Đọc Nguyễn Ngọc
Tư
Lần đầu đọc, trên một tờ báo địa
phương, Một Mối Tình, với
cái tên Nguyễn Thị Ngọc Tư, mê quá, Gấu tôi bèn lóc cóc type, post ngay
lên Tin
Văn.
Hỏi, có phải một tác giả trong nước.
Trả lời, không. Vào thời điểm đó, có thể do tờ báo trên ngại, nên không
dám nói thật, và còn đổi cả tên tác giả.
Nếu bạn nghĩ văn chương Việt Nam
bi giờ ẹ lắm, và nhà văn Việt Nam
bi giờ dốt quá, Gấu tôi khuyên, nên tìm đọc Nguyễn Ngọc Tư.
Nhân vật nam trong truyện của bà, đa
số thường bội bạc, và
thường bỏ đi, theo một hình bóng khác.
Hình bóng khác này, phải chăng là
một... lý tưởng?
Nhà văn gốc Ấn độ,
tác giả những vần
thơ của quỉ, Rushdie,
trong cuốn Nụ Cười Của Con Báo, viết:
Khi chính quyền Reagan khởi động cuộc
chiến chống Nicaragua,
ông thấy mình đứng về xứ sở nhỏ bé của một lục địa [Trung Mỹ] mà ông
chưa từng
đặt chân tới. Và ông ngày càng quan tâm, "bởi vì, nói cho cùng, bản
thân
tôi là một đứa con của một cuộc nổi dậy thành công, chống lại một quyền
lực
lớn, ý thức của tôi, là sản phẩm của cuộc chiến thắng của cuộc cách
mạng Ấn
Độ."
"Nhưng có lẽ, điều trên còn thực, ở
chỗ này, rằng những
người như chúng tôi, vốn không hề có nguồn gốc ông bà ông vải, từ những
xứ sở
Tây Phương, hay Phương Bắc, chúng tôi cùng
có chung một điều gì đó - chắc chắn không phải
là một điều chi thật
là giản đơn, thí dụ như, những con người thuộc thế giới thứ ba - nhưng
ít ra,
cái cảm nhận chung của chúng tôi, là một cảm nhận thế nào là yếu đuối,
thế nào
là một cái nhìn từ dưới, ngước lên
trên....".
Và khi có cơ hội tới Nicaragua, ông
thú nhận, không tới, với
ý nghĩ, mình giản dị chỉ là một quan sát viên không đứng về phe nào.
Tôi nghĩ, những người nhận xét văn học
Việt Nam bi giờ ẹ
quá, là do, họ chưa hề cảm nhận, có một nền văn học khác hẳn nền văn
học của
miền bắc. Nền văn học của miền bắc, theo tôi, là một nền văn học chưa
hề biết
đến cái cảm thức, thế nào là yếu đuối. Thế nào là từ dưới ngó lên. Sự thất bại của Tự Lực Văn Đoàn cho thấy cái
nhìn kẻ cả ở trên cao ngó xuống người dân quê mở đường cho nền văn
chương 'hiện
thực xã hội chủ nghĩa", cho chính sách "tam cùng", của Cộng Sản.
Liệu những nhà văn miền nam theo miền
bắc, khi viết Hòn Đất,
Những Bức Thư Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc, họ cảm nhận ra sự yếu đuối của miền
nam, và
cầu cứu người anh em ruột thịt miền bắc? (1)
Chiến thắng miền nam càng làm cho nó -
nền văn học cách
mạng, chuyên chính vô sản, cái nhìn sử thi... - một
thêm kiêu hãnh. Lẫm liệt một thời, Nguyễn Khải
đã từng tự hào.
Phải nhìn như thế, mới thấy tầm mức,
ảnh hưởng, sự quan
trọng, và cần thiết, của những nhà văn như là DTH, hay NHT.
Và, lẽ tất nhiên,
Nguyễn Ngọc Tư.
Nói NNT là thuộc truyền thống những
nhà văn miền nam như Hồ
Biểu Chánh chẳng hạn, thực ra cũng chỉ đúng có phân nửa. Thời HBC, chưa
có cái
vụ bỏ vợ bỏ con chạy theo... lý tưởng, ở
mãi miền bắc!
