*





TTT 2012

TTT

có hoa có cỏ và lệ đá
có tiếng xuân về gọi vang vang
có ai về gióng hồi chuông mới
khép lại một lần với lưu vong

Đài Sử

Thư tín:

@ Sonata: Thần Ky Tô, Chúa Ky Tô thì cũng rứa. Ở đây dùng chữ Thần, để đúng nội dung của Lukacs.
Kẻ vấn nạn, dịch từ "être prolématique", vấn nạn khác vấn đề, problème, Việt Nam ta hình như dùng tưới, như nhau!
Regards

NQT

Sonata
Mar 7, 2012 06:06 PM

Vâng, vấn nạn khác vấn đề, nhưng em nghĩ Việt nam nếu có dùng tưới như nhau thì cũng không dùng "kẻ vấn nạn"/"kẻ vấn đề", nếu dùng "kẻ "có vấn đề"" thì tạm hiểu được ạ.

Blog GM

Theo GCC, “vấn nạn” và “vấn đề” khác nhau. Một từ, thuộc phạm trù triết học, một, đời thường. Theo từ điển Robert, vấn nạn, là ‘nghệ thuật đặt vấn đề”, une problématique, c’est « l’art de poser les problèmes ». Vấn nạn hóa, problématiser, có khả năng tra hỏi 1 đề tài, và làm bật ra một hay nhiều vấn đề. (1)

*

*

Có thể nói, với nhân vật Tâm, trong Bếp Lửa, lần đầu tiên chúng ta gặp thứ nhân vật, như là “kẻ vấn nạn”,  kẻ mang trong mình “căn bịnh siêu hình”, [le mal ontologique, nỗi đau bản thể học] đúng theo nghĩa của Lukacs, về nhân vật tiểu thuyết.

Cái thế giới "về chiều" trong Bếp Lửa chẳng đã tiên đoán mọi tai ương giáng lên nước Mít sau đó, sau 1954?

*

Bài viết "Cette Guerre", "Cuộc chiến này", chưa từng in ấn của Thomas Mann làm nhớ... TTT:

“À plus de trois mille lieuses de distance, un Allemand s'obstine en vain à se demander ce que peuvent penser ses compatriotes..”
Cách hơn ba ngàn dặm, 1 trong những đứa con tư sinh của một miền đất, khăng khăng tự hỏi, cái lũ VC Bắc Kít, chúng nghĩ gì! 

Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? [Tựa BL]

*

Vào cuối thập niên 1930, thủ đô Paris, miếng mồi ngon của những hồ nghi và của quỉ sứ, en proie aux mêmes doutes et démons, như phần còn lại của Cựu Lục Địa, nhưng còn là đất hứa, bếp lửa trí thức, un foyer intellectuel, của những nhà văn chọn lưu vong, như Walter Benjamin.

GCC tưởng tượng ra cái cảnh TTT ngồi thư viện Hà Nội, đọc Mác xít, chờ “di tản”, (1) và cảnh GCC, ngồi thư viện Gia Long Sài Gòn, liền sau đó, những ngày sau 1954, chờ...  cuộc chiến hứa hẹn những điều khủng khiếp, và trong khi chờ, đọc Hồ Hữu Tường, “Con thằn lằn chọn nghiệp”, đọc… Trần Đức Thảo, [mấy thứ này là sách cấm, cũng như sách Mác Xít mà TTT đọc ở thư viện HN, bà cụ Chất biểu Gấu, nó đọc Mác Xít nhiều quá, đến nỗi bị ghi tên vào Sổ Đen. Nên nhớ TTT là giáo sư dậy Mác Xít ở Đại Học Đà Lạt], thực sự là chép, những trang tiếng Tây, như chép Kinh Phật, Bí Kíp… vì làm sao mà đọc, cuốn Phénoménologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng). [Minh Tâm. Paris 1951].
Ui chao hồi đó sướng thật, chỉ tiếc 1 điều, tiếng Tây tệ quá!
Và tất nhiên, nhớ BHD!
Hà, hà!

(1)

Bếp Lửa, "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết. Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót.

Tác phẩm thứ nhì của tôi, Ung Thư (1970) có thể coi như tiếp nối Bếp Lửa. Ung Thư là chấp nhận giữa "vô thường", và chút hơi ấm của nỗi chết (l'existence de notre acceptation entre la vanité et la tièdeur de mort). Cuốn sách chẳng bao giờ được in ra...

“Thơ Thanh Tâm Tuyền phải được đặt trong vị trí 'di cư' và 'chiến tranh' của một thành phố mở ra thế giới bên ngoài là Sài Gòn. Không có hoàn cảnh hay khung cảnh ấy, người ta khó cảm hay yêu thơ của ông.”

Quỳnh Giao.

Hai cái tít Ung Thư, và Nỗi Chết Không Rời, như trên cho thấy, là từ câu của Malraux, G nhớ đại khái, hình như trong La Voie Royale, mais accepter vivant la vanité de son existence, comme un cancer, vivre avec cette tièdeur de mort dans la main.

Tuy nhiên, cái tít Mắt Bão, tên một cuốn tiểu thuyết mà ông tính viết, như trong thư riêng gửi “đảo xa” của nhà thơ, cho biết, là của… Gấu!

Nhớ, lần ngồi Quán Chùa, GCC nói với ông anh, mình sẽ viết 1 cuốn tiểu thuyết đặt tên là Mắt Bão, trung tâm của bạo động, nhưng bất động, đúng cái cảnh GCC ở trên đỉnh cồn, là Đài Liên Lạc VTD thoại quốc tế, gửi hình chiến sự trên toàn cõi Miền Nam, đi khắp nơi trên toàn thế giới, tức là ngồi ở mắt bão..., ông anh gật gù, gợi ý thêm, mi phải đọc sách...  địa lý, thì mới khui ra được những cái tít thần sầu.

Chắc là thấy thằng em chẳng viết viếc [làm đệ tử Cô Ba mà viết khỉ gì nữa], ông anh bèn lấy cái tít và tính viết giùm thằng em chăng?

