Tưởng nhớ
Nguyễn Tôn Nhan
- Trong tập Một Mùa Địa Ngục
(do Nxb Văn học năm 1997) nhà văn Huỳnh Phan Anh dịch “Tâm hồn
nào không sai sót”, trong Rimbaud
Toàn tập ông lại dịch “Ai người không sai
trái?”. Riêng người viết bài này lại thích câu “Tâm hồn nào không lầm lẫn?”
Dịch không
phải phản lại nội dung, nhưng đôi khi phản bội hình thức.
Source
VTQ giới thiệu
HPA dịch Rimbaud.
O saisons, ô
châteaux,
Quelle ame
est sans défauts?
Nguyên tác
Hai cách dịch qua tiếng
Anh:
O seasons, O
châteaus!
Where is the
flawless soul?
O seasons, O
castles,
What soul is
without blame?
Source
Trong bài tưởng
niệm NTN trên Hậu Vệ, Nguyễn Đạt viết:
Nhà thơ Nguyễn
Đăng Thường thấy thơ Nhan trong Thánh Ca “có tí hương vị Rimbaud, một
Rimbaud
không vô thần”, thì tôi cho rằng, trong bản chất thi sĩ của hai người,
Nhan và
Rimbaud, ít nhiều có chỗ giống nhau. Tôi biết rõ, Nhan không đọc một
dòng thơ
nào của Rimbaud, không một dòng thơ dòng văn nào của bất cứ nhà thơ nhà
văn nhà
triết học nào của phương Tây. Và tôi lại thấy Nhan, trong Thánh Ca, có
nhiều
hương vị Phạm Công Thiện. Và tôi hiểu, cả hai, Nhan và Phạm Công Thiện:
ngôn ngữ
của thi sĩ, sản sinh từ cùng một ly nước, một ly nước có chất cà phê
hay men rượu
mà cả hai đã uống.
Source
Theo Gấu, thơ
NTN chẳng có tí Rimbaud, mà cũng chẳng có tí PCT, nhưng rõ ràng là có
chất
Thiền, một
thứ Thiền của Việt Nam.
Trước 1975,
tình cờ GNV có đọc một bài thơ của anh, viết về một nhà sư Việt Nam, sư
Không Lộ,
hình như vậy, trên Thời Tập,
và như còn nhớ được, chất Thiền mạnh lắm.
Khi gặp anh
sau 1975, ở cà phê Bà Lê Chân, của HT, cả hai chẳng hề nhắc gì đến thơ
văn, vì
cả hai đều đói quá.
Chỉ đến khi qua Cali, được anh tặng tập thơ Lục Bát
Ba Câu,
thì mới thực sự đọc thơ NTN. Và quả là thơ Thiền.
GNV sẽ đi 1
đường về thơ NTN, sau, nhưng tiện đây, vì nhắc tới Rimbaud, và nhân vừa
đọc trên
TLS 1 bài về Borges, Gấu sẽ lèm bèm về Borges trước, vì qua bài biết,
ông khởi
nghiệp văn của ông, như là 1 Baudelaire [không phải Rimbaud] của Buenos
Aires, nhưng sau đó,
trở thành
sư phụ của những đề tài sử thi, trong dạng được nén lại của chúng.
Bài này tuyệt,
TV post bản scan, cũng là 1 cách giới thiệu... Rimbaud bản dịch của bạn
quí.
Điếu văn bên
mồ
Ông bạn mới
mất của chúng ta ghét trời xanh
Mấy ông Thầy
Chùa trích dẫn Kinh Phật
Những chính
trị gia hôn con nít
[Và, tất
nhiên, ghét con nít hát, đêm qua em mơ gặp Bác H !]
Ghét đờn bà
ngọt như mía lùi
Bạn tôi
thích nhậu ở nơi Cửa Phật, như Lỗ Trí Thâm (1)
Thích mấy em
trần truồng chơi bóng chuyền
Chó hoang kết
bạn
Chim xoa đầu
thời tiết, khi chúng đang ị.
Note: Mượn
hoa hiến Phật, bài thơ trên, đọc trước mồ bạn ta mà chẳng tuyệt sao?
Từ ‘xoa đầu’
mắc [đắt] thật. Làm Gấu nhớ những lần được ‘xoa đầu’!
Hà, hà!
(1) Nguyên
văn: Thích mấy tên say ở nhà thờ.
@ Văn Hóa
Magazine, lần NTN viếng thăm Tiểu Sài Gòn, 3.2008.
