*

 




Kim Dung còn 1 tuyệt chiêu nữa, từ niềm tin vào thuyết "oan oan tương báo". Một độc giả mắt xanh của ông, khi đọc đến cái xen Ngụy Quân Tử Nhạc Bất Quần mê "Tịch Tà Kiếm Pháp" quá, bắt con gái là Nhạc Linh San giả làm cô bán quán, và khi cô, biết võ công, lặng thinh, sõng tay, để cho thằng con nít mê gái, là Lâm Bình Chi giết người vì cô, là bèn thở dài, thôi xong rồi, em sẽ chết dưới tay Lâm Bình Chi.

Mối tình nghiệt ngã giữa Nhạc Linh San và Lâm Bình Chi cũng từ đó mà ra.
Tiễn cô đi là tiếng hát của những cô gái hái chè vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang, vùng Quan Họ [Phúc Kiến], là vậy.

Bạn có nhớ cái xen A Tỷ núp lén dưới cầu nhìn Kiều Phong giết A Châu, khi cô giả trang làm “Kẻ Đại Ác”, tức thân phụ của mình, là Đoàn Chính Thuần, và khi nghe Kiều Phong khóc than, thì bèn ngộ ra, đúng rồi, thằng khốn này đúng là người yêu của ta!

Cú đó là "sóng sau đè sóng trước", cũng 1 bí quyết võ công của anh Tẫu mà KD thuổng từ truyền thống văn học TQ: Sóng truớc, là cái xen Kiều Phong tung A Châu lên trời ở Nhạn Môn Quan, đợi rớt xuống ôm chặt vào lòng, và nói, hai ta ra quan ngoại chăn dê, rời chốn giang hồ gió tanh mưa máu!

Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế hả Trời!

Cũng thế, Miêu Nhân Phượng dù thế nào đi chăng nữa, thì cũng là người làm thịt Hồ Nhất Đao, thì lại phải Hồ Phi đáp lễ, và do đó mà trận đấu giữa cha vợ và chàng rể khó mà tránh được.

Miêu Nhân Phượng ngoài mối thù giết bố, còn mối thù truyền kiếp giữa mấy dòng họ Hồ, Miêu, Điền… tức mấy anh em kết nghĩa cùng phò Sấm Vương, người anh cả họ Hồ, và Hồ gia đao pháp thì đứng đầu thiên hạ. Miêu Nhân Phượng, muốn giải mối thù truyến kiếp đời này qua đời khác này, bèn quyết định không truyền kiếm pháp cho con gái là Miêu Nhược Lan. Miêu gia kiếm pháp, đến ông, kể như chấm dứt. Trong 1 đêm, Hồ Nhất Đao 1 mình 1 ngựa, đi hàng ngàn dặm đường, chém đầu Thương Kiếm Minh, kẻ thù của Miêu Nhân Phượng, cũng là để giải mối thù truyến kiếp đó, bởi là vì ông đâu có giết bố MNP.
Bà vợ TKM, thề trả thù cho chồng, nhưng làm sao địch nổi kẻ thù, cho nên mới biến Thương gia trang thành 1 cái tòa nhà tường bằng sắt, một khi kẻ thù tới, thì nhốt lại và đốt lửa chung quanh.
Hồ Phi gặp Miêu Nhược Lan và Miêu Nhân Phượng lần đầu tại Thương Gia Trang. Cuộc gặp mặt đó, có bà vợ MNP, và người tình là Điền Quy Nông, bạn của MNP.
Bà vợ theo trai, hai người chạy trốn MNP. MNP tính bỏ luôn, nhưng cô con gái còn nhỏ quá, thèm sữa quá, khóc om xòm, ông bố bế con chạy theo vợ, không phải để níu kéo, mà là để cho con bú lần chót!
Gặp, tại Thương Gia Trang. Cô con gái nhìn thấy mẹ mừng quá, giơ tay đòi bế, bà vợ tính bế, nhưng nghĩ sao, quay mặt đi, MNP lắc đầu tha cho cả hai, bế con quay về, Hồ Phi - lúc đó còn là đứa con nít, được Bình A Thúc, tức thằng bé hầu bàn ngày nào, trong lần tử đấu giữa MNP và HND, cứu thoát chết, cả hai lúc đó trú mưa trong Thương Gia Trang – bèn đến trước mặt vợ MNP mắng, có thứ đàn bà nào khốn kiếp như mi, bà vợ MNP xấu hổ nhục nhã quá, kéo trai bỏ đi.  Bà vợ Thương Kiếm Minh bèn giữ Hồ Phi và Bình A Thúc ở lại.
Lúc đó, bà cũng không biết Hồ Phi là con trai của kẻ thù.
Trong lần gặp gỡ, còn có Diêm Cơ, lúc đó là 1 tên tướng giặc. Anh thầy lang ngày nào theo lệnh Điền Quy Nông làm chết Hồ Nhất Đao bằng thuốc độc bôi trên kiếm MNP, để cướp Hồ Gia Đao Pháp. Nhờ Bình A Thúc mà Hồ Phi thoát chết, nhưng Hồ Gia Đao Pháp, khi BAT đoạt lại được ở trong tay Diêm Cơ, thì do giữ chặt quá, mất 3 trang đầu, thành ra Hồ Phi không làm sao học được võ công của bố để lại. Trong cuộc gặp gỡ nói trên, Bình A Thúc mượn danh MNP, hù Diêm Cơ, lấy lại ba trang đầu. Hồ Gia Đao Pháp, bí kíp, lúc đó trở thành toàn vẹn, và chỉ chờ Hồ Phi tái xuất giang hồ.
Diêm Cơ chỉ học võ công ba trang đầu Hồ Gia Đao Pháp, mà giương danh giang hồ.

KD rất coi trọng bí kíp. Bí kíp, mất mấy trang đầu, là kể như bỏ.

Cũng vậy, là trường hợp Càn Khôn Đại Nã Di. Vô Kỵ học được trong đường hầm Quang Minh Đỉnh, nhưng thiếu mấy trang đầu, là những chữ ghi trên mấy thanh Thánh Hoả Lệnh đã bị mất. Phải đến khi gặp mấy vì sứ giả Ba Tư, Vô Kỵ đấu với họ, và đám này sử dụng võ khí là mấy thanh Thánh Hóa Lệnh. Vô Kỵ ăn đòn, chữ ghi lại trên má, học được những chiêu vỡ lòng, nhờ vậy mới thắng đám sứ giả Ba Tư.

Alberto Manguel, trong cuốn Lịch Sử Đọc, A History of Reading, dành cả 1 chương cho Những Trang Sách Mất, The Missing Pages, là cũng nghĩa đó.

Quái nhất là, Miêu Nhược Lan, lúc đó còn khát sữa mẹ, khóc om xòm, mà đã nhận ra Hồ Phi sau này là "của mình", my man!

Sở dĩ CS thất bại, là vì họ bỏ những trang đầu của chủ nghĩa Mác, tức là 1 ông Mác Trẻ, như Heni Lefebvre cho thấy, trong cuốn Duy Vật Biện Chúng Pháp của ông. Ông viết, chúng ta phải đọc lại Mác, nhất là những tác phẩm thời còn trẻ - surtout les oeuvres de jeunesse - mà lũ ngu lầm là “triết học” [dites à tort “philosophiques”], bởi vì chúng chứa đựng một phê bình cơ bản, une critique radicale, tất cả triết học được hệ thống hóa, toute philosophie systématisée - với cái nhìn mới: Cái trở thành-triết học của thế giới thì cùng lúc là cái trở thành- thế giới của triết học, sự thực hiện nó thì cùng lúc là sự mất nó: Le devenir-philosophie du monde est en même temps un devenir-monde de la philosophie, sa réalization est en même temps sa perte.

Đoạn trên rất quan trọng. Gấu Cà Chớn sẽ giải thích tiếp, để cho lũ “lề phải” VC hiểu rằng là, không phải ai cũng ngu như chúng, khi đọc Mác.

Kim Dung, theo Gấu, chắc chắn chịu ảnh hưởng của Marxism, thứ “pure” nhất, của lũ Mác Học [Marxologues], như Henri Lefebvre, thí dụ, khi ông để cho nhà sư già coi việc quét dọn Tàng Kinh Các thuyết giảng về “Tại sao Phật Pháp [Théorie] lại rong ruổi với võ công [Praxis]”?

Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói

Khi là một học sinh trung học, tôi rất say mê môn toán. Mỗi lần sung sướng vì tìm ra được lời giải cho một bài toán khó, khi cảm thấy có những lúc gần gụi sự bí mật của những con số, tôi vẫn thấy mình bất lực vì không làm sao chia sẻ niềm vui với tất cả, ngoại trừ một thiểu số bè bạn cũng mê toán như tôi.
René Thom cho rằng toán học gia là những người rất buồn vì họ không thể chia sẻ niềm vui với những người không phải là toán học gia, và ông tự hỏi, toán học có phổ thông không. Người da đỏ, người Trung Hoa có lý giải, raisonner, như những người Âu châu?
Ông là người Pháp, giải thưởng Fields, 1958, tương đương với Nobel. Sở dĩ không có giải thưởng Nobel về toán, chỉ vì mối giao tình giữa bà vợ của Nobel với một toán học gia Thuỵ Điển khi đó, và giải thưởng này nếu có, sẽ về tay ông ta, một điều không một ông chồng nào muốn.
Toán là một môn học phổ thông, chắc chắn như vậy, theo René Thom. Thoạt kỳ thuỷ, toán học gốc Hy Lạp, hoặc ít nhất có hình thức thông minh cổ Hy Lạp. Nhưng bằng những con đường khác biệt, cuối cùng các sắc dân cũng đi tới những kết luận mang tính luận lý như nhau. Người da đỏ, khi xây dựng những ngôi đền, người Trung Hoa, khi hoàn thiện âm lịch, họ cũng đã "bịa đặt" ra hình tam giác, và tìm ra những tính chất của nó, cùng lúc với những người Hy Lạp. Sự trùng hợp này không phải vì có một tam giác như vậy ở ngoài đời, mà vì nó đáp ứng nhu cầu trí tuệ của nhân loại. Cũng theo ý nghĩa đó, nhân loại cần tới văn chương, triết học, nghệ thuật... Tới mức mà, giả sử không có một London, một St. Petersburg thì Dickens, Dostoevsky cũng phải bịa đặt ra chúng. Và những thành phố hoang tưởng như Bouville của Sartre, như Macondo của Garcia Marquez, hoặc Đào Nguyên, Thiên Thai... của huyền thoại Đông Phương nhiều khi thật, sống động hơn những thành phố có thực trên thế giới.
Nhưng chúng ta mang ơn những người Hy Lạp ở nghệ thuật chứng minh. Theo René Thom, người Trung Hoa, Người Nhật, người Da đỏ ghi nhận (constater) chứ không chứng minh. Ngược lại, lý luận Hy Lạp không hề có nhảy đoạn trong lý giải (raisonnement).
Trong những ngày trung tuần tháng Bẩy 1995, tại Đại Học York, Toronto, đã diễn ra cuộc thi Toán Quốc tế lần thứ 36, giữa những toán học gia tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới, nhật báo địa phương, Toronto Star, viết: Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói.
Phái đoàn Việt Nam gồm 6 em, 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, một đồng. Cuộc thi thực sự mang tính cách cá nhân, nhưng so số điểm, phái đoàn Việt Nam đứng hạng Tư, sau Trung Hoa, Romania, và Russia.
"Những toán học gia đều buồn...", tôi bỗng nhớ những ngày còn học Trung học, nhớ tới câu nói của René Thom, buổi tối tại một nhà hàng ở Toronto. Nỗi buồn càng thấm thía hơn qua câu nói khi giã từ của một em trong đoàn: Giá Việt Nam được xếp hạng tư trên thế giới về văn minh, và nếp sống hiện đại thì sung sướng biết chừng nào!
Hoang tưởng trong văn chương thì chẳng sao, nhưng hoang tưởng trong quản lý kinh tế, trong quan hệ đối xử giữa con người với con người - vốn quí nhất của xã hội - chỉ những người Cộng sản mới có riêng cho họ thứ ngôn ngữ đó.
Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.
Trong bài mở đầu cuốn Signes (Ký hiệu, 1960), Merleau-Ponty viết: "Chủ nghĩa Marxisme tìm thấy trong lịch sử những thảm kịch trừu tượng về Hữu thể và Hư vô, nó đặt vào đó gánh nặng siêu hình lớn lao; điều này đúng, vì nó nghĩ tới bộ khung, tới kiến trúc tính của lịch sử, tới sự xen lẫn, bổ sung giữa vật chất và tinh thần, giữa con ngừơi và thiên nhiên, giữa hiện hữu và ý thức, trong khi triết học chỉ đưa ra được bài toán đại số và bản thiết kế. Thu tóm toàn bộ nguồn gốc nhân loại, chính trị cách mạng đi qua trung tâm siêu hình này. Nhưng trong thời kỳ gần đây, chính trị chỉ là thủ đoạn, một chuỗi đứt đoạn những hành động, những giai đoạn không có ngày mai, và người ta 'buộc' vào đó tất cả những hình thức của tinh thần và của cuộc sống. Thay vì nối kết những đức hạnh, triết học và chính trị chỉ trao đổi cho nhau những cái xấu: Người ta có một thực hành quỉ quyệt và một tư tưởng mê tín."
Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.
Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
"Những cuộc phiêu lưu của biện chứng pháp", của Merleau-Ponty, xuất bản năm 1955, ghi lại những chặng đường phiêu lưu của chủ nghĩa Marxisme, kể từ những người Bônsêvích tới Sartre, qua G. Lukács, tác giả cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, có thời được coi là Tân Thánh Kinh của những người Cộng Sản, dù sau này tác giả phải phủ nhận tác phẩm khi bị buộc tội theo chủ nghĩa xét lại. "Những cuộc phiêu lưu tới đó là hết."
Marx, chương cuối trong 11 chương luận về Feuerbach, đã đưa ra một công thức nổi tiếng bao gồm hết tham vọng lớn lao của ông: "Các triết gia chỉ cắt nghĩa thế giới, bằng cách này cách nọ, nhưng vấn đề từ nay là phải thay đổi nó đi". Thay vì trung thành với ông, chủ nghĩa Marxisme, ấn bản Bônsêvích đã đưa vào đó ý niệm Léniniste về tập trung dân chủ và quan niệm Trotskyste về cách mạng thường trực. Tư tưởng này đã làm đảo điên thế kỷ 20. Cuộc Cách mạng Nga 1917 càng làm lời tiên tri của Nietzsche là đúng: "Thời đại của những cuộc chiến tranh lớn lao, nhân danh những tư tưởng thù nghịch." Lịch sử của thế kỷ đã nhịp nhàng diễn ra qua bốn tiến trình kể từ cách mạng Bônsêvích: Thắng thế của chủ nghĩa Léninisme trước chủ nghĩa xét lại của Bertein, và dân chủ xã hội của Kautsky; chủ nghĩa Stalinisme nở rộ và chiến thắng Nazi mở ra đế quốc xô viết; chiến tranh lạnh với những quốc gia dân chủ Tây phương, sự đối đầu giữa hai khối ý thức hệ, được củng cố bằng những liên minh quân sự, dưới lưỡi gươm ghê rợn của một cuộc chiến tranh nguyên tử; sự sụp đổ tàn khốc và cùng lúc của Liên-bang Xô-viết, đế quốc Cộng Sản, và của chủ nghĩa Mác-Lê như là Ý thức hệ quốc gia.
Triết gia Kostas Papaioannou lại giải thích tiến trình trên qua "hai mặt nạ lãng mạn" đã đi theo suốt cuộc đời Marx: Prométhée và Lucifer. Về phía Prométhée, đó là sự phân tích xã hội kỹ nghệ. Về phía Lucifer, lý luận về chủ nghĩa tập trung, những cuộc chiến toàn thể, ai thắng ai.

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Văn học, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Marxisme. Phần liên quan tới René Thom, trích từ Les vrais penseurs de notre temps, tác giả Guy Sorman [nhà xb Fayard, tủ sách Bỏ Túi]) 

Maurice Merleau-Ponty (March 14, 1908 – May 4, 1961) was a French phenomenologist philosopher, strongly influenced by Edmund Husserl, and often somewhat mistakenly classified as an existentialist thinker because of his close association with Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir, and his distinctly Heideggerian conception of Being
From Wikipedia, the free encyclopedia 

Maurice Merleau-Ponty , triết gia hiện tượng học Pháp, ảnh hưởng nhiều từ Edmund Husserl, thường bị hiểu lầm là triết gia hiện sinh, do cặp kè với đám Sartre và de Beauvoir, và do quan điểm mang tính Heidegger của ông về Hữu Thể.

Văn Chương Kung Fu

Một trong những đỉnh cao chói lọi của văn chương chưởng Kim Dung, là tình yêu. Có những xen quá thần sầu, quá bi ai, quá thê thảm, quá quá quá… Nhân vật nữ bi thương nhất, như độc giả trên net nhận xét, mà Gấu tình cờ đọc được, trong 1 bài viết nay chẳng còn nhớ, là cô bé nhà quê theo bố [cũng 1 thứ bố Bắc Kít cực kỳ tàn nhẫn], và anh bạn đồng học, cũng là người yêu đầu đời ra tỉnh, bị chúng lùa vô bẫy, phải lấy 1 tên trong bọn, còn anh chàng bạn từ thời thơ ấu thì bị chúng vu cho tội giết người, trong Tố Tâm Kiếm, hay Liên Thành Quyết 

Đây có lẽ là truyện thê lương nhất của Kim Dung, Gấu đọc 1 lần là không bao giờ dám đọc lại, vì chịu không nổi.
Và có thể, Kim Dung cũng không đọc lại, cũng vì lý do đó, nên truyện quá hỏng, quá rông rài.

Biết đâu đấy, có thể, ông còn muốn như thế, muốn tác phẩm số 1 của ông được phủ kín bằng những chiếc váy đụp, theo ý của nhà thơ Xuân Diệu, khi trả lời nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa, trong bài viết dưới đây, 1 trong loạt bài Gấu Cà Chớn viết về cuốn sách một thời nổ như tạc đạc của ông, đặc biệt cho 1 tờ báo của đám Bắc Kít, tờ Cánh Én!

Trong "Chân Dung và Đối Thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:

"Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ. Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...). Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi nhặt nhạnh của nả hả?
Tôi im tịt chẳng nói được gì. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao mình lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Mãi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quãng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập, và cháy nhà là hai việc rất khác nhau." (1)



* 

Trung Trung Đỉnh & Phạm Xuân Nguyên, Hanoi 2001

*

Xuân Diệu: Phượng Hoàng đậu chốn cheo leo...

Ẩn dụ, ám dụ, hoán dụ... là những hình tượng (figures) tu từ. Nói nôm na, chúng đều là chuyện ví von, nói gần nói xa, nói bóng nói gió, mơ mơ hồ hồ, về một sự kiện, một sự thật nào đó - con người chưa biết, hoặc là biết nhưng lại không thể nói thẳng ra. Không có tu từ là không có văn chương.
Con người, và nhân loại, ở vào thời trẻ thơ của nó, ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật. Đây là thời đại hoàng kim của những "nhà văn không văn chương" (écrivain sans littérature). Nhưng dần dà (già), trở nên trơ ra, bị "lão hóa", hết còn ngạc nhiên vì chuyện "tự nhiên". Văn chương bắt đầu bằng những từ "hình như", "như là", "giống như"...
Nabokov, nhà văn Nga, dùng một ẩn dụ để diễn tả cùng một sự thực. Trong bài "Độc giả tốt và nhà văn tốt" ("Bon lecteurs et bon écrivains", trong Văn Chương I, Littérature I, nhà xb Gallimard, tủ sách essais, loại bỏ túi), ông viết: "Văn chương không bắt đầu vào cái ngày, một đứa trẻ chạy trối chết từ một cánh rừng ra, và chạy và la "chó sói, chó sói", và một con chó sói bén gót chú bé. Văn chương ra đời cái ngày chú bé la lớn "chó sói, chó sói", và đằng sau lưng chú chẳng có con sói nào. Chuyện chú bé lập đi lập lại một lời dối trá, và sau cùng bị chó sói ăn thịt chỉ phụ thuộc, nhưng điều quan trọng ở đây là: giữa con sói ở góc rừng và con sói ở góc trang sách, có một mắt xích lóng lánh. Mắt xích đó, lăng kính đó, là nghệ thuật văn chương."
Vẫn theo ông, trong bài đã dẫn: "Văn chương là bịa đặt. Giả tưởng là... giả tưởng. Gọi một câu chuyện là "chuyện thật, lịch sử thật", là làm "nhục" cả nghệ thuật lẫn sự thực." Hãy bám hiện thực. Hãy viết dưới ánh sáng của hiện thực xã hội chủ nghĩa... phiền một nỗi, Thiên Nhiên, bà mẹ đẻ ra hiện thực chủ nghĩa, vốn luôn luôn đánh lừa. Một nghệ sĩ lớn đúng ra là nên đi theo vết chân của bà, thay vì trung thành với chủ nghĩa hiện thực!"
*
Tu từ là con dao hai lưỡi. Nước đẩy thuyền đi, nhưng nước cũng làm lật thuyền; đây cũng là nguyên lý văn chương: nó chết, khi bội thực tu từ.
Nói nôm na: thùng rỗng kêu to.
Theo ý nghĩa đó, những câu thơ "thần" thường rất đỗi tự nhiên như... một lời nói. Thơ là lời nói, là bề mặt cuộc sống, theo nghĩa, những băn khoăn, thắc mắc siêu hình, "gây ám ảnh" đều phải ngoi lên đó để mà thở. Thơ là lời nói để mà quên đi, thay vì nhớ hoài, bởi vì có nhớ cũng không thể được. (Ôi, anh đâu có nhớ những lời em nói khi từ biệt, và sau này anh bịa đặt, tưởng tượng ra chúng, tưởng tượng ra em...).
Thơ, là để quên đi, chứ không phải để nhớ mãi. Chính vì quên, nên anh tưởng tượng ra em. Chính vì quên mà chúng ta đọc. (It is precisely because I forget that I read. Roland Barthes: Reading, Forgetting; S/Z; bản dịch tiếng Anh).
*
Một hình ảnh thơ thuộc loại quí hiếm thường không viện dẫn đến những hình thức tu từ. Gaston Bachelard coi thi ảnh, "image poétique" khác với ẩn dụ thơ (métaphore poétique), là vậy. Khi dùng bóng hồng để chỉ giai nhân, cánh buồm để chỉ con thuyền, tang thương dâu bể... chúng là những ẩn dụ thơ. Nhưng những câu văn như sau đây chẳng hạn, là những hình ảnh thơ; chúng không cần đến tri thức, không viện dẫn tu từ:
"Cây cầu kêu dưới bánh xe với tiếng nước xoáy lạnh dưới chân cầu trong buổi chiều ngất ngư chưa muốn ngã". (Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa)
"Trên chòi canh, hai con mắt nguời lính gác tối đen nhìn qua núi". (TTT, sđd).
Quá chút nữa, ẩn dụ trở thành viễn dụ (vision): con sói trong mê cung của Kafka ngày càng nhập một với con sói của cuộc đời.
Theo nghĩa đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao Xuân Diệu coi việc làm thơ giống như chuyện cháy nhà. Và đây là một viễn dụ, theo tôi.
*
Trong "Chân Dung và Đối Thoại", Trần Đăng Khoa kể lại lần gặp gỡ nhà thơ Xuân Diệu:
"Còn nhớ dạo ông tặng tôi tuyển tập thơ, tôi đọc và quả thật, rất kính phục. Khi gặp ông, tôi thú thực:
- Trong này có mấy bài thơ tứ tuyệt, cháu thuộc từ đời nảo đời nào, thuộc thơ, rồi lại quên mất tác giả, lại tưởng thơ Đường, cứ đinh ninh thơ Đường mới chết chứ!
Xuân Diệu cười, tỏ ra rất tâm đắc (...). Thấy ông vui, tôi lại càng chân thật:
- Cháu rất thích tập thơ này. Nhưng không hiểu sao, vẫn cứ tiêng tiếc. Cháu thấy có nhiều bài dở, chú ạ.
- Ơ, cái cậu này hay chửa? - Xuân Diệu trợn mắt lên - Thế cậu tưởng đây là tuyển thơ à? Còn phải sàng sảy chán. Đời sau người ta sẽ tuyển lại chứ. Còn bây giờ có cái gì, cứ phải quăng ra đã. Nhà đang cháy thì cái thúng, cái mẹt, cái váy đụp gì thì cũng vứt ra, rồi sau sẽ nhặt nhạnh (...). Nhà cậu đang cháy, mà cậu còn ngồi nhặt nhạnh của nả hả?
Tôi im tịt chẳng nói được gì. Đầu óc dường như mụ lị. Đúng thật. Sao mình lại ngu thế nhỉ. Ai lại chọn lọc của cải khi mà nhà đang cháy. Mãi đến lúc thoát ra khỏi cái mê cung của Xuân Diệu rồi, đạp xe đi một quãng xa rồi, tôi mới sực tỉnh, mới nhận ra một điều quá ư là đơn giản: in thơ tập, và cháy nhà là hai việc rất khác nhau."
*
Như trên đã nói, văn chương bắt đầu bằng những từ: "là" (Em là gió, là mây...), "hình như" (là tình yêu), "như" ("sáng nay Nga như một con mèo ngái ngủ...", "buổi sáng sớm tinh sương như một vết thương mới lên da non"...). Tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, thậm xưng, cường điệu....) đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Chúng ta tự hỏi: tại sao Xuân Diệu lại so sánh chuyện cháy nhà với chuyện làm thơ? Và cảm giác "mụ lị" của Trần Đăng Khoa, và thái độ "phản tỉnh" (tự kiểm thảo?) sau đó, có thể hiểu như thế nào?
Liệu có thể có một nối kết giữa con sói ở góc rừng, nỗi sợ của cậu bé, chuyện cháy nhà (chiến tranh, B.52, chủ nghĩa toàn trị sẽ phần thư tất cả, chỉ để lại những câu vè...), nỗi sợ của Xuân Diệu, con sói giả tưởng của ông...
Cả hai nhà thơ, Xuân Diệu và Trần Đăng Khoa đều nhận ra một sự thực: có những câu thơ của Xuân Diệu đã vươn tới cõi thơ Đường, đã trở thành tự nhiên như cây cối, như sỏi đá, người đọc mê luôn, và chẳng cần biết tác giả là ai. Nhưng để cho những câu thơ tồn tại, phải quăng vào đó, một mớ váy đụp... Như một nhà thơ, Xuân Diệu biết rõ, thời gian qua đi, chủ nghĩa toàn trị sẽ qua đi, sẽ bị huỷ diệt, tới lúc đó, nàng công chúa sau giấc ngủ dài, rũ khỏi lớp váy đụp, vươn vai tỉnh dậy...

