|
Hai Trầu
Đọc vài bài
viết của Nguyễn Ngọc Tư
Nguồn
Trước nhứt,
văn Nguyễn Ngọc Tư có giọng kể lể: Thua ông Hai Trầu, theo tôi.
Những trang
sách của Nguyễn Ngọc Tư thật ra không lấy gì làm mới: Có, theo tôi, cũng như theo
ông Hai Trầu: Biết dùng
cái kho báu đồng quê để mô tả về đồng quê là nét chính trong văn Nguyễn
Ngọc Tư. So với ông
Hai Trầu, khi viết những lá thư từ Kinh Xáng ]?] thì quá mới. Tôi thực
tình nghĩ như vậy.
Nguyễn Ngọc
Tư ngày nay viết quá nhiều rồi, và theo thiển ý của tôi, cứ đưa Nguyễn
Ngọc Tư lên mây quá, tôi e một ngày nào đó, Nguyễn Ngọc Tư nhận ra
"người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng
đẹp..." nhưng "lục bình mà bị cầm tù", cho dù cầm tù bằng những lời
khen quá mức, "thì còn gì là lục bình nữa...."
Điều lo lắng
này của Hai Trầu, theo tôi, hơi lố. Một nhà văn thực sự, khó té lắm,
nói chi chuyện rào giậu.
Hơn nữa, nếu
người ta đưa bà lên mây thì là chuyện của người ta, đâu có phải chuyện
của bà.
Vả chăng,
những người đưa bà lên mây, thực sự mà nói, không phải dân "pro", tức
phê bình gia thứ thiệt, họ chuộng văn chương của bà, theo mặt nổi của
nó. Và có thể, để ra cái điều còn tưởng nhớ tới Miền Nam trong cuộc
chiến họ đã từng bỏ chạy, cũng nên! Đây là mặc cảm tội lỗi, mà có thể,
chính họ cũng không nhận ra. Cả cái thái độ, miệt thị lá cờ Miền Nam,
chế độ VNCH, theo tôi, cũng do mặc cảm phạm tội.
Phần chìm, tôi không nghĩ, họ cảm nhận được.
Tôi lấy thí
dụ, ở một trong những truyện, khi bà vừa mới xuất hiện, Một
Mối Tình,
ông thầy Thành, ăn nói hay lắm, dùng xảo ngữ 'vồ' cô chị, ông này gốc
gác ra sao, có phải thứ tha phương cầu thực, một 'yankee mũi tẹt'
chăng?
Có thể, đọc như thế, là bẻ queo qua chính trị, nhưng biết đâu, chính
trị như là mỹ tín, cái nền đạo đức của tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư, bắt
nguồn từ Hồ Biểu Chánh?
Miền Nam của Nguyễn Ngọc Tư có gì tương tự với Miền Nam của Faulkner?
Cái ông thầy Thành có bà con gì với "cô lô nen" Stupen, trong "Absalom, Absalom! "của Faulkner?
(1)
Hay bà con với Ông Tướng Givral? [Bảnh hơn cả Đại Tá Stupen.Tướng mà!]
*
Nguyễn Ngọc Tư
quá xứng đáng để viết một bài đàng hoàng, không phải một thứ thư độc
giả, thư góp ý. Nếu tự xét khả năng không viết nổi thì đừng viết.
Bản thân tôi,
đã mấy lần tính viết về Nguyễn Ngọc Tư, mà cứ ngần ngại. Bà viết nhanh,
đều, không phải một thứ văn mà nhiều thứ văn, nhiều đề tài, trong đó
thấm đậm tình cảm của người phụ nữ Miền Nam gắn bó với đất, với người.
Đâu có phải
chỉ chuyện chăn vịt?
Muốn viết là
phải có thì giờ đọc bà, đọc một số nhà văn khác, thí dụ Hồ Biểu Chánh,
Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, cả Lê Xuyên nữa, và nhất là Faulkner, rồi mới
dám nghĩ đến chuyện viết.
Mấy lời thật
lòng. NQT
(1) Thomas
Stupen sinh năm 1807 tại một vùng núi sau trở thành West Virginia,
gia đình rời xuống vùng đồng bằng. Chiến tranh, đi lính, chiến đấu vì
Miền Nam và đã từng được bại tướng Lee gắn bằng anh hùng Miền Nam!