Bức hình nổi tiếng của chủ bút & chủ nhiệm & nhiếp ảnh gia Lý
Kiến Cắn
[Lý Kiến Trúc]
Chỉ có GNV dám ngồi dưới bức hình!
Bởi
với tôi, sống được là tốt rồi.
Tôi
về nghĩa địa một mình
Tôi rớt mất tim rồi tôi lặng thinh...
Tôi khóc bên
ngoài tôi khóc bên trong
NTN: Thánh Ca
Tôi biết những
người khóc lẻ loi,
Lệ không rơi
ngoài tim mình
TTT
NGUYỄN THỊ
KHÁNH MINH
ANH NHAN,
ANH ĐÃ NÓI,
Anh nói,
Trong tất cả
các cõi
Anh mê nhất
cõi đời
Vì đó là cõi
mộng
Để thân này
rong chơi
Anh nói,
Anh sẽ sống
Một trăm
năm, đùa vui
Lỡ chết sớm
một tí
Là giả đò
chút thôi!
Anh nói,
Mọi thứ trên
đời mộng
Hí lộng
mình, ba câu
Lục bát.
Nghe lồng lộng
Mở cõi thực
thiên thu
Nước mắt (dẫu
phù du,)
Tôi sẽ khóc,
chắc là
Giả vờ đôi hạt
lệ
Tiễn người
giả vờ xa…
Calif.,, 8
giờ sáng ngày 31 .1.2011
Sau khi nghe
tin nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan ra đi.
Blog DTL
Brodsky có 1
nhận xét, nhớ đại khái, nhà thơ thứ thiệt thì tuổi tới đâu, thơ tới đó,
trong
khi nhà thơ Mít, như TTT phán, viết xong tuổi thanh xuân là ngỏm !
Đọc Charles
Simic, càng thấy ra điều trên. Tập thơ mới nhất của ông, sâu lắng hơn,
và có vẻ
kiệm lời hơn, nhưng vẫn nhận ra giọng thơ têu tếu.
Tuyệt !
Bài Điếu Văn
dưới đây, có trong tập thơ mới, Master in Disguises, TV post rồi, khi
đọc trên The Paris Review,
Spring 2010
Graveside
Oration
Our late
friend hated blue skies,
Bible-quoting
preachers,
Politicians
kissing babies,
Women who
are all sweetness.
He liked
drunks in church,
Nudists
playing volleyball,
Stray dogs
making friends
Birds
singing of fair weather as they crap.
Điếu văn bên
mồ
Ông bạn mới
mất của chúng ta ghét trời xanh
Mấy ông Thầy
Chùa trích dẫn Kinh Phật
Những chính
trị gia hôn con nít
[Và, tất
nhiên, ghét con nít hát, đêm qua em mơ gặp Bác H !]
Ghét đờn bà
ngọt như mía lùi
Bạn tôi
thích nhậu ở nơi Cửa Phật, như Lỗ Trí Thâm (1)
Thích mấy em
trần truồng chơi bóng chuyền
Chó hoang kết
bạn
Chim xoa đầu
thời tiết, khi chúng đang ị.
Note: Mượn
hoa hiến Phật, bài thơ trên, đọc trước mồ bạn ta mà chẳng tuyệt sao?
Từ ‘xoa đầu’
mắc [đắt] thật. Làm Gấu nhớ những lần được ‘xoa đầu’!
Hà, hà!
(1) Nguyên
văn: Thích mấy tên say ở nhà thờ.
Anh còn nhớ
hình ảnh này không?
Sàigòn 1972
tại quán Hương Xưa quận GòVấp.
Cả 1 quãng đời
thê lương, (1), may nhờ NTK mà còn giữ được.
Tks. NQT
(1)
Bao năm Gấu
cháy hoài, như ngọn đèn dầu
lạc,
Vẫn giấu ở
trong tim một bóng hồng
Và nếu trái
tim của ngọn lửa này, là bóng hồng chẳng hề bị trấn áp
Đêm đen mơ
mòng giùm Gấu, giấc mơ bất biến
Của Chuột và
Gấu
Note: Bài viết
này, chỉ có 1 mẩu, tình cờ thấy nó, Gấu cũng không làm sao nhớ, kỷ niệm
về
Chuột của Gấu, nó ra làm sao nữa!
Không hiểu
Chuột ở đây là… Chuột Nhắt, 1 nick của 1 nữ thi sĩ ở trong nước?
