Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách
TẠP GHI 2
|
Giả và Thực trong văn chương
Kim Dung viết Thần Đao Hồ Đại Đởm,
thấy một vài chi tiết sai,
ông cố sửa, và viết lại cuốn truyện, thành Lãnh Nguyệt
Bảo Đao. Nhưng vẫn không thể giải thích tại sao Miêu Nhân Phượng
không nhận ra Hồ Phỉ, cậu bé con của người bạn ngày nào, dù hai người
đã
gặp nhau mấy lần.
Theo truyền thuyết Ấn độ, Ganesh, vị
thần đầu voi, vì quá mê văn
chương, nên đã chịu ngồi dưới chân nhà thơ Vyasa, nghe kể và ghi lại
toàn bộ bản văn Mahabharata. Saleem Sinai, nhân vật chính trong Nh
ững đứa con giờ Tý
của S. Rushdie, nhắc lại thần thoại trên, nhưng Ganesh của anh lại ngồi
dưới chân thi sĩ Valmiki, và ghi lại Ramayana. Tác giả hy vọng người
đọc đừng quá tin tưởng vào anh ta, và cũng đừng coi cuốn tiểu thuyết
của ông là một hướng dẫn lịch sử Ấn độ sau khi được độc lập, cho dù
nhân vật của ông sinh vào nửa đêm, giờ thứ nhất ngày 15 tháng Tám,
1947, giờ của tự do.
Theo "qui ước", những nhân vật tiểu
thuyết hay lầm lẫn thường là những
kẻ "ngu đần", và độc giả nhận ra liền ý nghĩa của câu chuyện. Nhưng
nhân vật trong truyện của Rushdie lại không ngu, anh ta hiểu chuyện gì
đang xẩy ra. Vậy thì phải cắt nghĩa sao đây, về những chi tiết lầm lạc?
Đành đổ tội cho tác giả, đã không chịu nghiên cứu, tìm tòi. Một lần,
Rushdie gặp một độc giả. Người này giận dữ "sửa lưng" tác giả: "Nếu ông
muốn sử dụng những truyền thống Ấn độ, xin ông hãy cố gắng trân trọng
chúng." Ông cũng nhận được rất nhiều thư độc giả, "sửa lưng" người
viết, về những
sai lạc trong những tuyến xe buýt tại Bombay, những chức tước, cấp bậc
trong
quân đội... Đọc thư, ông như nhìn ra nụ cười hóm hỉnh của người viết.
Ông thừa nhận, cuốn sách có vài chi tiết sai lầm. Ông đã lầm, nhân vật
của ông cũng bắt chước ông, lầm "thêm" một lần nữa. Về cuộc tàn sát ở
Amritsar, ông đã để cho Saleem kể là, Dyer đi vào trong vườn Jalianwala
Bagh, theo sau có "năm chục binh sĩ da trắng". Sự thực có
50 binh sĩ, nhưng không phải tất cả da trắng. Khi khám phá ra sự lầm
lạc, ông rất bực bội, và cứ loay hoay tìm cách "sửa sai". Nhưng dần dà,
ông
nhận ra: Sự lầm lạc càng ngày càng "thuộc về" nhân vật của ông. Rằng có
cái gì đúng ở trong đó. Có những đoạn, khi nhận ra sai, thay vì sửa,
ông
lại "quan trọng hóa" vấn đề. Ông giải thích: Thoạt đầu, ông muốn nó
mang
hơi hướng của Proust. "Thời gian và di dân: bộ lọc giữa tôi và đề tài.
Và nếu như sức tưởng tượng của tôi khá mạnh mẽ, tôi có thể nhìn qua bộ
lọc đó, và viết, như thể đây không là quá khứ; như thể tôi chưa từng
rời
khỏi Ấn Độ tới Tây phương. Nhưng trong khi làm việc, tôi khám phá ra,
điều
tôi quan tâm, chính là hiện tượng thẩm thấu. Không còn đi tìm thời gian
đã mất mà là "cách" tái tạo quá khứ, dùng hồi nhớ như một dụng cụ, sao
cho quá khứ đáp ứng hiện tại."