Chắc là không, vì cuốn mà ông tính viết, như thư riêng gửi “đảo xa” cho thấy, thì vẫn là thời của ông, và Hà Nội, trước 1954.

Một câu hỏi, có tính 'tâm linh', liên quan tới cái việc cắt bỏ những năm tháng cải tạo của TTT, trong đời ông, khi đưa cây thơ TTT vô Văn Miếu.
Liệu đây là một việc làm tuyệt vời, theo nghĩa, thơ của ông, nhất là những dòng thơ ở đâu xa, khi hoàn thành, là hoàn toàn thoát ra khỏi cõi đó, cõi tù, hay hơn cả cõi đó, cõi đời?
Chúng, như hạc vàng "đi mất từ xưa", như rồng "được điểm nhãn", "nhất khứ bất phục phản"?

Theo cái nghĩa mà Bonnefoy nói về thơ, D.M. Thomas nhận định về Dr. Zhivago.
Hay, TTT nói về cõi thơ tù.


“  ...There is another, more recent poetry which aims at salvation. It conceives of the Thing, the real object, in its separation from ourselves, its infinite otherness, as something that can give us an instantaneous glimpse of essential being and thus be our salvation, if indeed we are able to tear the veil of universals, of the conceptual, to attain to it".
["Có một thứ thơ khác, gần đây thôi, nhắm sự cứu rỗi. Nó cưu mang Sự Vật... trong sự tách rời của nó ra khỏi chúng ta... trong cõi khác vô cùng của nó... nếu cần phải xé toạc bức màn vũ trụ, bức màn quan niệm để có cho được."
Bonnefoy

Bác sĩ  Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất cứ  một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and more truthful than any political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].
D.M. Thomas: Solz, thế kỷ trong ta

Đẫm mình trong thời gian "không lịch sử", hay đúng hơn, lịch sử ở bên ngoài, người ta khám phá ra rằng, những ngày, những tháng đều không phương hướng, không mục đích, trần trụi. Tuyệt đối trần trụi. Sự không hiện hữu (inexistence) của cuộc sống đem đến sự bình an ở bên trong. Cõi thơ êm đềm ngự trị ở bên trên sự bình thản của vũ trụ. Từ đó, mỗi bài thơ là một thời gian khép kín, tách ra khỏi chuyển động của cuộc sống. Thời gian bất thần, của nỗi kinh hoàng, trở thành thời gian cô đọng; chẳng có chi khác biệt, giữa kìm hãm, và bay bổng.

Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù

Source

Cũng cái ý của Quỳnh Giao, trên, Steiner viết về tác phẩm 1984, của Orwell, và về mẫu tự cảm tính "K", của Kafka.

Bằng cách chọn cái tít 1984, Orwell ký tên và lấy 1 mẩu thời gian cho mình.
[By opting for Nineteen Eighty-Four, George Orwell achieved an uncanny coup. He put his signature and claim on a piece of time. G. Steiner: Killing Time]

Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người. (1)

Và nếu như thế, thì TTT cũng đã xén một mẩu thời gian, 1954, để ký tên tác phẩm của ông.

*

“Tại sao đọc những tác phẩm cổ điển”

Hãy thử bắt đầu bằng một định nghĩa:
Tác phẩm cổ điển là thứ mà người ta nói, “tôi đang đọc lại nó”, không hề nói, “tôi đang đọc nó.”
Điều này chí ít chỉ có thể xẩy ra giữa đám “đọc rộng”, không thể áp dụng cho tuổi trẻ, vào tuổi đó, cái gì gì thì cũng là nụ hôn đầu, tình đầu, lần đầu gặp gỡ, cú sét đánh…
Cái mẩu “lại”, trong “đọc lại” có thể làm cho một độc giả nào đó, đỏ mặt, nhất là những đấng nghĩ rằng mình chưa từng đọc một dòng Tội Ác và Trừng Phạt, thí dụ. Để an ủi họ, chúng ta có thể nói, ngay cả thằng cha Gấu, được đời khen tặng uyên bác, hay chữ, thực sự, cái đọc của hắn ta thì cũng chỉ quanh quẩn nơi lò thiêu người, lò lao động cải tạo Đỗ Hòa, Cần Giờ, hay Phạm Văn Cội, Củ Chi Thành Đồng, là cùng!
Nào, ai đã từng đọc hết Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Bọ Lập Ký Ức Vụn… giơ tay lên! Ngay cả những bộ sách lãng mạn trứ danh, thì cũng chỉ nghe người đời xướng danh, thay vì đọc chúng. Ở Pháp, người ta bắt đầu đọc Balzac khi đi học, và qua những những lần tái bản cho thấy, Tây mũi lõ vẫn tiếp tục đọc Balzac, khi hết còn mài đít quần trên ghế nhà trường. Ở Ý, đám fans của Dickens thì cũng chỉ có một dúm, và mỗi lần gặp nhau, là mỗi lần trộ nhau, cứ như là thằng nào cũng quá rành Oliver Twist!
Cách đây vài năm, Michel Butor, dậy học tại Mẽo, quá chán vì cứ nghe lải nhải, Thầy đã đọc Emile Zola chưa, sự thực, ông chưa từng đọc, và thế là một ngày đẹp trời, bèn chúi mũi vào Zola. Kết quả ông khám phá ra một điều không thể ngờ được về bộ Rougon–Macquart: Một phả hệ học tuyệt vời về huyền thoại và vũ trụ, và sau đó ông chỉ ra trong một tiểu luận thật đẹp.
*
Coetzee mở ra cuốn Những bến bờ lạ lẫm hơn, Stranger Shores, bằng bài viết Cái Gì Là Cổ Điển ? thật tuyệt.
Bài này độc giả Mít chắc thú hơn bài của Calvino, vì ông chú trọng tới cái thời của riêng chúng ta, khi đọc một cổ điển.

Theo cái kiểu, sống sót Lò Cải Tạo, một buổi chiều nơi xứ Mẽo, nhớ Sài Gòn, bèn lôi Nguyễn Du ra đọc!
[Gấu sẽ đi luôn cả hai bài, trong khi chờ... , en attendant M mail!]