Chú thích: Mấy ông này, nói theo Võ
Phiến, thoắt ở trong nam
với một bút hiệu, thoắt lại ra bắc với bút hiệu khác.
Coi Nguyễn Ngọc Tư là
đặc sản miền nam, là chỉ nói được một... nửa sự
thực về nhà văn này. Mà một nửa sự thực thì còn khốn nạn hơn cả một lời
dối trá.
Có lẽ phải muợn một câu của Coetzee
viết về Faulkner, áp dụng cho NNT: the epic, told and retold endlessly,
of the South, a story of cruelty and injustice and hope and
disappointment and victimization and resistance.
[Một sử
thi, kể
đi kể lại không bao giờ hết, về Miền Nam, một câu chuyện về độc ác, về
bất
công, về hy vọng, về thất vọng, về nông nỗi hoá thành nạn nhân, về đề
kháng].
Và, có thể mượn ngay câu của Faulkner
nói về ông, để nói về NNT:
"Bây giờ, lần đầu tôi nhận ra,"
Faulkner viết thư cho một bà bạn, khi
nhìn ngoái lại, từ lợi điểm, là khoảng giữa những năm năm mươi của ông,
"tôi có một của báu thật là lạ: vô học trong bất kỳ ý nghĩa chính qui
nào, chẳng có bạn hay chữ, nói chi bạn giỏi văn, thế mà lại làm được
những điều tôi đã làm. Tôi không biết nó từ đâu tới. Tôi không biết tại
sao Ông Trời, hay các thần linh, hay chẳng rõ vị nào, chọn tôi làm con
thuyền."
Chúng ta thấy, "tiền thân" của NNT, không phải một ông SN, 30 Tháng Tư
lộ nguyên hình VC, mà là một Đồ Chiểu, với lời tự trào hiển hách về
mình:
Chở bao nhiêu đạo, thuyền
không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút
chẳng tà.
*
Ngày xưa đúng là sông không như bây
giờ.
Tụi tôi tự nhủ, bữa nay tắm lần này
nữa thôi, tụi tôi chờ
cho tới chừng nào sông sạch, trong trở lại.
NNT Tắm sông
*
Coi đặc sản, liệu còn
hàm ý, đây chỉ
là thứ miệt vườn, hoặc
hương xa cỏ lạ, hoặc không nằm trong... dòng chính?
"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam:
“Sự giản dị,
thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi
ông phê
bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc
Tư rất
Nam như thế đó."
THD: Đặc sản miền nam.
Tôi sợ rằng, "hướng về đạo nghĩa" mà
me-xừ VH nói
đó, là nhắm đề cao kỳ nữ KC, một VC nằm vùng, và đạo ở đây, là đạo...
Cộng Sản.
Harold Bloom trích dẫn Frank O'Connor,
nhà văn Ái Nhĩ Lan
này cho rằng, truyện ngắn là thứ tốt nhất, và nó chỉ tốt nhất, khi nhắm
những
độc giả, như là những cá nhân cô đơn, và đọc, như là một thú vui "mình
ên": "Đọc là cho mình trước hết....".
Nhất là những độc giả tự cho mình là
những kẻ ở bên lề xã
hội.
Và nếu như thế, truyện ngắn đối nghịch
hẳn với truyện dân
gian.
Và nếu như thế, truyện ngắn của NNT
gần với truyện dân gian
hơn là cái gọi là truyện ngắn hiện đại.
"Thương thôi thì được cái gì. Chị
không hợp với cảnh
nhà này, thầy Thành nói vậy...."
Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười,
thầy mới về dạy trường xã
mình nè, thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng
chuyện
chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi
lau ống
khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu nào nghĩ
lại
cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện hay lắm, thì
người
ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó rồi, chị thấy sống ở
đây chán
thiệt, chán thí mồ đi. Gì mà ngày nào cũng giống y ngày nấy, hổng thấy
thay đổi
gì hết trơn."
Một
mối tình
Ôi chao, đọc tới đây, tôi cứ tưởng
tượng ra một "thầy
Thành", không phải dân miệt này, từ đâu trôi giạt tới....