(Viết,
như thể đây không là quá khứ, "như thể chẳng có gì đã xẩy ra, chẳng có
gì đã thay đổi," như thể chưa từng, chưa từng... có lẽ đây là giấc mơ
lớn lao, tuyệt vời nhất của chúng ta. "Thơ phải được đọc lên, được
nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó. Định mệnh của một tiếng
nói nhưng cũng là định mệnh của hồi nhớ của bao nhiêu con người" (Thanh
Tâm Tuyền, "Thơ giữa chiến tranh và trại tù").
Hồi nhớ thường lầm lạc, và thường hay
"chọc quê" con người. Để chống
lại, con người ôm lấy kỷ niệm giả, thay vì sự kiện thực. Người đọc đành
phải coi những biến cố trong tiểu thuyết chỉ là những giả dụ. Bản thân
người viết, qua mục "Tạp Ghi" (trên tờ Văn Học, Cali) đã hơn một lần bị
trí nhớ đánh lừa. Câu của Sartre, trong bài viết về Koestler, "tác phẩm
lớn như cây đại thụ", thực sự không phải vậy. Khi viết về Sartoris của
Faulkner, ông cho rằng tác phẩm lớn, tới một lúc nào đó, giống như sỏi
đá, cây cỏ. Người đọc chấp nhận, và quên luôn nó đã từng có một tác
giả.
Cũng trong bài "Trầm luân vì niềm tin" kể trên, người
viết đã cố tình "hiểu sai" ý nghĩa của cuốn truyện, vì như một độc giả
có
thiên kiến, hoặc như bao con người của 10 ngày cải tạo, anh ta không
tin
sự chuyển hoá cuối cùng, Rubashov "lần hồi" trở lại làm người.
Về chuyện thả mồi bắt bóng, Borges là
một bậc thầy. Ông còn đi xa hơn,
coi Don Quichotte, của Cervantes, là một cuốn sách "giả", chính nó được
viết ra bởi một tác giả "giả", Pierre Ménard. Gilles Deleuze nhân đó,
cho rằng, đã đến lúc phải kể một cuốn sách thực, về triết học đã
qua, như đây là một cuốn sách giả. Như vậy, sự lập lại đúng nhất, triệt
để nhất "đẩy" sự khác biệt tới mức tối đa ("Bản văn của Cervantes và
Ménard
từ ngữ y hệt nhau, nhưng cái sau rõ ràng là súc tích vô cùng..."). Giả
và thực là hiện hữu kép của tác phẩm. Tác phẩm kép "lý tưởng" chính là
sự
lập lại bản cổ văn/ bản hiện đại, cái nọ trong cái kia. (Gilles
Deleuze, Différence
et Répétition, Paris, PUF, 1972).
Vũ Quần Phương, Tổng Biên Tập báo Người
Hà Nội, khi được phỏng vấn về
"bối cảnh lịch sử", và nhận định với tư cách thành viên Ban chung khảo
giải thưởng, về cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, ông cho
biết: "Tôi đề nghị cho giải B, vì cuộc chiến Bảo Ninh thể hiện không
phải là cuộc chiến ta đã trải qua. Tôi đã sống giai đoạn lịch sử này,
tôi thấy cảnh ném bom tả ở ga Thanh Hoá là không có trong thời kỳ chiến
tranh phá hoại. Tôi nhớ một thành viên trong ban giám khảo giải thích:
"Bảo Ninh không định phản ánh hiện thực, anh suy ngẫm hiện thực" Tôi
không
tin, vì muốn suy ngẫm đúng thì phải dựa trên dữ kiện đúng... Tác giả
như
muốn đứng cao hơn cả hai phía để phán xét cuộc chiến. Với anh, chiến
tranh
là chiến tranh, không có tính từ nào kèm theo. Đó là bộ máy huỷ diệt -
đi
qua nó, cái tốt đẹp bị huỷ diệt, cái còn lại thành thân tàn ma dại
không
thích hợp với thời bình. Sau này, một nhà nghiên cứu giải thích cho
riêng
tôi: Bảo Ninh ra trận ở cuối giai đoạn của cuộc chiến, sự trải nghiệm
của
anh có thể khác lúc tôi đi..."
Trong giai phẩm "gió đông", (đã
đình bản), Vũ Hoằng Dương nhận
định một bài của Nguyễn Khải, viết về Hà-nội: "Riêng nhà văn, dường như
ông không màng đến chuyện đánh giá. Ông cứ kể tỉnh bơ, kể những chuyện
động đến nhà nước, đến con người, đến luôn bản thân ông... Ông tỉnh bơ
như thể: tôi chỉ nói thực tế, bản thân chẳng ý kiến gì".