Đọc 4 câu
thơ, quái quỉ làm sao, của... GNV đấy ư?
*
Gấu
quen NTK, lần đầu, ở tòa soạn báo thiếu nhi của ông Nhàn, còn là văn
phòng nhà
in số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, của linh mục Cao Văn Luận. Thời gian đó,
ông Nhàn
làm nhà xb Vàng Son, 1 vệ tinh của nhà sách & nhà xb Sóng Mới.
Tờ báo thiếu nhi, chủ bút của nó là TKT, xuất thân từ lò báo thiếu nhi
của
Duyên Anh, sau tách ra.
1972. GNV nhớ là lúc đó, ông Nhàn cần 1 tay phụ tá cho TKT, giỏi ngoại
ngữ, để
dịch thuật 1 số bài về thiếu nhi cho tờ báo.
Nguyễn
Mai bèn giới thiệu Gấu, để trả ơn Gấu đã từng dăng bài của anh trên phụ
trang
VHNT của nhật báo Tiền Tuyến
Và khi tờ báo chết, ông Nhàn mướn luôn Gấu làm dịch giả thường trực cho
nhà xb
Vàng Son của ông.
Còn
NTN, quen sau 1975, tại quán cà phê của Huy Tưởng.
Ở
đây, Gấu quen khá nhiều bạn mới, trong có, thí dụ, Vũ Ngọc Giao, tay
đàn ghi ta
thần sầu. Lần đầu gặp, anh tự giới thiệu, tôi là Vũ Ngọc Giao, nhưng
anh có thể
gọi tôi là…. Vú Ngọc Giàu. Và anh kể, mỗi lần ‘may tay’, là anh bèn
“tôi đọc
tên tôi cho đỡ nhớ”, Vú Ngọc Giàu, Vú Ngọc Giàu, Vú TN, Vú KC,
Vú, Vú… cho đến lúc cực khoái.
Anh
cho biết, mỗi lần cực khoái như thế anh làm thịt chừng hai chục em!
Toàn
những nữ nghệ sĩ danh tiếng!
*
What a poet
doesn’t see never happened.
Elias
Canetti: The Writer’s Notes: 1954-1971
Cái gì mà
nhà thơ đếch nhìn, thì cái đó đếch đã từng hiện hữu.
Thi sĩ quả
là bảnh thật, nhất là thứ thi sĩ trước 1975, như NTN, thuộc danh sách
đỏ, 1 thứ
chủng loại sắp tuyệt tích giang hồ, nói theo PVP!
Chúng ta không
biết điều mà TNT “đếch thèm nhìn”, nhưng chúng ta biết, đã từng hiện
hữu, 2 điều này:
Hai
tập thơ
của anh, một, Thánh Ca, trước 1975, và một,
sau 1975, Lục Bát Ba Câu, thì
đều ở ngoài cái Miền
Nam sau
1975!
Và cái nhà
nước sau 1975, đúng ra phải nói, đám đầu nậu, chỉ vồ lấy ông, như 1 nhà
Hớn học!
Cái bài phỏng
vấn do Lý Đợi thực hiện cũng thú vị lắm.
PHỎNG VẤN
NHÀ HÁN HỌC
NGUYỄN TÔN NHAN:
BỘ SÁCH TÔI THÍCH NHẤT CÒN CHƯA RA ĐỜI…!
Trong gần chục
năm nay, Nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan liên tục cho ra đời những bộ sách
công
phu, đồ sộ hàng ngàn trang như Từ
điển thành ngữ điển tích Trung Quốc,
Từ điển
văn học cổ điển Trung Quốc, Từ điển danh nhân Trung Quốc, Bách khoa thư
văn hoá
cổ điển Trung Quốc, Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng…; và
gần đây là
bộ Nho
giáo Trung Quốc, hơn 1.700 trang. Chúng tôi có cuộc trò chuyện khi biết
tin ông
sắp chuyển nghề qua dịch truyện kiếm hiệp_một chuyện lạ.
Ông bắt đầu
làm việc với chữ Hán từ khi nào?
Năm 1988. In
cuốn đầu tiên năm 1989. Nhưng tôi chỉ nhớ tên cuốn thứ 2 đã dịch là
Xung hư
chân kinh (Nxb Văn Học, 1989) của Liệt Tử; bản dịch đầy đủ nhất
từ
trước tới giờ.
