*

 

















NTT Page

Mar 19, 2014

Đảo: hổn hển hay không hổn hển

Tập truyện Đảo của Nguyễn Ngọc Tư gồm toàn những thứ rất khó viết, vì nó viết về các cảm giác.
"Hổn hển hay không hổn hển" là sự tình rối bời của người vợ khi làm tình với chồng, trong truyện "Xác bụi": hổn hển thì chồng vui, nhưng không hổn hển thì người tình cũ đang là vong hồn lẩn quất ngoài kia sẽ vui. Biết làm thế nào đây, cuộc đời người phụ nữ là một cái bẫy, tình ái cũng là một cái bẫy.

Tập này có một truyện ngắn mà tôi rất ngưỡng mộ ngay khi đọc lần đầu tiên cách đây cũng khá lâu, "Tro tàn rực rỡ"; chắc hẳn tác giả cũng thích nó, nên nó được xếp làm truyện cuối cùng của tập.
Bởi tập truyện ngắn này thật ra hết sức phức tạp, tôi nghĩ là nên bắt đầu với một truyện cụ thể, chính truyện "Tro tàn rực rỡ" này: ở xóm Thơm Rơm có cặp vợ chồng Tam và Nhàn, cứ lên cơn là Tam đốt nhà (thật ra nhà giống túp lều rách nát hơn), nhưng những cuộc đốt đó không phải tai nạn hay một chuyện gì mang màu sắc lộn xộn, loạn tả, bởi khi đốt thì Tam sẽ "say sưa" ngắm đám cháy, còn Nhàn thì "đắm đuối" ngắm chồng. Nó giống một thứ nghi lễ. Toàn bộ câu chuyện được kể qua giọng một người phụ nữ khác, lấy chồng sau đám cưới Tam và Nhàn một thời gian ngắn, và có một mối quan hệ rất khó diễn tả với cặp vợ chồng kia.
Ở cái xóm nghèo này, những vụ cháy ấy dần thành chuyện rất quen, được người ta xúm đến xem như xem tuồng. Cái bạo lực của sự buồn tẻ ấy, theo tôi, là đặc điểm chính của tập truyện Đảo.
Những truyện khác cũng ngập tràn bạo lực. Cánh đồng bất tận thật ra cũng đầy bạo lực, nhưng đến Đảo thì bạo lực thấm vào mọi thứ, muôn trùng bất tận bạo lực của cõi sống tẻ nhạt ghê người, của những lặp lại phát ớn, chồng đi nhậu say về đêm đêm, đợi vợ dìu vào nhà, thậm chí lên đập cửa rồi lại đi xuống dưới đợi vợ ra dìu, người đàn bà trong "Mưa qua trảng gió" lặp đi lặp lại những ngày dài đẫm trong mưa bất tận, người phụ nữ trong "Biến mất ở Thư Viên" không biết bao nhiêu ngày đến hiệu sách cũ lật giở những quyển sách mong tìm lại hình bóng một người yêu biến mất.
Vị của Đảo là vị của bạo lực tầm thường, đã được tác giả, như một cách hoán dụ, thể hiện trong "Vị của lời câm", một truyện ngắn đặc biệt xuất sắc khác trong tập: người phụ nữ trong truyện ấy nhai từ ngữ như những thứ hữu hình. Cùng sự hung bạo được thể hiện rất mềm mại ấy xuất hiện trong truyện "Đánh mất cô dâu", cái truyện đặt ra vấn đề nhà văn đối xử với nhân vật như thế nào. Rốt cuộc, quan hệ giữa người với người, kể cả với những con người hư cấu, cũng đầy tính chất bạo lực.
Tập truyện này, tôi không muốn trích dẫn câu nào; nó có quá nhiều câu hay. Hãy đặc biệt để ý đến những câu kết truyện, hiếm khi nào trong văn chương Việt Nam có những câu kết đắt giá đến thế.
Thói quen lần mần tỉ mỉ khiến tôi đi tìm xem từ nào là "chủ âm" trong tập truyện này. Trong tiểu thuyết Sông, từ ấy là "trôi". Còn trong tập truyện Đảo, có lẽ từ ấy là "vói". Các nhân vật đều như thể muốn vói đi đâu đó, vượt khỏi nhàm chán buồn tẻ cuộc đời. Nhưng đi đâu? Bỏ đi cũng chẳng giải quyết vấn đề gì, như ta có thể thấy rất rõ trong "Sổ lồng", "Đi bụi" hay thậm chí "Chụp ảnh gia đình". Trở về còn tệ hơn nữa ("Lưu lạc" và "Củi mục trôi về").
Trong "Áo đỏ bắt đèn", tôi cũng nhận ra tác giả dùng lại địa danh "Hiệu Oanh" đã xuất hiện rất đáng nhớ trong tập thơ Chấm.
Sông, ChấmĐảo, ba từ này có lẽ đã khoanh định một vùng lãnh thổ văn chương không ngớt độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư.
Tập truyện Đảo có những thứ theo tôi là kiệt tác truyện ngắn: "Biến mất ở Thư Viên", "Đảo", "Vị của lời câm" và "Tro tàn rực rỡ". Nhưng, để nói cho sòng phẳng, Đảo cũng có hai truyện hụt hơi hẳn so với không khí và chất lượng chung của cả tập, là "Mùa mặt rụng" và "Đường về Xẻo Đắng".
Blog NL

