1
|
Sao, mày có
đau ốm gì không mà chưa trả lời thư tao? Nhân tiện, bây giờ tao nhớ một
câu
khác nữa cũng cần mày ghi lại, câu đại ý nói tên nào nói đã nắm được
chân lí
thì đáng bị ăn đòn liền
Trụ,
Mày đã quên
không gởi cho tao hình mày và tao chụp tại một quán cà phê do cô bé chủ
quán chụp
giùm.
Nhân tiện
mày ghi lại cho tao câu, tiếng Việt và nguyên gốc tiếng Anh hay tiếng
Pháp mà
mày đọc và tao rất chịu ý nghĩa của câu đó, đại khái, tiến lên (hay
tiến tới)...
tan rã. Cảm ơn mày.
To: Lãng Ngố,
or Mr. Lủng,
Tao trả lời liền, sao mày
không nhận được?
Ho, Ho, Worstward: Tiến lên tàn mạt, NTV
dịch. Tên 1 vở
kịch của Beckett, nhưng áp dụng vô VN, thì quá tuyệt.
“Ho, Ho”: những
cuộc biểu
tình phản chiến chống Mẽo, hoan hô Bác Hồ.
Tiến lên tàn
mạt: Nhìn nước Mít bây giờ thì biết liền!
Ta ủng hộ những
kẻ tìm chân lý, nhưng ta sẽ làm thịt kẻ nói, hắn tìm ra chân lý.
Câu này của Luis Bunuel, một nhà làm phim, Rushdie trích dẫn, trong Quê hương
tưởng tượng, nhớ đại khái.
Thân
GCC
1. “Ever
tried. Ever
failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better.”
Worstward
Ho (1)
2. "Je donnerais ma vie
pour un homme qui recherche la vérité.
Mais je tuerais avec joie un homme qui penserait avoir trouvé la
vérité":
Tôi biếu đời tôi cho kẻ tìm chân lý, nhưng tôi sẽ làm thịt một cách
sảng khoái
tên nào cho rằng mình đã kiếm thấy chân lý.
Trong Quê
Hương Tưởng Tượng, Rushdie trích câu nói của Luis
Bunuel, một nhà làm phim: Tôi sẽ hy
sinh thân mình cho kẻ đi
tìm sự thực. Nhưng tôi sẽ giết, một cách thích thú, avec joie, kẻ nào
nghĩ rằng
anh ta đã bắt được sự thực. Theo ông, giả tưởng (văn chương) bắt đầu
cùng với sự
truy tìm Graal, vượt cả chính Graal, với sự chấp nhận, thực tại và đạo
đức
không phải là những gì có đó (données), nhưng chỉ là những tạo dựng bất
toàn của
con người (des constructions humaines imparfaites). Đây là điều mà J.
F.
Lyotard, vào năm 1979, gọi là "Điều kiện hậu hiện đại". Cuộc thách đố
của văn
chương, là chấp nhận đây là khởi đầu, để rồi tìm cách thực hiện những
đòi hỏi
tinh thần không đổi dời của con người. Ông viết tiếp: Tuy hiển nhiên,
nhưng
cũng cần nhấn mạnh, trong những xứ sở đang đòi hỏi tự do, nghệ thuật
luôn luôn
bị kìm kẹp một cách đầy hận thù, như tôn giáo. Cuộc cách mạng ở
Tiệp-khắc, đã bắt
đầu từ trong những vở kịch, và được dẫn dắt bởi một nhà văn; một bằng
chứng cho
thấy những đòi hỏi tinh thần, chứ không phải vật chất, của con người,
đã tống
xuất những ông chính uỷ nhân dân ra khỏi quyền lực. Nếu tôn giáo là một
giải
đáp, nếu ý thức hệ chính trị là một giải đáp, văn chương sẽ là một cuộc
điều
tra; một nền văn chương được coi là lớn lao, vĩ đại khi nó đưa ra những
câu hỏi
lạ thường, mở ra những cánh cửa tinh thần mới mẻ cho chúng ta. (2)
A Love Story
in Vietnam
Meanwhile
Ali’s line: “Love means never having to say you’re sorry” has even
passed into
Vietnamese common usage without most people realising its origins.
Nhảm. Truyện
này đã từng được Phan Lệ Thanh, bồ của bạn Nguyễn Đông Ngạc, dịch qua
tiếng Mít,
với cái tít Chuyện Tình, rất ăn khách
vào thời điểm đó. Bạn Ngạc nhờ cái vốn này, mở nhà xb Sóng, in cuốn để
đời Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng
ta, còn có cái tít Hai mươi năm văn học
Miền Nam. GCC nhờ cuốn này mà đậu thanh lọc, một phần. (1)
GCC gặp lại
bản tiếng Anh của nó, ở trong Trại Cấm Sikiew, Thái Lan, và bèn lôi 1
câu ra để dậy
cô học trò trong Bụi:
Yêu nghĩa là chẳng bao giờ
phải
nói, you’re sorry.
