24.7.2007
Hai Trầu
Đọc vài bài viết của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và cũng được
giới thiệu nhiềụ. Tôi
thì chỉ đọc đây đó vài bài, không có cơ hội đọc nhiều. Nên xin có vài
ba ý kiến
về cách viết của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn của một người từng có
những năm
tháng làm ruộng và nuôi vịt chạy đồng.
Trước nhứt, văn Nguyễn Ngọc Tư có
giọng kể lể. Tác giả kể về
những nỗi nhớ mênh mông về một thời mới hôm nào, chưa lâu lắm nhưng đủ
để làm
nên nỗi nhớ dằng dặc trong con ngườị. "Dòng nhớ", "Hiu hiu gió
bấc", "Lỡ mùa", "Chuyện của Điệp", "Nửa
mùa", "Huệ lấy chồng", "Bến đò xóm Miễu", "Nhà
cổ", "Nhớ sông"... trong Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư [1] là những
mảnh hồn nhớ tưởng miên man ấy... Nỗi nhớ nào cũng làm cho lòng người
trong
cuộc thấy buồn, đôi lúc buồn đứt ruột.
Những trang sách của Nguyễn Ngọc Tư
thật ra không lấy gì làm
mới, nhất là với những người làm ruộng và nuôi vịt như tôị. Nhưng văn
Nguyễn
Ngọc Tư mau đến với người đọc là do tác giả viết ra những điều vô cùng
gần gũi
với mọi người mà các tác giả khác vô tình bỏ quên hay cố ý chê, cho
rằng những
đề tài như vậy hổng lấy gì làm cao siêu, trí thức. Biết dùng cái kho
báu đồng
quê để mô tả về đồng quê là nét chính trong văn Nguyễn Ngọc Tư.
Thứ đến, chữ dùng trong văn Nguyễn
Ngọc Tư mà tôi đọc được
là những từ ngữ của lối nói thường ngày của cư dân vùng sông nước miền
Tây.
Chính vì vậy, văn Nguyễn Ngọc Tư mộc mạc, dễ cảm người đọc. Ai đã đọc
Nguyễn
Ngọc tư chắc có cùng cảm nhận như vậy.
Nói thế không có nghĩa chữ dùng Nguyễn
Ngọc Tư chỉ thuần nhà
quê; đôi lúc tác giả vẫn pha trộn nhiều từ ngữ lạ, làm cho câu văn trúc
trắc,
khó đọc, khiến cho người đọc đang đọc ngon trớn phải khựng lại nghĩ
ngợi, và có
cảm tưởng như bắt gặp cô gái nhà quê đang đi guốc cao gót giữa đường
làng.
Những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư
không có ý khoe khoang
kiến thức, cũng không triết lý cao siêu gì. Ở đó chung qui chỉ là những
câu
chuyện được kể lại của một người trẻ nói giùm những người già đã qua
rồi cái
thời không còn trẻ trung gì, và cũng không có cách gì ghi chép lại
được, vì vốn
họ không biết chữ hoặc có biết nhưng chỉ biết chút ít. Tôi cảm thấy
Nguyễn Ngọc
Tư kể chuyện hơn là sáng tác, viết truyện. Những chuyện kể của tác giả
gần gũi
với người thường, đời thường... Nét vẽ của Nguyễn Ngọc Tư trong những
truyện
của mình là nét vẽ chân phương về những mảnh đời với những tâm hồn vốn
rất chân
chất, bình dị.
Thêm vào đó, Nguyễn Ngọc Tư có lối kết
truyện rất đặc biệt,
nó tạo được văn phong của Nguyễn Ngọc Tự. Những câu kết như những dấu
hỏi được
bỏ lửng để người đọc tìm lấy câu trả lời cho những nỗi niềm của người
trong
cuộc.
Sau cùng, không biết do tác giả hay
nhà xuất bản, những
truyện đã in sách này rồi lại in lại trong sách kia. Chẳng hạn "Hiu hiu
gió bấc", "Huệ lấy chồng", "Nhà cổ", "Nhớ
sống", "Biển người mênh mông"... trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư do nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn ấn hành tháng 3 năm 2006, lại
được in
lại trong cuốn Cánh đồng bất tận do nhà xuất bản Trẻ phát hành vào
tháng 6 năm
2006. Điều này khiến người mua sách như tôi giống như bị gạt vì cứ
tưởng mỗi
tựa sách đều có những nội dung khác nhau, đâu ngờ có sự pha trộn như
vậy?
Nguyễn Ngọc Tư ngày nay viết quá nhiều
rồi, và theo thiển ý
của tôi, cứ đưa Nguyễn Ngọc Tư lên mây quá, tôi e một ngày nào đó,
Nguyễn Ngọc
Tư nhận ra "người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ
bông,
cũng đẹp..." nhưng "lục bình mà bị cầm tù", cho dù cầm tù bằng
những lời khen quá mức, "thì còn gì là lục bình nữa..." [2]
Ngày 19 tháng 7 năm 2007
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhà
xuất bản Văn hoá, Sài
Gòn, năm 2006
[2]Sống chậm thời @, tản văn, viết
chung với Lê Thiếu Nhơn,
nhà xuất bản Thanh Niên, năm 2006, trang 5