Tình cờ đọc trên net, một đoạn viết về "Absalom, Absalom!", cũng tuyệt lắm:
Analysis of Absolom Absolom
I believe that the Stupen experience embodied the sense of defeat that
most southerners felt after the war. The basic ideals and spirit of
southern life was destroyed by the war and never to be fully restored
again. Their lives were turned upside down by the war and afterwards
they did not even have the solace of their previous social status to
return to. During the war many people were faced with unthinkable
hardships on every level.
The myth of the helpless
southern woman was replaced by the image of an undying strong will to
provide for and take care of her southern men. The women of high social
standing were reduced to making their clothes out of used material
instead of buying new fabrics and dresses, as they were accustomed to.
Judith was even thought of as stealing the scraps of material that she
used to make her wedding dress. Mrs. Rosa, Judith, and Clytemnestra all
aged greatly during the war, they were forced to learn how to care for
themselves completely with no help from a man to speak of .
[Tôi tin rằng Stupen cưu
mang trong ông nỗi niềm thất trận mà đa số những người miền nam đã cảm
nhận sau cuộc chiến. Những lý tưởng căn bản, đạo đức làm nền cho xã hội
miền nam đã bị chiến tranh hủy diệt và không làm sao vãn hồi lại
được....]
Nguồn
Being a
writer is having the worst vocation. You’re demon-run, under
compulsion, always being driven. It’s a lonely, frustrating work which
is never as good as you want it to be. You have to keep on trying, but
it’s still not good enough. It’s never good enough. What the reward is
for the writer, I don’t know.
Faulkner,
Lion in the Garden
Là một nhà văn là một
thiên hướng tồi tệ nhất, khốn kiếp nhất. Bạn phải chạy đến vãi linh hồn
ra. Như bị ma đuổi, quỉ ám, lúc nào cũng nghĩ, mình sẽ đến trễ, mọi
việc xong xuôi từ lâu, chẳng ai cần đến mình. Vả như có hoàn thành một
nhiệm vụ nào, thì cũng chỉ thấy chưa đủ, chưa tới, chưa hay, chưa bảnh.
Chẳng bao giờ bảnh.
Còn về khen thưởng, chẳng thấy, mà cũng chẳng biết....
Thư tín
Re: Ve NNT and Hai Trau
Date: Tue, 24 Jul 2007 09:32:17 -0700
From:
To:
Chao nha van NQT,
Toi co doc may loi cua nha van ve tac gia Hai Trau. Loi that, ma dau,
nhung quan trong la, nhin tu mot doc gia cua Tin Van, la toi, nhung loi
that nay chap nhan duoc, chu khong phai la bi thu, khinh khi.
Toi cung co doc truoc day 1 bai viet ngan cua tac gia Hai Trau ve
truyen CDBT. Va tac gia HT cung co nhung loi viet khong cong binh lam,
theo toi, ve NNT.
Chuc nha van nhieu suc khoe.
Phúc đáp:
Đa tạ.
Best Regards
NQT
*
Có thể,
nhiều
người không tin,
sự kiện, đám khốn kiếp bỏ chạy, thù
hận lá cờ Miền Nam và chế độ VNCH, hơn cả Cộng Sản, Cộng thù một, chúng
thù mười, đồng thời "say mê" Nguyễn
Ngọc Tư, đưa bà lên mây xanh, niềm hận thù và nỗi say mê, tưởng không
chút liên hệ, nhưng là hai sắc thái, hai biểu hiện khác nhau, của chỉ
một mặc cảm tội lỗi.
Theo Gấu, đó là sự thực.
Gấu viết, "say mê" Nguyễn Ngọc Tư, là theo nghĩa đó. Họ say mê Miền Nam
ngày nào, bây giờ Nguyễn Ngọc Tư là hiện thân. Họ tiếc nuối Miền Nam đã
không còn. Nếu còn chăng, là ở Nguyễn Ngọc Tư, một Miền Nam mà vì sợ
chết, họ đã một lần bỏ chạy và cứ đời đời nhớ tiếc!
