2.
Tháng Ba,
1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam, Ho [HCM] ký hòa
ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn
ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp,
do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu
nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở một
ngàn năm! Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời
gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi
cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Norman Sherry:
Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour Vietnam [Sherry trích
câu này từ Hồ Sơ Ngũ
Giác Đài, The
Pentagon Papers,
Senator Gravel
Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50]
Thé [tướng
Trịnh Minh Thế] đúng là một thứ kẻ thù khó chơi, a difficult
enemy. Hắn làm nhức nhối, ngay cả de Lattre. Greene thực sự quan tâm
tới Thé, bởi hắn thù Tây cũng chẳng thua gì thù Vi Xi (1). Phải một tay
như thế mới tạo nổi chất xúc tác, a catalysing agent. Không có hắn, là
không có bi kịch.
Về
lại Anh, Greene nhớ Việt Nam quá và, may mắn làm sao, đã mang theo cùng
với ông một cái tẩu hít tô phe, như là một kỷ niệm tình cảm, và cũng là
một cách làm dịu nỗi đau vàng, le mal jaune. Cái tẩu ông đã hít lần
chót, tại một tiệm hít khác, không phải ở đường Catinat. Tay chủ, người
Tầu hợp với ông, và ông đã đi vài đường dậy tay này vài câu tiếng Anh.
Tới ngày rời Việt Nam, tay chủ tiệm hít bèn giúi vào tay Greene cái
tẩu. Cây gậy thiêng nằm trên một cái dĩa tại căn phòng của Greene, ở
Albany, bị sứt mẻ tí tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của
những ngày hạnh phúc.
*
Trong
cuốn Ba Mươi Sáu Chước, Tẩu Vi
Thượng Sách, Ways
of escape, một dạng hồi nhớ văn học,
Greene cho biết, đúng là một cơ may, chuyện ông chết mê chết mệt xứ
Đông Dương.
Lần thứ nhất viếng thăm, ông chẳng hề nghĩ, mình sẽ
đẻ ra được một cuốn tiểu thuyết thật bảnh, nhờ nó. Ông có một người bạn
cũ, Trevor Wilson, quen những năm chiến tranh, lúc đó là Lãnh sự tại
Hà Nội, nơi một cuộc chiến khác đang tiến diễn và hầu như hoàn
toàn bị bỏ
quên bởi báo chí Anh. Do đó, sau Malaya, ông bèn nháng qua Việt Nam
thăm bạn,
chẳng hề nghĩ, vài năm sau, sẽ trải qua tất cả những mùa đông của ông ở
đây.
"Tôi nhận thấy,
Malaya 'đần' như một người đàn bà đẹp đôi khi 'độn'. Người ở đó thường
nói,
'Bạn phải thăm xứ xở này vào thời bình', và tôi thật tình muốn vặc lại,
'Nhưng
tớ chỉ quan tâm tới cái xứ sở đần độn này, khi có máu'. Không có máu,
nó trơ ra
với vài câu lạc bộ Anh, với một dúm xì căng đan nho nhỏ, nằm tênh hênh
chờ một
tay Maugham nào đó mần báo cáo về chúng."
[Nhân
nhắc tới Maugham. Nguyễn Tuân nổi tiếng với di chúc,
có thể chỉ là giai thoại, "Khi ta chết, nhớ chôn theo một tên phê
bình". Nhà văn người Anh, Somerset Maugham, trong một bức thư vào lúc
chót
đời, cũng đã băn khoăn, "Cái tên phê bình gia mà tôi chờ đợi hoài không
thấy xuất hiện, là gã sẽ giải thích cho tôi, tại làm sao tôi viết dở
như hạch
như vậy, mà lại có quá nhiều độc giả, đọc ròng rã trong quá nhiều năm
trời?" "The critic I am waiting for, is the one who will explain why,
with all my faults, I have been read for so many years by so many
people?".
Liệu cuốn tiểu sử mới nhất về ông, S. Maugham: Một Đời, tác
giả Jeffrey Meyers, nhà xb Knopf, 411 trang, US $ 30.00, sẽ trả lời
được câu
hỏi trên?]
"Nhưng
Đông Dương, khác hẳn. Ở đó, tôi nuốt trọn bùa
yêu, ngải lú, tôi cụng ly rượu tình với mấy đám sĩ quan Lực Lượng Lê
Dương, mắt
tay nào cũng sáng lên, khi vừa nghe nhắc đến hai tiếng Sài Gòn, hay Hà
Nội."
