*

Tạp Ghi
1

















30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?

From:
To:
Subject: Các anh vĩ đại quá! Chiến tranh độc ác quá!
Date: Thu, 01 May 2008 16:25:27 -0400
*
Lire, Đọc, số Tháng Tư 2008
NHT vs DKh.
Thiệp so găng DKh.
La réponse gît sur les genoux des dieux, comme dit Homère.
Câu trả lời thì nằm ở đầu gối những vị thần, như Homère nói.
Sự thực thì nằm ở ngón tay trỏ của Đức Thánh Trần, như dân Mít nói.

Ente apparatchiks et capitalisme sauvage
Giữa đám con ông cháu cha và chủ nghĩa tư bản dã man

Người ta chửi ông nhổ vào nồi cháo ái quốc, nhét cái gì đó vào miệng sĩ phu Bắc Hà, và....

Sous le couvert d'histoires anodines perce une critique sociale féroce. Nguyên HuyThiêp dérange.
Dưới cái vỏ những câu chuyện làm xàm, là một mũi dùi phê phán xã hội.
Hung bạo, tàn khốc. NHT quậy.

Au Vietnam, la littérature fut longtemps condamnée à bredouiller, pour cause de communisme. Elle vit toujours sous haute surveillance, même si la censure a lâché du lest. Pas assez, en tout cas, pour que les écrivains, là-bas, confondent libéralisme économique et liberté d'expression. C'est évidemment le cas de leur chef de file, Nguyên Huy Thiêp, né à Hanoi en 1950. A l'époque de la dictature, il écrivait sous le manteau et cachait ses manuscrits dans la cave de sa maison tout en dévorant Pouchkine ou Flaubert pour ne pas mourir de lassitude.

Ở Việt Nam, văn chương lâu nay bị kết án phải lèm bèm ca ngợi chủ nghĩa cộng sản và nghĩa cả của nó. Văn chương luôn sống dưới sự canh chừng tối đa của con mắt của con nhân dân, ngay cả khi chế độ kiểm duyệt ra lệnh, hãy cởi trói cho đám chúng nó. Nhưng đếch ăn thua gì, đối với nhà văn thứ thiệt. Đừng hòng họ lầm thị trường tự do và tự do ăn nói. Đúng là trường hợp tay trùm của đám này, là NHT, sinh tại Hà Nội năm 1950 [vậy mà tưởng bằng tuổi Gấu, 1937]. Vào thời độc tài, ông viết dưới chiếc áo khoác của Gogol, và giấu bản thảo ở dưới hầm nhà, trong lúc ngấu nghiến Pouchkine hay Flaubert, để khỏi chết vì buồn chán.

Et il eut le courage de ne pas baisser la garde, de tourner le dos à la propaganda et aux dogmes du réalisme socialiste. A la fin des années 1980, il profita d'une timide embellie pour publier le très incorrect Général à la retraite, où il stigmatisait un Vietnam corrompu, affamé et démuni. On lui reprocha alors de cracher dans la soupe patriotique, et il se retrouva de nouveau dans les oubliettes de la censure.

Ông có cái can đảm của một người luôn cảnh giác, và quay lưng lại với ba cái trò tuyên truyền và những giáo điều của chủ nghĩa hiện thực xã hội. Cuối thập niên 1980, lợi dụng một chút trời quang mây tạnh, ông cho ra lò một ông Tướng Về Hưu không giống ai, qua đó, ông phạng một nước Việt Nam hư ruỗng vì tham nhũng, đói khổ, bị vét sạch đến cạn láng. Người ta trách ông đã nhổ vô nồi cháo ái quốc, và ông lại thấy mình, một thứ cùi hủi của chế độ kiểm duyệt.

