Để Tưởng Nhớ Mùi Hương
I
Lý Phật Sơn
Nhắc đến thời kỳ cắm trại
100% hồi Mậu Thân 1968, tôi không thể không nhớ tới một người bạn viết
đã xuất
hiện tại tòa soạn Tiền Tuyến trong dịp sinh hoạt đặc biệt này. Đó là Lý
Phật
Sơn.
Sơn là bạn của Lê
Tất Điều (nhà thơ Cao Tần
sau này ở Mỹ). Đầu năm 1968 trong số Xuân Tiền Tuyến, Lê Tất Điều (LTĐ)
đưa tôi
bản thảo vở kịch 1 màn. Tôi đọc xong rất thích, đăng ngay trong số Xuân
với lời
giới thiệu nồng nhiệt của tòa soạn. Lý Phật Sơn cho tới lúc đó là một
người
viết ít nhưng viết hay. Ông bạn già của tôi, kịch tác gia Vũ Khắc Khoan
(chủ
biên Vấn Đề, tác giả Thành Cát Tư Hãn), một người xưa nay rất khó mà
cũng ngỏ
lời khen vở kịch. Một nhà biên kịch khác Trần Lê Nguyễn (tác giả Bão
Thời Đại,
giải thưởng văn chương toàn quốc thời Đệ Nhất Cộng Hòa) cũng hỏi
tôi:"Lý
Phật Sơn là ai?". Thật ra cho tới lúc đó tôi chưa quen biết Lý Phật Sơn.
Một bữa đang vất vả vì vừa
phải làm báo, vừa trực chiến, VC đang tấn công nhiều mặt trong thành
phố, LTĐ đưa
đến một người trẻ tuổi (vào khoảng 30), gầy guộc, mắt sáng đến gặp tôi
và giới
thiệu: "Người viết kịch Lý Phật Sơn", (LPS). Tôi đón tiếp Sơn khá
nồng nhiệt và có nhắc lại nhữõng nhận định của Tiền Tuyến và thân hữu.
Tôi nhớ
người trẻ tuổi khi nghe những lời tán thưởng đó chỉ khẽ cúi đầu và
nhếch một nụ
cười, không có cả một lời cám ơn thường lệ. Nụ cười đầy tự tin có vẻ
như muốn
nói "tôi viết thì phải hay rồi". LTĐ sau đó tất tả đi ngay. Họ Lê lúc
đó đang là trưởng nhóm phóng viên nên phải đi ra Xóm Mới nơi đang có
đụng lớn.
LPS vội chỉ về phía trực thăng đang vần vũ trên trời, tiếng 12.7 đang
rền rĩ mà
hỏi: "Đi ra đó hả?'. LTĐ gật đầu. LPS liền chạy lại ngồi lên yên sau
của
chiếc Lambretta cà khổ của họ Lê. Xe vội vã phóng đi. LPS khẽ giơ tay
về phía
tôi vẫy vẫy ra ý chào tạm biệt.
Từ đó Tiền Tuyến luôn có bài
của phái viên mới Lý Phật Sơn. Ký sự chiến trường của Sơn viết súc tích
và tinh
tế. Cuối tuần khi ký "bông" trả tiền nhuận bút cho phái viên mới,
theo đề nghị của LTĐ, tôi đã rất "nới tay". LTĐ cho hay là LPS rất
"rách", không nhà, không cửa, không vợ, không con, sống lây lất nhà
bạn hữu hoặc ở trong chùa. Dạo ấy cắm trại 100% nên LPS "ba cùng" với
anh em Tiền Tuyến (cùng ăn,cùng ngủ, cùng làm). Theo đề nghị của LTĐ,
Hà
"chưởng môn" chủ nhiệm Tiền Tuyến cấp cho LPS thẻ nhà báo "Phái
viên TT", huy hiệu Press (có thị thực của bộ Thông tin) để LPS có thể
đi
mọi nơi làm phóng sự hay đi họp báo.