Là thi sĩ, làm sao ông không biết bài ca dao vịnh Phượng Hoàng:
Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,
Sa cơ thất thế phải theo đàn gà.
Bao giờ mưa thuận gió hòa,
Rũ lông, rũ cánh, lại ra phượng hoàng.
(Tôi viết lại theo trí nhớ).
    Chen Yun (Trần Vân), kinh tế gia, thuộc đảng bộ Bắc Kinh, trước khi mất vào tháng Tư, 1995, đã so sánh chính sách kinh tế Thị Trường Mới (New Market economy) của Trung Quốc như một con chim tư bản lớn lên ở bên trong cái chuồng xã hội chủ nghĩa (a capitalist bird growing up inside a socialist cage).
Liệu đã tới lúc con phượng hoàng thơ vỗ cánh thoát ra khỏi cái chuồng giam giữ nó?
Note: Loạt bài về TDK, Gấu viết theo lời yêu cầu của một người bạn, cho tờ Cánh Én. Một số, sau đăng trên Việt Mercury.  NQT

Bài ca dao này, Gấu nghe lần đầu, trước khi ông cụ Gấu ra đi, và đi luôn không về, vào năm 1946, khi Gấu mới mấy tuổi. Không hiểu sao, bao nhiêu năm sau, nó cứ luẩn quẩn với Gấu mãi, và cùng với nó, là câu hỏi:
Tại sao ông cụ mình đã biết như thế, mà vưỡn không chịu 'theo đàn gà', để cho chúng làm thịt?
      

*

Hai anh em Gấu, tại miếng đất ngày nào.

Căn nhà, thằng em xây cất lại, "lui" ra phía trước, so với căn nhà cũ, đã phá bỏ, vì quá mục nát. Chiếc xe thuê, từ trên đê đi thẳng vô nhà, theo hướng đồng làng. Đó là lần trở lại quê nhà đầu tiên, vào năm 2001.
Bạn đọc để ý, tay trái Gấu lòng khòng, cong cong, là do xơi mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, bờ sông Sài Gòn!
Căn nhà cũ, có lần Gấu suýt chết, đã kể lại trong chuyến Vượt biển tại Vàm Láng.
*
Đêm 23 tháng Chạp, năm 1985, cùng lúc với ông Táo chầu trời, trên một chiếc tầu vượt biển sắp sửa chìm gần ngọn hải đăng ở cửa biển Vũng Tầu, có một ông già bị cậu thanh niên đứng kế bên lầm là người yêu của anh. Quá khiếp đảm trước cái chết có thể xẩy tới bất cứ lúc nào, cậu thanh niên điên cuồng vò đầu, vò tai người yêu, tức ông già, lảm nhảm những lời hoảng loạn. Tuy đang bận tâm vì một chuyện khác, ông già vẫn nhận ra, nước biển mặn, lạnh buốt, còn nước mắt của cậu thanh niên, mặn, nóng hổi, rát hằn một bên má. Những cột nước như từ trên trời đổ mãi. Con thuyền chúi sâu xuống khoảng không đen, sâu thẳm, rồi bị đẩy bắn lên cao, chót ngọn sóng. Ông già đang nhớ lại những lần chết trước đó.

Bẩy, tám tuổi, thấy bạn cùng lớp nhào xuống ao, bơi lội ào ào, ông nghĩ, ai cũng làm được. Và cứ thế lao xuống. May có người đứng ngay kế bên, nhìn thấy thằng bé sắp sử chìm ngỉm, bèn nhảy vội xuống, kéo lên.
Khi đã hoàn hồn, đứng ngơ ngác trên bờ, cậu bé như cảm thấy, cậu biết trước tai nạn. Như thể, cậu đã trải qua một lần rồi, và lần này, chỉ là lập lại lần trước. Nó đã từng xẩy ra, trong một giấc mơ, có thể.
Cậu có cảm tưởng, anh bạn lớn tuổi đã "chờ", một sự kiện như vậy, sẽ xẩy ra, và anh ta sẽ can thiệp, đúng lúc.
Rõ rệt nhất là lần chơi bắn bi một mình. Nhà có một chiếc hòm [cái rương] lớn, chiếm cả một góc gian nhà chính, trên là bàn thờ ông bà, trong đựng lúa, đặt trên hai tấm mễ gỗ, hay ngựa gỗ, thấp. Người dân miền Bắc, từ xa xưa vẫn bị ám ảnh bởi những cơn lũ lụt, và những năm hạn hán, lúc nào cũng lo mất mùa, nên nhà nào cũng lo trữ lúa.
Hòn bi lăn tít vào gầm hòm. Cậu bò vào. Loay hoay cọ quậy, cả hai tấm ngựa gỗ, quá mục, cùng sập xuống.
Như sống lại giấc mơ, cậu xoài người ra. Chiếc hòm đè cậu bẹp dí, may nhờ hai chiếc mễ chia giùm sức nặng. Lần đó, ba hồn bẩy vía đi luôn, mấy người lớn bắt ăn mấy vắt cơm để thu hồi lại.
Lớn lên, cậu mất dần khả năng kỳ cục, và mơ hồ cảm nhận - không tính lần suýt bị bẹp dí - có một điều gì liên can đến "nước", trong những lần như vậy.
Như thể gia đình ông bị trù yểm, bởi…  nước.
*
Và Thomas kết luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".


Văn Chương Kung Fu

Trong “Nước cờ Hư Trúc”, Gấu Cà Chớn đã “mách nước” đám Hậu Vệ, đừng tìm cái mới cho mất công, cứ cái cũ mà xài, và nếu cần, thì làm như Kim Dung, đốt 1 que diêm đã đốt rồi!
Đây đúng là tuyệt chiêu của Kim Dung, đốt 1 que diêm đốt rồi, mà vẫn cháy như thường, và có khi còn bảnh hơn lần cháy trước!
Hư Trúc, do muốn cứu mạng “Ác quán mãn doanh" Đoàn Diên Khánh bị ván cờ quái dị của chưởng môn phái Tiêu Dao đưa vào cõi chết, bèn nhặt đại 1 con cờ bỏ đại xuống bàn cờ, lay tỉnh họ Đoàn, nhưng khi Đệ Nhất Ác Nhân tỉnh lại, nhìn nước cờ “mình tự giết mình” – bởi vì đặt quân cờ vào chỗ đó, là tàn sát hầu như toàn thể quân ta, nhờ vậy, bàn cờ trở nên thoáng ra - bèn nhìn ra sinh lộ!
Thú vị hơn nữa, là sau đó, ông lại dùng chiêu này để cứu Thiên Sơn Đồng Mỗ, chủ nhân Linh Thíu Cung!
Cũng thế, là trận đấu giữa Miêu Nhân Phượng và Hồ Nhất Đao. Trong khi hai bên tử đấu, bà vợ HND ẵm Hồ Phi đứng coi, tối về nựng con, bố mày là Đệ Nhất Cao Thủ, ông chồng ngạc nhiên hỏi, ta đánh mãi không thắng hắn, “đệ nhất” cái gì. Bà vợ mới cho biết, do đứng ngoài, nhìn từ phía sau lưng MNP, nhận ra, mỗi lần ra chiêu “gì gì đó” [Gấu quên tên], là vai phải [hay vai trái] nhúc nhích. Ngày mai, nếu hắn ra chiêu kiếm đó đó, anh dùng chiêu này này, trong Hồ Gia đao pháp, là rồi đời hắn!
Bữa sau, quả nhiên như vậy, nhưng Hồ Nhất Đao vào giờ chót, tha mạng MNP, và nói, cái này là do bà xã đứng ngoài nhìn thấy, mách nước, thôi bỏ. Nhân đó, hỏi, MNP kể, khi còn nhỏ tập kiếm với ông bố, đúng lúc ra chiêu đó đó, thì bị 1 con kiến cắn, thế là nhói 1 cái, và bèn nhúc nhích vai, bị bố đánh đau quá, sau, mỗi lần ra chiêu, là nhúc nhích vai, chẳng cần kiến cắn nữa!

