*

Tribute

























 


Tưởng nhớ Nguyễn Tôn Nhan

*

@ NDT's, 3/2008

*

 

*

NTN & NTK tại Gallery của Khưu Đức

[Hình từ website NTK]

&

Anh con nho hinh anh nay khong?
Saigon 1972 tai quan Huong Xua quan GoVap.

Cả 1 quãng đời thê lương, may nhờ NTK mà còn giữ được.
Tks NQT

GNV quen NTN ở quán cà phê Bà Lê Chân của HT, cùng với NDT, và bạn của anh, sau cũng là bạn của GNV, những ngày sau 1975.

*

Nhớ về Tân Định

Quán lúc này đã đổi chủ, HT sang lại cho bà con của họa sĩ TT, không biết bây giờ, ai là chủ. Hồi đó, chưa có thứ ghế nhựa sang như trên, mà là thứ ghể gỗ thấp, chắc gi vẫn còn, ở những quán vỉa hè.
*

Sở dĩ nhạc Văn Cao tới được cõi Thiên Thai, vì ông, có thể, và dư sức.. giết người!

Mỗi lần PD làm được 1 tình ca để đời, là ông phải làm thịt một em, y chang Vi Bức Vương, mỗi lần giở khinh công tuyệt đỉnh ra là phải hút máu người!

Bây giờ thì Gấu hiểu ra là, những câu trên, đều bước ra từ câu nói thần sầu của Walter Benjamin:

Mọi tài liệu về văn minh đều là một tài liệu về dã man.

Bữa trước, GNV đọc 1 blog ở trong nước, của 1 đấng VC. Đấng này kể về 1 lần đóng vai hướng dẫn viên cho 1 đoàn khách du lịch nước ngoài, và 1 tay mũi lõ hỏi, xứ Mít đẹp như vầy, sao không có những công trình hiển hách như Vạn Lý Trường Thành của Thiên Triều?

Thế là anh VC cao giọng dậy dỗ tên mũi lõ ngu đần:
Mi có biết Vạn Lý Trường Thành làm chết bao nhiêu người dân TQ đói khổ không?
Nước Mít của chúng ông lấy Đức Hiếu Sinh làm trọng, không thể bắt dân xây dựng những đền đài, những công trình văn hóa dã man như thế!

Ui chao, GNV đọc mát cả… chim.
Cả 1 cái nước Mít, chính là 1 cái công trình dã man của Cái Ác Bắc Kít.

Chúng sợ Thiên Triều quá, rồi đẻ nhiều quá, đồng bằng sông Hồng nuôi không nổi, cứ thế tràn xuống Miền Nam, làm cỏ không biết bao nhiêu giống dân, sau cùng làm cỏ luôn thằng em Nam Bộ, thu đất Mít về một mối, cho đám Cùng Hung Cực Ác ở Bắc Bộ Phủ hưởng, thừa ra thì tới đám lau nhau!



Tưởng nhớ Nguyễn Tôn Nhan

Lục bát ba câu

NTN

36.
Rờ vô vào cái không rờ
Đụng vô vào cái mép gờ rỗng rinh
Mai sau không dám giật mình

103.
Hình như anh có phép mầu
Làm gì cũng trúng từ đầu trở đi
Tiếc thay anh chẳng làm gì

196.
Em ơi Thực tính là gì
Hay là chỉ chút hành phi đáy nồi?
Lửa Hương giả bộ đùa chơi

132.

Ra đường gặp chín thiên tài
Hiếm hoi mới có được vài thằng ngu (1)
Thảo nào hiền thánh đành bù

(1) Nick của NTN là Ngu Cốc. “Bù”, là bù trớt, hẳn thế, như trong bài ba lá, nhứt 9, nhì bù.

*
Hiếm hoi mới có được vài thằng ngu!
Tuyệt!

Nhớ, lần viết về nhà văn HNT, Gấu phán, “TVDSC” có thể, chưa chắc, không hẳn do ông viết. Bởi vì, nếu như HNT viết nổi TVDSC, thì cũng viết được thứ ‘biếm văn’ như của TS, hay KP.

Đám 'thiên tài', bạn ông, xúm lại làm thịt Gấu. 
Một đấng thi sĩ, sau khi “phủ dụ” GNV, [kẹt luôn độc giả của cả 1 diễn đàn], bèn hạ hai chữ:
Mấy lời!

