*

1

Orwell

Killing Time
Thời Giết Người

Sau cùng, khó khăn với 1984 là cái "phô kít" [focus: tiêu điểm, như trong thấu kính hội tụ, trọng tâm] của nó. Trong hầu hết thời gian dàn dựng cuốn tiểu thuyết, có vẻ như Orwell coi nó như là 1 thứ biếm họa cảnh báo về 1 con quái vật nhà máy biến thành khùng. Nhìn như thế, thì 1984 là 1 ấn bản đen thui của R.U.R của Karel Capel – mà chúng ta nợ cái từ “robot” từ đó - hay của Thời Hiện Đại, Modern Times, của Vua Hề, Charlie Chaplin. Nhưng cuốn sách đếch phải như thế, nothing of the sort. Nó là một ám dụ được che bằng 1 bức màn mỏng dính, về chủ nghĩa Xì ta lin, Stalinism, trong đó, những biến động có thực, và những mắc mớ ý thức hệ về cuộc đấu đá, thanh trừng giữa hai ông Trùm Đỏ, Stalin-Trotsky, là trung tâm. Trên nhiều thang bậc, 1984 là một triển khai, “nhân hóa” những con vật ở trong Trại Loài Vật, biến chuyện cổ tích cho con nít, thành cho người lớn. Câu trả lời của chính Orwell, chỉ ít lâu sau khi 1984 ra mắt độc giả Mẽo, cho Francis A. Henson, thuộc Nghiệp đoàn công nhân xe hơi, trong 1 cuộc điều tra, inquiry, được nhiều người biết tới:

Cuốn tiểu thuyết mới đây của tôi thì “Không” nhắm thọi, attack, Chủ nghĩa xã hội… nó bày ra, a show-up, những đồi trụy, perversions, mà 1 chủ nghĩa kinh tế tập trung, a centralized economy, bị dính bùn, liable, và vụ việc như vậy đã phần nào xẩy ra, với Chủ nghĩa CS, và Chủ nghĩa Phát xít. Tôi không tin là thứ xã hội như tôi miêu tả, bắt buộc "sẽ” tới, nhưng tôi tin (lẽ dĩ nhiên, vẫn trên dạng satire, biếm), rằng 1 cái gì giông giống như thế “có thể” mò tới. Tôi tin rằng những ý tưởng toàn trị thì đóng rễ [ở trong đầu đám Bắc Kít, cũng như] ở bất cứ đâu đâu, và tôi cố lôi chúng ra, luôn cả những hậu quả. Cuốn sách được đặt để tại nước Anh, để cho thấy, là giống dân nào, trong đó có giống Hồng Mao, thì cũng không bảnh hơn bất cứ giống nào khác, và rằng, chủ nghĩa toàn trị, nếu không thoi nó tới nơi tới chốn [như Gấu Cà Chốn đang làm với trang TV], if not fought against, thì nó có thể chiến thắng ở bất cứ nơi nào.
Trong khi loay hoay, hì hục viết bài này, tôi bèn ghé mắt đọc cả hai, Phận Người của Malraux và Đêm Giữa Ngọ của Koestler. Và bèn ngộ ra, 1984 là cuốn thứ ba trong bộ. Nó thấp hơn. Cuốn của Maraux đúng là Anh Cả, về độ đậm đặc không rõ rệt, và về thói người. Tiêu điểm của Koestler sắc, nhọn; của Orwell không được vậy. Sự thông minh thẳng đứng về chính trị-triết học, tri thức nội, hiển hiện ở Đêm Giữa Ngọ, trong khi ở 1984, chúng thuộc về một đẳng cấp khác. Những so sánh như thế đề xuất một khả hữu thú vị, rằng, cuốn sách của Orwell thuộc 1 phạm trù rất đặc biệt, hạn chế: những bản văn như thế là của một sức mạnh khủng khiếp, hay là của sự khéo léo, nên đọc nó vào lúc đầu đời, và đọc liền tù tì một lần cho xong. Như át xít, chúng thấm sâu vào đầu chúng ta, vào hồi nhớ của chúng ta. Giả như sau có lần trở lại với chúng, thì cái cảm giác, ui dào, đọc rùi, thật khó mà chịu nổi!

*

Orwell by David Levine


Killing Time
Thời Giết Người

*

Anh Cả, Đại Ca Bắc Kít, Big Brother của Orwell, gốc Nga!
Mục Sổ Tay của tờ TLS, April 16, 2010 cho biết tin động trời trên.
Seeing the future

Without We, Nineteen Eighty-Four, in the guise in which we have it, would simply not exist. We know nothing of what may or may not have been the germ of Orwell's project in either 1943 or 1944.


