Back to Sorento
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn


The Writer as Migrant
Phát ngôn viên và Bộ lạc: The Spokesman and The Tribe
Ở vào lúc khởi nghiệp, nhà văn thường phải vật lộn với những câu hỏi, anh là ai, viết cho ai, mắc mớ thế nào, mà viết? [to whom, as whom, and in whose interest does he writes?]
Những câu trả lời sẽ hé ra tầm nhìn, đề tài, và có khi còn quyết định luôn văn phong của anh ta.
Hắc búa nhất là câu hỏi, viết cho ai? Bởi vì câu này liên quan tới ý nghĩa, cảm quan, về căn cước và truyền thống của nhà văn, và cả hai món này, thì đều không luôn luôn vũ như cẩn, và có thể thay đổi.
Những câu trả lời lúc thoạt đầu của tôi, xem ra thật giản dị. Trong lời nói đầu của cuốn Giữa những im lặng, Between Silences, cuốn thơ đầu của tôi, tôi viết, “Như là một kẻ may mắn tôi nói cho những người không may mắn, đã đau khổ, đã chịu đựng, và đã tàn tạ cuối cuộc đời, và những người đã sáng tạo ra lịch sử, và cùng lúc, bị nó biến thành điên khùng, và bị huỷ diệt bởi nó”. Tôi nhìn tôi như là một nhà văn Trung Quốc viết bằng tiếng Anh nhân danh những con người bị tiêu trầm, không có cả một dịp may để mà cất tiếng nói. Vào lúc đó, tôi chưa hề mảy may quan tâm đến sự đa đoan rắc rối, và có những điều không thể nào làm được, của một người chọn một vị thế như thế, đặc biệt là một con người như tôi.
Quá nhiều thành thực, chân thành, tâm địa tốt… là một điều nguy hiểm. Nó có thể làm nổ tung cái đầu [của thằng cha Gấu] ra!
Ha Jin


The counter-revolutionary's tale
Christopher Tayler applauds a first novel by a skilled storyteller
Yiyun Li's 2005 story collection A Thousand Years of Good Prayers - which won four prizes, including the Guardian First Book award - was admired for taking a calm, Chekhovian look at a changing China and the lives of Chinese emigrants.
Chúng tôi hô khẩu hiệu khi đạn vô sọ anh ta.
Yiyun Li:  A thousand years of good prayers
*
Nhân nhắc tới Yiyun Li, Gấu lại nhớ tới cái cú chuyển dịch [ra tiếng] Vịt của eVăn.

Chuyển Dịch Vịt
"Ba ơi, nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử dụng nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn hết, hãy thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ mới này. Nó sẽ biến Ba thành một con người mới".
Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông bô bà bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu...  đang nói đó, không phải là tiếng Việt!
Nhưng cái tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, cũng đếch phải tiếng Anh luôn!
Tình cờ, Hai Lúa đọc một bài trên eVăn, về nhà văn Yiyun Li, và cuốn  A thousand years of good prayers của bà, và thấy đúng cái câu trên, được eVăn dịch là:
"Bố, nếu một ai đó ít dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để diễn đạt những tâm tư, suy nghĩ của bản thân thì việc học ngoại ngữ với người đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều này khiến cho người ta trở thành một con người mới", một nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn nói chuyện với bố.

Còn đây là nguyên văn bằng tiếng Anh, scan từ TLS:

*

Hai Lúa gọi nó bằng cái tên, phản xạ "Kiến Cắn", nhân đọc Kim Dung mà ngộ ra.
Trong Lãnh Nguyệt Bảo Đao, Kim Dung tả trận đụng độ giữa Thần Đao Hồ Đại Đởm và Đả biến thiên hạ vô địch thủ Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng, bà vợ Thần Đao đứng ngoài bế con, đêm về nói với thằng nhỏ, bố mày là số 1 rồi, Miêu Nhân Phượng cũng phải thua thôi, ông chồng ngạc nhiên quá, anh đấu với ông ta mấy ngày mấy đêm, không hơn được nửa ly, Hồ gia đao pháo không hơn nổi Miêu gia kiếm pháp, làm sao em lại nói như thế? Bà vợ cười nói, bữa nay, em, do đứng ngoài, nhìn từ phía sau lưng, thì nhận ra một sơ hở của Miêu Nhân Phượng, cứ mỗi lần ông ta ra chiêu [Gấu quên mẹ tên], là cái vai trái của ông lại nhích nhích một cái, như bị con gì đó cắn. Ngày mai, nếu ông ta ra chiêu đó, anh dùng chiêu đó đó, là xong đời Miêu Nhân Phượng.
Bữa sau, quả như thế. Nhưng ông chồng, thay vì bửa cổ họ Miêu, thì ngưng đao lại, và hỏi tại sao, họ Miêu cười, nói, đúng như thế. Số là khi còn nhỏ, ông già dậy kiếm, đến chiêu đó, tôi bị một con kiến cắn đúng chỗ đó, đi trật đường kiếm, bị ông già đánh cho một trận để đời, và thế là sau này, cứ đi đường kiếm đó, là bị kiến cắn!
Gấu nghi rằng, mấy anh chị Mít, làm cho eVăn, mấy anh chị Yankee mũi tẹt làm cho Bi Bì Xèo, cũng đã từng bị kiến cắn, y hệt, mỗi khi đụng nhằm một từ ’nhạy cảm’!