Il continue aujourd'hui à déranger, dans un pays où certains de ses romans sont encore interdits. Aussi est-il constraint de contourner les obstacles en écrivant des textes qui sont autant de paraboles. Les quatre nouvelles réunies dans “Mon oncle Hoat” doivent donc être lues au second degré : derrière la métaphore, sous le vernis d'histoires apparemment anodines, on découvre une critique sociale souvent féroce. Celle d'un Vietnam où les vieilles valeurs de la spiritualité bouddhique sont bafouées par les apparatchiks qui confisquent le pouvoir, d'une part, et, d'autre part, par les dragons du capitalisme sauvage qui transforment les villes en jungles impitoyables. Qu'il mette en scène un ramasseur d'excréments, un vieillard chassé par sa famille parce qu'il ose aimer la poésie, ou une éleveuse d'oiseaux qui déplore que les rossignols soient désormais dressés pour les combats de cirque, Nguyên Huy Thiêp dépeint une société aux abois - violence larvée, régime en putréfaction, misère crasseuse. Sur cette réalité, l'écrivain jette les pétales d'une écriture lumineuse, délicate et ironique, qu'il pratique comme une thérapie. Avec ces mots en guise de mode d'emploi : « Ne riez pas, la vraie littérature est peut-être à n'y rien comprendre. La réponse gît sur les genoux des dieux, comme dit Homère. »   A.C.

Ông tiếp tục quậy, tới ngày hôm nay, tại một xứ sở mà một vài cuốn tiểu thuyết của ông vẫn bị cấm. Ông cũng bó buộc phải đi vòng qua những chướng ngại và viết một số tác phẩm có tính ẩn dụ. Bốn truyện ngắn tập hợp trong Ông chú Hoạt của tôi phải đọc ở bậc thứ nhì: sau ẩn dụ, dưới mặt véc ni của những câu chuyện không quan trọng, người ta khám phá ra một sự chỉ trích, phê phán xã hội, một cách khốc liệt, hung dữ, và thường xuyên. Nó nhắm vào một nước Việt Nam, nơi mà những giá trị cổ xưa của tinh thần Phật giáo bị nhạo báng bởi tầng lớp cán bộ con ông cháu cha, chúng cuỗm quyền lực, một phía, còn phía kia, là những con rồng của chủ nghĩa tư bản dã man, nó biến những thành phố thành những rừng rú tàn nhẫn, không xót thương. Ông trình ra một người thu nhặt cứt, một ông già bị gia đình xua đuổi vì yêu thơ, một cô gái chuyên nuôi chim chóc, đau đớn vì những con sơn ca bị nuôi dậy để đấu đá lẫn nhau trong rạp xiếc.
NHT vẽ ra một xã hội đang trong tuyệt vọng - bạo lực tiềm ẩn, chế độ thối ruỗng, khốn cùng cùng cực. Trên thực tại đó, nhà văn tung ra những cánh hoa của một lối viết lung linh, tế nhị, và hóm hỉnh, mà ông ta tập luyện nó, như một một phương thức chữa bệnh. Với những từ sau đây, chỉ cách dùng: "Đừng cười, văn chương thứ thực có thể là chẳng hiểu, chẳng lĩnh hội, chẳng thấu đáo. Câu trả lời thì ở đầu gối những vị thần, nói như Homère."
[Câu này, do NHT trích dẫn, qua bài viết dưới đây, cũng của Clavel, cho biết]
André Clavel
“Mon oncle Hoat” [Ông chú Hoạt của tôi] par Nguyên Huy Thiêp, traduit du vietnamien par Sean James Rosé, Tuong Vi Rigal et Philippe Dumont, 110 p., L'Aube, 11,80 €
&
Một bài nữa về NHT, cũng của tay André Clavel

*


« Au goulag, il se trouvait que les gens ne mouraient pas comme des mouches.
C'étaient plutôt les mouches qui mouraient comme des gens. »
"Ở Lò Cải Tạo, không phải những con người chết như ruồi,
nhưng mà là những con ruồi chết như người."
Với bất cứ một con người có lương tri, Mít hay không Mít, điều làm người đó bận tâm, về cuộc chiến Việt Nam, là, những gì xẩy ra sau đó, chứ không phải trước và trong cuộc chiến.
Tại làm sao một cuộc chiến thần thánh như vậy, mà lại gây nên kết quả thảm khốc như vậy.
Các anh vĩ đại quá! Chiến tranh độc ác quá!
Cuộc chiến ác độc đâu bằng cuộc hậu chiến độc ác?