While working on this article, I have reread both Malraux's Man's Fate and Koestler's Darkness at Noon. In regard to impact, to diffuse influence, Nineteen Eighty-Four is certainly the third in the set. It stands a good deal lower, however, in intrinsic stature. Malraux's remains a major novel, convincing in its sense of the uncertain density and intricacies of human behavior. Koestler's focus is sharp, as Orwell's is not. The sheer philosophic-political intelligence, the knowledge from inside, manifest in Darkness at Noon is of a different class from that in Nineteen Eighty-Four. Such comparisons induce the interesting possibility that Orwell's book belongs to a very particular, restricted category: that of texts of tremendous force or ingenuity which should be read fairly early in life, and read thoroughly once. Such texts incise themselves on our minds and remembrance like a deep etching. When we come back to them, the impression of déjà vu, of imperative contrivance is, as in the case of certain famous news photographs, hard to take. Personally, I would include Candide and The Red Badge of Courage under this same rubric of the "one-time-unforgettable."

Steiner: Killing Time

Trong khi loay hoay, hì hục viết bài này, tôi bèn ghé mắt đọc cả hai, Phận Người của Malraux và Đêm Giữa Ngọ của Koestler. Và bèn ngộ ra, 1984 là cuốn thứ ba trong bộ. Nó trầm hơn, thấp hơn. Cuốn của Maraux đúng là Anh Cả, về độ đậm đặc không rõ rệt, và về thói người. Tiêu điểm của Koestler sắc, nhọn, của Orwell không được vậy. Sự thông minh thẳng đứng về chính trị-triết học, tri thức nội, hiển hiện ở Đêm Giữa Ngọ, trong khi ở 1984, chúng thuộc về một đẳng cấp khác. Những so sánh như thế đề xuất một sự khả hữu thú vị, rằng, cuốn sách của Orwell thuộc 1 phạm trù rất đặc biệt, hạn chế: những bản văn như thế là của một sức mạnh khủng khiếp, hay là của sự khéo léo, nên đọc nó vào lúc đầu đời, và đọc liền tù tì một lần cho xong. Như át xít, chúng thấm sâu vào đầu chúng ta, vào hồi nhớ của chúng ta. Giả như sau có lần trở lại với chúng, thì cái cảm giác, ui dào, đọc rùi, thật khó mà chịu nổi!

*

V/v Sợ Lửa của Doãn Quốc Sỹ

Một thân hữu của TV/NQT ở trong nước vừa gửi Sợ Lửa, nhưng dưới dạng pdf.
Gấu thua, không biết làm sao post cho độc giả TV cùng đọc. Sorry.
Để từ từ tính
Hà, hà!

Tks. NQT

“Sợ lửa” được xếp là chuyện cổ tích, giống như “Trại súc vật” là ngụ ngôn. Khi ở nước ngoài, biết tôi là người Bắc, có người hỏi tôi đã đọc Orwell chưa? Tôi thấy thật tội nghiệp cho người đặt câu hỏi đó. Khung cửa văn chương của họ chỉ gói gọn ở mỗi Orwell. (1)

Từ "Sợ Lửa" mà nối tới "Trại Súc Vật", như trên, thì thực là tếu!
Vì câu viết, mà Gấu đâm nghi ngờ trí nhớ của mình, và cố tìm đọc lại Sợ Lửa, của DQS, coi có mắc mớ gì tới Animal Farm của Orwell.
Giả như có, thì DQS cũng 1 thứ nhà văn tiên tri của xứ Mít, tiên tri ra "Trại Súc Vật" Mít, như hiện nay!

Hà, hà!

Tay Đông Bê viết cực nhảm.
Giọng thì cứ như bố người ta, nhưng lý luận thì ngây ngô như 1 đứa con nít.
Cái tay nào hỏi, như trên, quá hay, nhưng do gặp 1 tên quá dởm, viết lách thì lên gân thành ra tiếu lâm quá. Người đáng tội nghiệp phải là tên Đông B mới đúng. Làm sao mà hỏi 1 câu như thế mà là tội nghiệp mà là khung trời văn chương chỉ gói gọn.... ?
Phán loạn cào cào kiểu Thầy Cuốc.