Even
though I respect and admire you, a writer of the Deep South of my
childhood
day, I am not a writer to be your friend and I haven't read enough to
be your
favorite fan.
Kỳ này đi
Cali, trong lúc chờ phi cơ cất cánh, GCC bèn nhặt cuốn trên, từ 1 quầy
tại
phi trường, tính đọc trong lúc đi đường.
Đọc loáng
thoáng câu này, kẻ nào thấy tớ [Christopher] chết vì ung thư cuống
họng, hẳn là
buông 1 câu, thật đáng đời. Mi chửi người quá lắm, thì Chúa phạt mi!
Ông bạn Bạn
cũng phạng GCC y chang, khi đọc đoạn văn ngắn viết về “Bác Giai, Bác
Gái”, là
VP & Phu Nhân.
Ông đúng là
1 tên Bắc Kít đểu giả. Ông bạn Bạn nói. Cứ giả như Bà Viễn Phố cần tiền
cho 1
đứa cháu đi
học Đại Học, bèn gật đầu cho VC tái bản sách của chồng, thì OK quá, chứ
sao
ông cũng
chửi?
Xin lĩnh ý Bạn
Nhậu.
Sorry. NQT
Khi viết Ký,
về chuyến đi thăm Cali tháng 11 vừa rồi, GCC tính sử dụng môn Song Thủ
Hổ Bác của
Châu Bá Thông, nôm na, 1 tay vẽ vòng tròn, một tay vẽ hình vuông, tức
là, viết
2 cái ký song song, một dành riêng cho Sad Seagull, và một, cho bạn bè.
Nhưng
chưa đi được nửa chiêu, đã tẩu hỏa nhập ma, làm mất mẹ mất 1 đoạn thần
sầu về Sad
Seagull, về ông bà bạn Bạn, một khám phá cũ, mà thật là mới của cõi bạn
bè.
Đoạn viết liên
quan đến 1 vấn nạn cực là đẹp: Giả như nếu chuyến đi này không gặp ông
bà Bạn,
thì liệu có xẩy ra khoảnh khắc, bà vợ nhìn thấy GCC - do nhớ Sea Gull
quá, do hối
hận quá, không hiểu mình đã gây ra chuyện gì, khiến Em huỷ bỏ một Chiều
Thứ Bẩy,
và Một Chủ Nhật Khác - bèn "lừng lững, khốc liệt" [chữ của TTT, trong
MCNK], đi một đường ra giữa đường, thí mạng cùi
cho dòng xe cộ, trước khu Phước Lộc Thọ - và đã chỉ ông chồng, kìa anh,
mau lên,
mau lên, cứu thằng khùng kìa!
“SOS, Au Secours!”
Hà, hà!
Trong đời Gấu,
đã trải qua hơn 1 lần, khoảnh khắc “khủng khiếp” này.
Rõ rệt nhất, là cái lần
được VC ban cho hai trái mìn Claymore, ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, bờ sông
Sài Gòn.
Đi cùng ông
trưởng đài VTD và hai anh bạn Phi Luật Tân.
GCC đi trước.
Qua cái cầu nổi, xuống thuyền, đột nhiên Gấu nghĩ, nhường hai ông bạn
ngày mai
rời Sài Gòn ngồi phía trong, ngắm cảnh sông nước, và thế là lon ton đi
đến cái
ghế chót. Tay trưởng đài, ngồi ghế kế, thoát chết, nhưng mất khẩu súng.
Hai ông
bạn Phi đi luôn, 1, liền tại chỗ, 1, về Manille, tưởng thoát, nhưng bị
xuất huyết
nội, một phần còn là do anh vốn là bợm nhậu.
Rồi cái lần “hiệu
đính” bài cho Nguyễn Mai, mà đếch thèm khoe, nghĩa là, lặng lẽ viết lại
toàn bài
viết, cho đăng trên trang VHNT Tiền
Tuyến, nhờ vậy được anh trả ơn, giới thiệu
với ông Nhàn, dịch sách cho nhà xb Vàng Son của ông, nhờ vậy thoát chết
Trại Tù
Đỗ Hoà, nhờ 1 tay TNXP vốn rất mê Gấu dịch tác phẩm của nhà văn Hồng
Mao,
Cronin!