Như thế, “Đảo” có mấy truyện đã được Tin Văn giới thiệu.Theo GCC, truyện của Cô Tư mà đội cho chúng cái vương miện, "Lưu Đày và Quê Nhà", thì thật là hoành tráng. Đề tài của thế kỷ. To be [Hổn hển] hay Not to be [Không Hổn Hển], thì cũng được.
Quê Nhà ở đây, nếu THNM, coi là miền đất “Ta Ra” đã mất thì cũng vưỡn được.
Gấu Cái rất mê Cúi Xuống Là Đất, không biết có trong Đảo? Rồi Khói Trời Lộng Lẫy?
Hai truyện ngắn NL chê, theo GCC, cũng vẫn được, tuy có yếu hơn 1 chút, so với mấy tuyệt tác kể trên.
Tks All

NQT


Xác Bụi

Nguyễn Ngọc Tư

Nhu luôn chứng tỏ sự có mặt của mình bằng cái mùi giấm bâng quơ, mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam, nó cứ chua lè chua loét. Trong mớ vũ khí mà Nhu vẫn thường tấn công vào những lúc em chập chờn nửa mê nửa ngủ, chỉ có hoa bần là mát lành nhất, nhưng cũng mỏng manh nhất. Nhu cần thứ gì đó xộc thẳng vào tim óc em, để cái nhớ phải nhảy dựng lên, chong lên ý nghĩ tìm Nhu, phải tìm Nhu. 

Đầu năm Tẩy, đọc truyện tình của Cô Tư, tuyệt thật.
Cái tít mới lại càng tuyệt. (1)

"Bản của Tư gửi", như thường lệ, có tí “hỏi ngã” chưa được chỉnh, Gấu Cà Chớn bèn bệ về, đánh bóng lại, post lên, để lấy hứng, viết về "mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam":

Gấu cũng có 1 vài kỷ niệm cà chớn như vậy với BHD!

Hà, hà!

Không phải do đọc Xác Bụi mà nhớ ra: Vẫn nhớ, vẫn tâm niệm, sẽ có ngày viết ra, nhưng lại tiếc, sợ…  thế nhân mắt trắng dã, đọc không ra, lại còn về hùa với đám đệ tử Thầy Kuốc, chửi thằng cha Gấu Cà Chớn, cứ cái gì đính đến BHD là bệ về thờ, như...  vết bàn chân trên mặt ruộng của bà vợ của 1 nhân vật của Võ Phiến!

Hà, hà! 

Nhưng đọc Xác Bụi mà không lôi câu thơ thần sầu Brodsky đã từng trích dẫn, thì cũng nhảm, đại nhảm 

"Hãy nhớ Gấu Cà Chớn nhe", hạt bụi thì thầm. (2)

"Remember me,"
whispers the dust.

("Hãy nhớ đến tôi,"
Hạt bụi thì thầm.)

Peter Huchel (thi sĩ Đức) 

[Joseph Brodsky trích dẫn, trong "Ca ngợi buồn phiền", "In Praise of Boredom"]

Chừng đó thôi cũng đủ, chúng cứ đay đi đay lại thời con gái của em. Đôi khi mùi tương thoảng qua mặt, em mắc cười nghĩ Nhu chơi trò này thiệt nhảm. Nhưng em vẫn không kìm được rùng mình như vẫn luôn rùng mình mỗi khi Nhu ào về mang theo một cảm giác thân thiết gợi nhớ về mối tình đã cũ.
Nhu vẫn thường về trong chiêm bao của em, trong nhân dạng thằng con trai mười chín tuổi. Trẻ hoài. Nhu đu nhánh bần, nói vói xuống, “ê, nhớ anh không?”. Hoặc thò đầu ra khỏi đám bông lau trắng xốp thở dài sườn sượt, “ở đây lạnh quá chừng”. Hoặc khọt khẹt ho, “rễ cây nó xuyên qua cổ anh rồi”.
- Đừng quên anh, Dịu!

[To U. GNV]

(1) Cái tít trên Sầu Riêng, Blog của Cô Tư, cũng thú lắm: Món gì giữa hai ngón chân cái?
Làm GCC nhớ "danh ngôn thần sầu": Đàn bà ưa gãi ngứa giữa hai ngón chân, nhất là giữa hai ngón chân cái!

Hà, hà!