Tại sao sách
mình dịch mà lại không nhớ tên, hay do cuốn đầu tay có nhiều sai sót mà
ông
không muốn đề cập đến?
Từ trước năm
1975 tôi đã có dịch rồi [dịch một tập thơ Đường, khoảng 200 bài, dạng
bản thảo
_ TT&VH], sau đó tôi cũng thường xuyên luyện dịch nên không đến mức
sai như
anh nghĩ. Có điều những cuốn sách tôi dịch đứng tên khác (tạm gọi tên
thương mại)
đã lên tới 40 cuốn, những cuốn đứng tên mình cũng trên 10, làm sao nhớ
hết và
làm sao có thể trả lời ngay khi anh hỏi.
Ông bắt đầu
học chữ Hán từ năm nào? Sao mãi đến năm 1988 mới bắt tay làm sách?
Giữa lúc mọi
người thi nhau học Anh ngữ (năm 1967), thì tôi lại khoái chí với chữ
Hán. Bố
tôi thuộc dòng dõi Nho học, gốc ở Cao Xá, Cẩm Giang, Hải Dương; ông nội
tôi đi
thi kỳ Hương cuối cùng ở phía Bắc năm 1906. Một hôm thấy bố tôi viết
chữ Kỳ,
tôi nghĩ ông đã viết sai, nên bắt đầu lôi sách ra học, sau 6 tháng thì
tôi đọc
được Tam quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung; và học mãi đến bây giờ… Còn
tại sao
đến năm 1988 mới ra sách ư? Vì lúc ấy chớm đổi mới và cũng bắt đầu xuất
hiện
các đầu nậu sách.
Được biết
ông chỉ làm sách với các tư nhân, vì sao vậy?
Vì quen rồi.
Với lại sức của tôi có hạn, làm sao chu toàn được nhiều. Cũng nói thật,
tôi
thích làm sách với đầu nậu hơn vì biết trước được giá cả, sự sòng
phẳng, mau lẹ
và họ chịu đầu tư dài hạn, nghiêm túc.
Có khi nào
ông nghĩ các đầu nậu thích làm việc với mình là do cái 'logo' Nguyễn
Tôn Nhan?
Thì cũng cố
gắng tạo một chút thương hiệu để làm việc lâu dài. Nhưng tôi nghĩ cái
tên không
quan trọng đâu, nội dung cuốn sách mới là yếu tố quyết định. Bằng chứng
là có rất
nhiều cuốn tôi không đứng tên nhưng "cập thời vũ" hơn thì bạn đọc chọn
lựa nhiều hơn; tính tham khảo phổ thông hơn. Còn căn bản, những sách
tôi đứng
tên thì bán chậm và cũng hơi kén độc giả.
Vậy là ông lấy
sách bán nhanh để nuôi sách bán chậm, đầu tư nhiều tâm huyết?
Không! Tôi
làm theo đặt hàng nhưng không phải cái gì cũng làm. Có những loại sách
bán rất
chạy, tôi biết chắc, như sách phong thuỷ chẳng hạn, nhưng tôi không
thích thì
không làm. Ngược lại, tôi còn phải gợi ý đề tài cho các nhà làm sách
nữa đấy.
Nghe nói ông
sắp dịch bộ kiếm hiệp đầu tiên?
Trước đây
tôi đã dịch nhiều, nhưng không ký tên. Còn bộ dịch vừa xong của Lương
Vũ Sinh,
có tên Bạch phát ma nữ truyện,
khoảng 1000 trang. Lương Vũ Sinh là tác
gia được
xếp vào hàng Tam tổ [cùng với Kim Dung và Cổ Long _ TT&VH] của Tân
phái võ
hiệp; tác phẩm của ông đầy chất văn học, bám sát văn hoá và lịch sử
Trung Quốc.
Tôi thích văn hoá, lịch sử và văn học mà.
"Bạch
phát ma nữ truyện" đã từng dựng thành phim và đã chiếu tại VN. Vậy thì
trước
đây, khi dịch "Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam" và những cuốn khác, ông cũng dựa
vào yếu tố 'điện ảnh hoá' này để quảng cáo việc bán sách dịch?
Tôi có buôn bán gì đâu mà cần
quảng cáo với tiếp
thị, làm theo đặt hàng mà. Lúc tôi dịch Kỷ Hiểu Lam cũng như vài cuốn
khác, thì
ở VN, công chúng đâu có mấy người biết những nhân vật này là ai. Các
nhà làm
sách thêm hai chữ 'bản lĩnh' vào cho bạn đọc dễ hiểu. Ai ngờ, sau đó
truyền
hình phát phim này và cũng trùng tên luôn.
