Thơ mỗi ngày
THÊM MỘT
NHÀNH MAI RỤNG
Thế là Nguyễn
Tôn Nhan đã mất. Một tai nạn giao thông tối 28 Tết (31.1.2011) đã
cướp
đi một người bạn, người anh lớn. Vẫn biết đoạn đời sau này của anh là
phần lãi
(anh phải mổ não cách nay hơn 20 năm, trong một thời điểm mà nền y tế
Việt Nam
còn kém cỏi, trang bị lạc hậu, và người bác sĩ mổ cho anh dự liệu rằng
anh chỉ
sống thêm được vài năm nữa thôi. Thế mà anh sống thêm được hơn 20 năm,
và thấy
được người bác sĩ ấy qua đời trước mình. Trong khoảng thời gian đó, anh
đã biên
soạn, dịch thuật, nhiều công trình quan trọng về Hán học, mà nếu xếp
lại, chắc
đã cao hơn cả thân người anh), nhưng nghe tin anh mất, vẫn thấy xót.
Tính tình
anh hí lộng, coi nhẹ mọi chuyện đời, từ tên tuổi, tiền bạc, khen chê
thị phi,
cho đến cả sức khoẻ của mình (cách nay ít lâu, hai anh Cung Tích Biền
và Nguyễn
Lương Vỵ phải ép buộc mới đưa anh đi khám bệnh được). Nếu có điều gì
trên đời
này khiến anh quan tâm, thì chắc đó là thơ, như nhiều lần anh vẫn nói.
Tôi được may
mắn thường xuyên gặp gỡ anh, cùng với Bùi Nghi Trang, Cung Tích Biền,
và Nguyễn
Đạt. Tôi thường nửa đùa nửa thật nói với các anh rằng, các anh phải giữ
gìn sức
khoẻ vì các anh thuộc một chủng loài đã vào Sách Đỏ, có nguy cơ tuyệt
chủng. Chủng
đó có tên gọi là “Người viết trước bảy lăm.”
Vẫn biết điều
đó là không thể ngăn được. Vẫn biết chuyện tuyệt chủng là tất yếu. Mà
không
ngăn được xót xa.
Bài thơ dưới
đây tôi nhận được từ anh Nhan trong những ngày tôi và Bùi Nghi Trang
làm tuyển
tập Văn Tuyển, nhưng lại không in được. Sau này hỏi lại anh rằng anh đã
cho in
bài này ở đâu chưa. Anh bảo chưa, mà cũng chẳng nhớ hết bài ấy nữa. Bây
giờ, mời
mọi người cùng đọc, để nhớ một người anh, người bạn, đã dành cả đời cho
thơ ca
và chữ nghĩa.
Thơ NGUYỄN
TÔN NHAN
Không còn
mùi gì để ngửi
Đời chẳng cho ta chút gì cả
Một mảnh không gian thở ngợp người
Gió tạt hôm kia môi phai má
Nắng ngườm bữa nọ má hoàn môi
Từ chốn không quen mà chẳng lạ
Ta đi về tới dứt luân hồi
Em bồng ngây
dại ra hong tóc
Sớm bay tạt hết khô mồ hôi
Lồng lộng trời cao sa xuống thấp
Không cho ngửi chút ngái trong người
Thì ra ta vẫn thèm ghê gớm
Xin cho ngửi đến chết mùi đời
Hỡi ơi mộng
ngắn như gang tấc
Đo chẳng vừa nào nắng cứ phai
Mưa cứ tạt cho bay nửa giấc
Ta chẳng còn biết nhớ mong ai
Một mảnh
không gian nho nhỏ thở
Ngày sau thoi thóp thoáng hương nhài
Hay là hương của em xưa cũ
Vỡ nửa dưới thềm hơi hướng rơi.
1995
Ui chao, bài
thơ thần sầu, làm Gấu nhớ tiền kiếp của mình, vì không kịp hửi tay
người đẹp
mà bị Trời nguyền luân hồi đời đời kiếp kiếp, như 1 tên Do Thái lang
thang trong cõi tình...
Và làm nhớ mùi bùn cầu Thị Nghè:
Chúng ta chẳng
bao giờ là của nhau
Nhưng hãy
chia nhau những khoảnh khắc-ngoài cuộc đời đó
Chút phù du giữa những lo toan
Khi em kẹt xe ở một ngã tư đường, chẳng hạn
Chợt để hồn mình chao nghiêng thay vì theo xe di động
Biết đâu em
sẽ thèm mùi bùn
Bốc lên từ những hốc, hẻm, ngõ sâu
Từ dòng nước đen bên dưới cầu Thị Nghè
Khi cơn mưa đầu mùa chợt tới
Anh ở đây,
em ở đây
Vậy mà chúng ta cách xa nhau, thật cách xa nhau, quá đỗi
Còn nhận ra nhau
Nhờ chiếc lá mùa Thu
Nhân đôi niềm nhớ
Thu vàng
Rộn rã những giờ những phút giây ngày xưa
Em,
Vàng tươi mầu áo
Xanh rực mầu trời
Đen thăm thẳm,
mướt như tóc
Như chẳng bao giờ em phải lo toan
(Sáng
nay nhặt sợi tóc ngà
Nhìn con chợt thấy như là chút hương)
Như ở đây,
là bốn câu thơ
Hãy cho anh những gì mà em đã bỏ
Đã quên
Hoặc không thèm nhớ
(Dấy lên từ
bụi vô thường
Ngày qua tháng lại, tà dương kiếp người)
Note: Một
em, đọc bài thơ này, hỏi Gấu: Đen
thăm thẳm, mướt như tóc, là ở đâu vậy!