Xác Bụi

Truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư

Cái tối trước khi Nhu đi, em cầm tay Nhu luồn vào ngực mình, giọng ríu lại “…nè”. Vì run rẩy mà nuốt mất chữ “Em cho…”. Nhưng Nhu kịp hiểu, bàn tay hấp háy. Rõ ràng là em chỉ hổn hển, không vùng vẫy tí nào vậy mà hai đứa vẫn đạp ngã hũ giấm. Sáng ra bước vô nhà củi, má em hết hồn tưởng đâu có trộm: mấy bó lá dừa khô dùng để nhen lửa bị tháo bung, giấm chảy chèm nhẹp ra đất, khạp tương thì rơi nắp.

Mùi giấm chuối chua khẳm lẫn lộn mùi đậu tương mằn mặn. Tiếng gà lục cục động ổ. Âm thanh lá dừa khô rột rẹt sột soạt lào xào theo mỗi chuyển động của đôi người. Mấy trái vú sữa chín cây rụng sau cú bay lên của đám chim đêm. Lùi xa hơn, là mùi cám ở nhà máy chà gạo, nơi em và Nhu lần đầu gặp nhau. Mùi bông bần ngát con đường xóm mà hai đứa thường về sau khi coi hát. Đó gần như là tất cả những gì Nhu có cùng em.

Chừng đó thôi cũng đủ, chúng cứ đay đi đay lại thời con gái của em. Đôi khi mùi tương thoảng qua mặt, em mắc cười nghĩ Nhu chơi trò này thiệt nhảm. Nhưng em vẫn không kìm được rùng mình như vẫn luôn rùng mình mỗi khi Nhu ào về mang theo một cảm giác thân thiết gợi nhớ về mối tình đã cũ.

Nhu vẫn thường về trong chiêm bao của em, trong nhân dạng thằng con trai mười chín tuổi. Trẻ hoài. Nhu đu nhánh bần, nói vói xuống, “ê, nhớ anh không?”. Hoặc thò đầu ra khỏi đám bông lau trắng xốp thở dài sườn sượt, “ở đây lạnh quá chừng”. Hoặc khọt khẹt ho, “rễ cây nó xuyên qua cổ anh rồi”.

- Đừng quên anh, Dịu!

Sau này, Nhu chỉ nói mỗi câu đó, bằng lời nhẹ như gió, hoặc bằng vẻ mặt buồn rượi, da diết, sương khói… làm em choàng dậy, mồ hôi đầm đìa bết dính tóc vào gối. Hôm em lấy chồng, đêm tân hôn Nhu thả vú sữa lơi lịch bịch, mang bao nhiêu mùi giấm mùi tương mùi cám vào buồng, em không biết có nên rên lên để chồng vui hay thôi. Em rên thể nào Nhu cũng mếu máo nghĩ, thôi rồi, em ấy quên mình rồi, quên sạch.

Nhưng em đâu có quên Nhu dễ dàng như vậy. Có thể vì Nhu không để em quên. Từ Nhu chết, em nghĩ mọi thứ quanh mình không có gì là bâng quơ hết, lá xóc nóc nhà xào xạc cũng là bước chân của anh bồ cũ. Những mùi hương phảng phất nửa đêm. Một đóm sáng nhói lên trong đêm tối, tan nhanh như một thứ ảo ảnh. Những giấc mơ mang bóng dáng Nhu buồn rượi. Những hình ảnh quen thuộc trong góc nhà xuồng như đóng cọc vào lòng mỗi khi em bước vào đó lấy trứng gà trên ổ. Cái cảm giác Nhu ở quanh đây làm em cười giòn cũng ngại. Chồng em đã quen việc nửa đêm vợ tự dưng ngồi dậy ngó quanh, thuộc cái nỗi ám ảnh của thằng bạn cùng xóm tên Nhu, nhận ra nỗi đắn đo hổn hển hay không hổn hển của vợ.

Chồng ít chạm vào người em, và hay đi đánh cờ đêm với ông láng giềng. Cửa nẻo lạnh lẻo. Em nghĩ tìm thấy Nhu đã, đưa anh về đất quê nhà, rồi không còn ngoái lại nữa, nhà cửa chắc ấm lên.

Anh Hai của Nhu vẫn thường nói lạ lắm, nhà bên đó toàn người ruột thịt, nhưng không ai mơ thấy Nhu lần nào. Em nghe, vừa thích vừa nặng nề. Nhu chỉ tin cậy và trông đợi vào mình thôi. Mình mà không tìm Nhu thì mặt mũi nào.

Ý tưởng đó bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần, khi thì vì em có bầu, rồi mẹ chồng bệnh, kế tới sinh con, nuôi đứa đầu vừa dứt mũi dãi lòng thòng thì lại nghén đứa thứ hai… Cũng có khi vì manh mối về Nhu mỏng quá, lúc đi thì bảo đi cạo mủ cao su, nhưng tin tức lần cuối là ở bãi vàng. Nhu về thường hơn. Lần gần nhất Nhu lẻn vô chiêm bao khoe cánh tay xăm ba chữ “hận mụt măng”. Tỉnh dậy, em suy đoán trên thân xác Nhu có một bụi tre.