Coetzee dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng ta, nhà thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này phán: đối nghịch của cổ điển thì không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng độ “cổ điển vs man rợ” không hẳn một đối nghịch, mà là một đối đầu [not so much an opposition as a confrontation].
Từ đó suy ra, những “Thơ ở đâu xa”, “tôi cùng gió mùa”… đều là… cổ điển: Chúng dám đối đầu với man rợ.
*
Câu trả lời của Coetzee, cho câu hỏi, “Cổ điển là cái gì?”: Cổ điển là cái sống sót, … that the classic is what survives…. the classic defines itself by surviving… what survives the worst of barbarism, surviving because generations of people cannot afford to let go of it and therefore hold on to it at all costs – that is the classic.
Cái sống sót những gì tệ hại nhất của man rợ, sống sót theo cái nghĩa, hết thế hệ này qua thế hệ khác, con người không thể chịu nổi chuyện buông xuôi, cố ôm lấy nó, không thể cho man rợ thắng thế, cái đó gọi là cổ điển.
Gấu này tin rằng, cái gọi là cổ điển của Mít, chính là văn chương Miền Nam trước 1975. Chỉ có nó sống sót trong trận chiến "cổ điển vs man rợ"!

Ba cái thằng bỏ chạy bợ đít VC, mà là… sống sót ư?
*
“Tại sao đọc cổ điển” của Italo Calvino gồm những bài viết về một số tác giả. Cách đọc “Bác sĩ Zhivago” của ông, trong bài “Pasternak và cách mạng”, thật là tuyệt. Ông không đồng ý với Lukacs, khi tin rằng, chẳng phải ngẫu nhiên mà thế kỷ của chúng ta là của truyện kể, récit, của tiểu thuyết ngắn [roman court, không phải sử thi], của những chứng từ có tính tiểu sử, tự thuật [témoignage autobiographique]. Calvino viết câu sau đây - có thể là để vinh danh một số câu văn thần sầu của… Gấu, [vừa thôi cha nội!], thí dụ như câu: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể", hay câu "Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu", [thì đã nói rồi, cái đám bỏ chạy làm sao viết nổi những câu như thế, và đây chính là điều Calvino "ngộ" ra, khi không đồng ý với phê bình gia tổ sư Mạc xít Lukacs, khi viết]: de nos jours, une prose narrative véritablement moderne ne peut faire porter sa charge poétique que sur le moment….

Cái gọi là ‘sur le moment’, đám bỏ chạy làm sao có?

Source

Những Bếp Lửa, Một Chủ Nhật Khác đã trở thành những tác phẩm cổ điển.
Chúng chống lại Man Rợ, Cái Ác VC Bắc Kít,
Có thể TTT muờng tượng ra điều này, và…  ngưng viết?

de nos jours, une prose narrative véritablement moderne ne peut faire porter sa charge poétique que sur le moment….

Vào những ngày Mậu Thân, dòng thơ xuôi tự sự, thứ thiệt, [như được GCC sử dụng, để tả nỗi nhớ cô bạn], thì chỉ có thể mang chất thơ trên cái khoảnh khắc, và đó là cái khoảnh khắc “nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề với cái chết….”

Ui chao thổi tới quá!


'And so we write of the war, of homecoming, of what we had seen in the war and what we found on returning home: we write of ruins.' 
Heinrich Boll

[Sebald trích dẫn, trong Giữa Lịch sử và Lịch sử Tự nhiên, Between History and Natural History, trong Campo Santo.]
"Và chúng ta viết về cuộc chiến, về trở về nhà, về những gì chúng ta nhìn thấy trong chiến tranh và những gì chúng ta tìm thấy khi về nhà: chúng ta viết về điêu tàn."

"Years ago we in the South made our women into ladies. Then the War came and made the ladies into ghosts. So what else can we do, being gentlemen, but listen to them being ghosts"
William Faulkner: Absalom, Absalom!

Nhiều năm trước đây, Miền Nam chúng ta biến những người đàn bà thành những vị phu nhân. Rồi Chiến Tranh do Bắc Kít mang tới, biến những vị phu nhân thành những hồn ma. Những con người phong nhã như chúng ta, [trong có GCC, tất nhiên], thì biết làm gì, nếu không là ngồi nghe hồn ma kể chuyện.

*

Những con đường đưa cá nhân đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau.
(Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les mêmes chemins qui mènent l’individu au crime mènent la société à la révolution)
Nói về Possédés, vào năm 1955, nhân dịp đài Radio-Europe tưởng niệm Dostoevsky, Camus tuyên bố: Tôi gặp tác phẩm này năm 20 tuổi, và cơn bàng hoàng cứ thế kéo dài, hai mươi năm tiếp theo sau đó.
Cơn choáng váng mà Camus đụng phải khi đọc Lũ Người Quỉ Ám không chỉ kéo dài ở ông, mà còn lây sang nhiều người, khi đụng Kẻ Lạ. Một cách nào đó, Bếp Lửa, Kẻ Lạ, là những phiên bản của Tội Ác, Possédés... Những Người Quỉ Ám mới là con chim báo bão về một chủ nghĩa toàn trị sắp tới (Lời giới thiệu trang bìa ấn bản tủ sách bỏ túi).

Võ Phiến, nhà văn Bình Định

Một cách nào đó, Bếp Lửa của TTT, là cũng từ Dos mà ra. Không phải từ Những Con Quỉ, mà là Tội Ác và Hình Phạt.