Trận đấu sau, lập lại trận đấu đó, giữa MNP và Hồ Phi, con HND, mới khủng khiếp.
MNP phải giết Hồ Phi, vì thấy thằng cà chớn từ trên giường phóng ra, cứu MNP, nhưng nhìn lại thì cô con gái của mình nằm trần truồng trên giường, do bị bế huyệt đạo, nhưng ông đâu có biết nguồn cơn …
Nên nhớ MNP, vì vợ bỏ theo trai, bây giờ có cô gái cưng lại bị thằng khốn làm thịt, làm sao tha cho nó được!

Lần trước thù giết bố, lần này vì con gái bị làm nhục.

*

Kính anh Nguyễn Quốc Trụ,
….

Em vào ngay đây:

 "Và cái nên thơ ấy mà Kim Dung mang lại cho võ học, là cái nên thơ của cơ cấu luận, nghĩa là của những gì phân tích được”(Đỗ Long Vân).
 Đây là một khẳng định rất dễ gây tranh luận, vì nó đối nghịch với quan niệm “thông thường”, khi cho rằng thơ là để “cảm nhận”: Cái cõi nhẹ như tơ, mong manh như sương khói đó, đâu phải là để… phân tích!
Nên nhớ, cơ cấu luận là từ toán học mà ra. Người ta không thể nói về nó mà không khởi từ toán học, theo tính cách lịch sử cũng như lô gíc của vấn đề. Lévi-Strauss chẳng hạn, đã tạo nên những mẫu mã cơ cấu của ông từ môn đại số đại cương (algèbre générale).
Cho nên, từ định lý “cái nên thơ… của những gì phân tích được”, chúng ta có thể có được một hệ luận, là:
 “Cái gì có thể phân tích được, là thơ.”
[Trích Vô Kỵ giữa chúng ta]

 Ta có mệnh đề: Nếu f(a) = f(b) suy ra: a = b
 Thì mệnh đề tương đương của nó là:
Nếu a khác b suy ra f(a) khác f(b).

Em xin nêu 1 ví dụ:

Cái gì đẹp thì lạ nhưng cái gì lạ thường không đẹp.
Tương tự câu - muốn tiến lên CNXH cần có con người XHCN
sẽ đưa đến hậu quả là:

Nếu (VN) không có con người XHCN thì (VN) không có CNXH
Thực tế đã cho thấy không bao giờ có con người XHCN nên CS đã bị tổ trác trên toàn thế giới.
Kính anh. Nếu có điều chỉ giáo xin anh cứ mạnh tay.
SCD

Vậy hệ luận mà anh nêu trên sẽ viết là:
Cái gì không thể phân tích được không phải là thơ
[GCC tô đậm]

Phúc đáp.

Bài viết bên lề tác phẩm Vô Kỵ giữa chúng ta của DLV, thực sự mà nói, chỉ là bản nháp. Đọc 1 khúc, thì lại viết 1 khúc, thế rồi nhân có dịp, bèn in, chưa có dịp hoàn chỉnh.
Bài viết này đã từng được 1 website về chưởng Kim Dung type và post, và Gấu đã có mail, cho biết tình trạng như trên, và mấy vị chủ trương website cho biết, cứ post đã, sau có bản hoàn chỉnh, sẽ lại post tiếp!

Hà, hà!

Và cái câu phán của mấy vị này, cũng có thể dùng để nói về.. cơ cấu luận: Có 1 cái gì đó chưa hoàn chỉnh về lý thuyết văn học này.
Tuy nhiên, 1 định luật toán học có phần đảo, phần thuận, phải đúng cả hai, thì mới coi là định lý được. Những góc vuông thì đều bằng nhau, nhưng những góc bằng nhau đâu “nhất thiết, bắt buộc” phải là… góc vuông!

Hệ luận mà bạn đưa ra, theo tôi, giống như thế, “những góc bằng nhau thì đều là góc vuông”
Chủ nghĩa CS thì cũng y chang: Mít sẽ xây cái nhà to tổ bố, sau cuộc chiến Mít, nhưng nhà đâu chẳng thấy, mà hầu hết dân Mít thì đều mất nhà!

Thân
NQT

Câu bạn hỏi và vấn đề liên quan tới thơ & cảm thơ & phân tích thơ & thơ hũ nút & thơ hiểu được & không thể hiểu
Văn Chương Kung Fu

Trong “đại lục” Kim Dung, nếu Gấu nhớ không lầm, có ba kho tàng.

Một, trong Bích Huyết Kiếm, chủ nhân kho tàng, là 1 ông vua, bị cháu lật đổ, bỏ chạy, thu gom vàng bạc, mong dùng nó tuyển mộ quân đội cướp lại ngôi. Bản đồ là 1 trong “tam bảo” của Ngũ Độc Giáo. Viên Thừa Chí nhờ bản đồ, kiếm được kho tàng, biếu Sấm Vương, đánh bại vì vua cuối cùng của nhà Minh, là Sùng Chinh, tức ông vua xử tử Viên Sùng Hoán, bố Viên Thừa Chí.

Kho tàng thứ nhì, ở núi Tuyết Sơn, là của Sấm Vương. Khi đại cục tan vỡ, Sấm Vương thu gom vàng bạc, lập kho tàng, làm bản đồ, 1 nửa giấu trong thanh đao lệnh của Sấm Vương, một nửa sau cùng nằm trong cây thoa Miêu Nhược Lan, con gái Miêu Nhân Phượng, đeo. Sấm Vương biết, Mãn Thanh dù có lấy được TQ, thì sau này, chắc chắn dân TQ cũng sẽ nổi lên, đuổi Mãn Thành ra khỏi TQ.
Kho tàng sẽ dùng vào việc đó.
Kho tàng này, trong Tuyết Sơn Phi Hồ.

Phi Hồ, là tên của Hồ Phi, đọc ngược.

Kho tàng thứ ba là của quân Mãn Thanh.
Mãn Thanh, dù lấy được TQ, nhưng vẫn biết, sẽ có ngày bị đá ra khỏi TQ, bèn thu gom vàng bạc, lập pho tàng này, sau Vi Tiểu Bảo, trong Lộc Đỉnh Ký, kiếm thấy.

Tuyết Sơn Phi HồLãnh Nguyệt Bảo Đao, có thể nói, là một. Không đọc truyện này, thì khó hiểu được chuyện kia. 

Tuyết Sơn Phi Hồ, nếu biểu là hay nhất của Kim Dung, thì 1 phần của cái hay của nó, là do “viết hỏng” mà ra.
Trong TSPH, có những cái lỗi, có thể nói, không làm sao sửa được. KD cũng nhận ra, và cố sửa, nhưng sau cùng chịu thua.

Lỗi nặng nhất, là, Miêu Nhân Phượng đã từng gặp Hồ Phi mấy lần, vậy mà không nhận ra để đến nỗi cả hai phải lập lại trận đấu trước, giữa Miêu Nhân Phượng vs Hồ Nhất Đao, và kết quả của trận đấu, gây 1 trường náo loạn trong những độc giả của KD, vì không biết ai chết, giữa Miêu Nhân Phượng và Hồ Phi.

Kết thúc Tuyết Sơn Phi Hồ là 1 thai đố giống như thai đố “mỹ nhân hay mãnh hổ” chắc nhiều độc giả đã từng biết.

Trên TV hình như cũng đã lèm bèm về chuyện này rồi. 

Giả và Thực trong văn chương

Kim Dung viết Thần Đao Hồ Đại Đởm, [tức Tuyết Sơn Phi Hồ], thấy một vài chi tiết sai, ông cố sửa, và viết lại cuốn truyện, thành Lãnh Nguyệt Bảo Đao. Nhưng vẫn không thể giải thích tại sao Miêu Nhân Phượng không nhận ra Hồ Phỉ, cậu bé con của người bạn ngày nào, dù hai người đã gặp nhau mấy lần.

Theo truyền thuyết Ấn độ, Ganesh, vị thần đầu voi, vì quá mê văn chương, nên đã chịu ngồi dưới chân nhà thơ Vyasa, nghe kể và ghi lại toàn bộ bản văn Mahabharata. Saleem Sinai, nhân vật chính trong Những đứa con giờ Tý của S. Rushdie, nhắc lại thần thoại trên, nhưng Ganesh của anh lại ngồi dưới chân thi sĩ Valmiki, và ghi lại Ramayana. Tác giả hy vọng người đọc đừng quá tin tưởng vào anh ta, và cũng đừng coi cuốn tiểu thuyết của ông là một hướng dẫn lịch sử Ấn độ sau khi được độc lập, cho dù nhân vật của ông sinh vào nửa đêm, giờ thứ nhất ngày 15 tháng Tám, 1947, giờ của tự do.

Theo "qui ước", những nhân vật tiểu thuyết hay lầm lẫn thường là những kẻ "ngu đần", và độc giả nhận ra liền ý nghĩa của câu chuyện. Nhưng nhân vật trong truyện của Rushdie lại không ngu, anh ta hiểu chuyện gì đang xẩy ra. Vậy thì phải cắt nghĩa sao đây, về những chi tiết lầm lạc? Đành đổ tội cho tác giả, đã không chịu nghiên cứu, tìm tòi. Một lần, Rushdie gặp một độc giả. Người này giận dữ "sửa lưng" tác giả: "Nếu ông muốn sử dụng những truyền thống Ấn độ, xin ông hãy cố gắng trân trọng chúng." Ông cũng nhận được rất nhiều thư độc giả, "sửa lưng" người viết, về những sai lạc trong những tuyến xe buýt tại Bombay, những chức tước, cấp bậc trong quân đội... Đọc thư, ông như nhìn ra nụ cười hóm hỉnh của người viết.

Ông thừa nhận, cuốn sách có vài chi tiết sai lầm. Ông đã lầm, nhân vật của ông cũng bắt chước ông, lầm "thêm" một lần nữa. Về cuộc tàn sát ở Amritsar, ông đã để cho Saleem kể là, Dyer đi vào trong vườn Jalianwala Bagh, theo sau có "năm chục binh sĩ da trắng". Sự thực có 50 binh sĩ, nhưng không phải tất cả da trắng. Khi khám phá ra sự lầm lạc, ông rất bực bội, và cứ loay hoay tìm cách "sửa sai". Nhưng dần dà, ông nhận ra: Sự lầm lạc càng ngày càng "thuộc về" nhân vật của ông. Rằng có cái gì đúng ở trong đó. Có những đoạn, khi nhận ra sai, thay vì sửa, ông lại "quan trọng hóa" vấn đề. Ông giải thích: Thoạt đầu, ông muốn nó mang hơi hướng của Proust. "Thời gian và di dân: bộ lọc giữa tôi và đề tài. Và nếu như sức tưởng tượng của tôi khá mạnh mẽ, tôi có thể nhìn qua bộ lọc đó, và viết, như thể đây không là quá khứ; như thể tôi chưa từng rời khỏi Ấn Độ tới Tây phương. Nhưng trong khi làm việc, tôi khám phá ra, điều tôi quan tâm, chính là hiện tượng thẩm thấu. Không còn đi tìm thời gian đã mất mà là "cách" tái tạo quá khứ, dùng hồi nhớ như một dụng cụ, sao cho quá khứ đáp ứng hiện tại." 

[Viết, như thể đây không là quá khứ, "như thể chẳng có gì đã xẩy ra, chẳng có gì đã thay đổi," như thể chưa từng, chưa từng... có lẽ đây là giấc mơ lớn lao, tuyệt vời nhất của chúng ta. "Thơ phải được đọc lên, được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó. Định mệnh của một tiếng nói nhưng cũng là định mệnh của hồi nhớ của bao nhiêu con người" (Thanh Tâm Tuyền, "Thơ giữa chiến tranh và trại tù").]