Đàn bà ở xóm Lung hình như ai cũng lấn bấn với người thân xiêu lạc. Mẹ chồng kể hồi đi lấy cốt ba chồng, mẹ cứ khăng khăng với đám thợ đào bới là mất khúc xương giữa hai đùi, “tôi đếm kỹ rồi, còn thiếu khúc đó”. Em cười đến chảy nước mắt. Mẹ lấy ba khi mới mười sáu tuổi, khờ căm, vẫn nghĩ sinh con từ bên hông. Ba bị pháo dập nằm ở miệt Trảng Bom, mẹ chưa kịp gần gũi đàn ông khác, nên không biết cái đoạn xương ấy chỉ là mẫu sụn thỉnh thoảng huênh hoang ta đây dũng mãnh.

Nghĩ, mẩu giữa hai ngón chân cái Nhu chắc thành đất lâu rồi. Nhớ thân thể Nhu và những va chạm vừa hoảng loạn vừa bổi hổi, vừa xa xôi vừa máu thịt, cảm giác đó em không tìm lại được ở chồng. Nên nhiều khi tiếc đến chảy nước mắt ra chớ không phải vừa. Rắn rỏi, chắc nụi, Nhu đã làm em tê mê ú ớ, ngay lần đầu tiên của hai đứa. Thích quá chừng. Hồi chưa có tin báo Nhu bị vùi đâu đó ở bãi vàng, em cứ nghĩ mai kia Nhu về, lại ôm nhau ấy nhẩn ấy nha vào nhẩn ra nha lên nhẩn xuống nha bù cho đêm nào vội vã. Em nhớ đầu gối Nhu bị xước khi quỳ trên nền đất cứng đanh. Nhớ tấm lưng Nhu hay đưa cho em gãi, xuýt xoa khen đã ngứa quá. Gương mặt xương có đôi môi dày, và mớ tóc cháy nắng cứng đờ khi gại trên ngực em làm em kêu nhột… dần rã đi ở nơi nào đó, những ý nghĩ ấy gợi cho em nỗi tuyệt vọng âm thầm.

Nhưng em không cho mình cái quyền được quên. Cảm giác em nói rằng Nhu đang ở bên mình. Kệ em đã là mẹ của hai con vợ của ông chồng hiền lành cộc tính, Nhu luôn chứng tỏ sự có mặt của mình bằng cái mùi giấm bâng quơ, mà nói thiệt, có thanh thoát lãng mạn gì cho cam, nó cứ chua lè chua loét. Trong mớ vũ khí mà Nhu vẫn thường tấn công vào những lúc em chập chờn nửa mê nửa ngủ, chỉ có hoa bần là mát lành nhất, nhưng cũng mỏng manh nhất. Nhu cần thứ gì đó xộc thẳng vào tim óc em, để cái nhớ phải nhảy dựng lên, chong lên ý nghĩ tìm Nhu, phải tìm Nhu.

Có lần, trong lúc cho con ăn, em bận nối những ảo ảnh tìm một manh mối nào đó, lơ đãng để con mắc xương gà. Vừa khóc vừa vác con chạy lại trạm xá, em nghĩ chuyện này phải kết thúc ở đây. Phải kết thúc.

Em đi tìm những ông thầy Ba cốt cô Bảy, nhờ họ vẽ cho một con đường tìm Nhu. Lúc đầu xách nón đi hai thằng con kêu khóc. Sau này tụi nó vẫy tay cười rất tươi. Sau nữa tụi nó hỏi sao lúc này má không đi thầy?

Hôm người nhà Nhu bày mâm cúng vái để bật gốc bụi tre gai ở bãi đất hoang cách quê nhà hơn một ngàn cây số bới tìm xương cốt thằng con trai yểu mạng, em cũng rủ chồng con đi cùng. Hai đứa trẻ đẻ năm một phá như quỷ sứ, thấy người lớn không để ý, liền cầm hai đoạn xương ống làm vũ khí đánh nhau choang choang, miệng còn giả âm thanh chém gió của phim kiếm hiệp. Giây phút đó, dù rất cố gắng, nhưng em vẫn không tìm được chữ nào tử tế, sang trọng để gọi tên mấy thứ bày ra trên tấm vải liệm kia ngoài hai chữ: đống xương.

Cả mùi người, chúng cũng không còn giữ lại.