Câu của Coetzee sau đây,
về
Faulkner, như thể đã "tiên tri", sự xuất hiện của Cánh Đồng Bất Tận!
Chắc là có người bật buồn cười, vì một
ý tưởng ngộ nghĩnh
như vậy!
Như thể, chưa viết đã có người điểm
sách.
Hai Lúa bỗng nhớ chuyện, tờ nhật báo
Tự Do ngày nào, đã có
một bài tường trình thật là trang trọng, về chuyến viếng thăm Việt Nam,
của một
vị nguyên thủ quốc gia. Khổ một nỗi, chuyến đi bị huỷ, vào giờ chót.
Ông nhà báo sau đó bào chữa, chúng tôi
bồng súng chào hơi bị
sớm!
Nhưng trường hợp CĐBT không phải như
thế. Một nhà phê bình
"sáng suốt" có thể tiên đoán được, cuốn sách tiếp theo một cuốn sách,
của một tác giả nào đó.
Đọc CĐBT, một độc giả tinh ý, sẽ nhận
ra, nó là tiếp nối của
Một Mối Tình.
Bảnh nnhất là G. Lukacs, trong Lý
Thuyết về Tiểu Thuyết,
đã tiên đoán ra được tất cả những cuốn
sách sẽ được viết ra, của nhân loại! Cuốn này, chẳng khác gì một bảng
tuần hoàn
các nguyên tố của Mendeleev (1). Bạn chưa viết ra cuốn sách, ông này đã
dành
sẵn một chỗ cho bạn rồi. Nếu bạn không viết, chắc chắn sẽ có một người
khác
viết, theo cái kiểu người ta khen ngợi ông Đốt, ông Đích, giả sử không
có một
thành phố St. Petersburg, một thành phố London, thì hai ông này cũng
phịa ra
cho có!
(1) Mendeleev Dimitri Ivanovitch
Vietsciences-Võ Thị Diệu Hằng
Mendeleev (1834-1907) cha đẻ của Bảng
phân loại tuần hoàn
các Nguyên tố.
Ông sinh năm 1834 tại Tobolska,
Sibérie. Thời bấy giờ cha
ông là hiệu trưởng trường Trung học cấp 3. Là con út trong gia đình có
17 anh
em nên được mẹ quý nhất.
Khi cha ông mất, mẹ ông quyết định đi
Moscou. Ông học môn
Khoa học Tự nhiên và Toán tại trường Ðại học Khoa học. Tháng Năm và
tháng Sáu
năm 1855 ông đậu và đạt điểm cao nên được huy chương vàng.
Lúc 32 tuổi ông được bổ nhiệm làm giáo
sư Hóa học tại trường
St-Pétersbourg. Tháng Tư 1859, sau khi học xong Hóa học Hữu cơ, ông về
lại Heidelberg
(Ðức) để thong thả nghiên
cứu.
Năm 1869 ông thiết lập bảng phân loại
những nguyên tố dựa
trên khối lượng nguyên tử và trên tính tuần hoàn về tính chất vật lý và
hoá học
của chúng , gọi là Bảng phân loại tuần hoàn các Nguyên tố.
Bản gốc chỉ có 63 nguyên tố.
Một năm sau khi ông mất bảng đã có 86
nguyên tố.
*
Khi đọc Lý Thuyết về Tiểu Thuyết của
G. Lukacs, Hai Lúa đang
vẽ ra ở trong đầu của mình, cuốn tiểu thuyết tương lai, một đại tác
phẩm của
"chàng", và cuốn này sẽ nối liền được hai thành phố, là, Hànội và
Sàigòn.
Đọc Lukacs, ổng nói vô ích, mày sẽ
không thể chọn cho mày
một chỗ đứng nào ở trong cuốn sách đó. Bởi vì, bất cứ một cuốn tiểu
thuyết nào,
cũng phải đẻ ra từ một cái đầu ý thức hệ!
Bạn không thể nào tưởng tượng ra được,
cơn chấn động, nỗi
thất vọng khủng khiếp ở "thằng bé", khi giấc mộng lớn bị ông Lukacs
vứt vô thùng rác!
