*



Chiến Dịch
2

Truyện dịch đầu tiên của Hai Lúa, là Tuyết, của một nhà văn Nga, dịch từ bản tiếng Pháp. Sau này biết được, Vũ Thư Hiên cũng đã từng dịch và giới thiệu truyện này ở miền bắc, có thể cùng thời gian HL dịch ở miền nam.

Hai Lúa nhớ, khi đó Thanh Nam còn là tổng thư ký tờ Nghệ Thuật. Anh đổi tên người dịch là Đoàn Chính Thuần. Đây nghe nói, là nickname của Anh Ngọc, giữa bạn thân của ông. Chàng ca sĩ đẹp trai, hát hay số một này, nghe nói, rất đa tình.
Hai Lúa có thể là người đầu tiên, dịch và giới thiệu, toàn những tay tổ bố, những dòng văn học triết học tổ bố, nào hiện sinh, nào cơ cấu luận, tới với độc giả Việt Nam.
Đúng là điếc không sợ súng.
Đây là áp dụng búa TGK thứ nhì ông anh truyền cho: Đọc đến đâu, dịch, giới thiệu, viết...  tới đó.
Ông cho biết, đây là Kinh nghiệm NĐT
*
Liệu với Nguyễn Đình Thi, việc ông ngồi lỳ ở chức Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn, là do bực bội: chúng mày không hiểu thơ tao, thì tao ngồi lên đầu lên cổ... cho bõ ghét!
*
Cùng lúc đọc, viết. Truyện ngắn đầu tay của tôi, Những Ngày Ở Sài Gòn, những dòng đầu viết tại nhà thương Grall, ngay sau khi đọc một bài thơ của một người bạn, thi sĩ Cao Thoại Châu, trên báo Văn, tiền thân tờ Văn bây giờ, của Nguyễn Xuân Hoàng. Viết tiếp và kết thúc nó, tại đỉnh cồn, một tay bị băng bột, phải tựa lên thành ghế, một tay viết. Ban đêm ngủ phải nằm sát tường, để có chỗ dựa cho cánh tay bó bột cứng nửa người.
Vậy mà cũng vác cánh tay bó bột đi rung răng rung rẻ với ‘Cô Bé’, tức Bông Hồng Đen. Thấy mọi người chăm chú nhìn, cô cười nói, họ nhầm anh với một anh lính chiến!
*
Bạn không thể tưởng tượng được, khi viết câu văn cuối cùng, kết thúc Những Ngày Ở Sài Gòn, Hai Lúa đã bị xúc động đến thế nào:
Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương [Grall], nhìn ra ngoài đời và khi đó chiến tranh đã hết.
Những Ngày Ở Sài Gòn. [1965]
*
Dịch, nói chung, khó nhất, là tên tác phẩm. Nhiều khi, bạn phải đọc nát cuốn sách ra, mới kiếm được từ tương đương. Nội từ "L'Étranger", tên tác phẩm của Camus, đã làm phiền rất nhiều dịch giả, trong có Dương Tường. Người Dưng? Kẻ Xa Lạ? Người Ngoài? Kẻ Đứng Bên Lề? Tiếng Anh cũng có tới hai bản dịch, The Ousider, và The  Stranger.
Ông nhà văn ăn cơm quốc gia thờ ma CS, điệp viên nằm vùng tại miền nam, nhà văn Vũ Bằng đã từng kể một chuyện thuộc loại talaCu. Lần đó, trong một "Đại Hội Hội Nhà Văn", tất cả đều nhất trí, thi nhau khen ngợi tác phẩm Cai của ông, một bằng chứng tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp đối với công nhân, thợ thuyền Việt Nam. Ngồi dưới, VB sợ quá, chỉ muốn độn thổ! Bởi vì cuốn sách của ông, không phải về chế độ cai thầu ác ôn, mà là về cai thuốc phiện!

Chẳng có còn một tí Proust nào ở trong đó, Far from Proust's Way, là tựa đề bài viết của André Aciman, trên tờ NYRB, số đề ngày 15 Tháng Chạp, trong đó, tác giả phạng tơi bời bản dịch tiếng Anh mới nhất của James Grieve cho nhà xb Viking Penguin, tác phẩm của Proust, gồm sáu cuốn, "Đi Tìm Thời Gian Đã Mất". Bộ này không được mấy ông điểm sách nhắc tới. Theo tác giả, chỉ nội tên hai tập đầu là thấy "khủng khiếp" rồi. Tập thứ nhất, tên tiếng Tây của nó là "Du côté de chez Swann" [Về phía Swann], thuờng vẫn được dịch là Swann's Way.  Ở Anh, đổi là "The Way by Swann", nhằm cho hợp với những dòng như "How's by you?" {Bạn, sao?], "By me is fine" [Tôi, OK], của họ. Nhà xb Penguin Mẽo lấy lại nhan đề cũ, Swann's Way [Lối của Swann]. Nhưng nhan đề cuốn thứ nhì mới căng. Tiếng Tây "A l'ombre des jeunes filles en fleurs".



.