Hay là đúng lúc đó thì bị kiến cắn ở đúng vùng... 'nhậy cảm'?
*
Ui chao, dịch mới dọt, bỗng nhớ một câu tuyệt vời vinh danh Solz, Gấu dịch sai, được độc giả Tin Văn “hiệu đính”:

Soudain, avec “Ivan Denissovich”, il invente le nouveau héros soviétique: un bagnard banal et violent qui restreint son humanité aux besoins élémentaires de subsistence.
Bất thình lình, với Một ngày, ông phát minh ra anh hùng mới của Liên Xô: Một tên tù bình thường, tầm thường, hung dữ, bặm răng kiềm chế chất người ở trong anh ta, vì nhu cầu tối thiếu của sự sống còn.
Câu độc giả chỉnh lại:
Bất thình lình, với “Ivan Denisssovich”, ông phát  minh ra vị anh hùng mới của Xô Viết: một anh tù tầm thường, hung dữ, hạn chế tính người của hắn tới mức đủ dùng cho nhu cầu sơ đẳng của sinh tồn.
Tks again. NQT

*
Chuyện phản động

Tập truyện ngắn Ngàn Kinh Kệ, 2005, của Yiyun Li, đoạt bốn giải thưởng, trong có của Guardian cho tác phẩm đầu tay. Lần này, với cuốn tiểu thuyết đầu tay, bà làm độc giả mến mộ, với cái nhìn trầm tĩnh của tay thầy thuốc Nga Chekhov, khi ngó vào một nước TQ thay đổi, và cuộc sống của những di dân của nó. Đây cũng còn là một tuyệt chiêu thật ấn tượng, về sự thích nghi, ứng xử, khi phải vượt rào cản văn hóa, khi đụng tới kinh nghiệm của người TQ, trong dòng văn chương tiếng Anh của người Mỹ, mà những khuôn mẫu hầu hết đều là từ văn chương Âu Châu.
*
Danh xưng "Đánh khắp thiên hạ không kiếm ra địch thủ ông Phật Mặt Vàng Miêu Nhân Phượng", của họ Miêu, là để chọc giận Thần Đao, khiến ông bỏ núi, Tây Vực, xuống đồng bằng, Trung Nguyên, để làm thịt.
Kim Dung, với Gấu. tuyệt nhất, vẫn là Tuyết Sơn Phi Hồ. Câu chuyện thằng nhỏ Hồ Phi, chẳng có bố mẹ, làm Gấu nhớ đến... Gấu!
Nó cũng gặp một Bông Hồng Đen, y chang Gấu!
Hai đứa gặp nhau lần đầu tiên tại Thương Gia Bảo, em của Hồ Phi khi đó là baby, mẹ theo trai, em khát sữa quá, khóc ỏm tỏi, vậy mà vẫn nhớ đến Hồ Phi, và khi gặp lại, em nói, em sẽ không như mẹ em đâu!
Ui chao, sao mà tuyệt như thế cơ chứ!
*
Nằm trong nôi, mà gặp một cái, mà đã nhận ra, chàng đây rồi, đúng là chàng của mình đây rồi!