Hơn thế nữa, cái tội ác, trời không dung đất không tha của họ, là đã
góp
phần hơi bị nhiều vào chuyện đó.
Không những say mê, cả người lẫn văn, mà Nguyễn Ngọc Tư còn là người,
họ đưa lên bàn thờ, hàng ngày khấn bái, xin bà
tha tội đã làm mất Miền
Nam!
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là
vậy.
Nếu viết,
là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó. (1)
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn của bà, bằng cách
choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng choàng cho kỳ nữ KC,
thì đúng là quá khốn nạn! NQT
(1) Theo tôi, không phải 'tự nhiên' mà bài của ông Hai Trầu chỉ được
đưa vô khung cửa nhỏ. Có gì lấn cấn ở đây, có thể một phần, là do bài
viết không đủ trọng
luợng, một số nhận định không có chứng minh cụ thể, thí dụ, đoạn ông
Hai Trầu hình dung nhà văn miệt vườn Miền Nam đi guốc cao gót, ông
viết: đôi lúc tác giả vẫn pha
trộn nhiều từ ngữ lạ, làm cho câu văn trúc
trắc,
khó đọc, khiến cho người đọc đang đọc ngon trớn phải khựng lại nghĩ
ngợi, và có
cảm tưởng như bắt gặp cô gái nhà quê đang đi guốc cao gót giữa đường
làng. Viết như thế, là phải dẫn chứng, từ ngữ lạ là từ nào, và
độc giả, độc
giả nào, bởi vì từ lạ đó, có thể không lạ, với nhiều người, mà chỉ lạ
với một ông độc giả đặc biệt là Hai Trầu.
Thành thử, sự kiện, say mê đưa NNT lên mây xanh cũng có vấn đề, và sự
kiện, đưa bà vô khung cửa nhỏ, cũng có vấn đề.
Nhưng biết đâu đấy, giống như trường hợp một nhà thơ Miền Nam, khi
chết, không dám đi một dòng phân ưu, nhưng sau đó, in lại tất cả những
tác phẩm của ông, NNT, sau khi qua thời gian ở "Lò Luyện Ngục" [đưa vô
khung cửa nhỏ], được đưa lên thành nhà văn số 1, không chỉ của Miền
Nam, mà là đặc sản của cả nước!
NQT
*
Thành thử, lại thành thử, trong những tài năng của Nguyễn Ngọc Tư,
không ngờ, do hoàn
cảnh lịch sử xui khiến, còn tài năng này, thôi thì đành mượn vòng hoa
Llosa choàng cho Sartre, để choàng cho NNT; ông Llosa này, cũng lại đi
mượn vòng hoa của Josep Pla choàng cho Marcuse:
Of him [Sartre], we can say what Josep Pla said of Marcuse: that he
contributed,
with more talent than anyone else, to the confusion of our times.
Chúng ta, từ những sự kiện nêu trên, có lẽ cùng 'đành phải' khen 'thêm'
NNT:
Bà, ngoài đóng góp tuyệt vời về văn chương, còn đóng góp, nhiều tài
năng hơn ai hết, vào cái phần nhập nhằng, của thời của chúng ta!
*
Thú vị hơn nữa, là vòng hoa Llosa choàng cho Sartre, có liên quan tới
Faulkner, và do đó, với riêng Gấu, tới Nguyễn Ngọc Tư, tới một Miền
Nam, như Faulkner đã từng viết, "Bao nhiêu thế hệ trải qua, và Miền Nam
chúng ta đã biến những người phụ nữ thành những bà mệnh phụ. Những vị
phu nhân. Thế rồi Chiến Tranh xẩy ra, và biến những vị phu nhân đó
thành [vợ mấy tên Ngụy, sĩ quan cải tạo] những hồn ma." Faulkner: Absalom, Absalom!
