|
Cha Brisson, cc 1990.
Hình gửi cùng
với tiền, khi biết tin đậu thanh lọc.
Cha và Con,
trước văn phòng Cha, tại khuôn viên nhà thờ St. Francis Bangkok.
Thằng Tuấn,
ông con trai lớn, Hai Lúa và ông Th. một người bạn của Hai Lúa. Tay này
có một lý
lịch thật là ly kỳ, và thú vị, Hai Lúa xin hẹn sẽ kể.
Hai
Lúa, sáng
17 Tháng Tám, 2005, trước căn phòng ngày xưa đã từng trú ngụ.
"Đừng
cám ơn
tao. Không có cái vụ của mày, thí dụ vậy, sức mấy Chúa cho
tao có mặt, ở trên cõi đời này!"
Viết là
nhớ mãi
Đêm Thánh
Vô Cùng
Viết là Khiếp Sợ
Vẫn cái máy
đánh chữ cổ lỗ sĩ, ngày nào, "Ta
rất mừng...". Ta vẫn
như xưa, chẳng hề biết trang web, mobile fone,
nhưng có điều già hơn xưa nhiều. Đi đã phải chống gậy.
[Đó những ngày trên khuôn mặt
người dân Sài-gòn khi ra đường còn nguyên vẻ hốc hác mất ngủ, xen đôi
nét mừng rỡ vì đêm qua Việt Cộng tha không pháo kích vô thành phố...
Những ngày Mậu
Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào
da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp
hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Cõi
Khác]
Hai Lúa tới
Bangkok lần đầu, đúng ngày sinh của ông Hồ, 19 Tháng Năm,
năm 1990.
Ba tháng sau, vợ chồng Hai Lúa cùng một số người cùng số phận được xe
Cao Uỷ Tị Nạn đón ở ngay cửa nhà tù Bangkok [do cái tội xâm nhập lãnh
thổ bất hợp pháp], đưa vô trại Panat Nikhom.
Khi điền đơn nhập trại, bây giờ nhớ lại, Hai Lúa như vẫn còn nhớ cảm
giác, vào đúng lúc đó, cánh tay trái của Hai Lúa bỗng nhói một cú
đau điếng!
Thế là Hai Lúa nhớ ra cái lần ăn mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh.
Nhớ ra những lần run rẩy cùng cả thành phố Sài Gòn, dưới cơn mưa pháo
kích của VC, vào những dịp lễ lạc, thí dụ như sinh nhật ông Hồ.
Nghĩ đến những thường dân thiệt mạng, khi VC biến
đau thương thành hành động, lập thật nhiều thành tích làm quà tặng dâng
lên Bác, lên Đảng.
Không chỉ sợ xui xẻo, Hai Lúa còn sợ,
làm người chết
tức giận, đến không thể yên nghỉ, vì một hành động ngu xuẩn của mình.
Thế
là bèn sửa
lại, thay vì 19, thì là 20 tháng Năm, năm 2005.
Tức là trừ đi thời
gian được Cha Brisson, giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái,
cho trú ngụ dưới mái nhà của Chúa.
"Được đấy, con
ạ", cha nói, về cái vụ HL, thằng con trai, và ông bạn Hai Lúa
tới gặp cha lần này.
Có thể, do nhìn thấy thằng con trai lớn của Hai Lúa, Cha mới nhớ ra, và
làm Hai Lúa cũng nhớ ra.
Cha nói: Lần đó,
có một điều con nhờ Cha làm mà Cha đã không làm được. Nhưng nhờ Chúa,
mọi chuyện đều như ý muốn, phải không?
Cha nhắc lại, trong những ngày nằm nhà tù Bangkok, Hai Luá có viết thư,
nhờ Cha cố hỏi thăm tin tức, và nếu có thể, giúp đỡ mấy đứa nhỏ, ở Lào.
Căn phòng là nơi dành cho những học sinh nằm nghỉ đỡ, khi đang học
lỡ bị đau. Bao nhiêu năm trời, nó vẫn như thế.
Phòng kế bên
là phòng y dược. Vợ chồng Hai Lúa ngủ hai đêm thứ bẩy và
chủ nhật ở đây, ban ngày ở trong bếp nhà trường, giữa những cô gái Thái
phục vụ học sinh, những bà làm bếp.
Sáng thứ hai, Cha Brisson lấy xe
hơi chở tới văn phòng ODP, nằm trong tòa nhà lớn của City Bank.
"Để ta đưa các
con trở về mái nhà xưa. Ta cũng cần phải vận động."