Mấy đoạn cốt tanh bùn này đã làm cho em đổi tóc xanh thành tóc trắng. Lúc em kêu la chạy theo tụi nhỏ đòi lại hai cái xương, chúng cứ tưởng mẹ giỡn, vì nghĩ thứ này mà quan trọng gì. Cho đến khi nhìn mẹ đổ sụp ra đất, tụi nhỏ cũng chưng hửng. Có gì đâu mà khóc lóc ghê vậy.

Giây phút đó, em tự hỏi mình đã làm chi cuộc đời mình?
Mối tình xưa

Đoàn làm phim tài liệu về nhà báo liệt sỹ Nguyễn Thọ tạm trú ở trụ sở ấp văn hóa. Họ đã ở lại Mỹ Hưng thêm năm ngày, nhưng vẫn chưa mời được dì Thấm tham gia. Trần Hưng, tác giả kiêm đạo diễn phim, vốn là người kỹ tính, cầu toàn, anh bảo, làm phim Nguyễn Thọ mà không quay được chân dung người yêu ông, mối tình năm cũ của ông thì thà ở nhà chăn heo cho vợ còn sướng hơn. Nên cả đoàn phải nán chờ trong căn nhà bỏ phế bấy lâu, đất nền bị heo ủi lục cục lòn hòn, bìm bìm leo xanh rờn một bên rèm cửa.

Mấy ông già trong xóm lại thấy cảnh tình nheo nhóc, thở dài, tụi bây ở lì vậy không biết có ăn thua gì hôn đây, thằng Mười, chồng con Thấm tính tình khó khăn, ngang ngược, hổng giống ai.

Nên chỉ con người này thản nhiên khi thấy đài truyền hình Xê Tê tới, thản nhiên biểu vợ từ chối. Ngoài ông Mười ra, ở đây, ai cũng muốn được vô phim để kể về một Nguyễn Thọ anh dũng, tài hoa, đứa con thương nhớ của vùng đất Mỹ Hưng này, cho nói chút xíu thôi cũng được. Với Nguyễn Thọ thì làm phim nhiều tập mới xứng, nhóc chuyện. Hai mươi sáu năm rồi, nhưng mỗi ông già bà già đều nhớ thằng Thọ về lần nào cũng chui vô bếp lục cơm nguội ăn với mắm sống, có bộ đồ nhuộm pin đèn mặc chết bỏ luôn. Đám bạn đồng lứa nhớ Nguyễn Thọ hồi nhỏ đen thui, mặt mũi lúc nào cũng đóng rong rêu vì mới lặn lội dưới đìa lên, hiền mà cộc dễ sợ. Mấy ông bạn cùng tổ công tác vừa đọc truyện Mối tình nho nhỏ của Nguyễn Thọ vừa khóc, “Hỏng có nhà văn nào được như nó, viết truyện ngắn mà ai cũng mê, thuộc lòng như bài ca cải lương, đám cưới, đám giỗ, đám ma đều đem ra làm văn nghệ được hết”. Có ông khóc tồ tồ, “Cuống rún thằng Thọ còn chôn ở đất này mà tụi ác ôn không biết đã thủ tiêu xương cốt nó ở đâu?”. Trần Hưng rất hài lòng với những đoạn phim vừa thu được, nó nổi bật lên phần đời của người chiến sỹ này, giản dị mà cao quý, bình thường mà phi thường. Và chỉ thiếu một câu chuyện tình nữa thôi, một chân dung nữa thôi, bộ phim sẽ sâu sắc, xúc động lắm. Chỉ cần dì Thấm thôi.

Nhưng đã cầu cứu chính quyền, thằng Thảo từ bên ngoại dong về năn nỉ má nó, lớp trưởng bối ở xóm cũng lại bảo: “Thằng Mười mầy cho con Thấm l­ng víi qu¸ khø sao?) vµ còng v× c¸ch «ng d¹y th»ng Th¶o (®¸ng lÏ con cña NguyÔn Thä ph¶i ®­îc n©ng niu, chiÒu chuéng). MÆt mµy th× th©m s×, kh nó đi một lần nữa thôi. Chuyện làm phim phiếc nầy nọ coi vậy cũng là làm việc nước” nhưng ông Mười vẫn nín thinh, ngồi vấn thuốc, uống trà, nhìn xa xôi. Mấy ông già dội ra, chống gậy te te về, bụng chửi, cái thằng, coi mặt chữ điền bự vậy, cái miệng rộng vậy mà ích kỷ, hẹp hòi. Nó không cho con Thấm đi chắc tại ghen chớ gì. Thằng Thọ chết ngắc rồi mà còn ghen.

Bảy năm trước, lúc ông Mười gom hết thảy bốn chín cái thư của Nguyễn Thọ gửi dì Thấm đem đốt hết, cũng không ai cản được. Mấy ông viết sử của tỉnh kêu trời, đồng đội đồng chí của Nguyễn Thọ cũng kêu trời, phải chi còn, đem in vô tập những bức thư tình hay nhất mặc dù chưa ai được xem Nguyễn Thọ viết ra làm sao). Nhưng thư đã thành tro rồi, ông Mười nói ông không cần biết chuyện giữ gìn bút tích của Nguyễn Thọ để làm tư liệu lịch sử, lưu lại cho thế hệ mai sau gì hết, ông thấy chướng mắt nên đốt, có bậy thì đem ông bỏ tù đi.