Llosa, trong "The Mandarin",
một tiểu luận văn học, in trong
Making Waves, viết:
Trong tất cả những nhà văn của thời đại tôi, có hai người, tôi mê,
prefer, trên
những ông khác, và cũng là hai người mà tôi mắc nợ, rất nhiều, khi còn
trẻ. Một, là Faulkner, thật xứng đáng để mà lọc ra, bởi vì, bất cứ một
tiểu thuyết gia nào mê viết tiểu thuyết, là phải
chọn ông. Faulkner có lẽ là nhà văn độc nhất mà những tác phẩm có thể
so sánh, cả về độ dầy tác phẩm [in volume] lẫn phẩm chất của nó [in
quality], với những tác phẩm cổ điển lớn lao. Người kia, là Sartre,
không đáng chọn, nếu phải so với Faulkner... Về Sartre, có thể nói, như
Josep Pla nói, về Marcuse: ông ta đóng góp
nhiều tài năng hơn bất cứ người nào khác, trong cái việc làm cho thời
của
chúng ta, đã nhiễu nhương, càng thêm nhương nhiễu.
*
Bài viết The Mandarin, của Llosa, về Sartre, có phần viết về ý niệm
"dấn thân" của Sartre. Khi nào có dịp, Gấu sẽ dịch hầu độc giả Tin Văn
rồi nhân đó, nói đến quan niệm dấn thân của... NHT, như ông mới đây cho
biết, khi trả lời phỏng vấn ở trong nước.
*
Chúng ta thấy, "tiền thân" của Nguyễn Ngọc Tư, không
phải một ông Sơn Nam, 30 Tháng Tư
lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về
mình:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền
không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút
chẳng tà.
*
Ngày xưa đúng là
sông không như bây
giờ.
Tụi tôi tự nhủ, bữa nay
tắm lần này
nữa thôi, tụi tôi chờ
cho tới chừng nào sông sạch, trong trở lại.
NNT Tắm sông
NQT đọc NNT
*
- Chị nghĩ thế nào về thực trạng phê
bình hiện nay?
- Đôi khi tôi thèm được một nhà phê
bình nào đó quất cho vài
roi để lớn lên. Bởi tự soi gương không bao giờ thấy hết những khiếm
khuyết của
mình. Đôi lúc nghe bạn bè cằn nhằn lúc này Ngọc Tư viết "chán chán làm
sao", tôi cũng muốn biết cái "chán chán làm sao" là thế nào. Có
ai giúp tôi không?
- Có thể hình dung thế nào về Nguyễn
Ngọc Tư?
- Tôi không mê cải lương. Tôi chỉ
thích thú với nghiệp của
người nghệ sĩ. Họ có thể sống nhiều cuộc đời, nhiều vai diễn khác nhau.
Còn
tôi, hình dáng buồn cười, thô mộc, quê mùa, không trau chuốt. Hai mươi
bảy tuổi
vẫn yêu, vẫn tin rằng cuộc đời này màu hồng (mà tới một cái tuổi nào đó
sẽ thấy
nó đen thui) nên vẫn thích viết về những người tốt. Có điều những người
đó sẽ
không sung sướng vì tôi nghĩ, tốt mà được đền đáp thì người đời rủ nhau
đi sống
tốt hết rồi.
- Chị nghĩ mình là người viết dễ hay
khó?
- Người ta bảo tôi viết văn dễ như ăn
cháo. Nhưng thấy vậy
mà không phải vậy đâu.
*
Thấy vậy
mà không phải vậy.
Phải dân nhà nghề mới phán một câu như thế, và đây là chân lý văn
chương: thứ văn chương "viết như là không viết", "viết văn dễ như ăn
cháo", là thứ văn chương số 1. Và cùng với nó, là thứ nhà văn
không văn chương, "écrivain sans littérature" [chữ của Barthes, trong Không độ của cách viết ], của một
thời đại hoàng
kim, khi con người [còn] ngạc nhiên vì vẻ tự nhiên của sự vật.
TTT từng có câu, một câu thơ hay [thì] tự nhiên như là một lời nói, là
cũng theo nghĩa này.
Bạn đọc thơ Đường, và bạn cũng có cảm tưởng y như vậy, dễ như ăn cháo,
tự nhiên như một lời nói. Tất cả những dụng công, những mầy mò,
những 'thôi', 'sao', là những giàn giáo, đều được gỡ bỏ, chỉ còn
lại bài thơ, hay bài văn.