Chúng tôi bước ra sân. Người thanh niên vẫn chăm chú làm việc không để ý đến sự có mặt của tôi. Đại cầm ở tay cuốn Crime et Châtiment. Tôi hỏi:
“Cậu đến trường luôn không?”
“Không.”
“Làm gì ở nhà?”
“Đọc sách và suy nghĩ.”
“Suy nghĩ về phép giết người chăng?” Tôi nói đùa.
Đại không đáp. Chúng tôi đứng nhìn xuống khu xóm lao động phía dưới. Đại bỗng nói:
“Nó đến trường tìm mình dữ lắm.”
“Cậu quyết định thế nào?”
Đại trầm ngâm một phút:
“Chưa.”
Đại là sinh viên khoa học, đã qua được chứng chỉ căn bản. Hắn bị gọi động viên và đang trốn.
“Nghĩ gì về Dostoievski?”
“Bệnh.”
Tôi không ưa lối nói cụt lủn của Đại. Hắn rất say đắm chủ nghĩa cộng sản. Những căn nhà đã bốc khói. Không khí ấm hơn. Tôi nhìn bâng quơ những ngọn cây
Bếp Lửa

Một cách nào đó, cái bóng đen của cuốn Tội Ác phủ lên toàn Bếp Lửa. Toàn Hà Nội. Toàn Đất Bắc.
Tiên báo Cái Ác Bắt Kít xuất hiện trên toàn thể nước Mít, từ 30 Tháng Tư 1975: Sự lên ngôi của Những Con Quỉ của Dos.

NBC [Toán] vs Thơ

Khi Hoàng Cầm nằm xuống, chưa kịp đậy nắp áo quan, là Gấu đã đi 1 đường hỏi thăm về cái vụ Người viết tự kiểm, tự thú trước bàn thờ Ðảng, và một độc giả TV nhẹ nhàng nhắc nhở, đợi ít ngày không được sao.
Kể thật bậy, nhưng vấn đề vẫn còn nguyên đấy: Tại làm sao mà cả một miền đất, không bói ra nổi, một ông Brodsky, một ông Mandelstam, một bà Anna Akhmatova… ?
Tự hào mê văn học Nga, cả một tầng lớp tinh anh sành tiếng Nga, vậy mà tại làm sao toàn mê ba thứ xái xảm, thí dụ, Mai a cốp ki, đến nỗi đi tù mà cũng mang theo ông này?
Có thể nói, Bắc Kít gần như mù tịt về 1 nền văn học Nga, thứ thiệt, thứ thật bảnh.
Tại làm sao như thế?
Liệu hậu duệ của 1 Huy Cận đúng là cái thứ mà chúng ta đang đòi hỏi chăng? Tiếng nói đầu tiên của 1 miền đất, thừa hưởng tinh anh của tầng lớp cha ông, sĩ phu Bắc Hà, địa linh nhân kiệt, nói Không với BBP [Bắc Bộ Phủ]?
Chúng ta tự hỏi, ở cái nôi Cách Mạng đó, Maia có được nâng bi như ở xứ Bắc Kít?
Gấu nghi rằng, cái sự học tiếng Nga, không phải do mê văn học Nga, mà đây là con đường tiến thân của tầng lớp sĩ phu Bắc Hà, cũng tương tự, học tiếng Tây của Miền Nam, là phương tiện để bỏ chạy cuộc chiến, qua con đường du học. Bao nhiêu đấng rành tiếng Tây của Miền Nam có ông nào viết cái gì ra hồn, chính là do cái tâm địa kiếm đường bỏ chạy chứ thực sự cũng chẳng mê gì… Camus, hay Sartre. Ông Mít Butor phán, khi cả Sài Gòn đang trong cơn sốt hiện sinh thì ông đã bước qua tiểu thuyết mới rồi, là thế. Ông đâu biết sở dĩ lớp trẻ Miền Nam mê hiện sinh, tìm đọc Hố Thẳm, Ý Thức Mới, là vì cũng như bậc đàn anh tìm trong Mác Xít cái điều đuổi Tây thực dân, thí dụ, thì họ tìm điều cắt nghĩa cuộc chiến khốn kiếp, chứ đâu phải chạy theo Tây để ăn kít Tây. Ăn hết kít hiện sinh thì ăn sang kít tiểu thuyết mới.
Cứ coi ông Tây mũi tẹt TTD, đã từng ngồi cà phê Quán Chùa Paris, kế ngay bàn của Sartre, dịch "Sa Đọa", bỏ chạy cuộc chiến, trước khi nó hứa hẹn những điều khủng khiếp, là rõ.
Những ông khác, thì “từ thưở qua Tây thì lúc nào cũng hướng về Thăng Long, Bắc Bộ Phủ", vì họ đều tin chắc, Miền Bắc sẽ thắng cuộc chiến, và cái ngày về của họ mới vinh quang biết là chừng nào.
Gấu học tiếng Tây, những ngày bắt đầu cuộc đời tên nhóc Bắc Kít học trung học tại trường Nguyễn Trãi Hà Nội, thì cũng như học các môn học khác, nhưng trong thâm tâm, là cố làm sao sau này có thể viết được một bức thư bằng tiếng Tây, cho một ông Tây thuộc địa, chồng bà cô, Cô Dung của Gấu, một me Tây bị cả miền đất coi khinh. Một lá thư cám ơn, nhờ có ông nuôi tôi mà tôi có được con đường thoát ra khỏi cái xứ Bắc Kít khốn nạn. Ðúng là như thế. Nhưng về già, Gấu mới hiểu ra, trên cả lời cám ơn đó, là lời cám ơn cái nước Tây, cái văn hóa Tây, hơn hẳn cái văn hóa sông Hồng, chỉ chất chứa đầy cái đói, cái rét, cái nhục, cái thù hận. Thành thử Gấu thấy sự kiện ông NBC vội vã xin vô quốc tịch Tây, khi biết mình được Nobel Toán, thật giống như Gấu, khi cố làm sao viết được cái lá thư cám ơn ông Tây thuộc địa, c’est à vous que je dois tout, nhờ ông mà có tôi.
Ðúng ra, cái sự giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, nó cũng xêm xêm như thế: một cơ hội đổi đời của Miền Bắc. Nhưng lũ ăn cướp, tâm địa ăn cướp đâu có nghĩ như thế, chúng nghĩ chúng là kẻ chiến thắng, đem ơn mưa móc tới cho lũ Ngụy, mà nhà thì chúng cướp, đàn bà thì chúng hãm hiếp, đàn ông thì chúng tống đi cải tạo, nói 10 ngày mà thực ra là 5 năm, 10 năm, 15 năm, là suốt đời, là bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc. Bất nhân bất nghĩa đến như thế, mà cái đám tinh anh Miền Bắc vờ, chưa có lấy 1 tên nói ra lời ân hận, thử hỏi có đúng là chúng bị liệt một nửa bộ óc không?
Chuyện thê lương như thế mà bảo quên đi ư, cứ đến ngày 30 Tháng Tư là hãi lắm, mong cho qua mau ư?

