Chúc Mừng Năm Mới, Kỷ Sửu, 2009

Trang thường lệ
*

On the evolution of Darwin

Among a glut of new works on the great naturalist, Philip Ball finds the claim that a hatred of slavery motivated his studies

In this view, Darwin's championing of the "brotherhood" of all men might even be considered one of the enabling factors in the election of a black man as US president. There will no doubt be sneers at this "politically correct" Darwin, but it is hard to dispute Desmond and Moore's contention that Darwin aimed to overturn the notion, conveniently adopted by slavers, that blacks and Europeans (and other races) were separate species.
Cái vụ Obama  lên ngôi, đã được Ngài Darwin tiên tri cách đây 150 năm rồi!


John Updike, chronicler of American loves and losses, dies at 76


Tứng Tâu
Thư ngỏ gửi niên trưởng Ó đen

Nguồn: Da Mầu
Note: Cả hai bài này đều thú vị cả!
Niên trưởng: Tuyệt!
NQT


Tôi luôn luôn có một niềm tin mãnh liệt vào những nhân vật của mình. Tin vào phẩm giá của họ, tin vào những điều họ kể, tin ngay từ lần tiếp cận đầu tiên cho đến khi đặt một dấu chấm cuối bài viết.
Nguồn

Đọc, là thấy tin rồi! NQT
*

Thật lạ, đọc “Tin Mừng”, về niềm tin mãnh liệt, Gấu bỗng nhớ đến một giai thoại, được nhắc tới  trong mục Sổ Tay của tờ TLS, số 23 Tháng Giêng, 2009, liên quan tới tay trùm Gestapo của Hitler, là Herman Goering.
Tay này nổi tiếng với câu phán:

“Cứ mỗi lần nghe nhắc tới từ ‘văn hóa’, là tôi sờ khẩu súng.” [“When I hear the word ‘culture’ I reach for my revolver.”].
Và một nhân viên của TLS tự hỏi, liệu có thể đảo ngược: Cứ mỗi lần nghe 'khẩu súng’, là tôi sờ ‘văn hóa’? [When I hear the word ‘revolver’, I reach for my culture].
Bạn thích món nào?
Cứ mỗi lần nhận 'tin mừng', như trên, là Gấu sờ súng!
Cùng số báo, có bài viết liên quan tới... thơ và bướm, “Poetic Affairs”.
Cái chuyện Gấu đọc tin mừng như trên, là tính sờ súng, chưa lạ bằng cái tay Michael Eskin tìm ra mối liên hệ giữa mấy nhà thơ nổi danh như Celan, Brodsky, họ đều khổ vì bướm, và nỗi khổ này liên can không chỉ đến số mệnh mà còn tới thơ của họ.
Quái đản thế! Thành ra, những gì gì như NHT đã từng nức nở, ‘dí l… vào thơ’ hay ‘dí thơ vào l…’ là đều có mắc mớ liên hệ, đều có tính ‘liên văn bản’ cả đấy!
Tin Văn scan bài viết, và nếu có dịp, sẽ dịch hầu độc giả.

*


Fire outside

TLS 2.1.2009 đọc Hòn đá kiên nhẫn: Văn phong là từ kịch.
Trên tờ Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire số tháng Chạp, dưới đây, có bài viết của Atiq Rahimi vinh danh Majrouh, "bởi vì ông ta, bởi vì tôi" [parce que c'est lui, parce que c'est moi], (1) nhà thơ, triết gia Afgan, bị ám sát cách đây 20 năm khi lưu vong, tại Pakistan.
(1) Câu này của Montaigne, để nói về tình bạn.
Tks
Đúng là già rồi, mắt mờ, chữ tác đánh chữ tộ
Tks again. NQT
*