Người ta thường ví, triết học ở Đức, như những đỉnh núi cao, với những
Nietzsche, Kant, Heidegger... Sang đến Pháp, nó chảy dài ra như những
cánh đồng bằng. Heidegger vẫn thường ngạc nhiên, về những triết gia,
thí dụ, Sartre: Tại sao ông ta lắm tài thế, viết đủ thứ. Văn Ngyễn Ngọc
Tư giống như đồng bằng sông rạch Miền Nam, tới khúc nào cần len lỏi,
ngóc ngách, tới chỗ nào cần bao la bát ngát, dàn trải... là do thiên
tài của nơi chốn quyết định. Thành thử, dễ như ăn cháo, đa phần do đó.
Ngoài Bắc không có món hột vịt lộn, không có nghề chăn vịt, không có
cảnh, trên là trời, dưới là sông nước, và đàn vịt, và vì
thế, không có
thứ văn chương, câu văn dài, như được thơ, mưa, và hơi thở của chữ, và
nhất là nội lực
chuyển tải, một khi câu văn chấm dứt, thì cũng
giống như bạn lặn ngụp dưới nước quá lâu, phải ngoi lên mặt nước để thở.
*
Có một lần, Gấu nghe một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ di cư 1954 như Gấu,
than một câu, nghe thật 'không đúng' một chút nào, "Tao có cảm tưởng
cuộc chiến vừa qua, là giữa đám Yankee mũi tẹt, chứ không phải cuộc
chiến Nam Bắc, như của tụi Mẽo. Miền Nam chỉ có mỗi tội quá tốt với
tất cả, từ những tên 'di dân' từ đời nảo đời nào, thí dụ như bạn Cao
Bồi của chúng ta, tới Yankee Ky tô, Phật giáo... và sau cùng là
đám chính gốc Hà Lội, Bắc Bộ Phủ".
Chỉ là cuộc chiến Yankee mũi tẹt giết Yankee tẹt mũi.
Thảm thật!
Nhục thật!
*
Bữa trước Gấu này có phán...
đại, mượn lời một ông bạn văn, cũng Bắc Kỳ di cư, cuộc chiến Việt Nam
không phải cuộc nội chiến Nam Bắc, mà là giữa đủ thứ, đủ loại Yankees
mũi tẹt với nhau. Nào là Yankee "di dân" từ đời thưở nào, có thể trước
cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tới những hậu duệ mãi sau này. Đủ thứ,
hầm bà làng, Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Ấn Quang, Việt Nam Quốc Tự,
Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân, Đệ Tam, Đệ Tứ... toàn Yankee
mũi tẹt!
Một độc giả thắc mắc, chém giết lẫn nhau như thế, vì lý do gì?
Gấu này ngớ người ra.
May sao, đọc Arthur Koestler, cuốn The
Heel of Achilles, mới ngộ ra là, sở dĩ đánh giết lẫn nhau, là vì
tranh giành nghĩa cả, great cause: Đánh cho Mẽo cút Ngụy nhào, và sau
đó, giải phóng [ăn cướp, từ đám cút đám nhào đó] Miền Nam.
Koestler còn đi xa hơn, khi chứng mình, đây là một trong những tính
chất làm nên con người, từ thoạt kỳ thủy, chứ không như Solzhenitsyn
tin tưởng, rằng chỉ có từ thế kỷ 20.
*
Thế kỷ 20 có thể coi là đỉnh cao của Cái Ác, nhập thân vào ý thức hệ,
theo nghĩa mà Solzhenytsin đã chỉ ra: Thành quả của Cái Ác, qua sức
mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm
thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này
không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý
thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua
Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped
short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to
"ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on
a scale of millions."].
Hai Trầu & NNT
Gấu này sở dĩ cứ nấn ná không
dám viết về Nguyễn Ngọc Tư, một phần là vậy.
Nếu viết, là phải làm sao tách văn của bà ra khỏi cái đám rác rưởi đó.