Boundaries
There is a line by Verlaine
that I will
not remember again.
There is a street nearby that is off
limits to my feet.
There is a mirror that has seen me for
the last time.
There is a door I have closed until the
end of the world.
Among the books in my library (I'm
looking at them now)
are some I
will never open.
This summer I will be fifty years old.
Death is using me up, relentlessly.
-from Inscriptions (Montevideo, 1923) by Julio
Platero Haedo
-K.K.
LIMITES
II y a une ligne de Verlaine
don’t je ne dois plus me ressouvenir,
II y a une rue toute proche qui est défendue à mes pas,
II y a un miroir qui m'a vu pour la dernière fois,
II y a une porte que j'ai fermée jusqu'à la fin du monde.
Parmi les livres de ma bibliothèque (je les ai devant mes yeux)
II doit y en avoir un que je n'ouvrirai jamais plus.
Cet éte j'aurai cinquante ans ;
La mort me rogne, incessante
JULIO PLATERO HAEDO,
Inscripciones
(Montevideo, 1923).
Giới hạn
Có 1 dòng thơ của TTT, Gấu sẽ
không nhớ lại nữa
Có 1 con phố ngay gần nhà, Gấu không được đặt chân tới.
Có 1 cái gương nhìn thấy Gấu lần chót
Có 1 cái cửa Gấu đóng lại cho đến Tận Thế
Trong số sách thư viện của Gấu (đang hiển hiện ra trước mắt Gấu)
Phải có 1 cuốn mà Gấu sẽ chẳng bao giờ mở ra nữa
Mùa Thu này Gấu tám bó
Cái chết gặm Gấu suốt ngày đêm
To
H/A: U R the mirror in
the poem?
Trong số báo
Văn, GCC lục lọi tại nhà bạn Bạn, trên, có rất nhiều Gấu ở trong đó:
Bài phỏng vấn đầu tiên ở hải ngoại, do bạn quí thực hiện: Từ
Sơ Dạ Hương tới Nguyễn Quốc Trụ: Nhà văn ở phút nói thật
(1)
Truyện
ngắn đầu tiên viết ở hải ngoại, và về Trại Tù
Thái Lan: Bụi
Truyện ngắn
này, thú vị hơn nữa, đã từng được 1 đài phát thanh của Mít ở thủ đô
Bolsa đọc
trên Đài, tình cờ làm sao GCC, ở Toronto nghe được. Gấu Cái phán, tụi
này giỏi
thật, cái truyện ngắn hay, mà cái thằng chọn nó để đọc cũng thật là
bảnh.
Bạn quí đăng
trên Văn, nhưng không để ý
đến cách sắp trình bày, làm hỏng truyện
nhiều quá.
Chán bạn quí quá, nhưng lần gặp này, thì lại quí bạn quí quá!
Note: Bài Ký này,
không hiểu sao bị mất hẳn 1 kỳ, kỳ đầu, viết về “Bạn Bạn”,
về Sad Seagull, về cái vụ đứng ở bên ngoài Phước Lộc Thọ, tính tự làm
thịt
mình, và may sao được cứu thoát... và cái vụ hẹn gặp Tháng Ba sắp
tới ở Hành
Lang Thiên Đàng, quán Hạ Cờ Tây, Remys
Sorry. NQT
Passage Eden,
Toronto. Hồi xửa hồi xưa, Passage Eden Sài Gòn nổi tiếng vì gánh hàng
bún ốc.
Ăn bún ốc,
ngày xưa, mà uống Remy, bây giờ, nhỉ?
Bây giờ, ăn
chi được bún ốc.
Đâu có còn
chiếc răng nào?
Lũ bạn khả ố
cười hô hố, tại vì mi tính hôn Em, với chỉ 1 chiếc răng còn lại, Em sợ quá nên lặn mất tiêu, đúng không?
Chúng còn
nói đểu lắm, nhưng thực sự là ghen với GCC!
Hà, hà!
Cái gói quà,
đến chót đời, Ông Giời, xém tí nữa quên, may sao nhớ, trao cho Gấu, dễ
gì ai có
được?
Note: Lần
này qua, không gặp cặp Hải & Hồng Liên. Hỏi, Nhã Hương, bà vợ NDT,
cho biết,
cặp này lâu lâu biến mất, rồi lại xuất hiện.
Tình cờ,
trong lần qua trước, GCC được biết, hai cặp Thuần-Hương & Hải-Hồng
Liên,
qua ông con trai của cặp Hải & HL “arranger”, đã từng order 1 phòng
riêng
cho bốn người - giống như 1 loge, khi coi ciné ở Sài Gòn ngày nào - để
nghe
Yanni trình diễn cùng dàn nhạc của ông.