Trong các bộ
sách đã dịch và đã soạn, ông cảm thấy ưng ý với bộ nào nhất?
Bộ Bách khoa
thư văn hoá cổ điển Trung Quốc tạm làm tôi hài lòng nhất, vì cả
ở nội
dung và
cách trình bày. Bộ thích hơn tôi đang làm, bộ tương đối thích sắp làm
và bộ
thích nhất thì chưa làm. Bộ sách tôi thích nhất còn chưa ra đời mà…!
Vậy mấy bộ
đó có tên là gì?
Tôi đang làm
bộ Giải thích thuật ngữ văn hoá
Trung Quốc khoảng 1500 đến 2000 trang,
sắp làm
bộ Hoài Nam tử, sách tổ của
Đạo gia Trung Quốc, bộ này cũng khoảng 1500
trang.
Thế còn bộ
toàn sử hơn 5000 trang, có lần ông đã đề cập đến?
Đó là dự định
mà tôi đã và đang ôm ấp trong khoảng 5 năm nay, nhưng chắc chưa làm
được vì
chưa có ai có gan đầu tư. Để làm bộ này, phải mất hơn 4 năm, và mỗi
tháng phải
chi trả đủ tiền cho tôi sống bình thường.
Anh thấy việc
mưu sinh với chữ Hán thế nào?
Hiện nay,
tôi thấy khả quan. Bởi với tôi, sống được là tốt rồi. Những người khác
nghĩ thế
nào thì không biết; tôi thì cho rằng, không riêng gì với chữ Hán, nếu
không mưu
sinh được thì rất dở. Tôi cũng có một thời kỳ rất dài… làm người rất dở.
Ông quan niệm
về việc dịch thế nào?
Chủ đích của
việc dịch là không cần phải theo sát nguyên tác, mà phải hay hơn nguyên
tác. Chủ
yếu là phải Tín và Đạt; còn Nhã hay không thì do tài năng của người
dịch. Mà
khái niệm thế nào là dịch Nhã (dịch hay) thì vô chừng lắm.
Trong số
sách đã dịch, ông nghĩ mình đã có cuốn nào đạt trình độ Nhã chưa?
Chưa. Tại
vì, có thể khả năng của tôi chưa tới; hay tôi đang trên đường tìm tới
cái Nhã.
Những dịch
giả tiền bối, có nhiều người đạt trình độ Nhã hay không?
Nhiều chứ.
Người tiêu biểu và đáng kể nhất là Nhượng Tống, một dịch giả uyên bác
và tài
hoa, các bản dịch Ly tao, Tây sương ký… của ông ta đến bây giờ vẫn là
mẫu mực,
chưa ai có thể dịch hay hơn. Ngay cả Đào Duy Anh, khi dịch Sở từ của
Khuất
Nguyên, đến bài Ly tao thì cũng lấy lại bản dịch của Nhượng Tống để in
vào
sách, đề tên N.T. dịch, xem như phần tham khảo chính.
Vì sao ông
là một nhà thơ mà lại chưa in một tập thơ dịch nào?
Dịch thơ ở
VN phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tôi rất thích Lý Hạ và đã dịch
một phần
nhưng chưa biết in ở đâu. Nếu có nơi in, tôi sẽ dịch Vô đề (khoảng 60 –
70 bài)
của Lý Thương Ẩn; sau đó là một tác giả cận hiện đại, thế kỷ 19, Tra
Thận Hành,
ông tổ của Kim Dung. Ngoài ra, Quách Mạc Nhược, Hồ Thích, Văn Nhất Đa,
Từ Chí
Ma, Nạp Lan… cũng là những tác giả mà tôi rất quan tâm.
Đến bây giờ,
nếu phải nhìn lại chặng đường học & làm sách của mình, ông sẽ nói
sao?