Bởi vì coi Nguyễn Ngọc Tư là 'đặc sản', rồi khen văn
của bà, bằng cách choàng cho bà vòng hoa, ông VC nằm vùng VH đã từng
choàng cho kỳ nữ KC, thì đúng là quá khốn nạn! NQT
Xâu con
mắt luồn kim tìm chiêm bao
Trang NNT
Đọc NNT
Giáo đường làm Faulkner nổi tiếng, famous, và tai tiếng, infamous. Một đại tác
phẩm về sự “thờ phụng sự độc địa, tàn ác” [the cult of cruelty], trong
cõi văn Mẽo.
Đây là một câu chuyện lùa gái quê vô thế giới ngầm thành phố Memphis,
Mississipi. Một câu chuyện u ám, làm phiền toái. Cô gái Temple Drake này còn mang theo, như của
hồi môn, một cái gì của riêng cô, về sự mất nết, vô thế giới hư ruỗng
đó.
Trong khi với nhiều độc giả, đây là một cú sốc đánh vào cảm tính, bây
giờ, hầu như tất cả, cùng lúc, còn nhận ra, có một cái chi rất ư là chi
ly, tinh tế, của Eliot, của Freud, ở trong đó. Ngoài ra, còn chất thần
thoại, mầu sắc miệt vườn [đặc sản quê ta], và ngay cả thứ tiểu thuyết
đen, cứng, giống như mầm đá, nấu hoài không chịu mềm, của Mẽo, cũng tìm
thấy chúng ở trong đó.
Được xb năm 1831, Giáo đường của
Faulkner có thể được coi như một nghiên cứu, tìm tòi, ác liệt nhất, về
"bản chất của cái ác."
Và tất nhiên, đây là một tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.
[Lời giới thiệu ở bìa sau của Giáo
đường, Vintage Books]
Bạn đọc Việt Nam
có thể coi, đây là lời giới thiệu Cánh
Đồng Bất Tận của NNT, cũng được!
*
Giáo đường là
một thí dụ về phương pháp của Freud, được đảo ngược, turned backward,
đầy ác mộng dâm đãng, thực sự, những biểu tượng xã hội.
Đẩy lên một mức cao hơn nữa, thì đây là những gì chứa chất ở trong đầu
của tác giả, về hình ảnh Miền Nam, như là một cuộc hãm hiếp, và một
cuộc hư ruỗng, thối rữa [It is somehow connected in the author's mind
with what he regards as the rape and corruption of the South.]
Malcolm Cowley: Giới thiệu Faulkner, bản gọn nhẹ, The Portable Faulkner
Chẳng có một nhân vật nào của Faulkner, cho dù hiền lương hay không
hiền lương, có được một linh hồn.
Gide đọc Faulkner, Malcolm Cowley trích dẫn.
*
Muộn rồi, nhưng có còn dịp nào nữa để hát “người
ta đã có đôi rồi, chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung”?
Tôi ngồi liếm đôi môi rát, mai mình sẽ chảy máu cam. Nhưng trong cái
tiệc đãi bạn tối này, có người chảy máu trong lòng nữa kia.
NNT: Đãi bạn
*
"Thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp
với cảnh nhà này, thầy Thành nói vậy...."
Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè,
thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện
chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi
lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu
nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện
hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó
rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi.
NNT: Một
Mối Tình
*
Thầy Thành này, tuy thua xa Stupen, nhưng cũng cùng thứ trôi sông lạc
chợ. Quentin Compson, một hậu duệ của Stupen đã coi ông như là một thứ
"rác rưởi, không nguồn gốc", "trash, originless" - như Faulkner đã từng
viết cho tôi trong một bức thư. Malcolm Cowley, người biên tập The
Portable Faulkner]
*
Trong đời Gấu, đã từng quen một ông thầy Thành như vậy. Một Stupen, với
"giấc mơ" ["design", chữ của Malcolm Cowley], xây dựng một "giang san"
cho mình, một thứ "Stupen's hundred", sau khi bị Miền Bắc ruồng bỏ.
TTT gọi đám này là lũ con tư sinh của Miền Bắc.
*
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư
sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề
của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá
lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả
sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của
Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng
trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm
bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên
tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới
ấy.."