Tiền Tuyến sinh hoạt như một
tòa báo dân sự nhưng dù sao nó vẫn là một đơn vị QĐ, thời gian này vừa
phải
thực hiện công tác chuyên môn (làm báo) vừa phải phục vụ ứng chiến
(tuần tra,
phòng thủ khu vực). Tòa báo vẫn phải có một ông thượng sĩ đại đội điều
hành
công việc hằng ngày. Ông thượng sĩ C. kiêm chánh văn phòng TT là một
ông
"ách chi đằng" đi lính từ "đơ dem cù bắp"(deuxième classe,
lính trơn) bây giờ tuổi gần 50, làm đến thượng sĩ là ông hách phải
biết, cầm
cân nảy mực cho anh em hạ sĩ quan và binh sĩ ở đây. Thông thường khi
cắm trại,
thượng sĩ C. có sắp xếp 2 cái ghế bố nhà binh cho Hà chưởng môn và tôi
ngủ ở
văn phòng buổi tối, sáng sớm lại dẹp đi. Nhưng ít lâu nay chúng tôi tối
đến kéo
sang Tiểu đoàn 50 Chiến tranh Chính trị vui chơi, ăn nghỉ với 2 ông bạn
Vũ Văn
An, Lại Thế Cường bên đó. LPS thấy vậy liền vào văn phòng tòa soạn,
trèo lên
ghế bố của tôi mà ngủ. Thượng sĩ C (TS C.) ngứa mắt lắm nhưng nể Sơn là
bạn của
tòa báo nên Thượng sĩ C không dám nói gì. Thường lệ khi chúng tôi thức
dậy buổi
sáng TS C. sai "tà loọc" sửa soạn cho chúng tôi thau nước rửa mặt.
Đây là văn phòng không phải cư xá nên thiếu thốn mọi tiện nghi. Một
buổi sớm,
LPS thức dậy, mắt nhắm mắt mở, gọi TS C. vào mà bảo: "Lấy cho tôi thau
nước". TS C. tím mặt mà không nói được lời nào. Khi chúng tôi từ TĐ 50
về
tòa soạn, TS C. nước mắt nước mũi đầm đìa nói với chúng tôi: "Xin các
ông
thầy cho em đi làm chỗ khác. Ở đây vì nể các ông thầy mà em bị một
thằng nhóc
chỉ bằng tuổi thằng con đầu của em nó làm nhục. Không có mấy ông thầy
em đâu có
cho nó vô đây, em tống khứ nó đi ngay chớ. Đồ vừa trốn quân dịch, vừa
nghiện
hút mà làm phách, làm tàng".
Chúng tôi phải xin lỗi và an
ủi ông TS già để ông bỏ qua chuyện đó. Gặp LTĐ tôi có hỏi việc trốn
quân dịch
và nghiện hút của LPS. Họ Lê chỉ cười mà không trả lời thẳng vào câu
hỏi. Cái
cười lảng chuyện ấy gần giống như một lời xác nhận.
Tôi có nói lại
chuyện này với Hà chưởng môn.
Chưởng môn ngẫm nghĩ một lúc rồi mới nói: "Mình chứa chấp LPS như vậy
có
thể mang tội 'tán trợ đào binh' nhưng mà đuổi Sơn đi thì tội. Có tài có
tật. Để
xem có lo liệu cho Sơn đi Quang Trung rồi xin về được không?'. Dạo ấy
cuộc tổng
tấn công Mậu Thân đã tàn, phái viên chiến trường không còn cần thiết
nữa. Để
cho LPS có việc làm hằng ngày, TT mở ra mục mới: bình chuyện Kim Dung.