Thảo mà mà ca dao Mít có câu thương em từ độ ông via của em gặp bà via của em! (1)
Vậy mà một ông bạn của Gấu chê Gấu, mày mê con Hồng Đen đó hả, khi tao gặp nó, thì thấy nó ỉa đùn, từ trên đầu cầu thang chảy dài xuống cuối cầu thang. Ghê quá! Vậy mà mê được sao!
(1)
“Sao Vua chín cái nằm kề,
Thương em từ thuở mẹ về với cha.
Sao Cày ba cái nằm ngang,
Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm chồng,
Thương em từ thuở mẹ bồng mát tay.
Sao cày ba cái nằm xoay,
Thương em từ thuở em hay khóc nhè."
*
Nói chuyện văn chương chưởng. Có lẽ đây là chiến lợi phẩm tuyệt vời nhất, đối với Miền Bắc nhờ chiến thắng Miền Nam mà có được, không kể ba thứ đồng hồ không người lái, một cửa sổ, hai cửa sổ!
Tuy nhiên, cũng còn tùy.
Bởi vì có lần, Gấu hỏi bà chủ sạp cá, đã từng đọc Kim Dung, bà dựng ngược, thứ đó, mà anh bảo tôi đọc ư, tôi đâu có thì giờ?
Bởi vậy rắm ai vừa mũi người đó, là vậy.
Bất giác lại nhớ lần đầu được thưởng thức sầu riêng.
[Nhưng cái món rau rấp (?), Gấu, cho đến bây giờ vẫn chịu thua!]
Vẫn nói chuyện cứt đái.
Ông trưởng đài VTD của Gấu, một lần, nhân nói chuyện con nít, ông cho biết, không bao giờ ông bế con, bởi vì chỉ sợ nó ị hay tè ra người!
Gấu nghe ông nói, mà tiếc cho ông. Một trong những “đại thú” của con người, là được bế con của mình, và được nó ị, hay tè vào người!
Ấy đấy, cái thú đọc Kim Dung, tuy không bảnh đến mức như thế, nhưng biết đâu, cũng chẳng thua, với những đệ tử chân truyền của ông?
Nói rộng ra, cái thú đọc sách?
*
Vẫn tiếp chuyện cứt đái. Hồi còn Sài Gòn, còn Quán Chùa, có những buổi sáng thật sớm Gấu ngồi với Mai Thảo, ông thì ra lấy bài [Gấu lúc đó giữ mục Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề], những lần rảnh rang, ông không phải lo viết fơi ơ tông, hai anh em lèm bèm về cái thú coi phim. Nhờ vậy, mà Gấu biết, ông cũng rất mê hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, và rất thú, những chi tiết là thượng đế ở trong phim, thí dụ, hiệp sĩ mù cứu thoát một đứa con nít, và được nó thưởng cho một vòi nước đái, bèn thú quá, la lên, ô con trai, hay hiệp sĩ mù mơ thưởng thức cảnh mặt trời mọc nơi bãi biển, thí dụ, và tới lúc đó, tai nhảy nhảy, mũi hích hích ngửi mùi gió, mùi muối, mùi vị nong nóng của mặt trời vừa ló lên khỏi mặt biển, thay vì mắt mở lớn. Ui chao tuyệt!
Gấu mới tậu được mấy phim hiệp sĩ mù. Coi, lại nhớ Mai Thảo.
[Tậu, là vì phim loại này hiếm, và mắc lắm!]
*
Gấu có lần lèm bèm về nước cờ Hư Trúc, và tuyệt chiêu của Kim Dung, chuyên mồi thuốc bằng một cây diêm xài rồi! Thế mới ghê.
Thường ra, thì chúng nhân mô phỏng, bắt chước, ăn cắp, đạo văn, thuổng… Có một ông đại thi sĩ, Ông Số Hai, như Gấu đã từng xưng tụng, Trời cho ông đủ thứ trên đời, chẳng thiếu một thứ chi, Gấu này cũng thèm, và tin rằng, chẳng bao giờ ông này thèm một thứ chi, ấy thế mà ông thiếu và thèm, và ăn cắp, chỉ một cái tít, của một bài viết, thế mới quái đản!
Kim Dung là bậc đại tài, trong cái nghề mô phỏng, và khi túng quá, kẹt quá, ông bèn đốt thuốc bằng cây quẹt quẹt rồi!
Nước cờ Hư Trúc đúng là độc nhất vô nhị trên võ lâm giang hồ. Lần đầu, KD sử dụng nó, để cứu mạng Ác quán mãn doanh Đoàn Diên Khánh, lần thứ nhì, cứu Thiên Sơn Đồng Mỗ Lý Thu Thuỷ. Tuyệt chiêu, là còn theo nghĩa đó, vô cuộc cờ không phải để tranh được thua, nhưng mà là để cứu người, không chỉ một, mà tới hai lần!
Cũng vậy, là tuyệt chiêu Kiến Cắn.
Kim Dung cũng là sư phụ cứu mạng của Gấu, những ngày cải tạo nông trường Đỗ Hòa.