Nhưng có ai bị bỏ tù với lý do lãng xẹt như vậy đâu. Chỉ thằng Thảo, con của dì Thấm và Nguyễn Thọ là buồn lòng, bỏ về ngoại ở. Dì út Thía không chồng ôm đứa cháu nhỏ vô lòng, biểu mai mốt lớn rồi cháu hiểu. Có gì mà phải đợi lớn, hồi đó tới giờ, thằng Thảo có chọi chết gà nhà nào, có bẻ trộm trái ở vườn ai, bà con đều xuề xòa bỏ qua, nó là con Nguyễn Thọ mà, tội nghiệp. Họ còn bảo ở ngoài tỉnh nhiều đứa cậy ông cha mình có công còn làm chuyện bậy dữ hơn nữa kìa. Chỉ có ông Mười là răn đe, dạy dỗ, ghìm nó như ghìm con ngựa bất kham. Thằng Thảo dần trở thành một đứa đàng hoàng, tử tế, nhưng gặp bất cứ chuyện gì, trong lòng nó cũng có vết tì, tại mình hỏng phải là con ruột của ổng. Lâu ngày, ý nghĩ ấy đầy như nước lên tròm trèm trên mặt đập. Và khi ông Mười ngồi dựa cái cà ràng đốt xấp thơ của ba Thọ, nước đã vỡ bờ, nó lầm lì xếp hai cái quần cụt với mấy cái áo bỏ xuống bến đón tàu. Dì Thấm không thể giữ nó lại. Ông Mười lặng lẽ ngồi đốt thuốc, ngó cái lưng tôm của thằng Thảo dưới bến, lòng trĩu như đeo đá. Ông mà không thương nó à, không thương nó sao? Ông thương nó bằng chang con ruột ông đó chớ. Bây giờ nó không hiểu, chừng nào nó lớn, yêu thương ai đó, nó sẽ biết mà. Thằng Thảo đi rồi, nhà thành ra nặng nề, dì Thấm, người hiểu ông Mười nhất cũng giận, không thèm nói chuyện, có gọi thì cũng trống không, “Coi nhà giùm cái”, “Còn thuốc gò hút hôn? Đi chợ nè”, “Cơm chín rồi nghen”, ông Mười buồn cười quá, hỏi “Cơm ai nấu?”, dì trả lời “... nấu chớ ai”.

Chuyện nguôi nguôi đi, nhà vẫn buồn, nhưng ông Mười không đau lòng như những bữa từ ngoài ruộng về, ông nhìn thấy vợ cầm xấp thư ở góc nhà, ngồi khóc lặng. Ông thương vợ, cứ như hoài vầy thì đời được mấy ngày vui. Ông đem thư đi giấu trong kẹt bồ lúa, dì vẫn tìm ra, vẫn những bữa đi đâu xa về, dượng thấy đôi mắt vợ mình sưng húp. Buộc lòng ông đem thư đi đốt. Chỉ còn cách đó mới tìm lại nụ cười nhẹ nhõm đậu trên khuôn mặt nhẹ nhõm, vô tư lự như những ngày dì Thấm mới mười tám, hai mươi.

Cả đời, ông chỉ mong người trong nhà hiểu mình chứ trông gì người thiên hạ. Với cái tánh lầm lì, lạnh lùng, ít nói, có nói cũng chậm rãi, hưỡn đãi, thật khó để bộc bạch mình trước người. Về Mỹ Hưng với dì Thấm từ sau giải phóng, ông chưa cãi cọ, mếch lòng ai, suốt ngày chăm chút cho mảnh ruộng miếng vườn, cho bốn đứa con vừa chung vừa riêng nhưng đất quê vợ mãi mãi không yêu ông như một đứa con ruột thịt. Vì ông lấy người yêu duy nhất của Nguyễn Thọ làm vợ (đáng lẽ phải để dành), rồi sau đó không cho vợ đi dự những cuộc họp mặt, hội thảo về Nguyễn Thọ (làm vậy không phải là quay ông biết vui hay buồn, già đầu rồi chưa nói câu nào nghe ngọt ngào với vợ. Ông Mười nghe, buồn quá mà cười.