Dọc đường Xuân Lộc- Biên Hoà-Sài Gòn, quân Ngụy tan tác thành từng mảng, cởi bỏ súng đạn, quân trang, quân dụng vứt ngổn ngang dọc đường như rác dày đặc. Một giờ chiều chúng tôi vào tới Dinh Độc Lập.
Sư đoàn 7 được lệnh quân quản Quận Một. Bà con Sài Gòn đứng đông nghịt bên đường, phụ nữ mặc áo dài hoa, cầm cờ đỏ sao vàng vẫy chào...
Một giờ chiều chúng tôi vào tới Dinh Độc Lập. Sư đoàn 7 được lệnh quân quản Quận Một. Bà con Sài Gòn đứng đông nghịt bên đường, phụ nữ mặc áo dài hoa, cầm cờ đỏ sao vàng vẫy chào. Sài Gòn trưa tháng tư, nắng long lanh như mật.
Ngô Minh Nguồn

*
Cảnh Ngụy tan tác thành từng mảng, thì quá đúng. Nhưng cảnh "Bà con Sài Gòn..." thì sai.
Ông Ngô Minh này không biết có phải là bạn của HPNT, TCS không? Nếu đúng, thì là một VC nằm vùng, và nếu như thế, ông nghĩ sao về Miền Nam, sau mấy chục năm được giải phóng, và đất nước, sau khi được thống nhất?
Ông có biến thành ruồi do đột biến gen như Đào Hiếu chẩn đoán không?
*
Trong đời Gấu, được hưởng hai lần đón chào VC, một lần từ rừng núi Bắc Việt về tiếp quản Hà Nội. Và một lần từ Hà Nội vô tiếp quản Sài Gòn.
Cả hai lần đều đếch thấy cái cảnh như ông Ngô Minh miêu tả như trên.
Lần nào, dân cũng sợ thấy mẹ!
Phụ nữ mặc áo dài hoa? Hay là bà này được điều từ Hà Nội dzô?
Cờ đỏ sao vàng ư? Vậy mà Gấu lại cứ hơi bị tưởng tượng ra là cờ Mặt Trận!
Nắng tháng Tư Sài Gòn long lanh như mật.
Thảo nào nhiều ruồi quá!
*

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT
(Tuỳ bút chính trị - 2006)
Nguyễn Khải

Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc.
Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.
Nguồn
Vì bài viết chưa đăng hết, cho nên chưa dám có ý kiến. Tuy nhiên, hai đoạn trên có vẻ chửi bố nhau
Cũng không hiểu cái tít là của Nguyễn Khải?
Về trường hợp Nguyễn Khải, khi ông mất, Gấu có đi một đường bói mu rùa, ông chọn Đảng thay cho Bố, vì ông không được Bố thừa nhận. Bố là quan, ông thuộc dòng con thứ.