Trang Vila-Matas
*
Về cái ngu sáng suốt: Bậc hiền giả phải giả đò ngu


*

Nhật Ký Tang. Nỗi Đau Mẹ
["Mal de mère" là muốn nhắc tới "mal de mer", say sóng]
*
Dilemnes posthumes
La publication d’écrits intimes de Roland Barthes témoigne de l’ambiguïté des publications posthumes: entre vénération et trahison de l’auteur mort. Par Eléonore Sulser
Nan đề di cảo: Vinh danh hay phản bội người đã chết?
Et Kundera d’interpeller Brod: «C’est lui qui est chez lui dans son œuvre, et pas vous, mon cher!»
Và Kundera khều nhẹ Brod: "Kafka ở nhà Kafka trong tác phẩm của ông ta, đâu phải mi?"
*
LA COLÈRE DE FRANÇOIS WAHL
"Roland aurait été révolté”
Cái vụ in di cảo Nhật Ký Tang của Roland Barthes đang làm phiền mọi người, và làm phiền Barthes, ở phía bên kia nấm mồ.
"Ông sẽ rất là bực mình", bạn thân của Barthes, cho biết.


Đỉnh cao chói lọi
Sinh nhạt Bác
Viên gạch Bác


Quê hương tưởng tượng

1954, Gấu ở lại Hà Nội, không hề tính bỏ đi, như văng vẳng nghe ra câu nói của bà chị P. hơn nửa thế kỷ sau đó, khi về từ miền đất lạnh, cả lò nhà mày là Cộng Sản.
Nhưng, ở đâu, ai nuôi mà ở?
Bà cô đã theo ông chồng Tây xuống Hải Phòng, chờ đi Tây.
Một anh bạn học, nhỏ tuổi hơn Gấu, đẹp trai, con nhà giầu, nói, anh đến nhà em ở, em nói với mẹ em rồi, mẹ em bằng lòng.
Bà mẹ là bà giáo trường nữ trung học Trưng Vương, hình như vậy. Lâu quá, làm sao nhớ, nhưng chắc là vậy. Ông chồng lên chiến khu vào những ngày toàn quốc kháng chiến. Đúng ngày VC tiếp quản thủ đô, gia đình được tin, ông chồng chết vì bịnh sốt  rét, ít lâu sau khi lên rừng.
Gia đình cũng thường thôi, nhưng, nhờ có bà con bỏ vào Nam, để lại cho cả một tòa nhà mấy từng ở Phố Hàng Bông.
Thường thì thường, cung cách không thường, Gấu, thằng bé nhà quê, lần đầu tiên biết người Hà Nội ăn uống, cư xử, lời ăn tiếng nói, lễ nghĩa… ra sao. Đến lúc đó, Gấu mới hiểu ý nghĩa của câu "Ăn trông nồi, ngồi trong hướng".
Bà mẹ rất tốt, nhưng mẹ của bà mẹ thì thật là khủng khiếp!
Cảm thấy khó mà ở lâu, Gấu bèn mò về làng, tính trở lại kiếp nhà quê, khi đó, bà chị cũng đã từ mặt trận Điện Biên Phủ trở về, với mấy bằng khen, nữ dân công oai hùng, anh dũng gì gì đó.
Lần về Hà Nội, "cái tay" NTS làm Gấu nhớ ra anh bạn học cũ.
*
Gấu đọc Quê Hương Tưởng Tượng, bản tiếng Tây, những ngày đầu viết Tạp Ghi, cho báo Văn Học, của NMG, thời gian ở Vancouver, cc 1997, vùng nhiều sách Tây hơn sách tiếng Anh, nhất là ở trong thư viện. Bi giờ, sắp đi, bèn lôi ra đọc lại, và tính dịch ba bài mở ra tập tiểu luận phê bình, mới nhận ra, giá mà có thêm nguyên tác thì chắc là thú hơn. Bèn đi lượm, từ một tiệm sách cũ, cùng cuốn Kẻ Xa lạ, bản tiếng Anh, có thêm lời bạt, của chính Camus, viết về nó, dành cho độc giả tiếng Anh. Đọc bài này, và cái thư Camus gửi cho một ông người Đức, khi ông này tính đưa Kẻ Xa Lạ lên sân khấu, chúng ta nhận ra, cả hai đều nhằm phạng Sartre, qua bài viết Giải Thích Kẻ Xa Lạ, khi cuốn sách mới ra lò.
Nhưng, tình cờ vớ được luôn bài viết của Rushdie, cho phim Oz, thật tuyệt. Sẽ đưa lên Tin Văn liền, như một lời tạ lỗi, vì lâu quá, không có bài nào cho trang Thiếu Nhi!