Tới lúc đó,
Hai Lúa nhìn thấy cây gậy. Và điếu xì gà. Thay vì điếu
thuốc lá. Cha mỉm cười.
*
Đổi cả quê hương lấy
một cái bị?
Cuộc đời của
tôi [Milosz] có
lẽ là một trong những cuộc đời quái dị nhất. Đúng như thế. Nó thiếu cái
sự trong sáng của một câu chuyện mang tính đạo đức, như chuyện đời của
Joseph Brodsky. Đang đầm mình trong "con kinh ta đào chưa có nước chảy
qua", tại một nông trường tập thể ở gần Arkhangelsk, chỉ vài năm sau,
ông lượm được đủ thứ vinh quang, kể cả giải thưởng Nobel văn chương.
Thật chẳng khác chuyện thằng khờ được vợ đẹp trong dân gian. Tuy nhiên,
phải thậm ngu, chí ngu, mới làm việc này, ấy là với trường hợp của tôi:
Hành động khác hẳn đám đồng nghiệp, những bạn văn trong Hội Nhà Văn, và
bỏ chạy qua Tây Phương. Chỉ nội chuyện này không thôi, là đã quá khốn
nạn rồi, dưới con mắt của
họ.
Bị coi như là
một con chó ghẻ, chạy trốn quê hương, bạn bè, kiếm miếng
bơ thừa canh cặn của đế quốc, rồi sau đó, vinh quang, thành đạt, tất cả
những chuyện đó xẩy ra trong giản dị chỉ một cuộc đời. Nhìn đám bạn cũ
từng tỏ ra ghê tởm về mình, phát điên lên, và làm chuyện ngu xuẩn cho
chính chúng... Thú vị nhất, trong tất cả, là sự khác biệt hình ảnh của
chính mình, về mình, và cũng hình ảnh đó, ở trong mắt những kẻ khác.
Một
thằng gặp may. Một thằng chỉ mê tiền. Một thằng dửng dưng với quê cha
đất tổ. Một thằng đổi cả quê hương lấy cái bị. Một thằng mê văn không
mê người....
Milosz
*
Milosz viết, đánh đổi quê
hương lấy cái bị...
Ông có quyền
viết như thế, là vì ông quyết định chuyến đi của ông, khi
nói không với chế độ, và bỏ đi.
Hai Lúa không
được may mắn như ông, cho dù khi bỏ đi, cũng chỉ mang
theo được, một cái bị.
Không phải để
lên máy bay, mà là để lang thang suốt một ngày trời tại
thành phố Bangkok, vào đúng vào ngày sinh phịa của ông Hồ.
Tục truyền, đó
là ngày VC phải đón tiếp một phái đoàn Tây, tại Hà Nội.
Nhưng biết đâu
đấy, tất cả cái hên xui may rủi của Hai Luá là nằm trong
cái ngày sinh phịa đó?
Cha Brisson
sau đó, kể lại, thường là Cha rời văn phòng, qua phòng
riêng, nghỉ một chút. Bữa đó, cứ nấn ná, loay hoay, chần chờ, cho
tới khi nghe tiếng lao xao ở bên ngoài cửa.
Cha đích thân
ra mở cửa, y hệt như sáng 17 Tháng Tám 2005.
Lần trước là
hai vợ chồng Hai Luá, nhếch nhác với cái bị.
Lần này, là
cùng với thằng con trai lớn, và ông bạn người Việt, nhưng
sinh trưởng ở Lào.
Cha sắp sửa có
một cuộc gặp gỡ với ai đó. Như ông bạn sau này cho biết,
khi, trong lúc đang trò chuyện, Cha đi gọi điện thoại, thứ điện thoại
mắc ở trên tường, và nói, sẽ tới trễ một chút, vì có mấy người quen từ
15 năm trước nay mới gặp lại. Cha nói bằng tiếng Thái, và phần lớn
những người ở Lào đều biết, kể cả mấy đứa con Hai Lúa.
Bạn nhìn hình
Cha, và tưởng tượng cảnh Cha tới tận nhà tù quốc tế
Bangkok, mấy ngày sau khi Cha đưa Hai Lúa và vợ tới đồn cảnh sát, để
trả lời
cái vụ xâm nhập vuơng quốc Thái bất hợp pháp. Để coi cái nhà tù nó ra
làm sao, và để cho tí tiền, và để trả lại, mấy trang bản thảo, bức hình
hỏa thiêu hoà thượng Thích Quảng Đức.
Mấy trang bản
thảo, bức hình theo Hai Lúa tới đệ tam quốc gia. Và bây
giờ lên thế giới ảo.
|
|