Ngay bữa đầu Hưng đến, vừa bảo làm phim về Nguyễn Thọ, ông Mười đã chụp cái nón lá lên đầu, bảo phải đi cưa củi. Hưng nấn ná lại với dì Thấm, hỏi dì có ngại không khi kể một chút về Nguyễn Thọ, đoạn ổng với dì yêu nhau ấy mà. Dì cười, ngẩng lên, khóe miệng nhẹ tênh, lắc đầu. Dì không ngại, với làng xóm láng giềng và cả với chồng. Thương người tử tế như anh Thọ thì ngại gì với bà con, lấy ngay thằng ác ôn nào mới mắc cỡ chớ, còn với ông Mười, dì kể rồi, bộc bạch hết chuyện xưa rồi, từ hồi hai người gặp nhau ở nhà máy chà Xã Chọt. Dì thuật tường tận những chỗ hai người gặp nhau, cả những lời thề hẹn. Dì rót trà mời Hưng, rồi bần thần nhìn ra sân, chỗ ông Mười hì hụi kéo cưa một mình, lưng đầm mồ hôi, dì bảo, thiệt tình tui hỏng có gì giấu ổng đâu, nhưng chuyện hồi đó với anh Thọ tôi nhớ hỏng hết. Già rồi...

Khách ra về thì trời đổ mưa to, mưa mà nắng vẫn chang chang trên đầu, trời hầm hập nóng, dì Thấm đi te ra chỗ đống củi, tần ngần nhìn chồng một chút rồi đằng hắng. Ông Mười không ngẩng lên. Dì lại e hèm, ngoảnh nhìn quanh quất kiếm chuyện để nói:

- Củi bằng cườm tay để tui bửa cũng được, ông cưa chi mắc công hôn?

Ông không ngẩng lên:

- Mắc công gì mớ bình bát nầy khô quá, tôi có bửa thử, nghe dội búa, sức tôi còn vậy, ốm yếu như bà sao chịu nổi.

Dì không nói nữa, ngồi dưới gốc ô môi, bới lại cái bới tóc nhỏ teo ngắt như trái cau. Ông Mười chợt ngẩng lên, đưa khuỷu tay lau mồ hôi chảy tràn trên mặt, hỏi:

- Tính đi không?

- Không. Đi gì mà đi, lu bu muốn chết. Lên phim hỏng biết nói cái gì, hư truyền hình của người ta.

Giọng dì tỉnh rụi, như để bảo chồng đừng lo, chuyện phim gì đó dì không để bụng, không thèm quan tâm đâu.

Tối sau, Trần Hưng rủ thêm vài người tới nhà dì Thấm, anh không quên xách theo chai rượu với mớ khô cá kèo mua đằng đầu xóm. Anh nghĩ con người này không dễ thuyết phục đâu, đem rượu lại coi có mở lòng ổng ra được không. Nhưng anh lầm, càng uống ông Mười càng im lặng, chỉ có đôi mắt là dữ tợn lên, đỏ ngầu ngầu dưới hai đám lông mày rậm rì chớm bạc phát ra những tia nhìn như xoáy thấu người khác. Nhậu đã đời cả đám cà xình cà xang về chỗ trụ sở ấp văn hóa mà không nói được gì hết, không thể nói. Trần Hưng nằm ngẫm nghĩ, thấy vừa rồi mình giống như con diều hâu ngồi nhậu với một con gà trống đang xù lông thủ thế bảo vệ vợ con nó.

Lần thứ ba Trần Hưng lại nhà dì Thấm, anh đi một mình. Và thêm một chai rượu nữa. Anh thôi làm diều hâu mà là một con gà trống hiểu biết khác, anh nói anh tới để từ giã, ngày mai đoàn phim về để làm hậu kỳ cho kịp ra mắt Ngày báo chí Việt Nam. Anh cười xòa, bị trắc trở như vầy cũng buồn, nhưng không sao đâu, có lần đi làm phim tụi tôi còn bị người ta vác đá rượt. Làm công việc này có lúc cũng đi moi móc nỗi đau của người khác ra, dày đi dày lại... Tôi cũng thương vợ như anh Mười đây, nhìn thấy vợ nó đau khổ, buồn bực chuyện gì, tôi cũng xót ruột lắm. Đôi mắt ông Mười dịu lại, ông xoay mãi ly rượu trong tay, rồi hớp từng hớp một, từ tốn như uống trà. Một hồi Hưng khật khừng đứng dậy từ giã, ông Mười mới lên tiếng, “Mai vợ chồng tôi lại”. Hưng nghe mừng như đánh lôtô trong bụng, thì ra trên đời nầy, ai cũng khao khát gặp được tri âm, gặp được người hiểu lòng mình.

Sáng sau, ông Mười lấy xuồng đưa dì Thấm theo kinh Cỏ Chát ra Gò Cây Quao. Nghe chồng biểu thì đi vậy chớ lòng dì Thấm cũng bần thần. Cuối vàm con kinh này là nhà ngoại dì Thấm, nhưng lần nào qua cúng giỗ, dì đều chèo vòng qua kinh Nhà Lầu để về. Bởi vì mỗi lần đi ngang, dì đều không nén được nỗi đau. Dưới kinh ngó lên, có thể thấy chòm cây xanh rì giữa đồng khơi. ở đó, hồi xưa là chỗ hẹn hò, dì quen thuộc từng bụi cây ngọn cỏ, từng bờ đất. Nguyễn Thọ cũng đã hy sinh ở đó, chỗ mé đìa lục bình, bên cây quao cụt ngọn.