Bà Hương
than, thằng chả bây giờ cắt mớ tóc dài rồi!
GCC bèn nhìn
bộ tóc bạc phơ của bạn ta, và bèn than, hồi ngày phong trần quá!
Bạn gật gù,
quả thế thế. Du Tử Táo than giùm tui, chân chạy mà bây giờ bị cùm!
Ui chao
Yanni là tác giả đầu tiên Gấu được nghe, khi tới Canada.
Kỷ niệm mới
tuyệt vời làm sao, cứ mỗi lần nghĩ tới là lại thèm kể ra, nhưng lại cố
nín, cố
cưỡng lại!
Bạn đọc TV
có nhớ là GCC đã từng kể về những ngày còn nhỏ ở xứ Bắc Kít, mỗi lần ăn
cơm, được
người lớn ban cho cục thịt, cá, là dím thật kỹ, thật sâu ở tít đáy bát
- đáy địa
ngục như 1 nhà văn VNCH viết về nhà tù VC - đợi tới giờ chót mới dám
thưởng thức.
Bạn có thể nói,
cái cú làm thơ, dịch thơ của GGC trên TV, là hai miếng thịt dím tự ngày
nào, từ
tuổi thơ của anh cu Gấu ngày nào, được Ông Giời ban cho!
Yanni, và kỷ
niệm lần đầu tiên nghe nhạc của ông, là như thế, với GCC!
Và bây giờ,
là “Sad Seagull”!
Note: Mới đọc
cái truyện ngắn về “Tình Yêu ở Trại Tị Nạn HK”, trên
art2all. thật
tuyệt. (1)
Làm nhớ Bụi
của Gấu! (2)
Và, tất nhiên, làm nhớ
"Sad Seagull"!
I wonder how
we can survive, this romance
But in the
end if I'm with you, I'll take the chance
Bryan Adams - I Will Be Right Here Waiting For You (2)
Làm sao Gấu
qua khỏi con trăng này.
Nhưng sau cùng, nếu Anh gặp Em, thì Anh sẽ chấp tất cả thế gian
này!
Sáng,
ngay sau bữa về lại nhà, thật sáng sớm, Gấu bò ra đường, đi mua cà phê,
cho Gấu
và Anh Cu Lùn Richie [nó cũng ghiền cà phê và bánh croissant], tai nhét
cái headphone -
Gấu Cái cảnh cáo, sẽ có ngày mi chết vì cái tật nghe nhạc - băng qua
đường,
và 1 cái xe cảnh sát chặn Gấu ngay giữa đường, viên cảnh sát lái xe hỏi
Gấu, nè,
có khùng không đấy, sao không để ý đến đèn đường…
Ui chao, Gấu lại nhớ đến buổi
chiều ở Phước Lộc Thọ, y chang, và bà vợ của ông Bạn, chủ nhà, may sao
nhìn thấy,
chỉ cho chồng, và ông chồng phóng vội tới….
Nhưng
phải đọc
những dòng sau đây, và phải nghe Em nói, về tuổi thơ của Em, buổi sáng
hôm đó,
sau khi thiền sư từ biệt hai đứa chúng ta để đi làm, thì mới ngộ ra hết
mọi
điều bí ẩn.
Bạn Bạn chê
"Thần Tháp Rùa", cả tác giả lẫn tác phẩm, kịch ở trong kịch và kịch ở
ngoài đời.
Thầy Khoan của
GCC thì quả là quá kịch thật, và Thầy cũng biết thế, và bèn chữa ‘thẹn’
bằng 1
giai thoại về Nguyễn Tuân, "Thầy của Thầy".
[TTT đã có lần
nói với thằng em, khi chỉ có hai anh em ngồi Quán Chùa, anh 1 ly cà
phê, em 1
ly cà phê – cái này là thuổng câu “anh 1 trái tim em 1 trái tim/chúng
kéo đầy
đường xe tăng, đại bác”- sở dĩ VKK và MT cũng ti toe viết lách với đời,
là nhờ
có 1 lần trong đời, được gặp Nguyễn Tuân]:
Nguyễn Tuân
đã từng mặc áo gấm, nhẩy xuống sông, thi bơi!
GCC đã có kể
giai thoại này trong bài viết Nghệ
Thuật Làm Dáng 1):
Chúng ta luôn có dáng điệu
của một kẻ sắp sửa ra đi, Camus viết như vậy. Một Dũng của "Bến Gió",
của "sông Đà": kéo cổ áo cao lên một chút, tóc xổ tung ra, mặc tình cho
nó bù xù trước gió!