From:
To:
Subject: Gioi qua
Date: Tue, 22 Jan 2008 07:03:45 -0500
    
Nhân lúc câu chuyện đang hồi hào hứng, tôi hỏi nhà văn vì sao ông rời Hà Nội, chia tay nhà số 4 Lí Nam Đế, nhà văn nói rất hồn nhiên: ”Sài Gòn lúc ấy hấp dẫn vì nhiều lẽ. Cái mạch ngầm sôi động của nó là nguồn đề tài phong phú, dạt dào lắm. Không vào làm sao viết nổi Gặp gỡ cuối năm, Sư già chùa Thắm và hàng loạt truyện ngắn sau này và cũng sẽ không có Nguyễn Khải hôm nay. Không bỏ Hà Nội đi làm sao viết về Hà Nội với niềm nhớ thương khắc khoải lòng người đến thế."
*
Cái cú ăn cướp Miền Nam, là một cú đổi đời với nhà văn Miền Bắc. Mặc khải, đúng hơn. Ra khỏi hang Plato, càng đúng hơn nữa. Câu nói, dân chúng Miền Nam chửi Thiệu như điên, của Duơng Thư Hương, là một nhận xét, cụ thể, nhưng chính vì thế, thật mãnh liệt, thật khủng khiếp, về mặt chính trị. Trong câu nói đó, là cú đụng độ giữa hai nền văn minh, một dân chủ, một độc tài đảng trị. Biết đâu đấy, Nguyễn Huy Thiệp, nhờ mặc khải từ câu này, mà viết ra được Không có Vua?
Câu nói, trên, của Nguyễn Khải đâu có "hồn nhiên". Một kẻ quá khôn, khó mà hồn nhiên. Chứng cớ: ông bỏ đi những tác phẩm đầu tay tại "vùng đất không người" đối với văn chương XHCN, khi làm cớm xông xáo sào huyệt một tôn giáo, và làm điệp viên hai mang, khi đơn thương độc mã, tung hoành giữa tận cùng hang ổ của tầng lớp đầu não Mỹ Ngụy, qua nhân vật Quân, một hóa thân của Phạm Xuân Ẩn trong Thời gian của Người.
Một cách nào đó, đây mới là những tác phẩm mà ông muốn viết, chứ không phải Gặp gỡ cuối năm, một thứ tầm phào, gossip, cả về mặt văn chương lẫn chính trị, với giọng văn têu tếu, khinh đời, đúng giọng một nhà văn già làm ra vẻ từng trải. Thứ đó, chỉ bịp được những độc giả ấu trĩ, ghê gớm gì đâu, mà ông nêu ra một cách hồn nhiên? Chính ông thừa biết điều đó, nhưng 'faiblesse oblige'! Ông đâu đủ dũng khí như Dương Thu Hương?
&

Nhà văn Nguyễn Khải từ trần
Nguồn
Gấu đọc Thời gian của Người, và bị hớp hồn. Nhân vật Quân ở trong nó, cứ như là một thứ siêu điệp viên, cộng thêm một hiệp sĩ, giống y chang anh chàng dũng sĩ trong Cửa Tùng đôi cánh gài, tạ Thầy, hạ san, xuống núi, hành đạo. Gấu còn nhớ, cái cảnh anh chàng Quân đi vô khu, gặp đồng chí, cấp trên, mặt phải bịt kín... mãi sau này, mới biết, đây là hoá thân của Cao Bồi, tức Phạm Xuân Ẩn.
Vòng sóng đến vô cùng có thể coi như phần tiếp nối Thời gian của Người. Anh chàng Quân bây giờ làm chủ một xí nghiệp, bị bao vây trùng trùng điệp điệp bởi lũ bọ, tham nhũng, hủ hoá, triệt, khử lẫn nhau...

30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?
Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Note:
Gấu bị cái tít "đi tìm cái tôi" của bài viết của Nguyễn Khải làm 'lạc đường'.
Chẳng có đi tìm, mà cũng chẳng có bút ký chính trị. Chỉ là lèm bèm của một anh thợ văn VC.
Tuy nhiên, cũng nhân đây, lèm bèm về tay sừng sỏ nhất, của cả đám. NQT

Cái sự bị lừa của Gấu, là do, đúng lúc đang đọc bài của Sontag viết về Victor Serge, về mấy tác phẩm thật hách xì xằng của tay này, thí dụ, Trường hợp đồng chí Tulayev, bài của Nguyễn Khải xuất hiện, thế là bị liên tưởng, ui chao, bút ký chính trị, di chúc không thể bị phản bội, đi tìm cái tôi đã bị Đảng chôm mất... thế là lạc đường!
*
Ấy đấy, cũng như vậy, là trường hợp đám Ngụy đi trình diện học tập cải tạo.
Ui chao chỉ 10 ngày phù du, xong, là về xúm nhau xây cái nhà Việt Nam hậu chiến!
*
Ngày xưa, có ông triết gia Tầu, thầy Tử Sản gì đó, bị anh người làm lừa, sự thể cũng hơi giông giống đám Ngụy bị VC lừa.
Anh người làm được thầy đưa tiền đi mua một con cá, hay đem một con cá biếu một người bạn, Gấu không nhớ rõ. Anh người làm ghé quán, kêu xị đế, và nhờ nhà hàng nhóm lửa nướng giùm cá.
Về, anh nói với Thầy, đang đi đường, thấy cá ngáp ngáp, sợ cá chết, thả xuống nước, nó quãy đuôi đi một mách.
Thầy mừng quá, may cho đời cá, thoát cũi xổ lồng!
Anh người làm cười, nói với bạn, ai nói Thầy Tử Sản minh triết, ông bị ta lừa như đứa con nít.
Miền Nam thua cuộc chiến, sau đó đi cải tạo, là y chang thầy Tử Sản, bị thằng đầy tớ đánh lừa. Nó lừa hữu lý quá, nhân đạo quá, "tình quá", thế là cứ thế chui vào Lò Cải Tạo!