Nhưng "kể tỉnh bơ", là đã có vấn đề rồi.
Văn tự "trắng, trung tính" là
cõi không tưởng, một đảo ngược "đất hứa", thời đại hoàng kim của nhà
văn-không văn chương, khi con người còn ngạc nhiên về vẻ tự nhiên của
sự vật.
Vũ Hoằng Dương trích dẫn Bùi Minh Quốc, "Chả trách Nguyên Ngọc có lần
xếp Nguyễn Khải (cùng với Chế Lan Viên) là hai trong "những người thông
minh sắc sảo vào hàng nhất nước". Chính vì quá thông minh, nên Nguyễn
Khải đã chọn lựa một cách viết tối hảo cho ông, khi viết về những
chuyện động đến nhà nước: để cho sự kiện nói. Bởi vì ông hiểu rất rõ,
chi tiết, sự kiện, là "ông trời" trong văn chương.
Người ta nói đến những chi tiết tàn nhẫn, cái ác trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp. "Người Nghệ sĩ Đói" được coi là truyện ngắn
độc ác nhất của Kafka: công chúng phải trả tiền để vào xem người nghệ
sĩ đói, ở trong chuồng, để mân mê thân hình trơ xương của anh.
Liệu chúng ta có thể nhìn ra, một hiện hữu kép của tác phẩm, như "sự
kiện giả", ở Bảo Ninh, và "sự kiện thật, kể tỉnh bơ", ở Nguyễn Khải?
Chi tiết là Thượng đế trong văn chương.
Cô Hiền, nhân vật của Nguyễn
Khải chỉ biết mặt trái, phía "sau, tối, khuất" của Hà-nội. Vậy thì phía
sáng của nó đâu? Lê Trọng Phương, trong "gió đông", khi nhắc đến tấm
bản đồ tỷ lệ xích 1:1, rách tả tơi mà một số người cố gắng mang ra khỏi
nước, rồi tìm đủ mọi cách vá víu lại, ngụ ý đây là phía sáng của
Hà-nội. Đọc những tác giả ra đi từ miền Bắc, cá nhân tôi bắt gặp những
chi tiết "cửa sổ" đó; những chi tiết cực kỳ thơ, trong một thế giới cực
kỳ không thơ mà Kundera đã nói tới.
Nhân vật trong Về Làng của Lê
Minh Hà (Văn Học số tháng Sáu,
1997), về làng là để đi luôn không về nữa. "Tôi còn gì ở đó?", cô gái
tự hỏi. Tôi cũng tự hỏi như vậy, và tìm thấy, ở trong truyện ngắn,
những chi tiết "cửa sổ" mà cô gái muốn mang đi cùng với cô. Bởi vì,
"Bắt đầu lại từ đầu ở xứ người vào tuổi ngoài ba mươi như thế nào tôi
không hình dung được". "Tôi còn gì ở đó?". Đây là một số chi tiết cô
còn:
"Buổi chiều nắng hết ơi ơi mà rực lên như nắng những ngày sau bão..."
"Nhớ!
sao không nhớ? Xuy Xá. Đình tám mái sân đầy hoa gạo và cứt chim. Bãi
dâu
xanh mênh mông. Hoa muồng muồng vàng rực. Chợ Lai Thụ toàn thịt chuột
là
táo bột... Kỳ thi học sinh giỏi toàn miền Bắc năm đó tổ chức ở cái làng
heo hút ấy. Máy bay Mỹ oanh tạc khắp nơi. Một kỷ niệm như thế quả thực
không dễ có trong đời đi học."
Kim Phúc, cô bé bị bom napan năm nào
suốt đời chỉ mơ được mặc áo ngắn
tay. Cô bỏ đi, vì không muốn nhà nước "lạm dụng" ước mơ của cô vào mục
đích tuyên truyền. Không muốn một ước mơ không làm sao đạt được, một
chi tiết cửa sổ biến thành nhà tù giam giữ cô.
Viết như thể đây không là quá khứ, như
thể chẳng có gì đã xẩy ra, hay
viết sao cho quá khứ đáp ứng hiện tại, hay viết một cuốn sách giả, về
một cuốn sách thực...
NQT
|