Hồi nhớ thường lầm lạc, và thường hay "chọc quê" con người. Để chống lại, con người ôm lấy kỷ niệm giả, thay vì sự kiện thực. Người đọc đành phải coi những biến cố trong tiểu thuyết chỉ là những giả dụ. Bản thân người viết, qua mục "Tạp Ghi" (trên tờ Văn Học, Cali) đã hơn một lần bị trí nhớ đánh lừa. Câu của Sartre, trong bài viết về Koestler, "tác phẩm lớn như cây đại thụ", thực sự không phải vậy. Khi viết về Sartoris của Faulkner, ông cho rằng tác phẩm lớn, tới một lúc nào đó, giống như sỏi đá, cây cỏ. Người đọc chấp nhận, và quên luôn nó đã từng có một tác giả. Cũng trong bài "Trầm luân vì niềm tin" kể trên, người viết đã cố tình "hiểu sai" ý nghĩa của cuốn truyện, vì như một độc giả có thiên kiến, hoặc như bao con người của 10 ngày cải tạo, anh ta không tin sự chuyển hoá cuối cùng, Rubashov "lần hồi" trở lại làm người. 

Về chuyện thả mồi bắt bóng, Borges là một bậc thầy. Ông còn đi xa hơn, coi Don Quichotte, của Cervantes, là một cuốn sách "giả", chính nó được viết ra bởi một tác giả "giả", Pierre Ménard. Gilles Deleuze nhân đó, cho rằng, đã đến lúc phải kể một cuốn sách thực, về triết học đã qua, như đây là một cuốn sách giả. Như vậy, sự lập lại đúng nhất, triệt để nhất "đẩy" sự khác biệt tới mức tối đa ("Bản văn của Cervantes và Ménard từ ngữ y hệt nhau, nhưng cái sau rõ ràng là súc tích vô cùng..."). Giả và thực là hiện hữu kép của tác phẩm. Tác phẩm kép "lý tưởng" chính là sự lập lại bản cổ văn/ bản hiện đại, cái nọ trong cái kia. (Gilles Deleuze, Différence et Répétition, Paris, PUF, 1972). 

Vũ Quần Phương, Tổng Biên Tập báo Người Hà Nội, khi được phỏng vấn về "bối cảnh lịch sử", và nhận định với tư cách thành viên Ban chung khảo giải thưởng, về cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, ông cho biết: "Tôi đề nghị cho giải B, vì cuộc chiến Bảo Ninh thể hiện không phải là cuộc chiến ta đã trải qua. Tôi đã sống giai đoạn lịch sử này, tôi thấy cảnh ném bom tả ở ga Thanh Hoá là không có trong thời kỳ chiến tranh phá hoại. Tôi nhớ một thành viên trong ban giám khảo giải thích: "Bảo Ninh không định phản ánh hiện thực, anh suy ngẫm hiện thực" Tôi không tin, vì muốn suy ngẫm đúng thì phải dựa trên dữ kiện đúng... Tác giả như muốn đứng cao hơn cả hai phía để phán xét cuộc chiến. Với anh, chiến tranh là chiến tranh, không có tính từ nào kèm theo. Đó là bộ máy huỷ diệt - đi qua nó, cái tốt đẹp bị huỷ diệt, cái còn lại thành thân tàn ma dại không thích hợp với thời bình. Sau này, một nhà nghiên cứu giải thích cho riêng tôi: Bảo Ninh ra trận ở cuối giai đoạn của cuộc chiến, sự trải nghiệm của anh có thể khác lúc tôi đi..."

Trong giai phẩm "gió đông", (đã đình bản), Vũ Hoằng Dương nhận định một bài của Nguyễn Khải, viết về Hà-nội: "Riêng nhà văn, dường như ông không màng đến chuyện đánh giá. Ông cứ kể tỉnh bơ, kể những chuyện động đến nhà nước, đến con người, đến luôn bản thân ông... Ông tỉnh bơ như thể: tôi chỉ nói thực tế, bản thân chẳng ý kiến gì".

Nhưng "kể tỉnh bơ", là đã có vấn đề rồi. Văn tự "trắng, trung tính" là cõi không tưởng, một đảo ngược "đất hứa", thời đại hoàng kim của nhà văn-không văn chương, khi con người còn ngạc nhiên về vẻ tự nhiên của sự vật.

Vũ Hoằng Dương trích dẫn Bùi Minh Quốc, "Chả trách Nguyên Ngọc có lần xếp Nguyễn Khải (cùng với Chế Lan Viên) là hai trong "những người thông minh sắc sảo vào hàng nhất nước". Chính vì quá thông minh, nên Nguyễn Khải đã chọn lựa một cách viết tối hảo cho ông, khi viết về những chuyện động đến nhà nước: để cho sự kiện nói. Bởi vì ông hiểu rất rõ, chi tiết, sự kiện, là "ông trời" trong văn chương.

Người ta nói đến những chi tiết tàn nhẫn, cái ác trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. "Người Nghệ sĩ Đói" được coi là truyện ngắn độc ác nhất của Kafka: công chúng phải trả tiền để vào xem người nghệ sĩ đói, ở trong chuồng, để mân mê thân hình trơ xương của anh. Liệu chúng ta có thể nhìn ra, một hiện hữu kép của tác phẩm, như "sự kiện giả", ở Bảo Ninh, và "sự kiện thật, kể tỉnh bơ", ở Nguyễn Khải?

Chi tiết là Thượng đế trong văn chương. Cô Hiền, nhân vật của Nguyễn Khải chỉ biết mặt trái, phía "sau, tối, khuất" của Hà-nội. Vậy thì phía sáng của nó đâu? Lê Trọng Phương, trong "gió đông", khi nhắc đến tấm bản đồ tỷ lệ xích 1:1, rách tả tơi mà một số người cố gắng mang ra khỏi nước, rồi tìm đủ mọi cách vá víu lại, ngụ ý đây là phía sáng của Hà-nội. Đọc những tác giả ra đi từ miền Bắc, cá nhân tôi bắt gặp những chi tiết "cửa sổ" đó; những chi tiết cực kỳ thơ, trong một thế giới cực kỳ không thơ mà Kundera đã nói tới.

Nhân vật trong Về Làng của Lê Minh Hà (Văn Học số tháng Sáu, 1997), về làng là để đi luôn không về nữa. "Tôi còn gì ở đó?", cô gái tự hỏi. Tôi cũng tự hỏi như vậy, và tìm thấy, ở trong truyện ngắn, những chi tiết "cửa sổ" mà cô gái muốn mang đi cùng với cô. Bởi vì, "Bắt đầu lại từ đầu ở xứ người vào tuổi ngoài ba mươi như thế nào tôi không hình dung được".

"Tôi còn gì ở đó?".

Đây là một số chi tiết cô còn: "Buổi chiều nắng hết ơi ơi mà rực lên như nắng những ngày sau bão..." "Nhớ! sao không nhớ? Xuy Xá. Đình tám mái sân đầy hoa gạo và cứt chim. Bãi dâu xanh mênh mông. Hoa muồng muồng vàng rực. Chợ Lai Thụ toàn thịt chuột là táo bột... Kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc năm đó tổ chức ở cái làng heo hút ấy. Máy bay Mỹ oanh tạc khắp nơi. Một kỷ niệm như thế quả thực không dễ có trong đời đi học."

Kim Phúc, cô bé bị bom napan năm nào suốt đời chỉ mơ được mặc áo ngắn tay. Cô bỏ đi, vì không muốn nhà nước "lạm dụng" ước mơ của cô vào mục đích tuyên truyền. Không muốn một ước mơ không làm sao đạt được, một chi tiết cửa sổ biến thành nhà tù giam giữ cô. 

Viết như thể đây không là quá khứ, như thể chẳng có gì đã xẩy ra, hay viết sao cho quá khứ đáp ứng hiện tại, hay viết một cuốn sách giả, về một cuốn sách thực... 

NQT


*

Trước 1975, Gấu không được quen Đỗ Long Vân. Có gặp, đúng hai lần. Một, ở Quán Chùa, ông đi cùng một hai người bạn, liền ngay sau bài giới thiệu Gấu viết về 1 cuốn sách của ông mới ra lò, đăng trên trang VHNT của nhật báo quân đội VNCH, Tiền Tuyến.
Gấu có nhắc lại cuộc gặp gỡ này, trong bài tưởng niệm ông, khi nghe tin ông mất, trước đó cũng lâu, ở quê nhà, trên tờ Văn Học của NMG. Bài viết thực sự là cho báo Sóng Văn, nhưng NMG, đọc bản thảo, thú quá, bèn biểu “thằng người làm”, “thằng viết muớn”, thằng “hitman”, ông cho tôi bài này. Ông chủ báo Sóng Văn, biết, bực lắm, nhưng cũng bỏ qua!
Lần thứ nhì, gặp ông, là đi cùng với Joseph Huỳnh Văn tới Đài truyền tin Phú Lâm, nơi ông trực thuộc, khi bị bắt đi lính, như là 1 bình nhì, vì không trưng bằng cấp, tuy là giáo sư Đại Học. Joseph hẹn gặp, để lấy bài Truyện Kiều ABC, của DLV, viết cho tờ Tập San Văn Chương.

Chắc cũng chỉ tình cờ, bữa tá túc nhà bạn Bạn, ông hỏi tôi, Đỗ Long Vân thuộc băng đảng nào trước 1975.
Gấu bèn ngớ ra, và sau đành nói đại, ông hay viết cho tờ Trình Bày, như vậy, chắc thuộc băng “phản chiến”!
Còn ông bạn họa sĩ đang ngồi khoa tay, thì trong 1 lần nhậu, cho biết, có gặp bà xã của Đỗ Long Vân, trong lần triển lãm tranh ở Houston, Texas, và có nhắc tới cuốn Gấu viết về DLV, bà xã của ông bèn đưa ra nhận xét, ông ta có viết, nhưng đâu có viết gì về Đỗ Long Vân!

Đúng như vậy. Gấu không được quen với DLV.
Những bè bạn của ông, viết, mới đúng.
Đinh Cường có lần nhắc tới DLV, ngồi đọc sách, trong khi ông nhậu với mấy đấng bạn khác, hình như thế.
Mới đây, Gấu đọc báo trong nước, 1 tay nào đó, có viết về cái chết, thật là đau lòng của ông, nhưng thôi, bỏ.
VC viết thì cũng khó tin, nhưng quả là những ngày sau 1975 của ông thì thê lương hơn nhiều, so với những ngày cũng thê lương chẳng thua gì, trước 1975.

Đời Gấu Cà Chớn mà chẳng thê luơng sao?
Hà, hà!
Đâu có sao!
Mà có sao thì cũng đếch cần!

Duyên do Gấu viết về bản văn “Vô Kỵ giữa chúng ta” của Đỗ Long Vân:

Gấu về Hà Nội, vớ được nó, tại 1 sạp báo. Từ sạp báo, nhìn qua con hồ, Hồ Gươm, Gấu muờng tượng ra 1 cái tiệm thuốc Tây, hồi Gấu được về Hà Nội học, 1954 còn thấy nó, nghe nói của gia đình DLV. Ông đi Tây học, để về làm chủ tiệm thuốc Tây, nhưng mê văn chương, nhất là mê Simone Weil, thế là bèn tung hê hết. Cái chết của ông, như sau này đọc qua 1 tay nào trong nước viết, nếu đúng như thế, thì chắc cũng là noi gương Simone Weil.

Về lại Canada, Gấu vừa gõ bài viết của DLV, vừa viết ở bên lề bản văn, lập lại trường hợp Đạt Ma Tổ Sư viết Cửu Dương Thần Công, ở bên lề 1 cuốn kinh Phật, vì vậy mà sau này mở ra 1 trường giang hồ gió tanh mưa máu, cùng sự xuất hiện của đủ các thứ môn phái võ học, nào Nga Mi, nào Côn Luân, nào Võ Đang....

Tưởng Niệm Đỗ quân và Joseph Huỳnh Văn

Đỗ Long Vân mất tại quê nhà tháng Tám năm 1997. Người viết chỉ được biết, nhân đọc mục thư tín trao đổi với bạn đọc của một tạp chí văn học ở hải ngoại.

