*




Chuyện tử tế


Lạ một điều, cách đây mười lăm năm, không biết một chút gì về nhà thờ St Francis, vậy mà nói "Vạt, Vạt" [Chùa, tiếng Thái], anh chàng taxi đưa ngay tới nơi chốn có một ông cha người Tây, không làm sao chợp đi một lát như mọi bữa trưa khác.
Mười lăm năm sau, hỏi, chẳng ai biết có một nơi chốn như vậy, ở Bangkok! Chỉ tới khi nói, có một nhà trường pha lăng kế ngay bên, anh chàng taxi ồ một tiếng, sao không nói sớm!
Nhà thờ ở trong một hẻm, trong khu hoàng thành. Anh taxi vừa mới tính ngưng xe để hỏi thăm, mấy ông an ninh, từ bên kia đường, đưa tay ra hiệu, hãy rời xe đi chỗ khác.

Ngôi trường dậy tiếng Pha lăng [tiếng Pháp] hình như là độc nhất, ở Bangkok. Những tín hữu Ki Tô, chắc cũng hiếm hoi, ở đất nước theo đạo Phật này.
Trước khi quyết định cho trú ngụ ngay trong nhà trường, Cha đã thử hỏi một bà người Việt ở xóm đạo gần nhà thờ, mà, như Cha sau đó cho biết, chính Cha làm lễ rửa tội cho bà ta, nhưng bà từ chối, và còn khuyên cha, hãy kêu cảnh sát, đừng để nhà thờ liên lụy.
 
Chuyến đi, từ Nọng Khai tới Bangkok, bằng xe VIP, làm nhớ lần sử dụng giấy Lào, tên Lào, qua sông Mekong, ngả Parksé, rồi từ đó, từ U Bôn, đi Bangkok. Y hệt chuyến này, ấy là về thời gian, cũng đi ban đêm, cũng tới Bangkok lúc tờ mờ sáng, và lần đầu tiên được nhìn thấy một thành phố tân tiến, với những con đường nằm chồng lên nhau.
 

Sau khi kiếm thấy địa chỉ nhà thờ, quay ra kiếm khách sạn. Hơi lâu. Ngủ. Tới gần trưa, trở lại.
Khu phố chẳng có gì thay đổi. Văn phòng của Cha, [và nhà riêng, chắc vậy], ở kế bên nhà thờ. Vừa đi qua cái cổng nhỏ, là nhớ ra tất cả. Nơi sân kia, lần đầu nhìn thấy chiếc xe hơi sơn những dòng chữ Cao Uỷ Tị Nạn. Cứu Trợ. Cứ thế kéo ông bạn và thằng con leo vội những bậc thềm, lên văn phòng phía trên.
Khi đứng trước cửa văn phòng, mới nhìn thấy con chim bằng gỗ với cái mỏ được sử dụng thay cho những tiếng gõ cửa bằng tay. Hai Lúa tự hỏi, liệu con chim này, là cũng có từ những ngày nào?
Nói chuyện ríu rít. Bằng cả tiếng Tây, tiếng Việt, lẫn tiếng Thái.


*
@
Quán cơm đêm, dọc đường. Giao điểm của rất nhiều tuyến xe.
Cũng một thứ "cơm tù", vì phiếu ăn kèm liền với vé xe.

