Đà Lạt

11

Lục Mạch Thần Kiếm, Kiều Phong loạn đả quần hùng tại Tụ Hiền Trang, chỉ vì muốn cứu nàng hầu của Mộ Dung Công Tử, là A Châu, trúng đòn Thiếu Lâm khi vô chùa chôm Dịch Cân Kinh, sói cô đơn Khiết Đan bị đàn chó Trung Nguyên xúm lại làm thịt, may được vị đại hán mặc áo đen cứu thoát. Trước khi bỏ đi, vị đại hán bợp cho Kiều Phong một cái, mắng, tại sao chỉ vì một đứa con gái bá vơ mà liều cái mạng quí báu của mình?
Một độc giả mắt xanh của Kim Dung nhìn ra liền tù tì: tất cả là chỉ để sửa soạn cho cái cú sét đánh ở ngoài quan ải, khi Kiều Phong ôm một nửa linh hồn của mình tung lên trời, chờ rớt xuống ôm chặt vào tim vào lòng, giữa gió tuyết Nhạn Môn Quan, và biểu rằng, hai ta ra bên ngoài quan ngoại sống cuộc đời chăn dê chăn cừu, từ bỏ chốn giang hồ gió tanh mưa máu...

Độc giả  Một Chủ Nhật Khác sẽ tự hỏi, cớ làm sao, trong lần gặp cuối cùng, trước khi đường Thầy, Thầy đi, đường Oanh, Oanh đi, khi Oanh nói với ông  thầy Kiệt, Thầy coi thường Em quá, ông thầy điên lên, vặc lại:
-Nên để cho người ta coi thường mình. Mình là cái quái gì?
[Thai đố này, xin để hậu hồi phân giải]

Anh còn nhớ có lần em nhờ anh mua giùm một đôi guốc. Mua được rồi, anh nhét kỹ trong người, đi qua trạm gác phân chia hai khu vực.
Bây giờ ở đây, khi gió, tuyết, và nỗi cô đơn lạnh cứng người, anh vẫn cảm thấy chút ấm áp của đôi guốc ngày nào. Và anh thèm sống lại cảm giác hoang mang, lo sợ khi đi ngang trạm gác.
Bụi
*
Không quay lại, chàng trông thấy toàn thể quang cảnh doanh trại sau lưng, lặng lẽ và thê lương. Một bóng người đứng thật xa, nhỏ xíu trong tầm mắt Nghiêm - bấy giờ chàng nhìn thấy lại - đứng giữa con đường hoang vắng, bên những toà nhà như lún thấp dần theo độ dốc, cất tiếng kêu:
-Nghiêm… Nghiêm… Happy Birthday!
Giờ Nghiêm mới thực sự nghe tiếng gọi của Kiệt, chỉ còn là tiếng vang dội sau bao giờ khắc qua trong tưởng tượng và tiếng vang ấy hiển lộng, rền rĩ, quái gở khiến chàng rùng mình. Chàng cũng thấy lại cảnh tượng trong gian phòng khách ở nhà với những khúc nhạc baroque, niềm vui sướng bất chợt thái quá đến muốn ứa lệ, buổi tối đã qua. Lúc này Nghiêm ngó thấy Duy đầy mầu mè, khôi hài. Còn Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa.

Đọc đoạn trên, Hai Lúa bỗng dưng nhớ tới một truyện ngắn của Khái Hưng, Bóng Người Trong Sương Mù [?], câu chuyện một anh chàng lái xe lửa, thoát chết nhờ một con bướm - mà ông tin rằng linh hồn người vợ đang đau nặng nằm nhà và đã mất, rồi nhập vào - vỗ đôi cánh ra hiệu cho đoàn tầu dừng lại, vì phía trước có nguy hiểm.
Truyện này Khái Hưng "thuổng" của tay nhà văn kinh dị nổi tiếng Georges Langelan. Ông này còn truyện ngắn Con Ruồi, được coi là một trong những truyện kinh dị nhất thế kỷ, đã được quay thành phim, tờ Bách Khoa trước đây có đăng bản dịch tiếng Việt.
Cảnh trên đây, là lập lại một cảnh trước đó. Cụm từ "bấy giờ chàng nhìn thấy lại" thực sự là để đánh lừa người đọc.
Lần thứ nhất, Nghiêm không hề nghe thấy tiếng của Kiệt.
Tương tự đoạn, Duy nằm chết vì say rượu, nghe tiếng gió hú trên từng ngọn đồi Đà Lạt.
Đây là đòn "phục bút" mà Thánh Thán đã từng nói tới.