Và sau đó có viết vài dòng về ông, như một tưởng niệm muộn, và mượn ngay tên bài viết của ông làm của mình. Cả bài viết của ông, sau bao tai biến, chỉ còn lại một cái tên trong trí nhớ người viết. Gửi theo ông rồi, mới quên điều tính hỏi: Vô Kỵ là ai, mà ở giữa chúng ta?

***

"Mỗi một bài viết bạn đang đọc…", bạn đọc hãy coi những dòng sau đây, như là một bài viết bên lề, vẫn như một lời tưởng niệm muộn, gửi theo người đã khuất.

***

Chết là hết, như người Việt thường nói. Nhưng Volkov, trong bài viết tưởng niệm thi sĩ Joseph Brodsky, "Con sói cô đơn của thơ ca", đã trích dẫn câu thơ của nữ sĩ Akhmatova, "Khi một người đàn ông chết, những bức chân dung của người đó thay đổi", và đưa ra nhận xét, "có chút chi lạnh lẽo ở hai dòng thơ này". Theo ông, thường ra, khi được tin một người bạn mất, và được trao công việc lọc lựa những bức chân dung, ông nhận thấy có những thay đổi thật tế vi, đôi khi gây kinh ngạc, từ nét mặt người quá vãng. Như thể thần chết vạch giùm cho chúng ta thấy một ý nghĩa, một viễn tượng nào đó, ở nơi người chết, chỉ sau khi đã phán bảo: người này chết rồi. Những giai thoại-sau cái chết (the posthumous legend) càng mạnh, hậu quả của chúng càng xáo trộn, ở nơi những bức chân dung đó. Và theo Volkov, chuyện như vậy đã không xẩy ra, trong trường hợp của Joseph Brodsky. Sau khi ông mất vì bịnh tim vào ngày 28 tháng Giêng năm 1996 ở New York City, giai thoại về ông khi còn sống nhập hẳn vào những bức hình của ông, qua đó, là thời niên thiếu nổi loạn trong một thành phố bị vây hãm, cuộc vây hãm 900 ngày, dài nhất trong lịch sử cận đại, chưa kịp hồi phục bị giáng thêm đòn thanh trừng thời kỳ Stalin, rồi tới bản án theo kiểu Kafka của nhà nước Xô viết…

Người viết đã có lần giới thiệu bài tưởng niệm Joseph Brodsky, của T. Tolstaya, rồi nhân đó, tưởng niệm một nhà thơ Việt. Một người quen đã bực mình, tại sao lại để hai nhà thơ kế nhau như thế? Brodsky thì ai cũng biết, nhà thơ bạn anh, đâu có ai biết đến mà chơi cái trò ăn theo!

Tôi thật sự ngạc nhiên, khi bị hỏi như vậy, lần đó.

Trong bài viết của Tolstaya có nhắc tới một người thợ mộc ở Moscow, nhân được phỏng vấn, đã trả lời: Tôi chỉ mong có một cuộc sống riêng tư. Như Joseph Brodsky!

Anh bạn nhà thơ của người viết sau 1975 đã làm nghề thợ mộc. Trước đó anh làm nghề dạy học. Anh khoe, tìm thấy những vân gỗ y hệt những vần thơ!
Cái ông thợ mộc chẳng ai biết đến đó lại mong có một cuộc đời rất riêng tư của một nhà thơ được giải Nobel văn chương!

Cái ông thợ mộc bạn tôi, giả sử như gặp nhà thơ Nga ở cái thế giới nào đó, có thể sẽ là hai người bạn thân. Tôi thực sự mong mỏi như vậy. Và tôi còn tin rằng Joseph Brodsky sẽ thèm thuồng cái số phận của anh bạn thơ của tôi, ở trong cái thế giới cả hai đã cùng từ bỏ.

Nhà thơ Nga bị nhà nước Nga tống xuất, xin xỏ mãi để được ở lại, mà không được. Bạn tôi cứ tà tà ở lại, chẳng ai đuổi, và cũng chẳng thèm đi! Bạn tôi làm thợ mộc, nhà thơ Nga phải làm nghề mổ tử thi. Ông tự hào về nghề đó, và xấu hổ khi phải bỏ nghề. Anh bạn nhà thơ của tôi tự hào là một anh thợ mộc, và anh tìm thấy thơ ở đó, khi không còn có thể làm thơ được nữa.

Thử hỏi Brodsky có tìm thấy thơ từ những xác chết hay không?

Anh bạn nhà thơ của tôi, là bạn thân của Đỗ Long Vân.

Tôi viết bài tưởng niệm Đỗ quân cũng trong ước vọng đó: được có một cuộc đời riêng tư như Đỗ quân.

Bởi vì cái cuộc đời riêng tư đó thật là hiển hách vô cùng, đối với đám tụi tôi. Đám chúng tôi, khi đi trình diện nhập ngũ, trưng đủ thứ bằng cấp, để được đi học sĩ quan (bằng tú tài), để được biệt phái về một đơn vị không tác chiến (bằng chuyên môn)…

Đỗ quân, tuy bằng cấp đầy mình, đã từng du học Paris, giáo sư đại học, đi trình diện như một cái bang chẳng có một túi nào!

Sĩ quan, binh lính miền nam trước 1975 thường mặc quân phục bó sát người. Kỷ niệm của tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn ghé thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo nhà binh rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái hơn cả lần đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.

Trích Vô Kỵ giữa chúng ta

Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
Tribute to DLV

Đỗ Long Vân, tác giả Truyện Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân Hương... đã mất tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người biết chỉ được tin, qua mấy dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng Ba, 1998.

Ngay từ trước 1975, ông đã sống một cuộc sống lặng lẽ, "từ chối" mọi đặc quyền, nếu có thể gọi đây là một đặc quyền mà chế độ Miền Nam dành cho những người có bằng cấp: được đi học trường sĩ quan Thủ Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện như là "lính trơn", nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?) tới những năm tháng du học Paris. Bạn với một số bạn lặng lẽ: Joseph Huỳnh Văn, Phạm Kiều Tùng, hình như có cả Nguyễn Tử Lộc, và đứa em út trong bọn, Nguyễn Đạt (gọi là em út, vì nhà thơ này là em ruột Nguyễn Nhật Duật), nghĩa là hầu hết anh em trong nhóm Tập San Văn Chương. Khi cả bọn xúm nhau làm tờ báo, chỉ có Joseph Huỳnh Văn,"Tổng Thư Ký" tòa soạn, mới đủ tư cách mang "cẩm nang võ công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang", nói nôm na, những bài Cầm Dương Xanh của anh, tới "Thiếu Lâm Tự", Bắc Đẩu Võ Lâm, để đổi lấy một cách đọc bí kíp/văn bản: Hãy đọc ở độ thấp nhất, mức độ ABC, của nó.

Tôi chỉ còn giữ được một kỷ niệm về Đỗ quân, về Nguồn Nước Ẩn, khi cuốn sách được xuất bản, thời gian tôi đang phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho một nhật báo. Bèn viết bài giới thiệu.

Phải nói rõ một điều: Đỗ Long Vân, cũng như tôi, và nhiều người khác nữa, đều có chung một số ông thầy. Và cái trường phái võ học/văn chương đang thịnh hành hồi đó là cơ cấu luận, với những đại gia như Roland Barthes, Claude Lévi-Strauss... Khi đọc Nguồn Nước Ẩn, trí óc tôi còn tràn ngập những hình ảnh, những chiêu thức phê bình văn chương, thí dụ như, phê bình là siêu-ngôn ngữ, phê bình là một bản văn (choàng, cover) trên một bản văn, là sáng tạo của sáng tạo... Nói tóm lại, tôi không đọc tác phẩm của Đỗ quân, mà chỉ lo ca tụng nguồn võ công đã sản xuất ra một chiêu thức kỳ tuyệt như thế.

Vẫn là câu chuyện Cửu Dương Chân Kinh, của Thiếu Lâm, và võ công của Trương Tam Phong, tổ sư Võ Đang. Tuy thoát thai từ Cửu Dương Thần Công, nhưng Miên Chưởng, Thái Cực Quyền/Kiếm... là hoàn toàn do Trương Tam Phong tổ sư sáng tạo ra. Theo nghĩa đó, Cửu Dương thần công chỉ đạt tới mức siêu việt của nó, qua nhân vật Vô Kỵ, người mang trong mình tất cả những võ công chính tà: Cửu Dương/Càn Khôn Đại Nã Di. Nếu không có Trương Tam Phong, không có Cửu Dương Công, bởi vì nó sẽ mục nát trong Tàng Kinh Các, hay mãi mãi "ở trong dầu", tức là trong bụng một con vượn.
Đây một chân lý văn chương/võ học, theo ý nghĩa của Borges, khi ông viết về Kafka: mỗi nhà văn phải sáng tạo ra những tiền thân của riêng người đó.
Bản thân Borges ảnh hưởng nặng nề Kafka, nhưng giữa những ngụ ngôn của ông, và của Kafka là một khoảng cách vời vợi.

Buổi sáng đó, Đỗ quân rời núi, tới chùa (quán Cái Chùa, ở đường Tự Do, Sài-gòn); khi một người nào đó, cùng ngồi bàn, nhắc tới bài điểm sách, và cho rằng, đây là những lời khen tác giả Nguồn Nước Ẩn, ông nhìn tôi, cười: Bạn ơi, bạn đâu có khen tôi, mà là khen Roland Barthes.

Tatyana Tolstaya, trong một bài tưởng niệm nhà thơ Joseph Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người dân Nga, khi trong nhà có người ra đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương, sợ người thân còn nấn ná bịn rịn, sẽ đau lòng không còn nhìn thấy bóng mình ở trong đó; bà tự hỏi: làm sao phủ kín những con đuờng, những sông, những núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng mình lên đó?
Chúng ta quá cách xa, những con đường, những sông, những núi, quá cách xa con người Đỗ Long Vân, khi ông còn cũng như khi ông đã mất. Qua một người quen, tôi được biết, những ngày sau 1975, ông sống lặng lẽ tại một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh, đọc, phần lớn là khoa học giả tưởng, dịch bộ "Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain. Khi người bạn ngỏ ý mang đi, ra ngoài này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc đầu: Thôi để cho PKT ở đây, lo việc này giùm tôi....
NQT


Văn Chương Kung Fu

Giấc đại mộng của Kim Dung, về già Gấu nhận ra, chính là giấc đại mộng “con người toàn thể, hoàn toàn", l’homme total, của Marx, mà ông để cho nhà sư già chuyên làm “tà lọt” cho chùa Thiếu Lâm - đúng hơn, làm người quét dọn trong Tàng Kinh Các - cũng 1 thứ Thư Viện Toàn Thể của Borges - đi 1 đường thuyết giảng, và cũng là để giải vấn nạn “đi tu mà làm sao còn học võ công, và… giết người”?
Đây cũng là đề tài ruột của triết gia Tẩy Merleau-Ponty, trong cuốn Nhân Bản và Khủng Bố, Humanisme et terreur, essai sur le problème communiste (Paris: Gallimard, 1947)

Trong bài viết "Nước cờ Hư Trúc", Gấu lèm bèm rồi, nay nhắc lại, để lèm bèm tiếp.
Kim Dung có thể coi là tuyệt đỉnh của thứ văn chưởng mang tính toàn thể, sau ông là hết, và nếu vẫn còn văn chương chưởng, thì nó phải thay đổi đi, và đó là trường hợp xuất hiện của Cổ Long. 

