*

1
2
3



Chiến Dịch

Xin nói ngay, "chiến dịch" ở đây, có nghĩa, Những cuộc chiến dịch thuật, The translation wars, tên bài viết của David Remnick trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 7 Tháng Một, 2005, về vấn đề dịch văn chương Nga, đặc biệt là hai ông Tolstoy và Dostoevsky.
Do đọc bài của một tác giả trên talawas, phạng dịch giả CVD, Hai Lúa bỗng nhớ đến bài viết của Remnick kể trên.
Chuyện dịch sai, và được chỉ cho biết những sai sót, theo tôi, là đại vạn hạnh cho người dịch. Nhưng cái đại vạn hạnh này, chỉ là đại vạn hạnh, một khi người chỉ ra sai sót kia thực tình muốn cho bản dịch trở nên hoàn hảo hơn, chứ không phải nhân dịp, mượn cớ sửa sai, để phạng tới tấp dịch giả.
Bài viết của Remnick nhằm vinh danh một chuyên gia dịch Nga văn sang tiếng Anh. Bà này dịch nhanh, dịch khoẻ, dịch nhiều. Nhưng than ôi, bà dịch sai khủng khiếp, và bị hai ông nhà văn, nhà thơ nổi tiếng số một thế giới, là Nabokov và Brodsky phạng tơi bời. Nhất là Nabokov!
Nếu không có Garnett, những nhà văn Nga [những "Rooshians", như Ezra Pound đã từng gọi] của thế kỷ thứ 19 chẳng thể nào có một ảnh hưởng nhanh chóng đến chóng mặt tới văn chương Mỹ đầu thế kỷ 20. Trong "A Moveable Feast" Hemingway đã chẳng mừng đến phát điên lên, khi khám phá ra kho tàng văn học Nga, trên những giá sách của Sylvia Beach (1). Trước đó, ông nghe người ta truyền tụng, Katherine Mansfield là đệ nhất văn sĩ chuyên viết truyện ngắn, nhưng sau khi đọc Chekhov, ông thấy bà này cũng... "xoàng"!
Bà Garnett dịch dở đến nỗi, như Remnick cho biết, trở thành nhân vật chính trong một tác phẩm châm biếm,"Anh em nhà Karamavov Ngu Dốt", "The Idiots Karamazov"!
Remnick viết, "Tội nghiệp bà Garnett!. Những dịch giả sau khi chết đi, vẫn còn khổ sở cay đắng vì sự vô ơn của người đời. Nhưng có khi chưa đến kiếp sau, mà kiếp này đã gặp họa: Trước khi Vua James can thiệp, những nhà dịch thuật Anh, chuyên dịch Kinh Thánh, đôi khi còn bị tín đồ đóng cọc thiêu chết, hay bị thắt cổ cho chết, hay như trong trường hợp William York Tyndale, được hưởng cả hai!"
(1) Beach, Sylvia (1887-1962).Through her Parisian bookshop and her editorial work, American expatriate and lesbian Sylvia Beach did much to influence the course of modern literature. [Google]. Người Mẽo, qua Pháp sống lưu vong, thuộc thế hệ bỏ đi mà Hemingway đã từng nói tới. Một lesbian, [đồng tính luyến ái], chủ nhà sách và nhà xb. Ảnh hưởng rất nhiều tới văn học hiện đại.

Không đa đa siêu thực
khởi từ ca dao sang tự do

ai hỏi anh ngoài hàng rậu
lãng mạn lập thể siêu thực dã thú đa đa
tôi mở những trái cây vườn nhà
cử chỉ trữ tình tinh khiết
TTT: Tôi không còn cô độc.