Về Langelan. Đã có thời, Hai Lúa rất mê ông này. Ông rất được tín hữu Ky Tô mê, với truyện ngắn, cũng đã được đưa lên màn ảnh, hình như có tên là Phép Lạ Lộ Đức, câu chuyện một anh chàng đi xe lửa, xe lửa bị lật, bèn giả đò bị liệt, để ăn tiền bảo hiểm, rồi sau đó trở thành rất ư là ngoan đạo, rồi hành hương Lộ Đức, tính trong bụng, tới lúc đó, là phép lạ hiển hiện, và chàng đi lại như người bình thường!
Nhưng phép lạ đã xẩy ra, ngược hẳn lại với niềm tin của chàng: Chàng hết còn đi được nữa!
Đêm trước đó, có một cô bé thực sự què chân, thực sự tín hữu Ky Tô, đã nằm mộng được Đức Mẹ viếng thăm, và nói: Ta cho con đôi chân, của một kẻ không cần tới nữa.
Còn một truyện nữa, mà Hai Lúa chỉ còn nhớ đại khái, cũng rất ư là kinh dị, và cũng thật nghẹt thở, về một người thân của một kẻ bị án tử hình, và một con quỉ, cùng chờ đón linh hồn người chết.
Và con quỉ đã thua chí của người thân kẻ đã chết.
Cái câu chuyện về Phép Lạ Lộ Đức, nhìn một cách xiên xỏ, có thể áp dụng cho đảng... VC: Mấy ông này cũng đánh lừa người ta về một phép lạ, về một thiên đường Cộng Sản trên mảnh đất Việt Nam.
Đau một cái mà người dân Việt nam mới là nạn nhân của phép lạ dởm đó!
Đến bao giờ họ mới nghe được câu, ta cho các ngươi tự do mà những con bọ kia, vì là bọ, nên không còn cần đến nữa?
*
"... Kiệt cuống rối, kỳ dị, Nghiêm không ưa".

Nghiêm không ưa vẻ cuống rối, kỳ dị của bạn. Chúng là điềm báo cái chết.
Liền sau đó.

Thế hệ bỏ đi, cuộc tình bỏ đi.

Thế hệ bỏ đi, như Hemingway kể lại, trong Paris là một ngày hội, gốc gác của nó, là của một tay chủ gara, nơi Stein thường sửa xe. Một lần, "em" mang xế tới, thằng thợ trẻ tỏ ra không sốt sắng lắm trong vụ phục vụ người đẹp. Thế là em méc tay chủ. Tay này mắng thằng nhóc. Stein sử dụng đúng từ này để đập Hemingway, đám viết lách cà chớn như mấy ông là một thế hệ vứt đi, vì đã được thải ra từ cuộc chiến, theo nghĩa:
-Tụi mày cứt quá, nên cuộc chiến đếch thèm giết.
-Tụi mày tuy sống sót cuộc chiến, nhưng thế nào cũng có bộ phận bị thương tổn đến không còn hoạt động được nữa.

Ấy là Hai Lúa phịa ra, sự thực bà nói:
-Các người là như vậy. Cả đám các người. Một đám trẻ, tham dự cuộc chiến, và là một thế hệ vứt đi.
-Thật thế sao? Tôi [Hemingway] nói.
-Thật chứ sao, bà nhấn mạnh. Mấy ông có kính trọng cái chi đâu, mấy ông uống như hũ chìm.
-Tay thợ trẻ có uống không?
-Đâu có.
-Bà có thấy tôi xỉn lần nào không?
-Ông thì không, nhưng bạn ông cả đống.
-Tôi cũng xỉn dài dài, nhưng không hề bao giờ tới đây khi đã uống đã đời.
-Thì chắc chắn như vậy. Tôi đâu có nói thế.
-Cái tay chủ gara chắc là xỉn từ lúc vừa mở mắt, chậm lắm thì cũng cỡ 11 giờ sáng. Nếu không, làm sao phán một câu hay như thế!

... một cuốn tiểu thuyết của Durrell, nàng tặng chàng hôm sinh nhật, với những dòng chữ, giống như một nữ tốc ký ghi lại một cuộc nói chuyện, nàng ghi lại những lời chàng nói bữa đó, "Buồn, dễ giận, kiêu ngạo, yêu anh không, kìa anh hỏi H. mà. Em là cái máy magnétophone. Không nghĩ (được vậy, H. đã mừng).... ", chàng giành lấy cây viết ghi thêm: "Em là ma vie... quà tặng của H. (nhân dịp H. giận).