Vì vậy mà Trần Hưng mới dắt mọi người ra Gò Cây Quao để quay cảnh kết, anh còn chu đáo rước cả thằng Thảo về. Đất đồng mùa này đã cày, bờ mẫu chơ vơ những bụi cỏ ống, bụi rạ bị đốt cháy nham nhở. Một đoàn người lặc lè đi dưới cái nắng tháng ba như chó le lưỡi. Ông Mười ngồi lại dưới xuồng, đốt thuốc, đăm đăm ngó khói lên trời.

Tới chỗ chòm quao lớn giữa đồng, họ dừng lại. Trong khi đoàn làm phim đang chỉnh trang máy, chọn góc quay, mọi người xúm lại cái cây có nhiều vết đạn nhất, kéo thằng Thảo lại, nhắc chuyện cũ mèm, “Hồi đó ba mầy núp ở đây nè, một mình nó ở lại chặn cho tụi thằng Ninh dẫn đám thanh niên rút. Để coi hồi đó là là tháng năm hen, anh Tám, cả xóm lúc đó cà núp cà ló vừa dòm chừng máy bay vừa cấy lúa”. Dì Thấm cứ lựng bựng không biết đứng đâu, ngồi đâu. Thằng Thảo kéo tay dì, tí ta tí tởn: “Ba Thọ chết ở đây nè má, lại coi đi”. Dì rầy, có gì mà coi, chuyện ba nó hy sinh mà. Trần Hưng lôi ra trong túi áo xấp hình Nguyễn Thọ đưa dì Thấm, đây là tư liệu quý giá nằm trong mớ hồ sơ bên Mỹ mới gởi ngược về. Trên những tấm hình trắng đen cũ kỹ hiện lên một mình người nằm cạnh cây súng đã gãy (nghe nói chính anh đập gãy sau khi bắn đến viên đạn cuối cùng). Một vuông ngực vỡ toác. Đôi mắt và đôi tay bị bọn ác ôn băm nát. Cái lồng ngực từng chứa một trái tim đỏ thắm, đôi mắt đã từng nhìn người yêu chan chứa, đôi tay đã từng iu ấp một đôi tay... Dì Thấm run rẩy nhìn những bức hình, hức lên một tiếng rồi rủ xuống như tàu chuối héo.

Trần Hưng chỉ chờ có vậy, anh là tay trùm trong việc dẫn dắt cảm xúc, anh hối người quay phim hướng vào khuôn mặt của dì Thấm đang đầm đìa nước. Trời ơi, cảnh này xúc động lắm, chân thực lắm, mấy nhỏ diễn viên chuyên nghiệp nhìn đây mà học. Trong một tích tắc, thằng Thảo lặng đi, nó nhìn không ra, không hiểu được người mẹ hồn hậu mủ mỉ hay cười của nó mới đây bỗng biến mất đâu rồi, chỉ còn lại một người đang quay quắt đau thương, vắt kiệt mình như cọng rạ cuối nắng.

Mãi dì Thấm không mở lời nói được, chỉ khóc là khóc, nức nở ồ ồ, nhìn cảnh mọi người xúc động, hỉ mũi rột rẹt nhưng không ai bước ra dỗ cho dì nín. Cho đến khi ông Mười xuất hiện, ông bảo: “Mấy chú làm ơn dừng lại một chút” rồi cầm cái khăn rằn lau nước mắt cho dì Thấm, dì như trẻ con, lau khô rồi nước mắt lại trào ra. Ông Mười vẫn nhẫn nại chậm chiếc khăn lên khuôn mặt chớm già của dì, không nói gì hết, khuôn mặt bì sì của ông hơi dúm lại, dường như ông cũng đau lắm, xót lắm.

Cậu quay phim hỏi, quay nữa hôn, Hưng gật, xong lại lắc đầu, bảo thôi, cảm thấy mình hơi có một chút nhẫn tâm.

Cuối tháng sáu, phim được chiếu trên truyền hình, phim thiệt là hay, thiệt xúc động, chân thực, đúng với phong cách Trần Hưng. Tất nhiên, phim không có cảnh ông Mười lau nước mắt cho vợ, nhưng những người có mặt chứng kiến buổi quay phim hôm ấy, cả thằng Thảo, là nhớ, cứ mỗi lần màn hình lướt qua vẻ mặt đau đớn, đẫm nước mắt của dì Thấm, họ lại nhớ tới một chiếc khăn, một bàn tay thô, một tấm lưng rộng.../.

Nguyễn Ngọc Tư
 

(Tạp chí Nhà văn)