Giả tưởng [tiểu thuyết] là sự thực, theo Serge. Sự thực của sự tự vượt [self-transcendence], sự bắt buộc, bổn phận, trách nhiệm, obligation, đem tiếng nói đến cho những người bị câm hay bị bịt miệng. Ông rất tởm thứ tiểu thuyết tự thuật, khoe cái đời riêng tư của mình ra, giống như đàn bà khoe "nội y".
"Những cuộc sống cá nhân đếch làm tôi quan tâm. Nhất là cái của tôi".
UI chao sướng chưa. Đúng y chang Gấu!
Đời Gấu bảnh quá, đã năm lần bẩy lượt tính đem ra khoe, may quá , may quá!
*
Serge trích dẫn một ông Tây [ông không nói, tay nào]:
Khi anh tìm kiếm sự thực, khủng khiếp nhất, là, khi anh kiếm thấy nó.
[What is terrible when you seek the truth, is that you find it].
Đúng là tình trạng Miền Nam, khi tìm thấy sự thực "Mỹ cút, Ngụy nhào, giải phóng, thống nhất đất nước, xây dựng cái nhà Việt Nam lớn hơn cả nhà của Mẽo!"

*
Buổi giảng đầu tiên tại Irvine “Thực trạng kinh tế VN” khá ồn ào vì bị một số Việt kiều biểu tình “đả đảo”, đòi “Đặng Phong hãy nói về nhân quyền!” Họ đòi bằng được phải có đại diện vào giảng đường chất vấn. Tôi đồng ý, có ba người xấn vào nóng nảy lên án tình trạng tham nhũng ở VN và chính quyền tham quyền cố vị. Về tham những, tôi nói đúng có tham nhũng - nhưng chính quyền Sài Gòn  trước kia tham nhũng gấp 10 lần cơ. Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh, họ chịu. Còn tham quyền cố vị, thì chính quyền Thiệu, Kỳ... không hề muốn xuống ghế. Vì bản chất người cầm quyền có ai chịu tự nguyện rời chức vụ đâu? Tôi cũng chỉ là một công dân, có nguyện vọng chính quyền không nên tham quyền, và được bày tỏ nguyện vọng đó như mọi công dân khác.
Nguồn
Có một số vấn đề:
Làm sao ông biết mức tham nhũng của VC để mà so sánh.
Tham nhũng của Miền Nam dù có gấp 10 lần thì cũng khác tham nhũng của VC hiện tại. Đám chóp bu Miền Nam cố vơ vét để chuồn trước khi tầu chìm, khác hẳn VC vơ vét, để làm sập niềm tin. Cái sự mất niềm tin làm hại chế độ, làm hại đất nước chứ không phải tham nhũng.
Đúng như ông nhận xét, tham nhũng của Miền Nam góp phần giải phóng thống nhất đất nước, giống như sự thất trận của miền đất này. Tham nhũng của VC, căn nguyên và hậu quả của nó khủng khiếp hơn nhiều. Gấu không tin ông hiểu nổi những chuyện, thí dụ Chúa Sẩy Thai, Cái Cực Ác, gen đột biến, biến thành ruồi...

Ông cũng quên không nói về nhân quyền. NQT