[Tình cờ vớ
được câu này, chẳng "Dũng, Đôi Bạn, Bến Đò Gió" sao: Và gió đã tặng anh
1 vầng tóc! (1)]
Vũ Khắc Khoan, khi sinh
thời có kể một huyền thoại về Nguyễn Tuân: Mặc
áo gấm, nhảy xuống sông, thi bơi!
Khi Siu Cô Nương
của Mặc Đỗ được trình làng, Thanh
Tâm Tuyền, trong một bài điểm sách, đã coi, đây chỉ là những nhân vật
làm dáng. Mặc Đỗ, sau đó, đã chỉ ra những nét làm dáng trong Ung Thư. Ở đây, cứ coi như
một "chân lý": không thể có văn chương, nếu không có làm dáng. Nhưng
đấy chỉ là khởi đầu, là thói quen mút ngón tay của con nít; sau đó phải
là chấp nhận rủi ro, hiểm nguy, là chọn lựa, quyết tâm thực hiện thực
tại "của những giấc mơ".
Nhưng kịch của
VKK chưa "hỏng" bằng cái thứ kịch Xạo Hết Chỗ Nói, thí dụ của… Thầy
Bertolt
Brecht.
Trước khi viết về kịch, có lẽ nên làm thịt kịch đã!
Xin giới thiệu
bài viết, Mi còn lại chi, hả Bertolt, What
Will Be Left of You? của Milan
Kundera, trong Encounter
What Will Be
Left of You, Bertolt?
IN APRIL
1999 A PARIS WEEKLY (ONE OF THE MORE SERIOUS ones) published a special
section
on Geniuses of the Century. There were
eighteen on the list of honorees: Coco Chanel, Maria Callas, Sigmund
Freud,
Marie Curie, Yves Saint Laurent, Le Corbusier, Alexander Fleming,
Robert
Oppenheimer, Rockefeller, Stanley Kubrick, Bill Gates, Pablo Picasso,
Henry
Ford, Albert Einstein, Robert Noyes, Edward Teller, Thomas Edison, J.
P.
Morgan. So, then: no novelist, no poet, no dramatist; no philosopher; a
single
architect; a single painter, but two couturiers; no composer, one
singer; a
single moviemaker (over Eisenstein, Chaplin, Bergman, Fellini, the
Paris
journalists chose Kubrick). This honor roll was not something put
together by
ignorant people. With great lucidity it declared a real change: the new
relationship
of Europe to literature, to philosophy, to art.
Have the
great cultural figures been forgotten? "Forgotten" is not the right
word. I remember that at that same period, toward the end of the
century, we
were inundated by a tidal wave of monographs: on Graham Greene, on
Ernest
Hemingway, on T. S. Eliot, on Philip Larkin, on Bertolt Brecht, on
Martin Heidegger,
on Pablo Picasso, on Eugene Ionesco, on Cioran, and endless others.
These
venomous works (my gratitude to Craig Raine for defending Eliot, to
Martin Amis
who took up for Larkin) made clear the meaning of that honors list: the
geniuses of culture have been set aside without regret; it is
comforting to
prefer Coco Chanel and the innocence of her dresses over those great
cultural figures,
all of them tainted with the century's ills, its perversity, its
crimes. Europe
was moving into the age of the
prosecutors: Europe was no longer loved, Europe
no longer loved itself
Does that mean that all those monographs were
especially
harsh toward the works of the writers portrayed? Oh no; at that time
art had
already lost its appeal, and the professors and connoisseurs were no
longer
interested in either paintings or books, only in the people who had
made them;
in their lives.
In the age of the prosecutors what does a life mean?
A long
succession of events whose deceptive surface is meant to hide Sin
To ferret
out Sin beneath its disguise, the monographer must have a detective's
talent
and a network of informers. And so as not to sacrifice his lofty
stature as
expert, he must cite the names of his informers in footnotes, for in
the eyes
of scholarship this turns gossip into truth.
I open a
huge eight-hundred-page book on Bertolt Brecht. The author,
a 'professor of comparative literature, after demonstrating in detail
the
vileness of Brecht's soul (secret homosexuality, erotomania,
exploitation of
girlfriends who were the true authors of his plays, pro-Stalin
sympathies,
tendency to lies, greed, a cold heart), finally in chapter 45 comes to
his
body, in particular to its terrible odor, which the professor takes a
whole paragraph
to describe. As guarantee of the scholarly nature of this olfactory
revelation,
in a note to the chapter the writer says he collected "this detailed
description from the woman who was at the time the head of the photo
lab of the
Berliner Ensemble, Vera Tenschert," whom he interviewed "on June 5,
1985" (that is, thirty years after the smelly fellow was laid in his
coffin).