Nói thiệt đọc bản dịch bài báo trên, viết nhơn dịp cuộc triển lãm dành riêng cho ông Bourgois được tổ chức ở Trung tâm Pompidou, tôi tự hỏi không hiểu nó giúp ích chi cho độc giả Việt Nam. Toàn chuyện «bếp núc» của mấy nhà xuất bản Pháp không à!
Nouvel Observateur là một tờ báo không chuyên môn về văn chương, phong cách cũng không có chi cao sang, bài phỏng vấn cũng không có tham vọng chi.
Margaret Nguyen:Đôi điều về bản dịch một bài báo trên Nouvel Observateur về Christian Bourgois của ông Cao Việt Dũng
[talawas]

Quả đúng như thế, nhưng cái việc CVD rửng mỡ dịch bài báo đã lạ, talawas rửng mỡ đăng, lại càng lạ. Bởi vì rằng thì là, trong khi đám Mít chúng ta rửng mỡ như vậy, chính mẫu quốc Tây và láng giềng của họ, là xứ Ăng Lê, lại chú ý đến sự kiện khác - cũng xẩy ra tại Trung tâm Pompidou - và, sự kiện này, cũng đã từng được một nhà thơ Việt Nam để mắt tới từ thuở nào.
Đó là sự kiện Dada, mà tờ báo không thể nói không chuyên môn về văn chương là tờ Le Magazine Littéraire đã phải đi cả một số về nó, còn tờ TLS cũng chơi một bài thật "nghiêm túc". Tin Văn cũng đã giới thiệu sơ qua nhân đó liên tưởng tới hiện tượng Mở Miệng tại Sàigòn, nơi đã từng xuất hiện thơ Tự Do.

Không đa đa siêu thực
khởi từ ca dao sang tự do

Liệu nhóm Mở Miệng đã "đọc ra" "tuyên ngôn" trên, của "trường phái" thơ tự do?

Tin Văn sẽ giới thiệu bài trên TLS, vì, tuy thiểu thiểu, không đa đa như cả một tờ Magazine Littéraire, nhưng gọn gàng, súc tích.

Hai Lúa cũng đã từng dịch, và, lẽ dĩ nhiên, đã từng bị phạng tơi bời, tuy đa đa, thiện ý, nhưng thiểu thiểu, đâm sau lưng chiến sĩ. Nhân đây, kể lại, như những giai thoại về dịch thuật! Cũng thú vị!

Thú vị nhất, là lần dịch một bài, cũng trên báo Tây, về một ông Tây mê VC bèn vô rừng. Đây là do "order", chứ lúc đó, Hai Lúa đang mê mẩn với ông Joseph Roth, và một nhân vật của ông, nhờ giết người mà thành thánh [nhân vật này khiến Hai Luá liên tưởng đến ông nhạc sĩ tài ba của Việt Nam...].
Đọc, thấy dễ ăn, bèn dịch liền tù tì, trao cho khách hàng liền tù tì, và quay qua liền tù tì với me-xừ Roth.
Khi bài post lên lưới mới tá hoả tam tinh vì đầy lỗi. Càng bới bèo càng ra bọ!
Bản thân Hai Lúa đọc lại, mà còn xấu hổ, tại sao một hạt sạn hơi bị to như thế mà cũng chẳng nhìn thấy, tại sao không tra từ điển chữ này, chữ nọ, mà cứ đoán mò, cứ phịa nghiã cho chúng?

[Nhưng Văn Cao, chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé của PEN, mời đi Mẽo: ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đã viết một câu để đời, nói lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp năm đó, "Thề phanh thây uống máu quân thù," người đó không thể bỏ đi.
Vinh quang của một tướng về hưu, một thiên thai, một bến xuân, [về đây khi gió mùa thơm ngát, ôi những ông PD giang hồ!], là như vậy.
Vinh quang đấy, mà thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu được một miền đất  khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở đời, nói trung hiếu với bố mẹ, anh em, bằng hữu...  chứ không với Dân, hay với Đảng.

Nếu Đi Hết Biển 8]