Đọc Kim Dung chúng ta thấy ông vay mượn rất nhiều nguồn, nhiều người. Ngay cách mở truyện, từ một chi tiết, một sự kiện lịch sử, vốn do A. Dumas và nhận định của nhà văn Pháp này: Lịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo tác phẩm của tôi. Nhân vật Du Thản Chi là từ Masque de fer, Mặt nạ sắt. Tính chất nghẹt thở là của Tây phương, rõ rệt nhất là từ ông vua kinh dị Hithcock Những nhân vật như Vô Kỵ, Kiều Phong, bà con với những đứa trẻ bất hạnh của Dickens. Lập luận của nhà sư già tại Tàng Kinh Các, khi giải thích tại sao Phật pháp lại giong ruổi với Võ học, xem ra như có vẻ vay mượn từ Lý thuyết (Théorie) và Thực hành (Praxis) của triết học duy vật biện chứng: Trên đường giong ruổi, Théorie và Praxis triệt tiêu lẫn nhau, quyện vào nhau, để cùng biến mất và từ đó xuất hiện, con người hoàn toàn (l'homme total), tức giấc đại mộng của Marx. Cái chết của Hồ Nhất Đao mà mỗi người chỉ biết có một phần sự thực, là gợi hứng từ Rashomon của nhà văn người Nhật, Ryunosuke Akutagawa. Những nhân vật nữ "độc, tối độc" như A Tỷ, Chu Chỉ Nhược xem ra vay mượn từ những nhân vật "Série Noire" của J. Hadley Chase, tuy tính chất chung tình của họ hoàn toàn Á Đông. Cách xây dựng nhân vật, cặp Hân Tố Tố-Trương Thúy Sơn vừa nằm xuống, cặp Vô Kỵ-Triệu Minh xuất hiện là thuộc truyền thống Trung Hoa, sóng sau đè sóng trước.

Nếu Kim Dung có giấc đại mộng [“con người hoàn toàn”], thì trang Tin Văn cũng có, và là 1 đại tác phẩm, chỉ gồm toàn trích dẫn, tức giấc đại mộng của Walter Benjamin, và cùng với nó, là 1 cách viết lịch sử, từ đáy thay vì từ đỉnh.

Phải đến sinh nhật mới rồi, 2012, Gấu Cà Chớn mới ngộ ra điều trên, sau khi nghe Gấu Cái ca cẩm hoài, tại làm sao mà mi không chịu chiều ta, dù chỉ 1 tí ti, là viết 1 cuốn tiểu thuyết, dù cụt ngủn cỡ mấy!
[Có lẽ lần này viết, về cuộc gặp gỡ Sad Seagull: Đọc và Sống Một Chủ Nhật Khác ở Quận Cam!]


Vô Kỵ Giữa Chúng Ta hay là Hiện Tượng Kim Dung (6)

VI. Thế giới Kim Dung.

"There is therefore a poetics of blood. It is a poetics of tragedy and pain, for blood is never happy"
Gaston Bachelard. (Về Tưởng tượng Thi ca và Mơ mộng, On Poetic Imagination and Reverie; Colette Gaudin biên tập, nhà xb Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1971.)
["Từ đó, có một thi học về máu. Đó là một thi học về bi thảm và đau đớn, bởi máu là chẳng thể nào hạnh phúc."
J.M. Coetzee trích dẫn, trong "White Writing: On the Culture of Letters in South Africa", nhà xuất bản Yale University Press].

"As long as there are victors, there’s not too much hope for the world".
"The only hero is the anti-hero".
"We have no chance against a time that needs heroes."
Christa Wolf: The Author’s Dimension (tuyển tập tiểu luận, nhà xb The University of Chicago Press).
"To whom can I say that the Iliad bores me?"
(Nói với ai đây, Iliad làm tôi chán?)
Christa Wolf: Cassandra (a novel and four easays).

"Heroes must suffer, not die"
(Người hùng phải đau khổ, cấm được chết")
G. Steiner 

"Truyện ông như muốn quật ngã cái ý chí anh hùng và cái đạo lý của ông không giống cái đạo lý của người thống trị. Hay đúng hơn ấy chính là sự thống trị. Khi uy quyền đã vững và tới bậc cuối cùng của tham vọng người ta có thể bước sang giai đoạn của ăn năn. Còn những kẻ muốn tiếp tục truyền thống nghĩa hiệp?…"

"Và có lẽ cũng như tác giả ‘Don Quichotte’, ở cái thời mà vàng của Mỹ châu tràn ngập những thị trường Địa Trung Hải làm sống lại sự giao thương, tao loạn và những thuyết nhân bản, xóa nhòa trong trí nhớ mọi người sự nghiệp oai hùng của những chàng nghĩa sĩ của Charlemagne, Kim Dung đã viết những truyện võ hiệp để vừa tiếc chúng vừa mua một cuộc ‘Tiếu Ngạo Giang Hồ’. Những anh hùng của ông sẽ biết sự thất bại. Nhưng còn đâu nữa những anh hùng? Chỉ có những cá nhân."

"Và lẽ dĩ nhiên cái chết nào, dù là cái chết xứng đáng của một Dương Khang, cũng đủ thảm khốc để có vẻ oan uổng. Cái gì tác giả muốn là gây cho người đọc một cảm động mạnh. Cảm động trên hết, cảm động trước đã và cảm động sẽ thắng."

"Ông sẽ cho người ta thấy trong mỗi tên đại ma đầu có một người cha muôn thuở đang ngủ."

"Nhưng dưới tác phong tàn bạo của họ, nhân vật nào trong Kim Dung mà không đa sầu, đa cảm, đa tình?"
*

JM COETZEE (1940-): Nobel Văn Chương 2003

“Trong khi thám hiểm, khai phóng sự yếu đuối, và thất bại, Coetzee làm bật ra cái chất thiêng, cái chất huyền, cái gọi là yếu tính của con người”
Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển.

Thật dễ dàng thông cảm với sự ghê tởm của khán thính giả Âu Châu và Mỹ, khi nhìn cảnh phi công Mẽo xả bom na-pan thui nướng VC, nhưng không lẽ chính phủ Mẽo trưng dụng cái thứ phi công chết nhát không thể hoàn tất phi vụ, hoặc phát khùng phát điên, vì cảm thấy tội lỗi đầy mình?
[Obviously it is difficult not to sympathize with those European and American audiences who, when shown films of fighter-bomber pilots visibiy exhilarated by successful napalm bombing runs on Viet-Cong targets, react with horror and disgust. Yet, it is unreasonable to expect the U.S. Government to obtain pilots who are so appalled by the damage they may be doing that they cannot carry out their missions or become excessively depressed or guilt-ridden].

Đây là điều Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển lọc ra, trong thông báo dành cho báo chí: Quan tâm của ông chủ yếu ở những hoàn cảnh, khi mà sự phân biệt giữa đâu là đúng đâu là sai, mặc dù hiển nhiên, nhưng hoàn toàn vô dụng.
*

Người hùng Kiều Phong là một sáng tạo tuyệt vời, "đỉnh cao trí tuệ" của Kim Dung, theo nghĩa: đây là người hùng mang tính chủng tộc thay thế người hùng mang tính giai cấp, tức những A Q, Chí Phèo.
Theo nghĩa đó, W. Faulkner, qua một bài điểm sách trên tờ Người Kinh Tế, được coi là nhà văn "hậu hiện đại", trước khi có thuật ngữ này.

Nhân tiện, đề nghị một đề tài tiểu thuyết ở đây: Trái Tim của Bóng Đen, viết về một anh chàng Bắc Kỳ theo chân đoàn quân viễn chinh vượt Trường Sơn, tới trái tim của bóng đen: Sài Gòn: đỉnh cao của sa đọa... cuối cùng khám phá ra... Hà Nội!
Đừng tưởng đùa, bởi vì đã có tới hai tiểu thuyết gia ở hải ngoại sử dụng " ẩn dụ" này rồi, một coi cuộc Nam Tiến của Miền Bắc tương tự như những cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Hoa, một coi đây là do cái ác muôn đời của người dân một miền đất, và muốn cải tạo, tổ quốc phải ăn năn...

Coetzee, trong bài viết (Máu, Hôi, Hư, Rữa: Những cuốn tiểu thuyết của) Blood, Taint, Flaw, Degeneration: The Novels of Sarah Gertrude Millin (trong White Writing), đã coi "máu" (blood) là từ-chìa khóa trong những tiểu thuyết đề cập tới xã hội Nam Phi của nhà văn nữ Nam Phi viết văn bằng tiếng Anh này. Máu phân biệt dân Phi châu với dân Âu Châu, Englishman khác Afrikaner, Hottentot khác Xhosa, Gentile khác Jew. Nói tới máu là nói tới sắc dân. Nhưng ‘máu" ở trong những tác phẩm của Millin không giản dị chỉ là một hình dung từ để chỉ sắc dân, mà đây là một "thực thể", một dòng nước nhờn đỏ, có thể dầy hoặc mỏng, nóng hoặc lạnh, sạch hoặc dơ, chảy từ đàn ông qua đàn bà, từ bà mẹ qua đứa con... Một thi học về máu hơn là một chính trị học về sắc dân, đã khêu dậy trí tưởng tượng của bà...

Tờ báo Anh, The Guardian coi Coetzee, như là một tác giả đã chọn kẻ xa lạ, người ngoài hành tinh, kẻ ngoại cuộc, đứng bên lề (the outsider), như là một thể loại nghệ thuật, hay nói một cách khác, đây là nghệ thuật của kẻ ngoài lề, với những suy tư thật là u ám của kẻ đó, về chế độ hậu-phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.

Viện Hàn Lâm Thụy Điển ca ngợi tác giả, với những cuốn như Tủi Nhục, Chờ Những Dân Rợ, như là “một người hồ nghi một cách thận trọng, và thật là tàn nhẫn, không một chút xót thương, khi phải phê bình tính duy lý độc ác, và cái thứ làm ra vẻ đạo đức của văn minh Tây Phương”.

Từ chối phỏng vấn, qua thông báo của Đại Học Chicago, nơi ông hiện là một ‘visiting professor’, [giáo sư được mời tới,  còn được dịch là  giáo sư thỉnh giảng], nhà văn 63 tuổi này nói, tin ông được giải là một sự ngạc nhiên hoàn toàn.
Bạn bè, đồng sự chào mừng ông, coi đây như là một sự nhìn nhận một  tài năng văn học lớn lao, mà những cuốn tiểu thuyết xoáy vào nỗi đau nhức của cá nhân con người trong cuộc sống riêng tư của họ, trước thay đổi trật tự xã hội.
Lời khen ngợi của Viện Hàn Lâm, [Coetzee] người mà "trong nhiều cung cách, miêu tả sự liên can lạ thường của kẻ ngoài lề", một lời khen như thế nhắm vào tác giả hơn là những nhân vật của ông, theo ký giả Rory Carroll của tờ The Guardian, Friday October 3, 2003 trong một bài viết từ thành phố Johannesburg, Nam Phi.
Coetzee rời Nam Phi Coetzee vài năm trước đây, như một cách tự đặt mình vào hoàn cảnh lưu vong, sau khi đụng độ với nhà cầm quyền ở đây [the ruling African National Congress] do cuốn tiểu thuyết của ông. Trong cuốn Tủi Nhục, con gái của nhân vật chính bị ba người da đen hãm hiếp, nhưng từ chối không chịu thưa gửi, một phần là do mặc cảm tội lỗi thực dân thuộc địa. Văn phòng bộ trưởng cho rằng câu chuyện mang tính kỳ thị mầu da (racist) và đánh thẳng vào vấn đề nhân quyền ở mức tối nguy hiểm của nó.
Coetzee chẳng bao giờ nói, chuyện ông rời bỏ Nam Phi tới Úc châu liên can tới vụ nói trên, nhưng nhiều người Nam Phi tin rằng ông cảm thấy bị săn đuổi, quấy rầy (hounded). Cũng có dư luận cho rằng, ông bực mình vì một vụ trộm viếng nhà.
Nếu nhà cầm quyền ở Nam Phi cảm thấy “lúng túng như ngậm hột thị”, họ cũng đủ khôn khéo không để lộ ra, vào ngày hôm qua [2, tháng Mười], và đã ca ngợi việc Coetzee được giải như là một bước tiếp nối nữ văn sĩ Nam Phi Nadine Gordimer, Nobel văn chương 1991. “Nhân danh quốc gia Nam Phi và thực sự ra là cả một lục địa Phi Châu, chúng tôi chào mừng nhà văn đoạt giải Nobel mới mẻ nhất, 2003 và chia sẻ cùng với ông vinh quang tỏa ra từ sự nhìn nhận này.” Tổng thống Thabo Mbeki tuyên bố.
Dư luận báo chí quốc tế cho rằng, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã chọn đúng người và qua tin hành lang, việc chọn Coetzee.. dễ dàng, đối với mấy ông Hàn. Đây là một vinh danh tối hậu cho một tiểu thuyết gia luôn luôn hỏi những câu thật khó chịu (the ultimate honour for a novelist who always asks the uncomfortable questions).  Một trong những nhà văn lịch lãm, can đảm nhất của thời đại chúng ta. Chuyện chọn ông không có gì là bất ngờ, nhưng việc chọn thời điểm để tung ra thông báo quả là một sự ngạc nhiên. Hàn Lâm Viện đã có ý muốn, việc trao giải thưởng Nobel sẽ giống như Oscar, và đây là  cho một sự nghiệp một đời người cống hiến, khác hẳn những trường hợp trước đó, thí dụ như  với Gabriel Garcia Marquez, sau khi được giải thưởng, ông còn viết dữ, và viết hay hơn trước đó!