Cuốn của Durrell, bản tiếng Pháp, hình như tên là Cefalu thì phải. Nếu đúng như vậy, thì tên tiếng Anh của nó là The Dark Labyrinth: Mê Cung Âm U.
Như vậy, Bông Hồng Đen tặng Gấu, lần đang nằm nhà thương Grall, cuốn Một buổi sáng đẹp mùa hè, của Chase, và tại Đài Liên Lạc VTĐ sau đó, nhân ngày sinh nhật của Gấu, cuốn của Durrell. Và một câu tiếng Tây.
....vào đúng dịp sinh nhật của chàng, sinh nhật lần thứ ba mươi mà cũng là sinh nhật lần thứ nhất, nàng nói, "Je serai ta femme."
Thời gian

Lời điểm tuyệt vời nhất, chiếu sáng nhất, dành cho Cuộc Tình Bỏ Đi, thú vị thay, lại là của chính tác giả của nó, F. Scott Fitzgerald, tự tay viết ra, ở trong cuốn của một người bạn:
"Nếu bạn thích The Great Gatsby, thì xin hãy đọc cuốn này, nhân danh Thượng Đế.
Gatsby là một "tour de force', nhưng cuốn này mới chính là lời thú nhận của niềm tin, a confession of faith."

Liệu độc giả của Thanh Tâm Tuyền, cũng có cùng một ý nghĩ như vậy, khi phải so sánh Bếp Lửa với Một Chủ Nhật Khác?

Trời Ơi, Đất Ơi! Scott... Bạn đúng là nhà văn thật tuyệt. Hãy tin điều đó. Không cần tin tôi.

(1) Tour de force: một công cuộc cần nhiều nghị lực... cụm từ dùng để chỉ một tác phẩm mà tác giả phải đánh vật với nó, phải trần ai khoai của mới hoàn thành được.

"a modern Orpheus", Mabel Dodge Luhan ca ngợi F. Scott Fitzgerald, qua cuốn  Cuộc Tình Bỏ Đi. Một Orpheus hiện đại.
Và Archibald Macleish thì la lên: "Great God, Scott... You are a fine writer. Believe it - not me" . Chua Choa, Chúa ơi, Scott, bạn là một nhà văn tuyệt vời. Hãy tin điều đó - không cần tin tôi.

Cuộc Tình Bỏ Đi kết thúc không đến nỗi bi thảm như Một Chủ Nhật Khác.
Cô Thùy, tức Nicole của Scott, sau tái giá.
Nàng nói với ông chồng sau:
-Tôi yêu Kiệt và chẳng bao giờ quên anh ấy.
Ông chồng sau trả lời:
-Lẽ dĩ nhiên là như vậy. Làm sao em quên anh ấy? Mà tại làm sao mà em phải quên anh ấy?

Dick, của Scott, thực sự không giống Kiệt của Một Chủ Nhật Khác. Số mệnh anh ta không đến nỗi bi thảm như vậy.
So sánh gượng, ép, nhưng không hiểu sao, đọc cuốn này, là nghĩ tới cuốn kia.
*

Anh có biết tại sao em đến tìm anh không? Oanh chậm rãi.
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em đến để từ biệt anh. Oanh ngừng, đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn....

-Về già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào. Oanh nói khi họ bắt buộc phải rẽ, không thể đi thẳng mãi bởi con đường sẽ dẫn họ ra ngoài thành phố.
-Em nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng. Hơi rượu như được châm đốt bùng cháy.
-Anh không chịu nghĩ như vậy sao? Giọng Oanh châm biếm, cười cợt.
-Anh nghỉ dở lắm.

Về cú sét đánh ngược này, tức, "kỷ niệm đẹp, dành cho khi về già nhớ lại", Gấu cũng đã từng gặp.
Về già nghĩ lại, thấy còn đau hơn cái lần đầu tiên nghe Em nói, nhiều, nhiều lắm.

Nhưng giả sử có lập lại được, thì chắc cũng...  y chang.
Gấu "vụng về" lắm!
Nghĩ cũng vụng, mà làm cũng vụng!

Lần độc nhất, kha khá, thì đành đem cả cuộc đời ra để trả... nợ!
*

"Kỷ niệm đẹp, dành cho khi về già nhớ lại".

Bỗng dưng, Gấu nhớ đến một em của nhà văn Durrell. Em này mê viết văn, mê quá là mê, mà viết chẳng ra gì, em mới đi coi bói, hỏi cõi âm, coi mình có thành nữ văn sĩ được không. Cõi Âm phán, tại rằng là vì em còn nguyên, chưa có "vết thương dậy thì" [tên tác phẩm đầu tay của nữ văn sĩ miền nam trước 1975]. Thế là em đi gặp một ông trùm văn nghệ, năn nỉ, anh giúp giùm em, để em làm nhà văn!
Bố lếu bố láo thiệt!