Source

Cái tay PN, chủ Blog, nơi tung hê thư tình của Ông Số 1, viết cho “hòn đảo xa” quả đúng là 1 tay Miền Nam, bỏ chạy cuộc chiến. Bữa trước đọc, đã nghi, nay coi lại quả đúng như vậy.
NQT


Date: Tue, 31 Jan 2006 05:02:27 -0800 (PST)
From:
Subject: Cam on Ong
To:

Nhân dịp năm mới kính chúc ông và gia đình thật an khang thịnh vượng.
…. 

Ở vào cái tuổi “xế chiều” ông đã một lần gặp/nói chuyện lại với “ông số một” chưa?
[Câu hỏi riêng tư, xin ông đừng chấp].

Kính,
một bạn đọc. 

Phúc đáp,

Cám ơn lời chúc của bạn. Xin chúc bạn và gia đình mợi điều bình an nhân dịp Xuân về.
Về TTT, "ông số một”, từ ngày ra hải ngoại, tôi chưa được gặp, nhưng có nói chuyện điện thoại, email, cũng vài lần. “Ông số một” không muốn ai làm phiền ông, ngay cả thằng em này, thành thử cũng ngại.
Riêng ông em ruột của ông, tôi vẫn thường liên lạc. 

V/v TTT “biến mất” ["biến đi cùng với cái tên Sài Gòn"] - như bạn viết, ông có giải thích với thằng em, đại khái: Ông Trời cho sao thì hưởng vậy.
Ý ông muốn nhắc tới Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác: Kiệt là cạn kiệt rồi?
Ý ông muốn nói, viết vậy đủ rồi?

Xin tuỳ bạn hiểu.

Riêng tôi, tôi nghĩ, chắc là ông ngưng viết.
Nhưng cũng không thể biết được. Bản thân tôi, khi ra ngoài này, cũng đã dặn mình, không viết nữa. Vậy mà đâu có làm được?

Cám ơn bạn rất nhiều.
Thân kính,

NQT

Một Chủ Nhật Khác: Cuốn tiểu thuyết duy nhất, đầu tiên, và có thể, cuối cùng (1) của Thanh Tâm Tuyền?
Quả như thế, theo tôi.

Trường hợp MCNK làm nhớ tới Những Kẻ Làm Bạc Giả của Gide. Cũng một cuốn tiểu thuyết duy nhất của một nhà văn với hầm bà làng tác phẩm.

"Không có bạn, liệu tôi viết nổi cuốn sách này không? Tôi nghi ngờ điều đó, bởi vậy xin tặng bạn cuốn sách này."
Đó là lời đề tặng, trên bản thảo cuốn Những Kẻ làm Bạc Giả, của André Gide.
Khi được xb, lời đề tặng ngắn gọn hơn, nhưng giật gân hơn: “Tặng Roger Martin du Gard cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi”.
Có giai thoại, Gide viết tác phẩm trên, khi bị Martin du Gard chê, bạn đếch biết viết tiểu thuyết (2).
Nhưng sự thực không đơn giản, và lý thú hơn nhiều.

(1) Riêng tôi, tôi nghĩ, chắc là ông ngưng viết. [Thư tín]
(2) Tôi cũng là một nhà văn thiên về quan niệm cho tiểu thuyết chỉ là thứ "văn học hạng hai", "á văn học".
Nếu không tin bạn thử đọc lại Chiến tranh và hoà bình của Leo Tolstoy, Những người khốn khổ của Victor Hugo, Ba người ngự lâm pháo thủ của Alexandre Dumas (cha) v.v…, bạn sẽ thấy những nhà văn ấy thật ra xét cho cùng cũng chỉ là những tay "đại bợm". NHT

Nhận xét của NHT, khoan bàn đúng, sai, duy mấy điều sau:
-Ba cuốn ông đưa ra đều là tiểu thuyết lịch sử. Thứ, không phải, thì sao?
-Những nhà văn trên, vì là "đại bợm", cho nên viết á văn học?

Tôi sợ rằng, NHT, do "cũng" "đếch biết viết tiểu thuyết" cho nên mới tuyên bố đại ngôn như trên, theo cái kiểu chó sói và giàn nho!
Hay, bởi vì ông không là "đại bợm", nên không thể viết thứ á văn học đó, trước đây, và bây giờ, "xét cho cùng cũng chỉ là một tay đại bợm", cho nên đã "trước tác", Tuổi hai mươi yêu dấu, Tiểu Long Nữ... ?

Ôi chao, tuyên bố hung hăng dữ a?
Cứ như rắn độc cắn phải lưỡi!
*

Inconséquence et Contingence.
Bất hợp lý và Ngẫu nhiên.

Ở một trong những chương đầu Một Chủ Nhật Khác, tác giả mô tả giáo sư Kiệt.
-Succès fou. (1)  Duy phụ họa - Giáo sư Kiệt có một vẻ đẹp "tàn nhẫn", "đầy đực tính" không tưởng nổi. Tôi đã từng nghe một cô sinh viên phê bình. Nguyên văn đấy.
MCNK 8
(1) Thành công như điên.
Nhưng suốt cả cuốn truyện, anh chàng xuội lơ.
Lần đầu đi với em Oanh, mồ hôi đầy tay, đổ cho bịnh con khỉ gì đó, [Em có hiểu tại sao chân anh run, đó là tại anh bị bệnh tê thấp. Khúc Thụy Du, Du Tử Lê]. Lần vợ lên thăm, cứ trơ ra, ỳ ra!