Chuyện chưởng (new)  

1/4/13

ý nghĩa của đối thủ

nếu có viết chưởng, chưởng của tôi sẽ rất bựa và sẽ có xen như thế này: hai cao thủ đấu với nhau đến hồi kịch liệt, nhìn từ bên ngoài thì như hai thằng dở hơi ngồi đờ đẫn nhìn nhau nhưng thật ra đã tới lúc nhúc nhích một li một tấc là có kẻ toi mạng, con ruồi nào lỡ bay qua là trúng huyệt bách hội lăn quay thở dốc liền, trên đầu mỗi đồng chí có một mảnh khói bốc lên lờ mờ; và như mọi cuộc oánh nhau, bu lại xung quanh là rất đông cao thủ hạng bốn hạng năm của thiên hạ, chúng chỉ trỏ xì xào, lại còn phân tích tích phân loạn cào cào, vừa nãy là chiêu Ngũ Hành xào tỏi, bây giờ thì đang đấu Nguyên Khí sắn luộc vân vân và vân vân; hai cao thủ trong vòng đấu bực mình lắm vì bọn chúng cứ lao xao điếc cả tai và điếc thêm một thứ nữa, đến hồi không chịu nổi nữa, một người móc luôn cứt mũi búng một đàn chỉ thần thông, một chú ở vòng ngoài bỗng ngã lăn, miệng ú ớ, từ đó bị phế bỏ võ công vĩnh viễn, suốt đời mắc chứng viêm phế quản
 

chưởng của Kim Dung những bộ lớn có rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ, nhưng một ấn tượng rất lớn mà Kim Dung để lại trong tôi là Tuyết Sơn Phi Hồ, đặc biệt là đoạn Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng đấu với Liêu Đông đại hiệp Hồ Nhất Đao 

trong Tuyết Sơn Phi Hồ này, Kim Dung đẩy lên đến mức trác tuyệt quan niệm về đối thủ trong giang hồ 

giang hồ lồng lộng (bờ sông trắng hoa dương/chia ly buồn đứt ruột/giậm chân hát mà từ biệt... vạt áo xanh giang hồ) sở dĩ kỳ thú là bởi có những cặp đối thủ; đối thủ tầm thường thì mong giết được nhau, mong thắng được một chiêu, tiên thủ vi cường, dĩ bẩn trị địch, mong nhanh hơn nó một sát na để xử lý xong nó rồi đi lên đỉnh đồi đứng nhìn về xa xăm, áo choàng thẫm máu tung bay trong gió mùa hoang lạnh 

cao thủ thượng thặng không có cái tâm lý ấy; những gì tinh túy nhất của chưởng không dính đến chết chóc (phim action của Hollywood ta luôn luôn thấy có mùi rẻ tiền là vì nhiều máu quá), Morris cũng phải quyết định để anh lonesome cowboy không bao giờ bắn chết người nữa thì Lucky Luke mới có cơ bước vào thế giới của sự vĩ đại và bất tử 

cao thủ như Miêu Nhân Phượng và Hồ Nhất Đao coi cái sự gặp được nhau là một hạnh ngộ bất tuyệt trong đời, đấu mãi với nhau thì nảy sinh lòng mến phục và trân trọng; tìm được đối thủ xứng tầm cũng thú ngang với tìm được một tuyệt sắc giai nhân không sợ bị gọt đầu bôi vôi mà đi theo mình kẻ lông mày cho mình, ngang tìm được một tri kỷ đối ẩm luận đời quên ngày tháng 

quý trọng đối thủ, Miêu Nhân Phượng coi cái chết của Hồ Nhất Đao là nỗi bất hạnh lớn lao của đời mình; vào giây phút ấy, Miêu Nhân Phượng hiểu rằng sẽ chẳng bao giờ mình còn tìm được một ai như Hồ Nhất Đao nữa; đối thủ ở một mức nào đó là duy nhất, không thể thay thế, như người bạn thân 

ý nghĩa của đối thủ là khiến cho ta thấy đời đáng sống, ngày ngày ta được đối thủ nâng lên một tầm mức mới vì đối thủ bắt ta lúc nào cũng phải suy nghĩ để phá một chiêu, khiến ta nghi hoặc, khiến ta hậm hực, khiến ta ngưỡng mộ trước tài năng xuất chúng, trước khí độ hiên ngang, trước tấc lòng trượng phu, trước những quái đản bất ngờ 

và rất bực khi đối thủ của mình bị mấy bọn cao thủ Tây Vực mặt giặc đến quấy nhiễu, để đối thủ không thể tập trung vào cuộc đấu với ta; trong cuộc đấu giữa Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phượng, có một đêm Miêu Nhân Phượng đã bỏ đi, sáng ra phi ngựa về vứt dưới chân Hồ Nhất Đao một cái đầu người, là một kẻ thù của Hồ Nhất Đao, làm vậy là để Hồ Nhất Đao đỡ phải bận tâm với những thứ vớ vẩn 

những điều như thế là quý giá 

(viết riêng tặng Mr. Tin Văn)

Blog NL


Tks.

Với chưởng và nhất là chưởng KD, bạn NL chỉ là dân ngoại đạo.

Thành ra khó nói lắm.
Hà hà!

Trong số những còm, có 1, phán, không thích Kim Dung mà thích Cổ Long, theo tôi, là do chưởng của KD chúng dính chùm với nhau.
Chỉ 1 trận đấu giữa Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phượng là đã liên can/liên quan [cả hai từ này đều đúng] đến mấy bộ chưởng rồi.
Có 1 vị độc giả TV, trước rất hay đọc, bây giờ cho biết, chán rồi, vì đọc mệt quá, cái nọ xọ cái kia, link này đẻ ra link khác, ngay Gấu Cái mà cũng chẳng thèm đọc, vì chẳng có bài nào đọc riêng ra được.

Chưởng KD theo tôi cũng thế.

Tuyết Sơn Phi Hồ, với riêng Gấu, là cuốn hay nhất của Kim Dung.
Nhưng để thấy nó hay, thì “ít nhất”, phải trang bị thêm hai bộ này:
Bích Huyết Kiếm, Lãnh Nguyệt Bảo Đao.

Hồ Nhất Đao, đang đêm phi hành hàng ngàn dặm đường, "giết giùm" Miêu Nhân Phượng 1 kẻ thù, là có lý do: Ông muốn hoá giải trận đấu, chứ không hẳn như bạn NL nghĩ.

Nên nhớ Miêu Nhân Phượng có lý do giết Hồ Nhất Đao, vì nghĩ HND giết bố mình, còn HND chẳng có lý do gì để đấu với MNP.
Họ Miêu muốn giết HND để trả thù bố, mới tự xưng là Đả biến thiên hạ vô địch thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng, để chọc HND rời Liêu Đông xuống đồng bằng, nhưng HND biết rõ vụ cha của Miêu Nhân Phượng bị giết ra sao, nhưng không làm sao nói cho MNP hiểu được, vì nó tởm quá.

Cái chết của Hồ Nhất Đao cũng liên can đến rất nhiều nhân vật giang hồ, vì đâu phải Miêu Nhân Phượng giết, mà chết vì thuốc độc, tẩm trên võ khi của cả hai bên, mà đâu phải thứ thuốc độc thường.

Lại còn cuộc tình giữa đời thứ nhì, hay, thứ ba cũng bắt đầu từ cuộc tử đấu. Hồ Phi, con trai Hồ Nhất Đao, tuy chưa từng đấu với MNP, nhưng đã lập lại trận đấu này, và trận đấu giữa hai người còn khủng khiếp hơn nhiều, vì nó liên quan đến cuộc tình giữa Hồ Phi và Miêu Nhược Lan.

Cuộc đấu giữa HND với MNP thì đẻ ra cuộc tình cay nghiệt giữa Miêu Nhân Phượng và bà vợ, sau phản bội chồng, cũng vì cuộc đấu…
Bởi vậy khi Miêu Nhược Lan gật đầu nhận lời với Hồ Phi, đã hứa, tôi sẽ không như mẹ tôi đâu, và dặn người yêu đừng có giết bố đấy nhé.
Ui chao, trùng trùng điệp điệp bao nhiêu yêu thương, ân oán, của bao nhiêu đời ở trong trận đấu, đâu có dễ hiểu như bạn NL viết!

NQT

Chỉ đến khi tỉ đấu, thì MNP mới hiểu được HND là một đấng quân tử [mượn từ của Cioran nói về Beckett], và HND, khi trúng độc té xuống, còn ngỡ ngàng đưa mắt hỏi MNP, tại sao, ấy là vì HND tưởng là MNP biết lý do bố chết, qua thầy lang Diêm Cơ, nhưng tên này đâu có nói cho MNP biết, còn bôi thuốc độc lên cả đao lẫn gươm vì ăn tiền của Điền Quy Nông, và cũng còn muốn cướp Hồ Gia Đao Pháp.
Bà vợ Hồ Nhất Đao, thấy tư cách của MNP tin được, mới gửi con lại, để chết theo chồng. Cái chết của bà vợ HND, MNP suốt đời ngợi ca, khiến bà vợ chạm nọc, vì đã từng  bỏ chồng chết cháy trong 1 khách điếm.
Bà vợ MNP bỏ chồng theo trai 1 phần là vì vậy.
Bà thất vọng khi biết Điền Quy Nông quyến rũ bà vì kho tàng của Sấm Vương, thành ra khi sắp chết mới nhờ họ Điền trả lại cho họ Miêu cây thoa, trong cây thoa có bản đồ kho tàng.
 

Bích Huyết Kiếm có thể coi là bộ chưởng mở ra “đại lục” Kim Dung [từ đại lục, mới thuổng từ bài viết về Faulkner trên Le Monde: đại lục, le continent Faulkner. Mấy anh Tẫu Hồng Kông (?), coi đây là 1 trong “Tân Lục Tài Tử” của TQ, nhưng danh hiệu này, theo Gấu, phải dành cho Tuyết Sơn Phi Hồ

Gấu đọc BHK và mê liền anh chàng mồ côi Viên Thừa Chí, bố Viên Sùng Hoán, danh tướng chống Bắc Phương, bị vua Sùng Chinh ra lệnh làm thịt. Vì VSH chết, một phần, mà giống Mãn mới lấy được TQ, đẻ ra Thanh Cung 13 triều.