Ah, Bertolt,
what will be left of you?
Your body
odor, preserved for thirty years by your faithful colleague and then
revived by
a scholar who, after intensifying it by the modern methods of
university
laboratories, has now sent it forth into the future of our millennium.
Milan
Kundera: Encounter
[Note: TV sẽ
dịch ra tiếng Mít, sau]
Nguyễn Khải by TDA
“Mọi phê bình
phải được đi trước bằng một phê bình tôn giáo”, “Toute critique doit
être précédée
d’une critique de la religion”. Marx phán [trong Crit. de la Phil. Du
Droit de
Hegel, Henri Lefebvre trích dẫn trong Duy vật biện chứng, Le
Matérialisme dialectique, tr. 53].
Câu trên có
thể áp dụng vào trường hợp Nguyễn Khải.
Ðọc NK là phải đọc trong
cái tinh thần đó,
đúng như ý của ông, trong 1 bài viết có tính tự kiểm, (1) không có
Ðảng là
tôi đã
trở thành 1 vị linh mục, khi ông nhớ lại một lần tà tà đi mua thuốc lá
tại một
cái quầy chắc là gần Nhà Chung Hà Nội, và vị chủ quán đã lầm ông với 1
vị linh
mục.
Hai cú đánh khủng khiếp trong đời NK, là đánh vào mật khu Ky Tô ở đất
Bắc
là Phát Diệm, và những tác phẩm viết về nó, khi ông được Ðảng tin cậy
vì đã chọn
Ðảng, thay vì Nhà Thờ, những ngày sau 1954, sau khi một nửa đất nước
thuộc VC.
Cú thứ nhì là sau 30 Tháng Tư, đánh vào mật khu Cao Ðài, Tây Ninh.
Nên nhớ, lại
nên nhớ, gốc gác của NK, là con quan, thuộc dòng thứ, và suốt đời ông
bị mặc cảm
bị bố bỏ rơi, nên đành chọn Ðảng. Ðó là cái thế 3 ngôi trong đời ông:
Bố Bắc Kít,
Ðảng VC, và Chúa Ky Tô [theo trật tự đại khái!]
(1)
Tôi cô độc bẩm
sinh. Nếu không có cách mạng, chắc tôi là tu sĩ. Một lần tôi đến tìm
ông cha
tìm hiểu về Vatican 2 để viết sách tôn giáo. Trong lúc chờ, tôi ra mua
thuốc
lá. Người bán thuốc nhìn tôi hỏi: "Cha mua loại nào? Con biếu cha bao
diêm". Chắc mặt tôi giống linh mục.
[NK trả lời
phỏng vấn, NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI thực hiện, Tuổi
Trẻ online]
Bây giờ chúng
ta có thể hình dung ra được, đi tìm cái tôi đã mất của NK, là đi tìm
một "cái tôi
thần học", qua hình dáng nhập thế của 1 vì linh mục. Hai cú đánh vô tôn
giáo của
NK, là hai cú thất bại, có thể cuối đời ông ngộ ra điều này. Ông bị ông
Bố Bắc
Kít bỏ vô Nam, Chúa bỏ vô Nam, và đành chọn Ðảng. Nhưng Ðảng cũng chỉ
coi ông
là 1 thứ
con rơi, con hoang, không thuộc giai cấp bần cố nông [đọc những gì ông
cà khịa với đám nhà văn được Ðảng tin cậy,
thuộc loại
nồng cốt, chúng viết như kít, có đứa nào bằng tôi đâu!]. Ðó là bi kịch
của nhà
văn NK.
Ông chưa từng
viết về con người, mà là về “một thứ con người” nào đó, “một thứ nhân
danh con
người” nào đó.
NK làm Gấu
nhớ tới Graham Greene, nhất là, câu phán nổi tiếng của ông, nhớ đại
khái: Suốt
đời tôi đi tìm một đấng Thượng Ðế để cho Con Quỉ ở trong tôi uýnh lộn
với ông
ta!
Ðây cũng là
bi kịch của NK, nhưng ở tầm mức thấp hơn, một phần có thể là do mặc cảm
bị bỏ
rơi của NK mà ra. Greene thanh thản hơn, theo nghĩa, bi kịch của ông là
của
chung con người.
Văn của NK độc. Và rất
giống văn VP. Ðiều này do NMG nhận ra, không
phải Gấu.
Ông còn cho biết, hai đấng rất quí tài, và độc, của nhau. Ðiều này thì
NMG,
trong 1 lần đi tour văn học ở trong nước, có tuyên bố.