Trong đất trời
*
Văn Việt Nam, "dòng chính", chỉ là "văn nói", chưa bao giờ đạt tới cõi
"văn viết", với những câu văn dài lê thê, như chẳng biết làm sao chấm
dứt.... Walter Benjamin đã từng ca ngợi Karl Kraus, Susan Sontag trích
dẫn, dưới đây, trong một bài tưởng niệm tuyệt vời nhà văn Đức gốc Do
Thái này: Sinh dưới bảng hiệu Saturn
[Under the Sign of Saturn]:
"If style is the power to move freely in the length and breath of
linguistic thinking without falling into banality, it is attained
chiefly by the cardiac strength of great thoughts, which drives the
blood of language through the capillaries of syntax into the remotest
limbs."
NNT chắc chắn chẳng bao giờ đọc Faulkner, lại càng chẳng biết, những
Benjamin, Sontag, nhưng, một mình một xuồng, len lỏi giữa trời nước
mênh mông, tới nhánh sông, nhánh lạch xa xôi tuyệt mù.... văn của bà,
từ đó, bắt đầu, từ đó, chấm dứt.
Chúng ta cứ thử đọc câu này, coi có đúng như Benjamin diễn tả:
Mưa vô mùa, nghĩa là hết
một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi
gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh; tôi hỏi má gói chi nhiều
vậy, má cười: "Cho cha con thằng Bầu, tội nghiệp tụi nó, nhà không có
đàn bà nên cũng có bánh trái gì ăn đâu..."; tôi giành: "Chừng nào bánh
chín, để con đem qua bển cho; Má, má mè, anh Hai có tính bước thêm bước
nữa chưa, hả má."; Má tôi cười: "Chưa, má biểu nó hoài, mà, cái con
này, lần nào về cũng hỏi có chuyện đó....". Mình à? Mình sao? Lần nào
cũng hỏi chuyện đó à? Ụa, hỏi hồi nào sao mình không hay vậy ta?
Một Mối
Tình
*
"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự
giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo
nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi
miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD: Đặc sản miền nam.
Đọc đến khúc, "hướng về đạo nghĩa", Gấu bỗng lại đau,"nỗi đau ngựa Hồ":
Từ thuở mang gươm đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
*
Lần về Hà Nội, đọc hai câu thơ dưới đây, Gấu toát hết mồ hôi.
Hai câu thơ, đúng là được "trao cho Gấu", cái thằng mắt lác bỏ đất Bắc,
hơn nửa thế kỷ mới bò về.
*
Về để làm gì? Ngựa Hồ hí gió Bắc hả? Chim Việt Cành Nam?
Không phải.
buồn tập tễnh,
về ăn giỗ mình.
PHT
Thành quả của Cái Ác, qua sức
mạnh và trí tưởng tượng của những Đại Ác Nhân của Shakespeare cùng lắm
thì cũng chỉ đếm được trên chục xác chết. Bởi vì đám khốn kiếp này
không có ý thức hệ, như là một "nghĩa cả" để mà phục vụ... Nhờ có "ý
thức hệ", thế kỷ 20 đã có được cái số phận khốn nạn của nó: kinh qua
Cái Ác ở mức độ hàng triệu triệu tử thi."
Solzhenitsyn
["The imagination and inner strength of Shakespeare’s vilains stopped
short at a dozen cadavers. Because they had no idology... Thanks to
"ideology" the 20th century was fated to experience evil calculated on
a scale of millions."].
*
Koestler, trong The Heel of Achilles,
[Gót chân Achilles], ngay chương đầu, The Urge to Self-destruction, Đòi hỏi tự
làm thịt mình, cho rằng, con số những trường hợp làm thịt đồng
loại, vì lý do cá nhân, không nhiều, so với tự làm thịt mình, tức hy
sinh, vì nghĩa cả, ngay
từ khi có cái gọi là giống người [ homo
sapiens]. Ông viết:
Giống người, khốn khổ, không phải bởi một sự quá liều luợng, của sự
hung hăng đòi hỏi, mày có biết tao là ai không, mà là sự thái quá, của
lòng ham muốn, dâng hiến thân mình cho nghĩa cả.
Đường ra trận mùa lào
cũng đẹp nắm!
[that the trouble with our species is not an over-dose of
self-asserting aggression,
but an excess of self-transcending devotion].