Lần đi trước, nhờ một người Việt đi cùng chuyến xe, dẫn đường. Bà ta dặn, đừng nói gì hết, cứ làm theo như tôi. Tới Bangkok, bà vẫy tay từ giã, chúc may mắn.
Thật sự, hai chuyến "bay đêm" đó, rất khác nhau.
Chuyến đi  trước, là có sự đóng góp, tổ chức, sắp xếp, của Phật, qua đại diện của Ngài, là Chùa Long Vân, ở Parksé. Của Người, trong đó, là Bà Mệ, người Việt, gốc Nghệ An, hay Huế, người Parksé. Ông Nghĩa, chủ tịch, hay đại diện cộng đồng người Việt ở U Bôn, ở phía bên kia sông Mekong. Bà Hồng (1) một người Việt ở đó. Nhân có một người bạn đi Bangkok, Bà Hồng đã nhờ bà bạn này cho vợ chồng Hai Lúa đi cùng. Của Chúa, qua Cha Brisson và nhà thờ St Francis ở Bangkok.
Có lẽ phải nói thêm, còn có sự đóng góp của nhà thờ Fatima.
Thời gian này cả Sài Gòn, nói rộng ra, cả nước đang đói. Đám ngụy, lại càng đói. Một lần, một thân chủ tốt bụng cho tôi địa chỉ một nữ tu viện Thiên chúa giáo ở Thái Lan
Đêm Thánh Vô Cùng
Hai Lúa đã trở lại thăm chùa Long Vân một hai lần. Chụp khá nhiều hình, cảnh chùa, kế bên sông Mekong. Vợ chồng Hai Lúa tá túc ở đây chừng hơn một tháng, cho tới khi Bà Mệ lo xong giấy tờ qua sông. Xế trưa, sau khi làm một giấc nơi hè sau chùa, Hai Lúa mò xuống sông Mekong tắm, rồi đi kiếm Quán Đen, lần đầu nhờ ông Lộc, hình như vậy, cũng tá túc nơi Chùa, chỉ dẫn. Lần trở lại, hỏi, ông đã mất vì bịnh. Bác Lép, người Việt, trông coi Chùa, cũng đã mất. Bà Mệ còn sống. Nhưng chẳng nhớ gì những chuyện cũ. Khi Hai Luá  đưa một số tiền nhỏ, nói, đưa lại món tiền ngày xưa đã bỏ ra lo giấy tờ, Mệ nói, ta không nhớ, ta không nhận. Nói mãi, Mệ nhận, nhưng nói, để cúng Chùa.
Những hình ảnh về Chùa Long Vân, về Parksé, do mới đây, máy PC bị hư, nên mất hết.

Ý thức đuổi theo cái chết của ý thức.
Chaque conscience poursuit la mort de l'autre.
Hégel. Simone de Beauvoir trích dẫn, làm đề từ cho cuốn Nữ Khách, (L'invitée), của bà.

Chuyến đi đầu tiên, phát xuất từ Chùa Ấn Quang Sài Gòn. Do mấy anh Công An tổ chức. Một trong những chuyến đầu tiên mở ra tuyến du lịch Việt Nam - Lào.
Châu Văn Nam, lúc đó, ở Vạn Tượng, theo chuyến mở đường, từ Vạn Tượng về Sài Gòn, gặp Hai Lúa, nói, mày đi không. Đi thì phải đi cả gia đình. Anh gật đầu, đi hết. Mấy đứa con tao cũng đi. Thêm thằng cháu tao, thằng Lộc.
Lộc bây giờ lập gia đình, lập nghiệp, kinh tế vững vàng, ở Vạn Tượng. Bà vợ người Việt.
Mấy đứa con Hai Lúa, bắt chước bố, chọn "người dưng" (2): Người Lào.
[Hai Lúa chọn người Nam, thay vì Bắc].

(2): Chôm chữ của Dương Tường, dịch từ "'étranger", của Camus.

(1) Bà chị Thuý Hồng, ở U Bôn

* *
Thân tặng em, em ở đây là bà xã Hai Lúa. Thời gian tá túc ở nhà bà chị, chờ thu gom đủ tiền làm chuyến đi Bangkok, Hai Lúa lần đầu tiên được nghe một số bản nhạc hải ngoại, sáng tác sau 1975.

Tiền Bà Mệ ở Parksé giúp đỡ, là để lo giấy tờ mang tên Lào, vượt sông Mekong, qua chợ búa, thăm hỏi bà con vài ngày. Không được đi quá U Bôn.
Tới U Bôn, ở nhờ nhà một người quen của Mệ, Bác Nghĩa, chủ tịch cộng đồng người Việt ở đây, chờ kiếm dịp đi Bangkok. Bà Mệ chỉ biết, vợ chồng Hai Lúa sang Thái kiếm người bà con thất lạc từ những năm 1975.
Bà chị Hồng lo tiếp quãng đường từ U Bôn đi Bangkok.

Chắc là chẳng bao giờ chị đọc những dòng này, nhưng xin chị nhận ở đây, lòng biết ơn sâu xa của gia đình Hai Lúa.