Nhân vật của
NK hình như không có 1 tay nào lâm vào đường tự tìm cái chết như của
Greene.
Cũng không
phải tự nhiên mà NK viết về PXA, qua nhân vật Quân, trong Thời gian của người.
Tuy nhiên
cái chết ngắc ngoải, không làm sao đi được của PXA ở ngoài đời, NK
không làm sao
tiên tri ra được!
Gấu đã từng
có vinh dự được “nhìn thấy” nhà văn Nguyễn Khải, thời gian lui tới nhà
xb Văn Học,
bộ phận phía Nam, khi nhà này tính tái bản cuốn Mặt Trời Vẫn Mọc bản
dịch của NQT
trước 1975.
Tạ Duy Anh, người dám “bước qua
lời nguyền” viết về Nguyễn Khải:
Nguyễn Khải, một người được
theo nghiệp đèn sách từ bé, không thể
không biết thực tế đó. Bài học về Cải cách ruộng đất, về nhóm Nhân Văn
Giai
Phẩm… buộc ông phải nhớ lại lịch sử. Và vì thế, giống như số đông những
người
được coi là trí thức cùng thời ông ở đất nước này (chỉ tính riêng miền
Bắc, vì
trí thức miền Nam có một số phận riêng), ông đã tìm thấy lý do vô cùng
chính
đáng để vờ quên bản thân mình, đó là lý tưởng vì tổ quốc, vì chủ nghĩa
xã hội.
Lý tưởng đó không hề xấu và không hề ít tính chất thiêng liêng, nếu
người tin
theo nó thật lòng. Nó chỉ đáng trách với những kẻ vờ vịt. Mà những kẻ
đó phần
lớn lại rơi vào thành phần trí thức. Bi kịch mang màu sắc hài kịch của
trí thức
Việt (tất nhiên không tính bọn giả danh trí thức), từ cổ chí kim, chính
là luôn
phải vờ vịt. Vờ vịt, tức là biết rõ nó không phải vậy, nhưng lại cứ
phải làm ra
rằng mình hiểu nó như vậy. Vờ trung thành, vờ kính trọng, vờ cúc cung
tận tụy,
vờ khép mình, vờ lắng nghe, vờ chăm chỉ, vờ ngoan ngoãn, vờ ca ngợi, vờ
thán
phục, vờ yêu… và những thứ vờ vĩnh ấy có thể làm bất cứ lúc nào, bất cứ
chỗ
nào, làm bao nhiêu cũng không sao ngoại trừ chỉ có lợi. Riêng một thứ
không hề
vờ, ấy là sự khinh ghét, thì phải nén lại, giấu thật kỹ kẻo hé ra có kẻ
biết là
tàn đời (mà kẻ rình rập để tố cáo, tâng công thì nhiều như ruồi, ngay
trong
giới trí thức); phải luôn tìm cách nhồi nó xuống, nuốt thật sâu, quên
đi được
thì càng phúc. Còn sống là còn phải quên. Chờ đến ngày sắp lìa đời, nếu
còn
lòng tự trọng, còn thấy hổ thẹn thì viết nó ra để thanh minh và sám hối.
TDA
Ðọc như thế
là chưa nhìn ra thế 3 ngôi [Bố Bắc Kít, Ðảng VC, Chúa Ky Tô], ở Nguyễn
Khải,
và, “có một liên hệ tam giác giữa nhà văn
Nga, độc giả
của người đó, và sự hiện diện đâu đâu cũng có của nhà nước, cả ba quyện
vào
nhau, trong một sự đồng lõa quyết định”, như Steiner viết, trong
UNDER EASTERN EYES:
Lịch
sử Nga là một lịch sử của đau khổ và nhục nhã gần như không làm sao
hiểu được,
hay, chấp nhận được. Nhưng cả hai - quằn quại vì đau khổ, và ô nhục vì
hèn hạ -
nuôi dưỡng những cội rễ một viễn ảnh thiên sứ, một cảm quan về một cái
gì độc
nhất vô nhị, hay là sự phán quyết sáng ngời. Cảm quan này có thể chuyển
dịch
vào một thành ngữ “the Orthodox Slavophile”, với niềm tin của nó, là,
Nga là một
xứ sở thiêng liêng theo một nghĩa thật là cụ thể, chỉ có nó, không thể
có 1 xứ
nào khác, sẽ nhận được những bước chân đầu tiên của Chúa Ky Tô, khi
Người trở lại
với trần gian. Hay, nó cũng có thể được hoá thân vào trong chủ nghĩa
thế tục
thiên sứ [chúng ông đều là Phù Ðổng Thiên Vương cả đấy nhé, như anh VC
Trần Bạch
Ðằng đã từng thổi mấy đấng Bộ Ðội Cụ Hồ], với niềm tin, đòi hỏi sắt đá
của CS về
một xã hội tuyệt hảo, về một rạng đông thiên niên kỷ của một công lý
tuyệt đối
cho con người, và tất nhiên, tất cả đều bình đẳng, hết còn giai cấp.