Trong bài Phỏng
vấn dởm HL đã nói đến
nỗi thất vọng toán
học. Nỗi thất vọng văn chương này còn khủng khiếp hơn nhiều!
Chỉ mãi sau này, đọc
Barthes, (1) Hai
Lúa mới biết rằng,
mình vẫn có thể viết được một cuốn sách nối liền được hai thành phố, mà
chẳng
cần phải chọn bên!
(1) Nếu những nguyên lý mang tính ý
thức hệ này nọ này khả
hữu cùng một lúc, chẳng hồ nghi, một chọn lựa mang tính ý thức hệ không
làm nên
cái gọi là HữuThể, Being, của phê bình, và chân lý không phải là Đất
Thánh,
[Sanction: phê chuẩn, thừa nhận], của nó. Roland Barthes: Phê bình
là gì?
*
Cánh Đồng Bất Tận vs Dòng Sông Tật
Nguyền
Văn học trong nuớc đang xẩy ra vụ, tác
phẩm mới ra lò giống
tác phẩm đã và đang nổi tiếng. Ông sau nói, tôi chưa hề đọc bà trước.
Ngay khi
còn ở dạng bản thảo, chưa xb, ông đã được báo động, vẫn tỉnh bơ.
Thú nhất, là ông còn pha trò: Khi
thằng bé nhà tui ra đời,
người ta cứ biểu giống con ông hàng xóm, nhưng tui biết rõ, con tui!
Thái độ lạc quan của ông làm Gấu nhớ
ra một định nghĩa sau
đây: Lạc quan là người, đi làm về, nhìn cái gạt tàn, bèn chép miệng: Bà
xã mình
hồi này đổi gu, hết còn hút thuốc lá, đổi qua xì gà rồi!
Tuy chưa được nhìn con ông, và con
hàng xóm, nhưng, cứ coi
như ông không đạo văn, cũng không thể chấp nhận được.
Chuyện này đã từng xẩy ra rồi, thí dụ
như, với Garcia
Marquez. Ông này viết được đâu được hai ba trăm trang bản thảo, đọc
lại, thấy
giống con ông hàng xóm, bèn vứt vô thùng rác. Và bắt đầu lại. Lần này,
lấy ngay
con ông hàng xóm làm mẫu, cho chắc ăn. Và... thành công! Đó là cuốn
Trăm Năm Cô
Đơn, đưa ông lên đài danh vọng, ẵm cả giải Nobel văn chương.
Đọc, biết ngay, từ cuốn Absalom,
Absalom! của Faulkner. Nhưng
cũng biết ngay, tác phẩm của ông, không phải của Faulkner.
Cuốn của Faulkner còn được một tác giả
khác chôm, và cũng
biến nó thành một tác phẩm nổi tiếng. Đó là cuốn Ngôi nhà của những hồn
ma, của
Isabel Allende.
Đúng ra, ngay khi được báo động, là
ông nhà văn phải ngay
lập tức đi tìm đọc Cánh Đồng Bất Tận, và sau đó thẩy bản thảo Dòng Sông
Tật
Nguyền cho... ve chai!
Cho dù nó hoàn toàn do ông viết ra!
Đã có lần Gấu kể ra, Nguyễn Ngọc Tư
làm Gấu này nhớ đến
trường hợp Faulkner.
Lạ, là trường hợp hiện đang xẩy ra cho
bà, cũng giống luôn!
Một ông nhà văn Úc, được Booker, đã
từng bị tố cáo thuổng
[viết lại] cuốn As I Lay Dying của Faulkner.
*
"I could just remember how my father
used to say that
the reason for living was to get ready to stay dead a long time."
[Sống, tức là luôn sẵn sàng, ngỏm]
W. Faulkner: As I Lay Dying, Trong khi
nằm chờ chết.
I'm a failed poet. Maybe every
novelist wants to write
poetry first, finds he can't and then tries the short story which is
the most
demanding form after poetry. And failing at that, only then does he
take up
novel writing.