Nói rõ hơn, bất cứ một ông Yankee mũi tẹt nào cũng đều muốn trích máu
tay, viết huyết thư, dâng Đảng, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam,
để hy sinh thân mình cho nghĩa cả.
Chỉ tới khi, họ thấy, họ bị phản bội, nghĩa cả kia chỉ là một khải
huyền dối trá, thì lập tức, cái lòng ham muốn hy sinh bản thân mất theo
luôn, và lúc đó, họ nhận ra, không có gì quí hơn, là chính họ, chính
cuộc sống của họ.
*
Hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam, hay hiện tượng Chúa Sẩy Thai, khủng
khiếp vô cùng, đối với Việt
Nam, chứ không phải đối với Mẽo.
Mẽo cút rồi, thế là yên thân Mẽo.
Chỉ tội đám Mít. Thắng trận giặc Mẽo rồi, làm sao thắng trận giặc Mít
đây:
Làm sao tiêu diệt đám bọ thèm đô la Mẽo?
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và cũng được giới thiệu nhiều. Tôi thì chỉ
đọc đây đó vài bài, không có cơ hội đọc nhiều. Nên xin có vài ba ý kiến
về cách viết của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn của một người từng có
những năm tháng làm ruộng và nuôi vịt chạy đồng.
Hai Trầu
In every novel it is the form - the style in which it is written and
the order in which it is told - which determines the richness or
poverty, the depth or triviality, of the story. But in novelists like
Faulkner, the form is something so visible, so present in the narration
that it appears at times to be a protagonist, and acts like another
flesh and blood character, or else it appears as a fact,
like the passions, crimes or upheavals; of its story.
Trong bất cứ tiểu thuyết, chính hình dáng - qua đó, văn phong được viết
ra, và trật tự được kể lại - quyết định sự giầu có hay nghèo nàn,
sự sâu thẳm, hay nông choèn choẹt, của câu chuyện. Nhưng với những tiểu
thuyết gia như Faulkner, hình dạng cuốn tiểu thuyết, là một điều gì
thực sự, hiển nhiên, "rành rành con mắt còn ngờ chiêm bao" [xâu con mắt
luồn kim tìm chiêm bao, câu thơ thần sầu của NLV làm tặng NNT khủng
khiếp như thế đó!], chảy theo cùng dòng kể, nhiều lúc, nó, từ mộng biến
thành thực, thành một nhân vật, xử sự, hành động, như nhân vật bằng
xương bằng thịt khác, nhiều lúc, nó xuất hiện như một sự kiện, như
những đam mê, những tội ác, những lớp lang, những biến động, của câu
chuyện của nó.
Llosa: The Sanctuary
of Evil
*
Đâu phải chỉ chuyện nuôi vịt chạy đồng?
Nhưng quả đúng là chuyện nuôi vịt chạy đồng, nếu chúng ta đọc những
dòng trên của Llosa viết về Giáo đường
của Faulkner.
*
Nói rõ hơn, "hình dáng" của Cánh
Đồng Bất Tận, chính là cánh đồng bất tận, và đàn vịt của nó.
Nói rộng ra, văn NNT, "hình dáng" của nó, là Miền Nam.
Không [chỉ] đặc sản, mà còn là, thiên tài của nơi chốn.
*
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với NNT, ngoài sự đóng góp của ông thần đất, còn có sự đóng góp của con
Quỉ Hậu Chiến.
Và đây cũng là điều Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner. [Một miền
đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác, miền của những
điêu tàn và ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous
atmosphere seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the
novel, turning them into a land of evil, regions of ruin and horror,
beyond all hope.
Llosa: The Sanctuary
of Evil
*
Có thể, có người ngạc nhiên, NNT thì "liên can" gì tới Faulkner? Bà nhà
quê, miệt vườn này, làm sao đọc Phuốc Nơ?
Tuy nhiên, đây là sự thực: Không thể có văn chương, nếu không có so
sánh. Trong khi so sánh đó, bạn làm sáng ra, cả hai, chứ không phải chỉ
một.
Vả chăng, Faulkner thực sự mà nói, cũng là một tay ít học, theo nghĩa,
không thuộc giới khoa bảng!
|