*

*

The Outsider
AFTERWORD

A long time ago, I summed up The Outsider in a sentence which I realize is extremely paradoxical: 'In our society any man who doesn't cry at his mother's funeral is liable to be condemned to death.' I simply meant that the hero of the book is condemned because he doesn't play the game. In this sense, he is an outsider to the society in which he lives, wandering on the fringe, on the outskirts of life, solitary and sensual. And for that reason, some readers have been tempted to regard him as a reject. But to get a more accurate picture of his character, or rather one which conforms more closely to his author's intentions, you must ask yourself in what way Meursault doesn't play the game. The answer is simple: he refuses to lie. Lying is not only saying what isn't true. It is also, in fact especially, saying more than is true and, in the case of the human heart, saying more than one feels. We all do it, every day, to make life simpler. But, contrary to appearances, Meursault doesn't want to make life simpler. He says what he is, he refuses to hide his feelings and society immediately feels threatened. For example, he is asked say that he regrets his crime, in time-honored fashion. He replies that he feels more annoyance about it than true regret. And it is this nuance that condemns him.

So for me Meursault is not a reject, but a poor and naked man, in love with a sun which leaves no shadows. Far from lacking all sensibility, he is driven by a tenacious and therefore profound passion, the passion for an absolute and for truth. This truth is as yet a negative one, a truth born of living and feeling, but without which no triumph over the self or over the world will ever be possible.

So one wouldn't be far wrong in seeing The Outsider as the story of a man who, without any heroic pretensions, agrees to die for the truth. I also once said, and again paradoxically, that I tried to make my character represent the only Christ that we deserve. It will be understood, after these explanations, that I said it without any intention of blasphemy but simply with the somewhat ironic affection that an artist has a right to feel towards the characters he has created.

Albert Camus, January 1955
Penguin Books
[Note: Những câu gạch dưới, là do Gấu]