Và bùa yêu ép phê liền tù tì, tôi muốn nói, giáng cú sét
đánh đầu tiên của nó, qua những cô gái mảnh khảnh, thanh lịch, trong
những
chiếc quần lụa trắng, qua cái ráng chiều mầu thiếc xà xuống cánh đồng
lúa trải
dài ra mãi, đây đó là mấy chú trâu nước nặng nề trong cái dáng đi lảo
đảo hai
bên móng vốn có tự thời nguyên thuỷ của chúng, hay là qua mấy
tiệm bán
nước thơm của người Tây ở đường Catinat, hay trong những sòng bài bạc
của người
Tầu ở Chợ Lớn, nhưng trên hết, là qua cái cảm giác bi bi hài hài, trớ trêu làm sao, và cũng rất ư là phấn chấn
hồ hởi mà một dấu báo của hiểm nguy mang đến cho du khách với cái vé
khứ hồi
thủ sẵn ở trong túi: những tiệm ăn bao quanh bằng những hàng dây kẽm
gai nhằm
chống lại lựu đạn, những vọng gác cao lênh khênh dọc theo những con lộ
nơi đồng
bằng Nam Bộ với những lời cảnh báo thật là kỳ kỳ [bằng tiếng Tây, lẽ dĩ
nhiên]:
"Nếu bạn bị tấn công, và bị bắt giữ trên đường đi, hãy báo liền lập tức
cho viên sếp đồn quan trọng đầu tiên".
Dịp
đó, tôi ở hai tuần, và tranh thủ tối đa, tới giây phút
cuối cùng, cái giây phút không thể tha thứ , "the unforgiving
minute". Hà Nội cách Sài Gòn bằng London xa Rome, nhưng ngoài chuyện ăn
ngủ... ở cả hai thành phố, tôi còn ban cho mình những chuyến tham quan
nơi đồng
bằng Nam Bộ, tới những giáo phái lạ lùng như Cao Đài mà những ông thánh
gồm
Victor Hugo, Giê Su, Phật, Tôn Dật Tiên...
*
Phải
đến những ngày chót đời, Gấu mới nhận ra, và chịu được
Greene.
Trước
đó, đã có thời Gấu không chịu nổi, khi khám phá ra,
ông là một tên điệp viên. Gấu tự hỏi, tại làm sao lại làm một cái nghề
khốn
nạn, như thế? Đồng thời lại làm một cái nghề cao quí, như thế?
Đây
đúng là "chân lý của thế kỷ 20", như Milosz đã
có lần phát biểu, về một nhà thơ bẩn nhất, nổi tiếng nhất thế kỷ, khi
về già,
đã cố kỳ cọ cho văng hết chất bẩn ra khỏi mình, nhưng không thể, và khi
đó, mới
ngộ ra, mình được như thế này là nhờ bẩn, và có thể đây là ý muốn của
Thượng
Đế.
Greene
cũng giống như vậy, như ông đã từng thách đố chính
mình, khi tuyên bố, tôi phải kiếm cho được một tôn giáo, để đo lường
phần quỉ
ma ở nơi tôi.
Vấn
nạn trên đây, cũng có thể "áp dụng một cách thông
minh, và thiên tài" vào một số nhà văn VC, mà đa số đều làm thêm nghề
tay
trái, là cớm, hoặc chìm, hoặc nổi. Nghĩa là, tay phải viết văn, tay
trái đánh
người. Lâu lâu đổi tay.
Bạn
không tin? Xin cứ giở bất cứ một tác phẩm, của những nhà
văn nổi tiếng nhất, ở trong nước, ngay cả Tô Hoài, là thấy ngay.
Với
Tô Hoài, Gấu tôi xin lấy thử một đoạn trong Cát Bụi Chân
Ai, để chứng minh.
*
“Nguyễn
Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị chút nào, chính
Nguyễn Tuân mới đang hồi tưởng..."
(Cát Bụi Chân Ai, trang 12. Tô Hoài, nhà xb Thanh Văn, Cali,
không ghi năm).
Mắt
xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người,
nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn
Tuân, là để
giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành
bạch, vì nét
tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh của
ông,
phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi đây là
mình
lại nhớ đến nó. Không hiểu sao."
Tiện đây, tôi xin chép lại cả một đoạn phố, (cái đầu đường
đêm hôm chẳng thú vị gì), với những người ngợm của nó: cái đống rác của
cả một
miền đất, sau "Mùa Thu", một thứ Xóm Cầu Mới (9):
"Ở
cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con
của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy bác
xích lô
tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán
được tung
tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày của
thành
phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người trên
đệm xe,
sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa chạy tây
càn, vừa
sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám cơ sở
hốt (10)
chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật,
không ác ôn
như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả
lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn
thoắt nhặt
tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng
minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và
Nguyễn
Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy,
bằng
một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai,
là để
"tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn
Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Trong
hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người
thân cận với tuổi thơ của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được
cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy
mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên
hương
ngọc lan của một buổi hẹn hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người"
đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một
nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn
gió buốt
lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi
ra, không
cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi,
một nhà
văn với một thiên lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài
vật, về một
con người như Cu Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề,
nguỵ? Đành
phải giải thích bằng kinh nghiệm đọc Primo Levi, một nạn nhân của Lò
Thiêu, qua
bài viết: "Những cuốn tiểu thuyết do dế kể".
