn tiểu thuyết trên, BHD tặng GCC, quà sinh nhật, ngay sau khi ăn mìn VC, thoát chết, có tên tiếng Tây là Cefalu, và là cái tên lần xb thứ nhất, 1947, sau đổi là The Dark Labyrinth, Mê Cung Tối.

GCC biết điều này từ khuya rồi, và cũng có cuốn The Dark Labyrinth (2),  nhưng tờ TLS số đề ngày 30 11, 2012, chắc là không biết, trong mục Sổ Tay, dưới cái tít Into the dark, bèn… nhắc Gấu:

Earlier this year, we drew attention to the centenary of Lawrence Durrell (1912-90), once a strong force in mid-century English letters but neglected now. At Skoob [tên 1 tiệm sách ở Lodon. NQT], we lighted on a curiosity: The Dark Labyrinth, first published as Cefalu in 1947 and reissued in an Ace Books edition in 1958. The story, set in Crete after the war, involves "a party of sightseers . . . trapped in what was then the newly-discovered labyrinth of Cefalu".

Lần này, thoát chết ở Phước Lộc Thọ, thì là tập thơ Qua Sông & Nước của W.G. Sebald.

Hà, hà!

(2)

... một cuốn tiểu thuyết của Durrell, nàng tặng chàng hôm sinh nhật, với những dòng chữ, giống như một nữ tốc ký ghi lại một cuộc nói chuyện, nàng ghi lại những lời chàng nói bữa đó, "Buồn, dễ giận, kiêu ngạo, yêu anh không, kìa anh hỏi H. mà. Em là cái máy magnétophone. Không nghĩ (được vậy, H. đã mừng).... ", chàng giành lấy cây viết ghi thêm: "Em là ma vie... quà tặng của H. (nhân dịp H. giận).

Cuốn của Durrell, bản tiếng Pháp, hình như tên là Cefalu thì phải. Nếu đúng như vậy, thì tên tiếng Anh của nó là The Dark Labyrinth: Mê Cung Âm U.

Như vậy, Bông Hồng Đen tặng Gấu, lần đang nằm nhà thương Grall, cuốn Một buổi sáng đẹp mùa hè, của Chase, và tại Đài Liên Lạc VTĐ sau đó, nhân ngày sinh nhật của Gấu, cuốn của Durrell. Và một câu tiếng Tây.

....vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."
*

Anh có biết tại sao em đến tìm anh không? Oanh chậm rãi.
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em đến để từ biệt anh. Oanh ngừng, đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn....

[To H/A: Ui chao, đừng, đừng!]