*
... Ông hẳn cũng đoán ra được, dự án của ông làm tôi phân vân. Đã hai mươi năm tôi quan tâm tới kịch nghệ, từ đủ thứ khía cạnh của nó (tôi đã từng là diễn viên, và là nhà đạo diễn), và tôi biết rằng, thứ ánh sáng còn sống, còn tươi (cru) là ánh đèn chói lòa ở sàn quay, thật khác xa cái thứ ánh sáng được tính toán thật chi ly mà người ta đưa vào trong một cuốn tiểu thuyết. Trước ánh sáng chói chang đó, một nhân vật, cho dù đứng thẳng ở trong một câu chuyện kể, có thể ngã lăn đùng ra. Nhưng lá thư của ông, và của M. Deblue làm cho tôi thật muốn lao vào cuộc phiêu lưu này. Và do kinh nghiệm, tôi biết rằng, chỉ sự tương kính giữa hai cá nhân mới là đảm bảo số một, khi quyết định cộng tác. Và tôi đồng ý để ông thực hiện dự án đưa tiểu thuyết Kẻ Xa Lạ thành kịch trình diễn...
Được đấy, ông bạn ạ, cái dự án của ông. Chỉ có hai điểm xuyết nho nhỏ:
1. [Khán giả mà] không được coi cái xen giết người thì thật là bực mình lắm đấy. Bởi vì đây là trái tim [centre: trung tâm] của câu chuyện. Đây là một cú giết người có mặt trời ở trong đó. Mặt trời ở đây là trung tâm mà thảm kịch xoay quanh. Và thảm kịch sáng chói lên nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào nó. Theo tôi, đây là điều làm cho nó khác với một câu chuyện u tối, và thoát tục [désincarné: mất xác phàm; có xác phàm thì mới có chuyện giết người], theo kiểu của Kafka. Ông sẽ nói, khó lắm đấy, nếu trình diễn được như thế. Tôi trả lời: Đúng như vậy. Khó lắm đấy. Hãy cố mà tìm tòi, và một khi vớ được, vở kịch của ông mới nguyên xi biết bao; ấy là tôi muốn nói, cái chất sáng tạo của kẻ đạo diễn.
2. Cái xen độc thoại kết thúc màn thứ sáu, theo tôi, là bất khả thực hiện. Trên sân khấu độc thoại chỉ đi được với những cử chỉ, động tác (ấy là với những diễn viên số một). Thực hiện theo cách của ông, như ở xen đó, sẽ trở thành "lên lớp, giảng mo-ran", nghĩa là rất kịch cợm, tôi muốn nói, giả tạo.
... Nói ngắn gọn, tôi muốn làm sao tránh xa khỏi kiểu đua đòi Kafka, và chủ nghĩa biểu hiện (expressionnisme). "Kẻ Xa Lạ" không hiện thực mà cũng không kỳ quái (fantastique). Với tôi, đây là một thứ huyền thoại nhập thể (incarné: nhập xác phàm), không lơ mơ mà bám cứng lấy cõi người ta, tới tận da, tận xương, tận tủy. Và tới tận cùng của hơi nóng ngày ngày. Người ta muốn coi đấy là một kiểu cọ mới của vô đạo đức (immoraliste). Vậy là lầm to. Cái đập vào mặt chúng ta ở đây, không phải là đạo đức, mà là thế giới của vụ án, nó trưởng giả, nó quốc xã, nó cộng sản, nói tóm gọn, đây chính là vết lở lói đương thời.
Riêng với anh chàng Meursault, có chút hướng thượng ở anh ta, và đó là từ chối, tới chết: nói dối.... Meursault không ở phía những ông tòa, lề luật xã hội, những tình cảm ước lệ, đóng hộp. Anh ta có đó, như hòn sỏi, như ngọn gió, như biển cả, dưới mặt trời. Và cũng như sỏi đá, chúng có thể biết đau, nhưng không thể nói dối, chẳng bao giờ nói dối.... Nếu ông đọc cuốn sách theo kiểu tôi vừa đề nghị, ông sẽ nhận ra một thứ đạo đức của sự chân thành, và một niềm vui, vừa tiếu lâm vừa bi thảm, về cõi đời. Chính những điều này làm nó thoát ra khỏi vẻ u tối, biểu hiện, hay là thứ ánh sáng của sự tuyệt vọng....
  Kẻ Xa Lạ


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

*

Giấc Mơ BHD
Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.


Cuộc Tình Bỏ Đi

Phỏng vấn
PHT: Tôi cứ xuất hiện là lại "nói khôn" một cách ngu ngốc, trong khi người khôn thật thì phải biết "ngu ngốc" giả vờ, nghĩa là khôn vừa thôi, đừng khôn hơn người khác chứ!... Nhiều khi, tôi thấy tự ghét chính mình vì cái tội "thật quá". Tội to nhất của tôi là "thật quá", nhiều người thân của tôi nói vậy. Trong khi cái khôn nhất của tôi lại là cái "đã hết khôn dồn sang..." (cười)
Blog NTT
* 