Tôi là một nhà thơ thất bại. Có lẽ,
tiểu thuyết gia nào thì
cũng thử làm thơ, thua, bèn thử truyện ngắn, vốn khó chơi chẳng kém gì
thơ;
thua nữa. Bí giờ mới đành viết tiểu thuyết.
W. Faulkner, trả lời phỏng vấn, trong Sư Tử ở Trong Vườn
[Interview with Jean Stein, Lion in
the Garden 238]
Khi anh định viết về những
chuyện đó, chắc là anh đã lập gia đình (đã yêu thương một người đàn
bà), đã có con (đã có hai con, một trai, một gái), và như một kinh
nghiệm của một nhà văn nước ngoài mà anh đã đọc và ngưỡng mộ (W.
Faulkner), khi đó, bởi vì anh cần chút tiền để trả chút nợ, hay để mua
cho vợ anh một chiếc áo mới nhân dịp sinh nhật, mua đôi giầy, đôi dép
cho hai đứa nhỏ, chỉ vì chút nhu cầu tầm thường đó mà anh viết. Tất cả
những nhu cầu nhỏ mọn chẳng liên quan gì đến văn chương, và cũng chẳng
liên quan gì tới những nỗi đau khổ mà gia đình anh đã trải qua đó, đã
xui khiến anh viết, đã cho anh thêm chút can đảm để bỏ một cuộc vui,
một cuộc tụ tập với đám bạn bè nơi nhà hàng, quán nước (cái không khí
túm năm tụm ba đó lúc nào mà chẳng toát ra một vẻ quyến rũ), đã cho anh
thêm một chút sức mạnh để chống lại những giấc ngủ lết bết, chống lại
sự lười biếng làm tê liệt mọi dự tính: anh sẽ viết về những gì thật
nghiêm trang (những cái gì từa tựa như là là ý nghĩa về đời sống, cái
chết, chiến tranh...) chỉ vì những nguyên nhân thật tầm thường giản dị,
và đem tập bản thảo đi gạ bán cho một nhà xuất bản.
Mộ Tuyết
*
Hai anh chàng Quentin,
một sửa soạn vô Đại học, đang ngồi nghe một bà
miệt vườn, kể chuyện Miền Nam Sâu Thẳm, đã chết từ 1865 [này,
đừng loạng quạng viết thành 1975]....
The basic
idea for the book
remained constant: traumatic events from the last century would
be recovered, retold, and confronted in the early part of the 20th
century by Quentin Compson.
Ý tưởng
làm nền cho cuốn Absalom,
Absalom! thì luôn luôn được giữ nguyên, không đổi: những sự kiện
đau thương từ cuối thế kỷ vừa qua, được lưu giữ, cưu mang, kể
lại, và đối đầu, ở đầu thế kỷ 20 bởi Quentin Compson.
Jay
Parini: One Matchless Time: A Life of William Faulkner. [Thời Vô Song:
Cuộc đời W. Faulkner]
Liệu, có
thể đổi, đầu thế kỷ 20, thành đầu thế kỷ 21, là nhìn ra ý
tưởng làm nền cho Cánh Đồng Bất Tận?
*
Nơi dòng
sông chảy về
phiá Nam.
Uncivil
Wars.
Rivers of
brown water, rundown mansions, black slaves, equestrian wars
– lazy and cruel: the peculiar world of The Unvanquisted is
consanguineous with the America
and its history.
Jorges
Luis Borges đọc The Unvanquited của W. Faulkner
Jay Parini
trích dẫn, trong Thời Vô Song.
*
Absalom, Absalom!
*
Giáo đường làm Faulkner nổi
tiếng, famous, và tai tiếng,
infamous. Một
đại tác phẩm về sự “thờ phụng sự độc địa, tàn ác” [the cult of
cruelty], trong
cõi văn Mẽo.
Đây là một
câu chuyện lùa gái quê vô thế giới ngầm thành
phố Memphis,
Mississipi. Một câu chuyện u ám, làm phiền toái. Cô gái Temple Drake
này còn mang theo, như của hồi môn, một cái gì của riêng cô, về sự mất
nết, vô thế giới hư ruỗng đó.