Một cú sự lịch sự tối thiểu trong khi bàn luận văn học mà cũng không có!
Vậy mà cũng cả đời làm thơ, nhân vật Đất Thần Kinh!
Bất giác lại nhớ đến cái buổi Gấu phồng môi trợn mắt làm MC thổi cả bọn, trong khi cả bọn ngồi riêng ra 1 phòng, thong thả nâng ly chúc tụng lẫn nhau, khúc này thằng cha Gấu tụng bạn được đấy, khúc trước chưa đã cho lắm, đấy là GNV tưởng tượng bữa tiệc vui chắc là như thế!

Hỗn láo, phách lối như thằng cha Gấu, mà cũng chưa bao giờ dám vi phạm vào cái luật tối thiểu trong giao thiệp như vậy.
Chúng tỉnh bơ!

Nhưng chúng đâu có đọc nổi ‘bạn của chúng’, là HNT.

Sở dĩ nhạc Văn Cao tới được cõi Thiên Thai, vì ông, có thể, và dư sức.. giết người!

Mỗi lần PD làm được 1 tình ca để đời, là ông phải làm thịt một em, y chang Vi Bức Vương, mỗi lần giở khinh công tuyệt đỉnh ra là phải hút máu người!

Gấu viết về NTN, cũng theo tinh thần đó. NTN không phải là 1 con người không để tâm đến tiền bạc, mà là một người rất kỹ càng về nó, và điều này là do tuổi thơ, những ngày mới lớn, học hành chẳng đi tới đâu, chẳng có tí bằng cấp, trốn lính, chỉ có thơ là dong duổi cùng với ông suốt cả cuộc đời. Có lần GNV đọc 1 câu tự than của chính ông, về cái thời đến cái thân của mình cũng không nuôi nổi, rất là cảm động.

GNV có vài kỷ niệm về NTN, cũng thật là tuyệt vời, nhưng chẳng liên quan gì đến chuyện đếch để ý đến chuyện tiền bạc cả. Chúng làm GNV nhớ đến xứ Bắc Kít, và những bà con còn lại của Gấu, ở đó, nhất là bà chị ruột của Gấu. Thê lương lắm, không đơn giản đâu. Khen NTN không để ý đến tiền bạc, là làm mất đi cả 1 nửa con người của 1 nhà thơ!

Một nửa con người cũng tuyệt vời như thơ của ông, và có thể, chính là nhờ nó, mà có nhà thơ NTN.
Và khi có dịp kiếm ra tiền, thì ông cần lao cật lực, để phụ vợ nuôi con, cháu…

Viết về bạn như thế, mà cũng bị chửi là nói xấu bạn, thì… nhảm quá!

May thay, tình cờ thay, vừa mới đây, đọc được 1 đoạn của tay Nguyễn Đăng Mạnh, viết về “Nguyễn Tuân viết về Tản Đà”. Post ra đây, như 1 lời vinh danh bạn NTN.

*

*

NTN, cũng 1 thứ cá diếc, như TD, nhưng không để cho số mệnh đẩy ông đến chỗ chết, như TD, khi có cơ hội.

... những biểu hiện gai góc của một đấng tài hoa bất đắc chí, của một thiên lương lạc lõng giữa đời phàm tục.
Những bạn bè của NTN, như TV, như HT... đều nhìn ra NTN, theo cách NT nhìn TD.

Tôi chọn vợ tôi, thay vì thơ, thay vì thiên tài, thay vì, thay vì…

Quái đản nhất, là khi NTN ‘tôi chọn vợ tôi’, và, thú nhận, do mê ngửi mà chọn đọa đầy, ở lại với trần gian này, thì GNV bỗng... khóc ròng vì xúc động, cám cảnh cái thân Gấu, chỉ vì hụt hửi một lần, 'hàng có gân', mà bị Trời nguyền đời đời kiếp kiếp lang thang luân hồi, [thì cũng kiểu 'đồng bệnh tương lân', ‘ta cũng nòi tình thương người đồng điệu’, ‘cùng 1 lứa bên trời lận đận’, Kafka ngơ ngẩn vì giọng hát Josephine, Nguyễn Du ‘cầm giả ca’, Giang Châu Tư Mã ướt đẫm...], vậy mà bị chửi là nhân cái tang của bạn để tự khoe mình:

Ngay bên dưới bài thơ của NTN, tưởng NQT trước hết nói về bạn, về cái chết của bạn, nhưng không, NQT lại đem mình ra khoe:

"Ui chao, bài thơ thần sầu, làm Gấu nhớ tiền kiếp của mình, vì không kịp hửi tay người đẹp  mà bị Trời nguyền luân hồi đời đời kiếp kiếp, như 1 tên Do Thái lang thang trong cõi tình...