Primo
Levi nhắc tới một bài essay của Aldous Huxley, qua đó,
nhà văn người Anh này, khi phải trả lời một người trẻ tuổi muốn nhờ ông
ban cho
một lời khuyên, bắt đầu viết như thế nào: hãy mua một đôi mèo, quan
sát, rồi
miêu tả chúng. "Nếu tôi (Levi) nhớ không nhầm, ông nói với người trẻ
tuổi,
rằng loài vật, và đặc biệt động vật có vú, đặc biệt hơn nữa, những loài
vật
nuôi trong nhà, chúng như chúng ta, nhưng 'bỏ cái nắp đí ('with the lid
off').
Cư sử hành động của chúng giống như của chúng ta, một khi mà chúng ta
mất đi
được (thiếu, lack) sự kiềm chế."
Thế
giới con người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo
ngược thế giới loài vật Tô Hoài mô tả, những ngày trước Mùa Thu. Những
con vật
của ông "người" hơn, so với những con người sau này (so với cách ông
miêu tả con người sau này). Vẫn theo bài viết của Levi, từ tiếng nhạc
dế có thể
suy ra khí hậu của môi trường sống. Người ta còn nhận ra một điều: dưới
những
điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ,
nhưng
nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ,
tiếng nhạc
của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái
không
còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có
một
"thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy
sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự
hỏi.
Nguyễn
Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay
tìm cách giải thích "vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim
Dung. Bằng một cách nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình
không bị môi
trường Mùa Thu làm thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn)
nghĩ đến
bạn mình. Ở đây, ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế
mèn hăm
hở với giấc mơ trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..."
đâu có khác gì hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh
Các, khi
thấy hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung
kinh kệ
tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật
xen vô, để
hy vọng cải hóa...
[NQT: Một
chuyến đi]
Không
chỉ nhà văn, mà còn luôn cả nhà thơ, thí dụ như Tố
Hữu, một tay vùi giập không biết bao nhiêu tài năng, thí dụ như nhóm
Nhân Văn
Giai Phẩm...
Thảm
hại thay, nhiều nhà văn cớm như thế mà chẳng thể đẻ ra
được một Greene.
Lý do thất bại, theo tôi,
là họ đều quá tin tưởng, và quá biết ơn,
Đảng Cộng Sản. Thí dụ như Nguyễn Khải chẳng hạn. Ông này đã từng tuyên
bố, không
có Đảng là không có ông.
Họ đều là những đảng viên trung thành. Họ đều có những ông bố bà mẹ
không giống như bố mẹ nhà thơ Joseph Brodsky, như đoạn sau đây.
"Bởi
vì, thằng con trai này, [là nhà thơ Nobel, Joseph
Brodsky], rất biết ơn bố mẹ của nó, không chỉ ở việc, cho nó một đời
sống, mà
còn là, đã không thất bại, trong việc nuôi dưỡng nó trở thành một con
người,
chứ không phải một tên nô lệ. Họ đã cố gắng làm được những gì tốt nhất,
như là
họ có thể làm được, để, không chỉ cứu thằng con, chống lại thực tại xã
hội khốn
kiếp mà nó được đẻ ra từ đó, mà còn cố làm sao cho thằng con đừng biến
thành
một tên tà lọt, điếu đóm, một tên thưa dạ bảo vâng, vâng ạ, của nhà
nước, một
thằng đảng viên trung thành. Rằng, họ đã không thành công, rằng, họ đã
phải
nhắm mắt trả giá cho việc làm kể trên, không bởi thằng con đã không
được như ý
của họ, mà là bởi cái bàn tay khốn nạn vô danh của nhà nước, điều đó
chứng tỏ,
không phải họ lỏng lẻo, lơ là [trong việc dạy dỗ thằng con], nhưng
chính là nhờ
dòng dõi của họ, cái dòng dõi đó, cái thứ máu huyết đó, đã chung đúc
lại, và
tạo ra một cơ thể mà hệ thống khốn kiếp kia không làm sao đánh bật ra
được, cho
dù là nó rất ư là xa lạ, rất ư là ngoại lai, đối với hệ thống đó. Hãy
nghĩ tới
điều đó, còn mong gì tốt đẹp hơn thế nữa, hãy nghĩ tới cái sức mạnh
được hoà
hợp lại, của họ, để chịu đựng, và sống còn?"
Thư Nhà
Đây
là điều phân biệt những nhà văn như Greene, với họ.
Nguyễn Quốc Trụ