Source


Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800 (PST)
[…] xin chia buồn với anh về sự ra đi của ông Thanh Tâm Tuyền, một người dường như đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời của ông ấy?
Một độc giả

Khi TTT đọc truyện đầu tay của Gấu, Những con dã tràng, gửi thẳng xuống tòa soạn Sáng Tạo, ông về nói với bà cụ, thằng Trụ nó sẽ đi xa hơn DNM. Ông không hề nói Gấu viết hay hơn DNM. Điều gì làm ông phán như thế. Hẳn là ông tin vào cái sự biết tí ti ngoại ngữ, cái sự học xong Trung Học…
Nói rõ hơn, với ông, không có thứ nhà văn tự phát hoài hoài, cái mầm văn học ở trong bạn phải được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm sống, bằng sức đọc, sức xâm nhập vào thời của bạn.
Truyện ngắn không được đăng, vì Sáng Tạo chết liền sau đó. Sau Gấu thấy tên của Gấu, khi đó ký Sơ Dạ Hương, ở trong mục hộp thư của tờ Văn Nghệ của Lý Hoàng Phong, và "băng" của ông. Không đăng. Tuy nhiên, Gấu chẳng hề để ý đến nữa. vì còn lo học. Chỉ mãi đến khi ăn mìn VC, nằm nhà thương Grall, đọc 1 bài thơ của CTC đăng trên báo Nghệ Thuật, thì Gấu mới có lại cái hứng viết. Và đó là cái truyện ngắn Những ngày ở Sài Gòn.
Khi viết Những con dã tràng, "truyện ngắn hay nhất" của Gấu, đúng theo nghĩa truyện ngắn, tuy được TTT khen, nhưng bản thân, Gấu biết, đây không phải là dòng văn chương của mình! Cái thứ nhân vật hục hặc với đời sống, không phải týp của Gấu. Chỉ đến khi nhận ra điều này, thì Gấu mới hiểu “sẽ đi xa hơn DNM”, có nghĩa là gì.
Chỉ đến khi viết được Những ngày ở Sài Gòn, thì Gấu mới tin được, mình sẽ trở thành nhà văn!

Khi đó, Gấu đã kiếm ra Thầy của mình.

Khi gặp BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại ‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó!
Khủng khiếp nhất, là, kể từ khi Gấu lấy một em "miệt vườn" làm vợ, cái xứ Bắc Kít trả thù mới tàn bạo làm sao: Ta nguyền rủa đời mi, hễ cứ gặp bất kỳ một em Bắc Kít, là khốn khổ khốn nạn, là bấn xúc xích, là đều nhìn thấy một BHD của mi ở trong em đó!

Cuộc tình chót đời, vào lúc sắp xuống lỗ, đơn phương, của Gấu, là... tưởng tượng ra 1 em Bắc Kít, lấy chồng ngoại, và khi được hỏi, tại sao không lấy Mít, và, tại sao không lấy 1 tên Bắc Kít, Em trả lời, tụi khốn đó đâu có biết trọng đàn bà, nhất là đàn bà đã có 1 đời chồng mất đi vì cuộc chiến!
Thế là Gấu bèn tưởng tượng tiếp, ta sẽ là tên Mít đó, tên Bắc Kít đó, và ta nói, ta yêu Em, và chắc chắn em sẽ tin.

Nói tiếng Vịt, tất nhiên:
Anh "thươn" EM!
[Em gốc “rau muốn”, thành “giá sống”, từ 1954]

Ui chao, Em tin thiệt!

Gấu nhận được cái mail sau cùng của Em, chắc là trong mơ, mới tuyệt vời làm sao:

Tui bận lắm, đâu có thì giờ rảnh mà trả lời mail của anh.
Nào chồng, nào con, nào công việc chùa chiền, nào.. ‘viết’ nữa.
Nhưng cũng ráng viết vài dòng… 

Ui chao GNV lại nhớ đến nhân vật của Camus, lo hết cuộc đời trần tục này, rồi nếu có tí dư, thì dành cho… trăng sao, và cho Gấu!

Tks. Take Care. Plse Take Care.

NQT

James Joyce có lần nói, tất cả các tiểu thuyết gia chỉ có mỗi một chuyện, và họ nói đi nói lại hoài, mỗi chuyện đó.
Gấu cũng đã từng bị mấy đấng độc giả quen biết phán, chỉ có mỗi chuyện Mậu Thân, đứa em trai tử trận, và BHD, kể đi kể lại hoài!
Tuy nhiên, quái đản nhất, là chuyện BHD: mọi cuộc tình của Gấu, đều chỉ để lập lại chuyện tình BHD!
Trừ cô bạn, cô phù dâu ngày nào.
Khủng khiếp quá.
Đúng là sự trả thù ngọt ngào, bi thương, và cũng dã man, tàn nhẫn, của xứ Bắc Kít!


Source


Tiểu thuyết, về bản chất, là đa nguyên.
Em lười Google quá, nên hỏi Anh luôn: "Đa nguyên" ở đây nghĩa là gì?

Blog GM

Note:
Không lẽ, gõ Google mà ra được cái nghĩa của từ “đa nguyên” ở đây ư?

Về nguồn gốc của tiểu thuyết, theo GCC, có hai thuyết, một, của Kundera, Vargas Llosa… theo đó, tiểu thuyết là sản phẩm của Âu Châu.
Nhưng GCC thú nguồn của Lukacs hơn, như ông phán trong Lý thuyết về Tiểu thuyết.

Trong thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ. Theo chân Hegel, Lukacs tin rằng thế giới Hy Lạp trở thành ngạt thở đối với những thời đại tiếp theo sau nó. Đây là một thế giới khép kín. Chúng ta không thể thở được nữa trong một thế giới khép kín. Hùng ca Homer do đó mở đường cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết: hùng ca của một thế giới bị thần thánh bỏ rơi. Nói một cách khác, tiểu thuyết bắt đầu cùng với cái chết của thượng đế. Tiểu thuyết bắt đầu cùng với giấc mơ của con người: tìm lại tính siêu việt đã mất. Những xã hội nặng chất tôn giáo không phải là môi trường thuận lợi của giả tưởng, là vậy. Don Quixote (của Cervantes) cho thấy một điều: thần Ky-tô đã tự ý vắng mặt, ra khỏi thế giới, và những cá nhân con người bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa và bản chất, và chỉ có thể tìm thấy, trong cái linh hồn "vô gia cư vô địa táng" của họ.

Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).

Trong bài viết nhan đề “tiểu thuyết”, Fuentes có nhắc tới một câu của Kundera, thật tuyệt: Tiểu thuyết là cuộc tái định nghĩa hoài huỷ con người, như là vấn đề, that the novel is a perpetual redefinition of the human being as problem.
Trong Gặp gỡ, Une rencontre, Kundera coi La Peau của Malaparte là một “archi-roman”. Tác giả của nó, trước Sartre cả hai chục năm, đã là một 'nhà văn dấn thân’ rồi.
Đúng ra, theo ông, phải coi Malapartre là tiền khuôn mẫu, pré-modèle, của Sartre.

Câu của Kundera không ‘khủng’ bằng câu của Lukacs, và có thể, từ Lukacs mà ra:

Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
Bếp Lửa trong Văn chương

Source

Tiểu thuyết là để diễn tả về cõi không nhà siêu việt
(The form of the novel is, like no other one, an expression of transcendental homelessness)
G. Lukacs, Lý thuyết về Tiểu thuyết.
Source


Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy....
TTT:
Trong đất trời
Tưởng niệm Mai Thảo

Chúng ta, bữa hôm nay, thử lèm bèm, về nó, về những đứa con "tư sinh", như một niềm “tự hào”, [tự hào cái con khỉ!], hay như là 1 “bad faith"....

On being Jewish

If Judaism has a central injunction, Finkielkraut argues, it should be not "a matter of identity, but of memory: not to mimic persecution or make theater of the Holocaust, but to honor its victims," to keep the Holocaust from becoming banal, so that the Jews are not condemned to a double death: by murder and by oblivion.

Tác giả tự nhận ông là 1 đứa con tư sinh của Miền Bắc, nhưng không đưa ra 1 nhận xét gì về nó, nhân đọc bài viết “Về cái chuyện là 1 tên Do Thái”, GCC bèn thử đưa ra 1 số giả thuyết....

Khi Nguyễn Đức Quỳnh mất, TTT đi một đường ai điếu, bằng bài viết:
Bạn đã đọc
Thằng Kình chưa?
Và cho biết, đây là một trong tác phẩm gối đầu giường của ông, khi mới lớn.
Sau này, khi đọc cuốn của Isabel Allende, Gấu mượn lại cái tít này:
Bạn đã đọc Ngôi nhà của những hồn ma chưa?
Bài điểm sách đăng trên tờ báo Tuổi Trẻ, gây chấn động giang hồ. Đó là sự thực, đừng nghĩ Gấu phịa, tự thổi. Tay Hoàng Lại Giang, ông trùm nhà xb VH, bộ phận phía Nam, sếp của Gấu, buổi sáng, khi Gấu ghé tòa soạn trình diện, kêu em thư ký, phát cho tên Ngụy liền một ngàn đồng VC cho ta!
Lúc đó, Gấu đang sửa lại bản dịch Mặt Trời Vẫn Mọc, cho VH, dưới quyền giám sát của ông em trai của Nhật Tiến, là Nhật Tuấn.
Sau này, ra hải ngoại, đọc búa xua, Gấu mới biết thuật ngữ “Bạn đã đọc”, là rất quen thuộc của giới giang hồ Tây Phương, cả ở trong viết, và nói.
Thú nhất, một ông bạn lúc đó trông coi một sạp báo, kể cho Gấu nghe, một số khách hàng quen của anh, mấy ngày sau, còn nhao lên vì cái bài điểm sách, ghé sạp hỏi, này, còn tờ báo đó không ?
NDQ là tác giả câu nói nổi tiếng: VC thì như bát cơm, gạo tám thơm, trộn thuốc độc, còn Quốc Gia thì là bát cơm, gạo hẩm, mốc, trộn… kít!

Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.
*
Cuốn Bếp Lửa, khi vừa mới ra lò, Gấu không được đọc, nhưng lại được đọc bài điểm sách trên tờ Tự Do, báo nhà, ấy là vì ông anh Hiếu Chân là một trong những sáng lập viên của tờ báo. Tác giả bài điểm sách là Hà Thượng Nhân, sau là Sếp của TTT, khi ông bị gọi nhập ngũ, và phục vụ tại tờ Tiền Tuyến.
HTN và báo Tự Do cũng mạt sát thơ tự do hết lời khi nó vừa xuất hiện.
Bài điểm sách lôi đoạn tả ông Chính mất, và vào lúc sắp hạ huyệt, cô con gái của ông lăn lộn khóc, ‘như một con chó điên’. HTN phán, tả như thế là làm nhục con người.

Nhưng, khi đọc cọp Bếp Lửa trên vỉa hè Sài Gòn, Gấu bị nó hớp mất hồn viá, và không hề nhìn thấy những dòng chữ trên.

Nhà văn Phi Châu Chinua Achebe coi Trái Tim của Bóng Đen của Conrad là một bản văn 'racist', và để chứng minh, ông lôi đoạn Marlow tả một đám đông Phi Châu, ‘a mass of naked, breathing, quivering, bronze bodies’. Phía trước là ba người đàn ông, ‘plastered with bright red earth from head to foot’.

Bởi vậy, cùng một bản văn, mà mỗi người đọc một khác.

Cách đọc Bếp Lửa của Hà Thượng Nhân, theo tôi, là nhìn thấy cây mà không thấy rừng, hay dùng chữ của Alberto Manguel, khi biện minh cho Trái Tim của Bóng Đen, một cách đọc, tuy có thể, nhưng không có ích. Manguel viết: Cơ bản mà nói, ở trái tim của bóng đen không phải Phi Châu, cũng không phải cái nhìn của người da trắng về Phi Châu, hay là những đoạn tả cảnh man rợ của người da đen. Ở trái tim của bóng đen, là Kurtz. “His soul is mad”, says Marlow. "Tâm hồn của nó thì điên khùng, hoá dại rồi", Marlow nói.
*

Di dân là "số" phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera. Joseph Conrad, sống 17 năm tại Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn lại, ở Anh, hay trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng tiếng Anh, về đề tài Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi Nga": dấu vết Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể hiểu tại sao Conrad "không thiện cảm" với Dostoevsky.