Và làm nhớ mùi bùn cầu Thị Nghè:..

Giả như đúng là Gấu ' tự khoe' ở đây, thì đâu phải khoe thơ, mà là khoe... hửi!

Bởi vậy, đọc khó, viết đâu khó. Bài diễn văn Nobel của Vargas Llosa vinh danh đọc, và giả tưởng, đâu thèm vinh danh đám viết giả tưởng, phê bình gia, thì đừng hòng!
*

Cũng đã có lần, một vị độc giả 'khen' GNV, viết về bất cứ ai, thì cũng là viết về GNV, nhân đọc bài viết về Nguyễn Tuân.
Vậy mà cũng bị 1 đấng lôi ra chửi, mi là ai mà dám sánh với Nguyễn Tuân.

Bài viết về những viên ngọc của NT, chỉ là những giọt nước, của 1 vị đầy tớ già, trải trên đường, từ giếng nhà trời về đến trần gian, để đun nước pha 1 bình trà cho chủ nhân. GNV đã mượn những viên ngọc đó để đánh dấu những trang sách hồng hồi mới lớn mê đọc, để dánh dấu những cuộc tình, cho những lần chia ly bớt chút thê thảm, và làm những hòn đất ném xuống huyệt của 1 đứa em trai đã tử trận.(1) Với NT, thì là những viên ngọc, với GNV thì là những hòn đất, ‘GNV nói về NT là nói về mình’, như thế, vậy mà có tên ‘thiên tài’ cũng chửi, y chang bị chửi lần này, mượn tang của bạn khoe thơ của Gấu! 

Vả chăng, nói cho cùng, GNV mở ra trang nhà TV, chẳng phải là để tự khoe mình ư?

Nhưng, nếu như thế, thì vô đọc làm gì cho thêm bực mình?

(1)

Chữ người tử tù

Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang Sách Hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách, của một chuyện tình: chúng làm cho những lần chia ly bớt nặng nề, thê thảm, có thể chịu đựng được...; của một cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...

NMG mê bài này lắm [lại tự thổi!] Ông phán, đúng là ông 'sáng tác', bằng Tạp Ghi.
Tôi không viết được như vậy!
Tks. NQT

Về già, GNV mới ngộ ra 1 điều, chưa hề khen ai, ngoài… GNV, ông anh nhà thơ, hai đấng bạn quí, ông bạn Joseph, Đỗ quân, chấm hết!
Giá mà cố đi 1 đường về nhà phê bình tuổi trẻ tài cao sắc sảo nhất hải ngoại, nhà văn cứu tử cả 1 nền văn học, nhà khảo luận tài ba, đa tài, đàn hát hay, ngôn ngữ nào cũng rành... thì chắc bây giờ không bị chúng chửi dữ như thế.

VL cũng bực, với thằng Trụ, ngoài TTT ra là chấm hết!
Ngay TTT, mà thằng em cũng tiếc hùi hụi cho ông anh của mình, số phận BL chẳng khác số phận Buồn Nôn.
Sartre suốt đời mê làm cách mạng, đế khi cờ đến tay, ông lại bõ lỡ: cuộc cách mạng văn học Pháp, sau Sartre, bắt đầu từ Buồn Nôn..
TTT thì suốt đời hì hục viết đi viết lại BL, biết rõ là nó hỏng, một cái gì đó, mà không làm sao sửa được. Chỉ đến khi ở tù, nghe tin MT đi thoát, thì ông mới bừng giấc hôn thụy... (1)

(1)
Kim Dung cũng bị như vậy, với bộ Lãnh Nguyệt Bảo Đao: Miêu Nhân Phượng gặp Hồ Phỉ mấy lần, vậy mà không nhận ra thằng nhỏ, con bạn ngày nào, đến đi đến 1 trận tử chiến.
Khi biết được HP là ai thì cũng là lúc Thần Đao xả xuống!

Sartre, phải đến chót đời, mới ngộ ra điều mà GNV biết tỏng, từ năm 1973, khi đọc BL của TTT (2):
Trong 1 cuộc phỏng vấn vào lúc chót đời, khi được hỏi, Sartre cho biết, trong số những tác phẩm đầu đời, nếu phải giữ lại, thì chỉ một Buồn Nôn [coi Lire, số đặc biệt, hors-série, về Sartre]

GNV viết, bằng trái tim "nhân hậu và cảm động", còn kẻ thù của Gấu, đọc Gấu, bằng trái tim ngộ độc, thế mới "khổ" cho GNV!