Học chữ Hán
từ năm 1967, lập gia đình và sinh con đầu vào năm 1972, mãi đến năm
1987 tôi vẫn
là người thất nghiệp. Ròng rã trong 20 năm, vừa do trốn lính (trước
1975) vừa
do thất nghiệp, có lẽ thế mà tôi đã có thời gian để học và đọc. Học để
quên cái
đói. Một thời gian dài, vợ tôi [Quỳnh Hương, tác giả của hơn 50 cuốn
sách nữ
công gia chánh nổi tiếng_ TT&VH] là người xoay xở may vá loanh
quanh, ăn bữa
nào lo bữa ấy. Cho nên khi có điều kiện viết sách, trước hết, tôi xem
đây là cơ
hội để kiếm tiền tồn tại, để phụ vợ nuôi con, nuôi cháu; và đến bây
giờ, tôi vẫn
giữ quan điểm này.
Nhiều gian
truân như vậy, các con ông có theo ngiệp cha không?
Tôi có 3 đứa
con, hai trai một gái; trai lớn là thạc sĩ xây dựng, con gái học ngành
giáo dục
ở Tokyo Học nghệ Đại học [Tokyo Gakkugei Daigakku]; còn đứa út cũng học
tại Nhật,
ngành công nghệ thông tin ở Tokyo. Ban đầu tôi cứ tưởng vậy là yên thắm
rồi,
không đứa nào theo nghiệp sách vở, chữ nghĩa, tư tưởng… thì đỡ khổ thân
cho nó.
Nhưng một ngày con trai lớn tôi bỏ ngành xây dựng, đi học thư pháp ở
Chợ Lớn, rồi
qua Nhật học Phật học, hiện nay nó đang chuẩn bị bảo vệ luận văn tiến
sĩ Phật học
tại Đại Cốc Đại học [Otani Daigakku]…, nơi mà trước kia thiền sư D.
Suzuki đã học;
nhà tôi thành cảnh hai nơi, hai vợ chồng già và một cháu nội sống tại
VN, ba đứa
con sống tại Nhật, con dâu thì đi đi về về. Cái nghiệp chữ nghĩa nhiều
khi cũng
có di truyền là vậy. Nhưng tôi cũng thấy chuyện này là bình thường,
không lấy
làm vui mừng hay phàn nàn gì cả.
Ông ở Ngu Cốc
[tên hiệu], con trai lớn thì học ở Đại Cốc, ông nghĩ sao về điều này?
Để biết thế
nào là Ngu Cốc, nhà thơ Nguyễn Đức Sơn có làm bài thơ giễu bút hiệu của
tôi
treo ở trước cửa nhà, tôi nghĩ báo của anh không chịu in bài này đâu
[cười]…
Còn từ Ngu Cốc đến Đại Cốc, thì cả một quá trình, biết đâu con hơn cha,
nhà sẽ
có phúc thôi.
Một câu hỏi
bên lề, Thư Ấn Quán vừa in tập "Lục bát ba câu" của ông, gồm 229 bài.
Nghe nói nhà thơ Huy Tưởng cũng có làm thể loại này, vậy bản quyền phát
kiến
thuộc về ai đây?
Trong tập
này, tôi ghi chú là viết năm 1990 đến 1996, nhưng thực tế tôi chỉ làm
có 10
ngày là xong, Trụ Vũ có chứng kiến điều này. Theo nhà thơ Nguyễn Lương
Vỵ thì
nhà thơ Huy Tưởng có tranh chấp về 'phát kiến' này; tôi thì không quan
trọng lắm,
cốt là phải viết như thế nào thôi. Chưa nói thực tế, Huy Tưởng chỉ làm
'những
bài 14 chữ' thôi, chứ đâu phải 'lục bát ba câu', 20 chữ.
Hoàn tất vài
cuốn sách nữa xem như đã hoàn thành ước nguyện, lúc ấy ông sẽ nói gì
với vợ con
mình cũng như với người đọc?
Như bài số
226 trong tập thơ của tôi:
Mạng thân gởi
lại cho em
Thiết tha
anh đến mép viền Vô Vi
Thõng tay
chẳng đem chút gì.
Lý Đợi thực
hiện - SCL
Ngày đăng :
28.11.2006
Nguồn
Có mấy câu hỏi
đáp thật tuyệt.
Hỏi, bao giờ
xb thơ dịch, chứ không hỏi, bao giờ xb thơ NTN.
Câu về Nhượng Tống, tuyệt.
Từ từ lèm bèm tiếp
Bởi
với tôi, sống được là tốt rồi.
Tôi
về nghĩa địa một mình
Tôi rớt mất tim rồi tôi lặng thinh...
Tôi khóc bên
ngoài tôi khóc bên trong
NTN: Thánh Ca
Tôi biết những
người khóc lẻ loi,
Lệ không rơi
ngoài tim mình
TTT