Một cảm
quan chọn lựa thông qua khổ đau, vì khổ đau, là nét chung của cảm tính
Nga, với
thiên hình vạn trạng dạng thức của nó. Và điều đó còn có nghĩa, có một
liên hệ
tam giác giữa nhà văn Nga, độc giả của người đó, và sự hiện diện đâu
đâu cũng
có của nhà nước, cả ba quyện vào nhau, trong một sự đồng lõa quyết
định. Lần đầu
tiên tôi mơ hồ nhận ra mùi đồng lõa bộ ba này, lần viếng thăm Liên Xô,
đâu đó
sau khi Stalin chết. Những người mà tôi, hay một ai đó gặp, nói về cái
sự sống
sót của họ, với một sự ngỡ ngàng chết lặng, không một khách tham quan
nào thực
sự có thể chia sẻ, nhưng cũng cùng lúc đó, cùng trong giọng ngỡ ngàng
câm nín
đó, lại ló ra một hoài niệm, tiếc nuối rất ư là kỳ quái, rất ư là tế
vi. Dùng
cái từ “hoài niệm” này thì quả là quá lầm lẫn! Nhưng quả là như thế,
tếu thế! Họ
không quên những điều ghê rợn mà họ đã từng trải qua, nhưng họ lại xuýt
xoa, ui
chao, may quá, những điều ghê rợn đó, chúng tôi được Ðại Ác Nhân ban
cho, được
một Hùm Xám thứ thiệt ban cho, chứ không phải đồ gà chết! Và họ gợi ý
rằng, chỉ
cái sự kiện sống sót tại Nga dưới thời Xì Ta Lin, hay dưới thời Ivan
Bạo Chúa
là một bằng chứng hiển nhiên về nguy nga tận thế hay về lạ kỳ sáng tạo
của số mệnh,
Cuộc bàn luận giữa chính họ với sự ghê rợn thì mang tính nội tại, riêng
tư, cá
nhân. Người ngoài, nghe lén được thì chỉ biểu lộ sự rẻ rúng, hay đáp
ứng bằng 1
thái độ sẵn sàng, dễ dãi.
Những đại văn hào Nga là như thế đó. Sự kêu gào tự do của họ, sự rất ư
bực mình
của họ trước cái lương tâm ù lì của Tây Phương, thì rất ư là rền rĩ và
rất ư là
chân thực. Nhưng họ không chờ đợi được lắng nghe hay được đáp ứng bằng
một thái
độ thẳng thừng, ngay bong. Những giải pháp thì chỉ có thể có được, từ
phía bên
trong, theo kiểu nội ứng với những chiều hướng thuần sắc tộc và tiên
tri. Nhà
thơ Nga sẽ thù ghét tên kiểm duyệt, khinh miệt lũ chó săn, đám côn đồ
cảnh sát
truy nã anh ta. Nhưng anh ta sẽ chọn thế đứng với chúng, trong 1 liên
hệ có
tính cần thiết nhức nhối, cho dù đó là do giận dữ, hay là do thông cảm.
Cái sự
kiêu ngạo nguy hiểm, rằng có một mối giao hảo theo kiểu nam châm hút
lẫn nhau
giữa kẻ tra tấn và nạn nhân, một quan niệm như thế thì quá tổng quát,
để mà xác
định tính chất của bàu khí linh văn Nga. Nhưng nó gần gụi hơn, so với
sự ngây
thơ tự do. Và nó giúp chúng ta giải thích, tại sao cái số mệnh tệ hại
nhất
giáng xuống đầu một nhà văn Nga, thì không phải là cầm tù, hay, ngay cả
cái chết,
nhưng mà là lưu vong qua Tây Phương, một chốn u u minh minh rất dễ tiêu
trầm,
may lắm thì mới có được sự sống sót.
Với
đám cầm bút Bắc Kít, vấn nạn nghiêm trọng hơn nhiều.
Hơn cả “Dưới cái nhìn Ðông Phương” của Steiner!
Ðằng sau tất cả những cay đắng nhục nhã như thế, là giấc mộng
thống nhất đất
nước.
|
|