Hà, hà!
*

Note: Một đấng ‘kẻ thù’ mới mail, chửi GNV, mi có hoang tưởng không mà dám so TV với Hậu Vệ?
TV của mi chưa từng mon men tới con số 500,000, còn HV chưa từng xuống thấp tới con số 200,000, sao dám nói "ngang ngửa"?

HV là cả 1 băng đảng, với hai ông Trùm, 1 cặp bài trùng, 1 nhà phê bình tài ba sắc sảo nhất, cả trong lẫn ngoài nước, VC mà còn sợ không dám cho về, 1 ông Cớm kiêm cả về văn học lẫn chính trị... còn TV trơ cu lơ 1 thằng.

Một thằng mà mò tới con số 790, 000, không.. khủng sao?
Sau đây, là xếp hạng Alexa, 9.2.2011:
TV: 775,940
HV: 166.579
DM: 346.14
GO: 2,039,700…

(2)

*

Nhân nói chuyện hửi. Trang Diễn Đàn Forum của đám tinh anh Miền Nam bỏ chạy bợ đít VC, đại bản doanh Paris, lâu lắm, GNV không làm sao vô được, vì mỗi lần vô, là hệ thống bảo vệ PC cản lại. Bỗng hai bữa nay, nó lại OK. Nhân đó, được đọc bài Dương Tường dịch Linda Lê, trong có từ ‘exotique’, ông dịch là ‘nhu cầu ngoại lai’, và chú thích thêm, lòng dòng lắm, đại khái, từ điển Mít chưa có từ nào dịch đúng từ này.

GNV đã từng dịch từ exotique, trong bài viết đầu tiên đầu quân xung phong cắp rổ theo hầu SCN, ở Chợ Cá Berlin, là hương xa cỏ lạ, nói nôm na, [thèm hít hửi] mùi lạ. Với Mít, là thèm mùi đầm, với mũi lõ, thì là thèm mùi Mít.
Bởi thế mà Yiyun Li mới cảnh cáo đám độc giả mũi lõ,
Tôi đâu có ý định thỏa mãn sự tò mò của mọi người về một cái mùi lạ của một cô Xẩm ['I'm not going to satisfy people's curiosity about exotic China’]

Thấy có lá thư của Trần Văn Thuỷ, v/v Nếu Đi Hết Biển. Tay này viết kiểu huề vốn, cả sách, cả thư, do khôn quá. Mấy cuốn phim nổi đình nổi đám của anh ta, cũng thế, toàn thứ gãi ngứa chế độ, và gãi ngứa dân Mít, bên nào cũng đỡ ngứa 1 tí ti.

Cả cái thư chỉ có 1 câu nghe được:

Bất giác trong tôi, mơ hồ một mặc cảm tội lỗi…

Mơ hồ cái con khỉ!

Tình cảnh nước Mít bây giờ, theo GNV, vượt quá sự hiểu biết, và can đảm, tất nhiên, của đám này rồi.
Vượt quá cả trò giả đò mơ mơ hồ hồ mặc cảm này rồi.
Trên TV cũng có 1 loạt bài về cuốn sách của anh ta, GNV được HKP tặng, lần ghé Tiểu Sài Gòn.

Nếu đi hết biển

Lần viếng thăm Tiểu Sài Gòn mới đây, ghé Người Việt gửi anh em tòa soạn cuốn sách mới ra lò, tôi gặp lại HKP. Anh đưa tôi ghé thăm nhà anh, căn nhà được miêu tả trong Nếu Đi Hết Biển, qua bài phỏng vấn HKP của Trần Văn Thuỷ. Anh nói, những lần tới, cứ tự nhiên coi như nhà của Gấu. Nhân tiện, anh rút trên giá sách cuốn Nếu Đi Hết Biển.
-Nếu ông thực tình muốn viết về 'nó', thì ít ra cũng phải đọc hết cuốn sách.
***
Thú thực, tôi ít khi có ý định, "thực tình" viết về, bất cứ một cuốn sách. Bất cứ một điều gì.
Những bài viết của tôi, đa phần là tản mạn, manh mún, và đều ở dạng "chưa hoàn tất". Một lần, PTH tỏ ý thích một bài của tôi trên tanvien.net, tôi ngần ngại, nói, bài chưa viết xong.
Bà "quạt" lại liền:
- Anh chỉ cho tôi một bài viết nào của anh, mà coi như là đã hoàn tất?