Trong khi
với nhiều độc giả, đây là một cú sốc đánh vào cảm
tính, bây giờ, hầu như tất cả, cùng lúc, còn nhận ra, có một cái chi
rất ư là
chi ly, tinh tế, của Eliot, của Freud, ở trong đó. Ngoài ra, còn chất
thần thoại,
mầu sắc miệt vườn [đặc sản quê ta], và ngay cả thứ tiểu thuyết đen,
cứng,
giống như mầm đá, nấu hoài không chịu mềm, của Mẽo, cũng tìm thấy chúng
ở
trong đó.
Được xb
năm 1831, Giáo đường của
Faulkner có thể được coi như
một nghiên cứu, tìm tòi, ác liệt nhất, về "bản chất của cái ác."
Và tất
nhiên, đây là một tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.
[Lời giới
thiệu ở bìa sau của Giáo
đường, Vintage Books]
Bạn đọc
Việt Nam
có thể coi, đây là lời giới thiệu Cánh
Đồng Bất Tận của NNT, cũng được!
Giáo
đường làm Faulkner nổi tiếng,
famous, và tai tiếng,
infamous. Một đại tác phẩm về sự “thờ phụng sự độc địa, tàn ác”
[the cult of cruelty], trong cõi văn Mẽo.
Đây là một câu chuyện lùa gái quê vô thế giới ngầm thành phố Memphis,
Mississipi. Một câu chuyện u ám, làm phiền toái. Cô gái Temple Drake này còn mang theo, như của
hồi môn, một cái gì của riêng cô, về sự mất nết, vô thế giới hư ruỗng
đó.
Trong khi với nhiều độc giả, đây là một cú sốc đánh vào cảm tính, bây
giờ, hầu như tất cả, cùng lúc, còn nhận ra, có một cái chi rất ư là chi
ly, tinh tế, của Eliot, của Freud, ở trong đó. Ngoài ra, còn chất thần
thoại, mầu sắc miệt vườn [đặc sản quê ta], và ngay cả thứ tiểu thuyết
đen, cứng, giống như mầm đá, nấu hoài không chịu mềm, của Mẽo, cũng tìm
thấy chúng ở trong đó.
Được xb năm 1831, Giáo đường của
Faulkner có thể được coi như một nghiên cứu, tìm tòi, ác liệt nhất, về
"bản chất của cái ác."
Và tất nhiên, đây là một tác phẩm quan trọng bậc nhất của ông.
[Lời giới thiệu ở bìa sau của Giáo
đường, Vintage Books]
Bạn đọc Việt Nam
có thể coi, đây là lời giới thiệu Cánh
Đồng Bất Tận của NNT, cũng được!
*
Giáo đường là
một thí dụ về phương pháp của Freud, được đảo ngược, turned backward,
đầy ác mộng dâm đãng, thực sự, những biểu tượng xã hội.
Đẩy lên một mức cao hơn nữa, thì đây là những gì chứa chất ở trong đầu
của tác giả, về hình ảnh Miền Nam, như là một cuộc hãm hiếp, và một
cuộc hư ruỗng, thối rữa [It is somehow connected in the author's mind
with what he regards as the rape and corruption of the South.]
Malcolm Cowley: Giới thiệu Faulkner, bản gọn nhẹ,The Portable Faulkner
Chẳng có một nhân vật nào của Faulkner, cho dù hiền lương hay không
hiền lương, có được một linh hồn.
Gide đọc Faulkner, Malcolm Cowley trích dẫn.
*
Muộn rồi, nhưng có còn dịp nào nữa để hát “người
ta đã có đôi rồi, chiếu chăn đâu ấm bằng người tình chung”?
Tôi ngồi liếm đôi môi rát, mai mình sẽ chảy máu cam. Nhưng trong cái
tiệc đãi bạn tối này, có người chảy máu trong lòng nữa kia.
NNT: Đãi bạn
*
"Thương thôi thì được cái gì. Chị không hợp
với cảnh nhà này, thầy Thành nói vậy...."