T.H: Khi ra gần đến cổng sắt, nhà thơ dừng lại, nói tiếp như vẫn không dứt dòng suy nghĩ của mình: "… mà cậu cũng dại…". Mấy ly rượu Ararát làm cái lưỡi tôi trở nên phóng túng, tôi [Phùng Quán] bật cười to: "Thưa cậu, thì chính cậu đã viết điều đó thành thơ từ nửa thế kỷ trước: Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần!". Xuân Tân Mùi, 1992
Blog NQL
*
Gấu đã từng gặp PHT, và theo như nhận xét của Gấu, nàng cực kỳ thông minh, dí dỏm, chứ không "khôn". Chính vì thế mà bị đám ngu, đám lùn đánh tới tấp, trong có cả bà chủ sạp cá chợ Bơ Linh.
Cực kỳ thông minh, dí dỏm, và thật tình cảm. Thí dụ như chuyện sau đây.
Lần đó, em tính làm một tuyển tập truyện ngắn các tác giả, ngoại chung với nội, và order Gấu mấy truyện, và khi gửi, Gấu gửi kèm vào đó, những truyện ngắn của Gấu Cái. Sau đó, Gấu có mail, hỏi ý kiến v/v những truyện ngắn của Gấu Cái, em trả lời, vậy mà em lại tưởng là của anh, nếu vậy, thì để em "tách riêng" hai người ra nhé?
Đọc mail, Gấu Cái phải bật cười, và bái phục!
*
V/v ngu khôn, nhân mới đọc một bài viết của tay Vila-Matas, thật tuyệt. Scan ra đây, và nếu có dịp, sẽ dịch hầu quí vị độc giả Tin Văn: Pour une stupidité lucide, Về một sự ngu đần sáng suốt, mục Sổ Đọc, báo Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire Tháng 10, 2007, đặc biệt về các triết gia phạng nhau, Les grandes querelles entre philosophes.
Vila-Matas phán, một trong những vấn đề lớn hiện nay là đám trí thức, l’intelligentsia, - một từ của Nga, dùng để chỉ một giai cấp xã hội gồm toàn những đấng tinh anh – đã thấm mệt. Họ tin rằng, đã từ lâu lắm rồi, đám họ nói, chỉ để cho nhau nghe, không lọt được tới phía bên ngoài, ấy là vì quần chúng bi giờ ngu quá, lùn quá, không làm sao mà hiểu được những cái gì cực kỳ thông minh, dí dỏm, và tràn đầy tình người. Chính vì thế mà những tác giả của thế kỷ trước, thí dụ Musil, Broch, Valéry, đếch có ai thèm đọc nữa.
Hệ quả là, đám tinh anh bặt tiếng, [ít tiếp xúc, tránh va chạm, như PHT nói], hoặc nếu có nói, thì bèn nói những điều tầm phào, cho đám ngu, đám lùn có thể nghe được, hiểu được!
*
HTV: Có người nhận xét Phan Huyền Thư ngoài đời kiệm lời và khiêm tốn. Nét tính cách này có đúng với chị không?
PHT: Tôi cứ xuất hiện là lại "nói khôn" một cách ngu ngốc, trong khi người khôn thật thì phải biết "ngu ngốc" giả vờ, nghĩa là khôn vừa thôi, đừng khôn hơn người khác chứ!... Nhiều khi, tôi thấy tự ghét chính mình vì cái tội "thật quá". Tội to nhất của tôi là "thật quá", nhiều người thân của tôi nói vậy. Trong khi cái khôn nhất của tôi lại là cái "đã hết khôn dồn sang..." (cười)
Vì thế, tôi ít tiếp xúc, ít bạn, ít va chạm, tôi thèm được cô đơn một cách yên ổn. Tôi chỉ muốn im lặng để làm việc của mình. Thực sự tôi không thích xuất hiện trên truyền thông như mọi người nghĩ đâu. Nói thì chẳng ai tin, nhưng cứ ngồi trên tivi suốt ngày và leo lẻo trên báo thế, ai tin mình được!
HTV: Thơ chị rất khó đọc và đọc rất khó vào. Chị lí giải sao về điều này?
PHT: Người thích ăn tiết canh dê, người lại thích ăn thịt chó hấp... người ăn gỏi, người lại thích sốt vang... Tôi nghĩ, món tôi nấu khó vào vì nó không hợp khẩu vị của người thưởng thức. Hoặc là tôi vụng, hoặc là chính họ vào nhầm quán, ăn nhầm món...
HTV: Những khao khát và nỗ lực làm mới thơ rất bền bỉ và mạnh mẽ ở chị, có quan hệ ra sao với sự đọc khó đó? Chị có bao giờ nghĩ "tầm đón nhận" của độc giả hiện nay rất thấp không? 
PHT: Người kém hiểu biết thường không đọc thơ. Thơ phần nhiều dành cho những người ảo tưởng, viển vông và lãng mạn. Họ thường có nhiều đòi hỏi mang tính thoả mãn trí tưởng tượng và sự khao khát của chính họ chứ không quan tâm đến người đã trình bày ra cái tổ chức "phi ngữ pháp - giàu hình ảnh và nhạc điệu" kia muốn gì... Họ có quyền như vậy chứ!
*

From:
To:
Tuesday, February 18, 2003 10:54 PM
Today's my birthday. U make me happy. Tks for nice message.
 ----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Tuesday, February 18, 2003 10:50 PM
Subject: Re:
Tks, I miss you, really, nqt
*
Happy Birthday to U,
NQT
10. 2.2009


Văn chương và Siêu hình: Về cuốn Linh Sơn