Thường ra, tôi  "tạm ngưng" một bài viết, khi nghĩ rằng, đoạn kết, hay câu kết của bài viết đó, mở ra bài viết mới, tiếp theo sau.  Nói một cách khác, mỗi bài viết mới nào đó của tôi, là một tiếp tục một bài viết chưa hoàn tất nào đó.
Lần viết bài cho PTH [một bài về NHT], tôi không thể nào "tạm ngưng" nổi bài viết, và cứ thế liên tục gửi những revised texts, đến nỗi PTH thương hại, nói, anh cứ chấm dứt đại nó đi, tại làm sao mà làm khổ mình như vậy.
Còn NMG, chủ báo VH, có lần nói, tôi ưa "cầu toàn", chẳng bao giờ hài lòng với một bài viết.

Chỉ tới khi, tôi mường tượng ra được, lý do tại làm sao, sau Tướng Về Hưu, Nguyễn Huy Thiệp gần như ngưng viết...

Chính vì thế, bài trên net, một trang net của riêng mình, là một hình thức viết phải nói là tuyệt hảo cho tôi.

Bất cứ lúc nào, cũng có thể lôi xuống, sửa lại, rồi lại post tiếp. 

Trở lại với bài viết cho PTH. Đó là bài viết 'Mỗi trường hợp mỗi khác", viết về ba nhà văn miền bắc, là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, và Phạm Thị Hoài. Tôi nhìn ra được, khi viết Tướng Về Hưu, Thiệp muốn gửi vào nhân vật này, ý thức tự vấn của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó. Để viết, phải có một quãng cách với thời đại của mình, và đó là những năm tháng cô đơn của NHT ở miền núi, mà kết quả trước, là Những Ngọn Gió Hu Tát., và sau, là Tướng Về Hưu, một thứ Le Repos du Guerrier, Khi Người Hùng Trở Về, "sống", trên đống xương vô định đã cao bằng dẫy... Trường Sơn bị xẻ dọc, và "nhờ" đàn lợn, được vỗ béo bằng những thai nhi. 

Câu hỏi làm tôi nhức đầu, khi viết "Mỗi trường hợp mỗi khác" là: Tại làm sao ý thức tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm ngưng', sau khi ông viết xong Tướng Về Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp cùn rồi, ông ta hết xí oát rồi?

Liệu chiến thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của Nguyễn Huy Thiệp?

[Có thể có người bắt bẻ, Tướng Về Hưu xuất hiện sau 1975, nhưng, như đây là một thứ truyện ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống như Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, dính cứng vào biến cố 1954]. 

Liệu, ý thức của tự vấn của miền đất, ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó, đã không chịu nổi cú "đụng độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là "thiên tài của nơi chốn", hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất khác? Ngược lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác của một miền đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét 'gì gì đó" vào miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội vong thân, lành nọc độc, là chủ nghĩa cộng sản? 

*****

Home is where one starts from.
In my beginning is my end.
What you own is what you do not own.
T. S. Eliot
[Nhà là nơi mà bạn bắt đầu]
[Trong cái bắt đầu của tôi là cái tận cùng của tôi]
[Cái bạn sở hữu là cái bạn không sở hữu] 

Indians are proud of their ancient, surviving civilization. They are, in fact, its victims.
Người Ấn tự hào về nền văn minh cổ xưa, còn hoài của họ. Hóa ra, họ là nạn nhân của nó.
Naipaul: Lần viếng thăm thứ nhì  [in trong Nhà văn và Thế giới] 

Nguyễn Huy Thiệp đã từng mơ 'đi hết biển', nhưng đi được một đoạn đường, ông quay về. Ông giải thích, 'vì nghĩ đến mẹ'.
Mẹ ở đây, là 'ẩn ngữ', chỉ văn minh lâu đời, dai như đỉa: nền văn minh đồng bằng sông Hồng? 

Nhưng Văn Cao, chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé của PEN, mời đi Mẽo: ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đã viết một câu để đời, nói lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp năm đó, "Thề phanh thây uống máu quân thù," người đó không thể bỏ đi. Vinh quang của một  tướng về hưu là như vậy. Vinh quang đấy, mà thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu được một miền đất  khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở đời, nói trung hiếu với bố mẹ, anh em, bằng hữu...  chứ không với Dân, hay với Đảng.