Tôi hỏi, thầy Thành nào, chị cười, thầy mới về dạy trường xã mình nè,
thầy hay lại nhà chơi, chưa vợ nên hay biểu chị làm mai, tưởng chuyện
chi khó, con gái xứ này giỏi giang thiếu gì. Có lần, thầy thấy chị ngồi
lau ống khói đèn thờ, thầy bảo, xứ này không hợp với chị, thầy nói câu
nào nghĩ lại cũng trúng. Em gặp thầy một lần coi, thầy Thành nói chuyện
hay lắm, thì người ta từ thành phố xuống mà. Nghe kể chuyện trên đó
rồi, chị thấy sống ở đây chán thiệt, chán thí mồ đi.
NNT: Một
Mối Tình
*
Thầy Thành này, tuy thua xa Stupen, nhưng cũng cùng thứ trôi sông lạc
chợ. Quentin Compson, một hậu duệ của Stupen đã coi ông như là một thứ
"rác rưởi, không nguồn gốc", "trash, originless" - như Faulkner đã từng
viết cho tôi trong một bức thư. Malcolm Cowley, người biên tập The
Portable Faulkner]
*
Trong đời Gấu, đã từng quen một ông thầy Thành như vậy. Một Stupen, với
"giấc mơ" ["design", chữ của Malcolm Cowley], xây dựng một "giang san"
cho mình, một thứ "Stupen's hundred", sau khi bị Miền Bắc ruồng bỏ.
TTT gọi đám này là lũ con tư sinh của Miền Bắc.
*
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư
sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề
của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá
lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả
sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của
Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng
trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm
bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên
tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới
ấy.."
Trong đất trời
*
Văn Việt Nam, "dòng chính", chỉ là "văn nói", chưa bao giờ đạt tới cõi
"văn viết", với những câu văn dài lê thê, như chẳng biết làm sao chấm
dứt.... Walter Benjamin đã từng ca ngợi Karl Kraus, Susan Sontag trích
dẫn, dưới đây, trong một bài tưởng niệm tuyệt vời nhà văn Đức gốc Do
Thái này: Sinh dưới bảng hiệu Saturn
[Under the Sign of Saturn]:
"If style is the power to move freely in the length and breath of
linguistic thinking without falling into banality, it is attained
chiefly by the cardiac strength of great thoughts, which drives the
blood of language through the capillaries of syntax into the remotest
limbs."
NNT chắc chắn chẳng bao giờ đọc Faulkner, lại càng chẳng biết, những
Benjamin, Sontag, nhưng, một mình một xuồng, len lỏi giữa trời nước
mênh mông, tới nhánh sông, nhánh lạch xa xôi tuyệt mù.... văn của bà,
từ đó, bắt đầu, từ đó, chấm dứt.
Chúng ta cứ thử đọc câu này, coi có đúng như Benjamin diễn tả:
Mưa vô mùa, nghĩa là hết
một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi
gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh; tôi hỏi má gói chi nhiều
vậy, má cười: "Cho cha con thằng Bầu, tội nghiệp tụi nó, nhà không có
đàn bà nên cũng có bánh trái gì ăn đâu..."; tôi giành: "Chừng nào bánh
chín, để con đem qua bển cho; Má, má mè, anh Hai có tính bước thêm bước
nữa chưa, hả má."; Má tôi cười: "Chưa, má biểu nó hoài, mà, cái con
này, lần nào về cũng hỏi có chuyện đó....". Mình à? Mình sao? Lần nào
cũng hỏi chuyện đó à? Ụa, hỏi hồi nào sao mình không hay vậy ta?
Một Mối
Tình
*
"Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự
giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo
nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi
miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD: Đặc sản miền nam.
Đọc đến khúc, "hướng về đạo nghĩa", Gấu bỗng lại đau,"nỗi đau ngựa Hồ":
Từ thuở mang gươm đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
*
Lần về Hà Nội, đọc hai câu thơ dưới đây, Gấu toát hết mồ hôi.
Hai câu thơ, đúng là được "trao cho Gấu", cái thằng mắt lác bỏ đất Bắc,
hơn nửa thế kỷ mới bò về.
*
Về để làm gì? Ngựa Hồ hí gió Bắc hả? Chim Việt Cành Nam?
Không phải.
buồn tập tễnh,
về ăn giỗ mình.
PHT