Một nhận xét văn học, thì cũng giống như 1 định lý toán học. Phải có chứng minh đi kèm. Với toán học, thì có những giả thiết [donnés], dựa vào đó để chứng minh. Không có giả thiết, thì không thể chứng minh, và giả thiết, không được thiếu, dư ra thì cũng không được.
Một bài toán mà đề ra, dư giả thiết, kể như sai.
Đã xẩy ra, ở Tẩy, trong 1 kỳ thi Tú Tài II ban Toán!
Với văn học, là những thí dụ, những hình ảnh, những kinh nghiệm, những chi tiết, dựa vào chúng để lý luận.
Và, càng nhiều hình ảnh, kinh nghiệm đọc, viết... thì càng tốt.
Ngài Đông B này, đọc Blog thấy ra vẻ giỏi Toán lắm, nhưng đếch biết ứng dụng vào việc viết.

Không thể phán khơi khơi được.
Thầy Cuốc phán, nếu cần 1 cái “mác” cho VP, thì gọi ông là nhà văn của thế kỷ hai mươi.
Chấm hết.
Và lũ ngu, cứ như đứng trước 1 ông vua cởi truồng, khen um lên, bộ áo của vua huy hoàng quá!

Gấu đúng là đã từng đọc Orwell, đúng như tay hỏi câu trên, muốn hỏi.
Đọc đúng lúc mới lớn, cùng với Camus, Koestler… nhờ vậy mà không lên Rừng, ra Bưng, vô R….!
Nên nhớ là, những kiểu xếp loại, cổ tích, ngụ ngôn, ẩn dụ, ám dụ… chỉ có tính “xếp loại” thôi.
Cổ tích mà là… ngụ ngôn, thiếu giống.
Chính vì thế mà Gấu đọc lầm câu của Đông B!
“Cô bé quàng khăn đỏ”, thí dụ.
Ngụ ngôn, hay cổ tích?
“Yêu Râu Xanh”, cổ tích hay… “child abuse”?

*

Minh họa của bậc thầy Gustave Doré, cho truyện con nít “Yêu Râu Xanh” bị chửi là đầy chất "Sợi Xích" (a)

Về Orwell, một trong những bài viết thần sầu về ông, là của Steiner:
Bằng cách chọn cái tít "1984", Orwell ký tên và lấy 1 mẩu thời gian cho mình.
[By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. G. Steiner: Killing Time]
Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.
Và nếu như thế, thì TTT cũng đã xén một mẩu thời gian,1954, để ký tên tác phẩm của ông. (1)

Trường hợp Gấu, đọc Orwell, Koestler vào lúc mới lớn, chúng giống như 1 thứ vắc xin ngăn ngừa “trùng độc” VC, chỉ có tính cá nhân, nhưng cả 1 cựu lục địa nhờ đọc chúng mà thoát khỏi bị nhuộm Đỏ mới tuyệt vời.
Gấu Cà Chớn tin rằng, giả như có 1 người, chắc là Mít ngoại, hỏi ông VC Đông B này, đã đọc Orwell chưa, trong một dịp ông ta, nhờ ơn Đảng được xuất ngoại, thì chắc chắn là, đằng sau câu hỏi, là một Hồ Nghi Lớn:
Miền Bắc đã từng đọc Orwell?
Nếu đã từng đọc, thì chắc là cuộc chiến Mít, thoát!

Người chê Orwell tới chỉ, là Kundera.
Ông phán, trong "Những Di Chúc Bị Phản Bội", 1984 là chính trị giả danh văn chương, cuốn sách là 1 danh sách những tội ác của VC trên toàn thế giới.
Và ông phán thêm, cũng thế giới toàn trị, như thế, là thế giới Kafka, nhưng, cứ có 1 dịp may nào đó, là nhân vật của Kafka, bèn chộp liền để “ghé đầu ra ngoài hửi hơi mưa” [nhại thơ TTT].
Nói rõ hơn, thế giới Orwell thiếu những cửa sổ mở ra bên ngoài. Gấu đã từng lèm bèm về chuyện này khi “thổi”, “em của Gấu”, “Những chi tiết thơ trong một thế giới không thơ”, đăng trên talawas.