Lâu lắm rồi, khi quê hương tôi chưa bị gót giầy Liên Xô chà đạp, chúng tôi còn có thể mơ mộng tương lai, hy vọng có ngày sống những giấc mộng, những ảo tưởng của mình. Khi đó, tôi còn trẻ. Những giấc mơ của tôi, tôi kiếm thấy chúng ở trong trái tim của những cuốn sách, ở trong mầu trắng giữa những chữ. Luôn luôn, sau giờ học, tôi chui vô thư viện ở Kaboul. Hay lang thang tại khu có những tiệm sách ở trong thành phố, hay tại những tay chuyên môn buôn bán sách cũ nơi bờ sông tìm những cuốn tiểu thuyết trinh thám hay khoa học giả tưởng. Lúc này lúc nọ, những cuốn sách cổ điển của văn chương viết bằng tiếng persane, hay những dịch phẩm từ những tác giả nước ngoài soi sáng tâm trí tôi. Chính là vào một thời điểm như vậy mà tôi khám phá ra cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình: Những người khốn khổ của Victor Hugo. Mỗi trang là một mặc khải đối với tôi, về một thế giới khác, một khả hữu khác để sống Lịch Sử.
Một bữa tôi rớt vô một cuốn sách lạ, nhà xb quốc gia Á Phú Hãn, Afghan. Bìa cũng lạ, trên cái nền mầu hồng nhạt là hình vẽ một con rồng cuộn tròn. Và trong vòng tròn đó là cái tít, Ajdahai khodi [dịch nghĩa đen: một con rồng tự thân, un dragon de soi], của một tay nào đó tên là Sayd Bahodine Majrouh. Đúng là một cái tít bí hiểm. Một thứ chuyện cổ tích kỳ quái chăng? Tôi mở ra và đọc trang đầu. Ở đâu ra bản văn này, một lối viết vừa cổ điển vừa hiện đại, không thể nào nhập vô và cũng không làm sao hiểu nổi, với một đứa trẻ 15 tuổi là tôi hồi đó. Tuy nhiên, những chữ ở trong đó như có nam châm, một khi nó lọt vào đầu bạn, là vô phương lấy ra.
Xốn xang, tôi gập cuốn sách lại, và để nó vô chỗ cũ.
Mãi sau đó, dưới thời Liên xô xâm lăng, tôi khám phá ra nhà thơ Liban, Khalil Gibran qua cuốn Nhà Tiên Tri của ông, và chính cuốn này khiến tôi tìm lại cuốn của Majrouh. Tôi đi tìm, vô phương. Chẳng thể nào thấy nó trong những thư viện, nhà sách, tiệm sách cũ. Thư viện quốc gia Kaboul cũng không. Cuốn sácch bị cấm, tác giả bỏ chạy lưu vong qua Pakistan.
Nhưng một bữa, tình cờ tôi vớ được nó, ngay tại nhà tôi, trong một cái hộp carton, giữa những cuốn sách của cha tôi. Tôi lại mở nó ra. Tôi đọc vài trang. Vẫn như nam châm, hút chặt lấy bạn, vẫn vô phương xâm nhập, không làm sao hiểu nổi. Tôi lại để vô chỗ cũ.
Một thời gian sau đó, một nhà sách đưa cho tôi một cuốn sách dịch, một tuyển tập của nhiều người viết, tên là Con người và những biểu tượng của nó, người chủ biên là một tay nào đó tên là C.G. Jung. “Đó có lẽ là chìa khóa mở ra tác phẩm của Majrouh.” Đúng như vậy, sau khi đọc cuốn đó, những từ, những chữ, những bài thơ của Majrouh trở nên sáng ngời đối với tôi.
Atiq Rahimi: Majrouth, voie magnétique.
*
Thật kỳ cục, thú vị, tuổi mới lớn của Gấu, tại Sài Gòn, y chang như tay này, ở Kaboul! Gấu cũng khám phá ra Những người khốn khổ tại nhà sách Lê Phan, bản tiếng Tây, đứng đọc cọp từ sáng đến tối, và bị một nữ nhân viên của tiệm đuổi ra ngoài!
Nhưng cuốn tiểu thuyết mặc khải của Gấu. là cuốn Bếp Lửa của TTT, cũng đọc cọp, ngay trên vỉa hè Sài Gòn.
Gấu cũng có những giờ ngồi thư viện Gia Long, để chép tay truyện ngắn Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp của Hồ Hữu Tường.
Cái thú lang thang kiếm sách báo cũ của tay này cũng y chang của Gấu, và của ông bạn quí của Gấu, là HPA. Gấu đã kể cảnh này khi viết về Khu Chợ Đũi. Chính là từ những tờ nrf cũ mà Gấu đọc bài điểm cuốn Những người mộng du của Koestler, và hẹn với chính mình, thể nào cũng phải tậu được nó. Và khi đi làm thêm cho UPI, đã dùng hết cả tháng lương đầu, ném vào tiệm sách, bõ những lúc nhịn đói nhịn khát, y chang tay này, khi vừa đến được vùng đất tự do, đã dùng cả món tiền trợ cấp đầu tiên nhận được để mua cuốn Người Tình của Duras.
According to Le Nouvel Observateur, Atiq Rahimi's first act on arriving in France in 1985 - as a young Afghan raw from his flight across hundreds of kilometres of snow, ice and landmines - was to spend his refugee stipend on a copy of the previous year's Prix Goncourt winner, L'Amant by Marguerite Duras. It is fitting, then, that Rahimi not only entrusted his three novels to POL, Duras's final publisher, but also, in November last year became a Goncourt laureate himself. Syngue sabour:

&

*
*
Nhật ký những ngày ở trại tị nạn Panat Nikhom Thái Lan.
Có vẻ như Gấu nhà văn hồi đó giỏi tiếng Anh, tiếng U hơn bi giờ!
Những dòng đầu là về BHD và ông Bố của em:

Chính là do sự độc ác (?), mà ông bố Bắc Kít muốn con học bác sĩ. Ông muốn cô con gái trở thành cái máy làm ra tiền.
Trong số những cô gái mà Gấu quen, TL [nhân vật chính trong Bụi]  là hạnh phúc nhất, có một tuổi thơ được gia đình chiều chuộng, nhưng căn bịnh đã vượt lên tất cả.
Người ta nói, thành phố, một khi bị lột truồng mọi ảo tưởng, mất đi một cái gì thánh thiện, và xì ra một cái mùi gì đó. Nó trở thành bà già, không còn là thành phố.
13 Tháng 12, 1993. Anh bộ đội Cụ Hồ chết trong chiếc áo giáp bách chiến bách thắng.