|
Chuyện
Tử Tế
Chuyến
du lịch Vạn Tượng, là
tiếp chuyến đi Vàm Láng trước đó, vào đúng đêm 23 Ông Táo lên chầu
Trời.
Hai Lúa đã
viết về chuyến này trong Viết
là khiếp sợ
Chuyến đi
"liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của
những người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách,
những bản tin, những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về
những sĩ quan đi học tập, tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Trước 1975 chỉ có mỗi một
lần độc nhất, Hai Lúa đóng vai nhà văn.
Đó là khi
Nguyễn Đông Ngạc làm tuyển tập Những
Truyện Ngắn Hay Nhất Của
Quê Hương Chúng Ta,
[anh còn cho nó một tiểu tựa là Hai
Mươi Năm Văn
Học Miền Nam], anh
chi tiền cho hai ông thợ chụp nổi tiếng nhất
lúc bây
giờ, đến tận nhà kéo Hai Lúa ra Sở Thú [nhà Hai Lúa ở ngay kế bên],
chụp cho một "bô", đứng bên bụi tre hay bụi trúc.
Bức hình cùng
tí tiểu sử được in cùng với truyện ngắn, ở trong tuyển
tập nói trên không ngờ trở thành những bửu bối cứu nguy Hai Lúa,
khi
thanh lọc, tại trại tị nạn Thái Lan.
Cái vụ - "Tôi cho
anh nói lại, anh nói
anh vừa
ăn cơm vừa làm thơ, vừa
viết văn, tôi tin, nhưng anh nói anh viết phê bình, là tôi không tin."
- là hoàn toàn đúng sự thực. Đối với anh chàng sinh viên Luật người
Thái,
được Bộ Nội Vụ Thái và Cao Uỷ Tị Nạn mướn làm cái việc thanh lọc, coi
ai là đáng tị nạn chính trị, ai là di dân kinh tế, anh ta rất rành,
muốn viết phê bình, là phải kinh qua trường lớp. Phải đi học. Phải có
bằng, ít nhất là cử nhân, rồi phải học đại học, chuyên về phê bình văn
học. Không phải khơi khơi, ai cũng có thể vỗ ngực xưng tên, ta là nhà
phê bình. Hồ Sơ Cao Uỷ, Hai Lúa ghi, có mỗi một mảnh bằng dự bị đại
học, vậy mà dám nói, tao viết phê bình làm sao anh chàng sinh viên Luật
không tỏ ra thương hại, nổ vừa vừa thôi, ông già, cho ông già nói lại.
Sau khi Hai
Lúa trả lời, anh chàng sinh viên yêu cầu tay thông dịch
người Việt dịch qua tiếng Thái, cái mẩu tiểu sử của Hai Lúa, trong
tuyển tập trên. Trong đó, có ghi Hai Lúa viết điểm sách phê bình văn
học.
Một tí tiểu sử
đó, mà cứu khổ cứu nạn như thế đấy.
Còn về cái
hình đóng vai nhà văn, so với cái thằng ốm đói, đang bị thẩm
tra, thì như những dòng, và hình, sau đây.
Nhà văn nữ Thảo Trần và ông xã,
trại cấm Sikew, Thái Lan cc 1993-94
"Tôi vẫn còn
nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được
Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tị Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc.
Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với
trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không
ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người. "
"Tôi nói với
anh, có những cuốn sách tạo nghiệp. Cuốn trước, trong lời
tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho
quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng Sản thôn tính Miền Nam."
Ít người biết
chuyện, chính Hồ Hữu Tường đã quyết định con đường cầm
bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh Tâm Tuyền khi viết trên mục
Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ Hữu Tường làm tờ
Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm Tuyền lúc đó còn
là sinh viên ở Hà Nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn. Truyện
được giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được
nghe bà cụ của thi sĩ kể lại, [cụ còn cho biết tên truyện ngắn là Phát
Súng], những ngày còn đi học, đám chúng tôi, bạn của ông em thi sĩ, vẫn
lấy nhà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa,
Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định
về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu
đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết
hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất
bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện
sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án
phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. [Sisyphe là nhân
vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi,
hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp].
Như lính
giữa rừng
Bỗng nhiên Hai
Lúa nhớ đến Milosz, nhà thơ CS đào thoát qua Tây
Phương, Nobel văn chương. Ông phán, tớ chọn làm người, vì đếch kiếm
thấy thứ nào khá hơn.
Hai Lúa, lần
đầu tiên nhìn thấy tờ PĐ, hay ĐP của HHT, là trong tủ kính
một tiệm sách ở Hà Nội. Do một anh bạn học cùng lớp chỉ cho thấy.
Anh bạn này,
là một trong những đầu, của sợi dây Ariane, kéo Hai Lúa
trở
lại cuộc đời [trở lại Hà Nội] sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
Anh bạn này,
cũng ly kỳ lắm.
Hồi đó Hai Lúa
ở với bà cô, lấy chồng Pháp. Hiệp định Genève, bà "qui
Thục" [chỉ làm hôn thú vài ngày trước đó, nếu không, không thể đi Tây
được], Hai Lúa đến nhà anh bạn ở tiếp. Bà mẹ anh là nữ giáo sư trường
Trưng
Vương Hà Nội. Bố đi kháng chiến, từ những ngày đầu. Đúng ngày tiếp quản
Hà Nội, gia đình
được tin ông mất.
Hai Lúa còn
nhớ, trong nhà có cây đàn vĩ cầm. Đó là một "thần vật".
Bà mẹ, các
con, cứ mỗi lần nhớ ông quá là lại nhìn lên cây đàn.
Khi Hai Lúa đã
bỏ Hà Nội xuống Hải Phòng chờ lên tầu há mồm vào Nam, bà
mẹ còn cho người xuống kiếm, năn nỉ, mày về lại Hà Nội đi, tao
nuôi. Tao không bỏ mày. Thằng em mày, nhớ mày quá, ngày nào cũng khóc.
Vừa biết tin bố mất, lại mất bạn.
|
|