Hay như dưới đây:

Nhà văn, nhìn một cách nào đó, là kẻ đến sau biến động. Nếu những năm sau 1975, đề tài trại cải tạo, vượt biển có lượng nhưng thiếu phẩm, trong năm 1999, đề tài này trở lại, trầm hơn, nặng hơn, và dĩ nhiên chất lượng hơn. Ở những tác phẩm trước đó, tác giả thi nhau tố cáo cái độc, cái ác, và những đau khổ mà bản thân hay gia đình, và đất nước đã phải chịu đựng. Vô tình, chỉ có tính chính trị, thời cuộc. Kundera đã chỉ đích danh tác phẩm được coi là khuôn mẫu của văn chương chống cộng, cuốn 1984 của Orwell: đây chỉ là chính trị giả danh văn chương. Tác phẩm 1984 giản lược chế độ Cộng Sản vào danh sách những tội ác của nó, và như thế, vô hình trung, cũng rơi vào thế giới xám xịt của những trại tù!
Rồi ông chứng minh, ngay cả trong thế giới mê cung là Vụ Án, hay Lâu Đài, nhân vật của Kafka cứ hở được chút nào là loay hoay kiếm một cái cửa sổ, để thở! Và ông nhặt ra được không biết bao nhiêu là chi tiết thơ, trong một thế giới không thơ, là thế giới mê cung, tức thế giới toàn trị.

Hơn nữa, khi hăm hở tố cáo, chính nạn nhân không biết, không còn có thì giờ nhận ra, cái phần tha hóa ở nơi họ: bất cứ một con người nào, ở trong thế giới đó, cũng bị tổn thương. Nói như Todorov, chủ nghĩa Cộng Sản là thử nghiệm tối hậu về đạo đức của con người. Nhân vật chính, viên sĩ quan trong Đá Mục của Thảo Trường, có vẻ như thấy hết, hiểu hết, và tỏ ra có một thái độ vượt lên khỏi những đau thương, giận dữ; nhưng được như vậy, là nhờ đệ tử, một anh lính truyền tin. Anh này làm độc giả nhớ tới nhân vật chính trong Một ngày trong đời Ivan Denisovich, của Solzhenitsyn (độc giả Đá Mục chắc khó quên "xen" đệ tử kiếm việc làm nhàn rỗi cho sư phụ, và sư phụ lầm lẫn trứng gà bồi dưỡng; đúng ra là của con heo đực).

Thảo Trường đi tù tất cả 17 năm. Qua đây, ông đã cho xuất bản liền mấy cuốn, riêng trong năm qua là Đá MụcTầm Xa Cũ, Bắn Hiệu Quả. Trong một phỏng vấn trên đài Kicon, mạng Internet, ông cho biết, trong tù ông cứ thế nghiền ngẫm, và đã "bỏ túi" năm bẩy cuốn sách, qua đây tuần tự xuất bản. Ông sống lại một lần nữa thời gian dài 17 năm. Nhưng nếu chúng ta theo sát những bài viết của ông, sẽ nhận ra, đã có dấu vết thay đổi, giữa những truyện ngắn đầu, và mới đây. Tác giả tuy bỏ túi vài tác phẩm thực, nhưng khi viết ra, nó không giống như là lúc ông còn ở trong trại tù, đã tưởng tượng mặt mũi của chúng. Ông ngày trầm hơn, văn ngày thấm hơn, vượt lên nỗi cay đắng còn đè nặng hồi ức những ngày tù.
Lời Ước

Bài viết Thời Giết Người, Killing Time, của Steiner, về "1984 & Orwell", đăng trên The New Yorker, December, 12, 1983, sau in lại trong George Steiner @ The New Yorker, dài 21 trang. TV sẽ post [very soon, bản tiếng Anh], theo lời yêu cầu của 1 thân hữu. Bài của Hitchens, ấn bản chung quyết, trong tập tiểu luận của ông, GCC đọc, xem ra cũng có nhiều chi tiết lý thú hơn, so với bản được đăng trên talawas.

Cái tít đầu tiên của 1984, là Người cuối cùng ở Âu Châu, The Last Man in Europe, và Orwell cho biết, khi viết nó, ông không tính đánh 1 canh bạc lớn, "It isn’t a book I would gamble on for a big scale", như trong thư ông gửi nhà xb vào Tháng Chạp 1948.

Bài của Stener, như 1 cuốn sách mỏng, đề cập tới rất nhiều vấn đề chung quanh cuốn của Orwell, và liên can đến nó: Gulag, Auschwitz, tra tấn, làm cỏ… Xứ Mít cũng được Steiner, “Viện Sĩ Ưu Tú của Nhân Dân”, như tước phong của ông được ông Trùm HV ban cho, nhắc tới.