*
Bài viết của
PVP về NTN quá tuyệt, nhưng có 1 chi tiết không đúng về ông. Khi
một người
quen của chúng ta nằm xuống, thường là chúng ta bỏ qua mọi ý nghĩ mà
chúng ta
nghĩ là ‘xấu’ về người đó, nhưng theo GNV, bạn phải ‘đừng có bỏ qua’,
thì những
lời khen tặng của chúng ta mới càng thêm có ý nghĩa.
NTN không phải
là 1 con người không để tâm đến tiền bạc, mà là một người rất kỹ càng
về nó, và
điều này là do tuổi thơ, những ngày mới lớn, học hành chẳng đi tới đâu,
chẳng có
tí bằng cấp, trốn lính, chỉ có thơ là dong duổi cùng với ông suốt cả
cuộc đời. Có
lần GNV đọc 1 câu tự than của chính ông, về cái thời đến cái thân của
mình cũng
không nuôi nổi, rất là cảm động.
Vì mê thơ,
cho nên ông học chữ Hán, vì theo ông, không biết chữ Hán, khó mà có thể
biết tới
chỉ, tiếng của dân Giao Chỉ.
Và, chỉ đến
khi VC thắng lớn ở Miền Nam, và sử dụng tới cái tài rành chữ Hớn của
ông, thì lúc
đó, độc giả mới biết đến ông, như là 1 nhà Hán học. Ngay cả những ai
điếu ở
trong nước về ông, họ đâu có thèm nhắc tới ông như là 1 nhà thơ đâu?
GNV có vài kỷ
niệm về NTN, cũng thật là tuyệt vời, nhưng chẳng liên quan gì đến
chuyện đếch để
ý đến chuyện tiền bạc cả. Chúng làm GNV nhớ đến xứ Bắc Kít, và những bà
con còn
lại của Gấu, ở đó, nhất là bà chị ruột của Gấu. Thê lương lắm, không
đơn giản đâu.
Khen NTN không để ý đến tiền bạc, là làm
mất đi cả 1 nửa con người của 1 nhà thơ!
Một nửa con
người cũng tuyệt vời như thơ của ông, và có thể, chính là nhờ nó, mà có
nhà thơ
NTN.
Bà cụ TTT, có lần
nhận xét về thằng con nuôi của bà, là GNV: Mi thật giống
thằng T. Cứ thấy người nào giầu có là tởm rồi
GNV sợ rằng, chính cái nỗi
khổ sở, và lời tự thán về mình của NTN từ đó bật
ra, “đến cái thân của mình, mà chẳng làm sao nuôi nổi”, là khía
cạnh đẹp
nhất ở con người của ông.
Lan man chuyện
nọ xọ chuyện kia, Gấu bỗng nhớ tới một vị nữ lưu độc giả rất là thân
thiết với
trang TV, và có lần Gấu hỏi đùa, giá mà hồi còn trẻ gặp nhau, thì sẽ ra
sao, bà
bật cười nói, hồi đó, tôi đi học bằng Mercedes, Gấu mà đến cổng trường
trồng cây
si, thì chỉ có ngửi bụi xe…
Bà muốn nhắc
tới cái cảnh Gấu kể trong Một Người
Anh:
Trở lại
chuyện cô Hà. Có lần tôi viết cho cô một
lá thư, đại để: Đây là lá thư thứ nhì, bởi vì lá thư thứ nhất kể như
không có.
Kể như là chuyện anh yêu em, em đã biết rồi, và đã được em chấp nhận.
Sau bức
thư, một buổi sáng tôi cuốc bộ đến trường Thánh Mẫu ở khu Hoà Hưng chờ
đón cô
tan học về. Ngày trọng đại, hút đâu cỡ chừng cũng cả gói thuốc lá. Khi
tan trường
ra, trông thấy tôi, chắc cô cũng có chút bối rối, nhưng thản nhiên kêu
xích lô
đi một mách, ra ý, ngay cả một bức thư tỏ tình mà anh cũng không viết
nổi, nói
chi đến chuyện yêu thương, khoan nói chuyện ăn đời ở kiếp.