Một tác giả trong nước, Trần Tiễn Cao Đăng, gọi bản dịch Mật mã Da Vinci, một thảm họa dịch thuật. Nabokov đã dùng đúng từ này để gọi bản dịch của Garnett, "một thảm họa đầy đủ", "a complete disaster".
Nghe nói, trong nước, thảm họa còn là do nguyên tác bị cả một bầy dịch giả xúm nhau lại làm thịt! Nghĩa là, mỗi người xé ra một mẩu, để dịch, rồi sau đó, ráp lại.
Bà Garnett, thì... mình ên, nhưng đúng là cả một xưởng dịch. Remnick viết, với cặp mắt lợt lạt, mọng nước, với mớ tóc xám, bà là một xưởng dịch không hề mệt mỏi: Bẩy chục bộ văn xuôi Nga, chỉ để nhằm mục đích thương mại, trong đó có toàn bộ tác phẩm của Dostoevsky, hàng trăm truyện ngắn của Chekhov, cộng thêm hai cuốn kịch của ông này, tất cả những tác phẩm chính của Turgenev, gần như toàn bộ tác phẩm của Tolstoy, những bản văn chọn lựa của Herzen, Goncharov, và Ostrovsky.
D.H. Lawrence, nhà văn Anh, bạn của Garnett, đã kính cẩn cúi mình chào sự bền bỉ của bà, khi nhớ lại, cảnh, bà, dịch xong một trang, vứt xuống sàn nhà, chẳng thèm nhìn, và vớ trang khác dịch tiếp; những tờ giấy xếp thành đống tới tận đầu gối bà, đúng như vậy, tất cả thì thật là thần kỳ [and all magical]!
Trong cuốn viết về văn chương Nga [Lectures on Russian Literature], Nabokov nhắc tới bản dịch Karerina của bà Garnett, và lời khen tặng của Conrad, khi nói ông chồng bà này: Đừng quên nhắc nhở tôi một tiếng với bà vợ của ông, người đã đem đến cho đời, một bản dịch Kha Lệ Ninh thật là tuyệt vời!
Ông bố của Lolita cáu quá, chửi um lên, và nói, tôi sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho thằng chả [Conrad] này.
Còn Brodsky, nhà thơ đồng ý với từ "một thảm họa đầy đủ", mà Nabokov dùng để phạng bà Garnett.
*
... dịch thuật hiện đang là đề tài "hot" ở trong nước. Nào là dịch dở, dịch sai, dịch xô bồ, "đạo dịch", "thảm họa dịch"...
Tất cả những khuyết điểm đó, theo tôi, chưa đáng sợ, so với thứ này: Những tác phẩm "nhạy cảm", của những nhà văn "nhạy cảm", đều bị thiến, hoặc được chích thuốc miễn nhiễm, được khử trùng... trở thành "bất lực" "vô hại", trước khi đến tay độc giả Việt Nam.
*
Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được. Vì làm người có nghĩa là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn, mà dịch giả không hiểu nghĩa , hay cảm thấy, chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định].
Vấn nạn dịch

Trường hợp dịch "áp bức" thành "ẩn ức", thuộc "quỉ bậc ba".

Nobel 05
*

Có thể nói, những bài dịch "đầu tay" của Hai Lúa, dịch Steiner, là duyên do đưa đến chuyện Tin Văn có mặt trên không gian ảo.
Nhưng phải nói, cái duyên của nó, khởi đi từ bài Nước Cờ của Hư Trúc.

Tức là cái duyên, được làm quen với trang VHNT, của PCL.

Trong một bài viết, HL có kể ra rằng thì là, ông anh nhà thơ có truyền cho Hai Lúa ba đường búa của Trình Giảo Kim, một nhân vật trong Thuyết Đường.
Ông này, đương đêm, ngủ, được tiên "báo mộng" ban cho một bài búa. Vừa tỉnh dậy, ông bèn chạy ngay ra ngoài sân, lập lại bài búa. Vừa đi được đúng ba đường, bà vợ chạy ra la lên: Này, khùng hả...
Thế là ông chồng giật mình, quên béng hết, chỉ còn giữ được đúng ba búa.
Giai thoại "ba búa TGK" là như vậy. Chỉ được đúng ba búa. Hết ba búa, là... yếu xìu!

Búa đầu tiên, ông anh dậy, phải cố mà kiếm cho ra một ông thầy.
Búa thứ nhì, là: dịch, dịch, dịch. Đừng sợ sai, đừng sợ sai, đừng sợ sai!

Búa thứ ba, hay lời khuyên thứ ba, thuộc về đường nhân duyên, liên quan tới cuộc tình của Hai Lúa với Bông Hồng Đen.
Tôi đã không nghe theo ông anh, mà lại nghe theo lời của bà cụ của ông anh.