Mùa Thu, những di dân

Cái sự không thiện cảm với Dos của Conrad, nguồn gốc của nó sâu xa hơn nhiều, theo như Martin Seymour-Smith, biên tập và giới thiệu cuốn Điệp viên bí ẩn của Conrad [Penguin Books]: Điệp viên bí ẩn sẽ đếch thể có nếu không có Dos. Nhưng bởi vì Conrad ghét người Nga, và tất nhiên, ghét Dos, cũng vì vậy. Chính vì thế mà Conrad giấu biệt những dấu vết, ảnh hưởng Dos ở nơi ông, và những nguồn gốc [chất liệu] ở nền của The Secret Agent. Cả hai, Conrad và Dos đều là những nhà tự do lý tưởng và chấm dứt bằng ‘phản động’ [reactionaries]. Conrad thì liên can đến chuyện buôn bán súng, còn Dos, nhà khuấy động cách mạng, revolutionary activism.

Cái chuyện Conrad thu gom tài liệu, sự kiện từ báo chí, lịch sử cận đại, khi viết The Secret Agent, là cũng để che giấu, đánh lạc hướng ảnh hưởng Dos, bởi vì The Secret Agent là từ Những Con Quỉ của Dos mà ra. Khi Coetzee tìm ra mối liên hệ thầy trò giữa Conrad và Greene, (1) và bây giờ chúng ta tìm ra thầy của Conrad là Dos, thì chúng ta mới vỡ ra, Dos, đúng hơn, Những Con Quỉ của ông, là nguồn cơn của tất cả mọi chuyện.

(1) Graham Greene, Brighton Rock, trong Inner Workings.

*

Những con đường đưa cá nhân đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau.
(Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les mêmes chemins qui mènent l’individu au crime mènent la société à la révolution)

Nói về Possédés, vào năm 1955, nhân dịp đài Radio-Europe tưởng niệm Dostoevsky, Camus tuyên bố: Tôi gặp tác phẩm này năm 20 tuổi, và cơn bàng hoàng cứ thế kéo dài, hai mươi năm tiếp theo sau đó.

Cơn choáng váng mà Camus đụng phải khi đọc Lũ Người Quỉ Ám không chỉ kéo dài ở ông, mà còn lây sang nhiều người, khi đụng Kẻ Lạ. Một cách nào đó, Bếp Lửa, Kẻ Lạ, là những phiên bản của Tội Ác, Possédés... Những Người Quỉ Ám mới là con chim báo bão về một chủ nghĩa toàn trị sắp tới (Lời giới thiệu trang bìa ấn bản tủ sách bỏ túi).

Võ Phiến, nhà văn Bình Định

*

In the late summer of that year we lived in a house in a village that looked across the river and the plain to the mountains. In the bed of the river there were pebbles and boulders, dry and white in the sun, and the water was clear and swiftly moving and blue in the channels. Troops went by the house and down the road and the dust they raised powdered the leaves of the trees. The trunks of the trees too were dusty and the leaves fell early that year and we saw the troops marching along the road and the dust rising and leaves, stirred by the breeze, falling and the soldiers marching and afterward the road bare and white except for the leaves.

So goes the famous first paragraph of Ernest Hemingway's ''A Farewell to Arms," which I was moved to reread by the recent announcement that what was said to be Hemingway's last novel would be published posthumously next year. That paragraph, which was published in 1929, bears examination: four deceptively simple sentences, one hundred and twenty-six words, the arrangement of which remains as mysterious and thrilling to me now as it did when I first read them, at twelve or thirteen, and imagined that if I studied them closely enough and practiced hard enough I might one day arrange one hundred and twenty-six such words myself.

Joan Didion

Vào cuối mùa hè năm đó, chúng tôi sống trong một căn nhà trong một cái làng nhìn ra sông ra đồng tới tận vùng núi. Ở lòng con sông là đá cuội và đá mòn, khô và trắng trong ánh nắng, và nước sông, trong và chảy nhẹ nhàng, xanh ở trong những dòng rẽ. Những toán quân đi kế bên nhà xuống con lộ và bụi dấy lên phủ lên lá. Thân cây cũng bụi bặm, lá rụng sớm năm đó và chúng tôi nhìn thấy những toán quân đi bộ dọc theo con lộ, bụi dấy lên, và những lá cây, theo làn gió thổi rớt xuống, và những người lính đi bộ, và sau đó con lộ trần trụi, vắng hoe, và trắng toát, ngoại trừ những chiếc lá cây.

Đó là đọan văn trứ danh, hách xì xằng mở ra Giã từ vũ khí, mà tôi, thật xúc động, khi đọc lại, nhân có tin cuốn tiểu thuyết chót của Hemingway sẽ được xb, sau khi ông mất, vào năm tới.

Đoạn văn trên, ấn bản 1929, nếu nhìn thật gần, thì nó như thế này: bốn câu đơn, 126 từ, sự sắp xếp thì là một niềm bí ẩn mà ngay cả bây giờ, đọc lại tôi vẫn cảm thấy như lần đầu đọc nó, vào lúc 12, 13 tuổi, và tưởng tượng, nếu nhìn thật gần, gẩn nữa, gần nữa, thì tôi có thể, nếu trần lực ra mà đánh vật với chúng, thì có một ngày, tôi sẽ sắp xếp được những từ đó, chính tôi!

*

Ui chao, đó là văn chương! Đó là cái thú vui “khủng khiếp tuyệt vời” và “tuyệt vời khủng khiếp” mà mấy tên ngu đần, giáo sư, triết gia...  đếch làm sao hiểu được!

Chúng viết, chỉ một câu thôi, là đủ làm Gấu phát điên, chịu không nổi!

Một cách nào đó, Bếp Lửa của TTT, là cũng từ Dos mà ra. Không phải từ Những Con Quỉ, mà là Tội Ác và Hình Phạt.

Source