Truyện
Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung đang hồi ăn khách. Báo Saigon dạo ấy
thi nhau
đăng chuyện Kim Dung dịch từ báo Hồng Kông sang; đăng sớm hơn báo khác
được 1
kỳ đã là điều hiếm có. TT không đăng sớm hơn đồng nghiệp được nhưng TT
có lời
bình truyện Kim Dung do LPS phụ trách. Sơn đọc khá nhiều, quảng kiến đa
văn,
lại dặm thêm mắm muối những chuyện ly kỳ bên bàn đèn thuốc phiện nên
lời bình
của Sơn rất được bạn đọc hoan nghênh. Bình truyện Kim Dung một thời là
mục ăn
khách của TT. Ít người bình truyện Kim Dung đọc nghe sướng tai, sướng
miệng
bằng LPS. Mới đây nhà văn Hà thúc Sinh ở Hoa Kỳ nhớ về thời kỳ đó đã
gọi LPS là
"vua bình".
Sau thời gian bình truyện Kim
Dung trên TT, LPS rất nổi. Một số báo ở Saigon
có ý muốn kéo LPS về tòa soạn của mình. Chúng tôi có nghe phong thanh
chuyện đó
nhưng vẫn giữ thái độ thản nhiên. Hà chưởng môn nói với tôi: "Anh em
thương mình thì ở, không thương mình thì đi; tùy anh em thôi, mình
không mời
chào mà cũng không chèo kéo".
Ít lâu sau LPS từ biệt TT mà
đi. Khi đến cũng như khi đi, Sơn không báo trước. Thời kỳ này Lục mạch
Thần
kiếm cũng vừa kết thúc. TT chấm dứt "bình truyện Kim Dung" mà cũng
không thấy LPS bình trên báo nào khác. Hành tung của con người kỳ sĩ
này phi
tà, phi chánh, phiêu hốt giang hồ không biết đâu mà lường trước được.
Cho đến nay thời kỳ đông vui
của tòa sọan cũ đã trên 30 năm trôi qua. Bản thân mình cũng như anh em
đều nổi
trôi theo vận nước. Tôi là một "anh già" ở xứ Nam
bán cầu xa
xôi cách trở, mỗi khi nhớ về quê xưa bạn cũ lại thấy lòng dạ xốn xang.
Mấy năm
trước, nhân nói về tòa soạn cũ, tôi mới hỏi Nhất Giang (NG): "Không
biết
bây giờø Lý Phật Sơn ra sao?". NG như chợt nhớ ra một điều gì mới nói:
"Có, có gặp lại LPS một lần".
NG kể lại: Dạo ấy
vào khoảng đầu năm 1978 thì
phải, Saigon đang khốn khổ vì đánh tư
sản. Ai
cũng lo bị đuổi đi kinh tế mới. Một buổi chiều đạp xe qua ngã ba Cao
Thắng- Hồng
Thập Tự, chỗ ngang nhà thương Từ Dũ chợt có tiếng ai gọi: 'Nhất Giang,
Nhất
Giang'. Dừng lại thấy một ông gầy gò, rách rưới đang đạp xích lô. Nhìn
kỹ thì
ra ông LPS. Ông LPS ngày xưa đã ốm rồi, bây giờ gầy rạc, áo quần xác
sơ, lam
lũ, xuống xe cầm cái nón vải nhà binh cũ mà quạt quạt. Đôi mắt sáng
ngày xưa
bây giờ cũng nhạt nhòa bóng tối. NG mới hỏi:" Sao ông lại vất vả
thế?". LPS vừa ngồi bệt xuống bên đường vừa nói: "Tôi đạp xích lô đâu
phải để mưu sinh. Cậu chẳng hiểu gì cả. Tôi làm thế là để cho nó nhục".
Nó
ở đây là ai? Là cuộc đời, là xã hội? LPS không nói rõ nhưng anh cho
rằng một kẻ
sĩ như LPS mà phải đạp xích lô (mà vẫn không sống nổi) là một nỗi nhục,
không
phải cho anh mà cho xã hội đương thời.
Ít lâu sau có tin về LPS do
Nguyễn Thụy Long, tác giả Loan Mắt Nhung báo cho anh em hải ngoại biết rằng: "Lý Phật Sơn đã chết rồi,
chết vì thiếu đủ thứ: thiếu cơm, thiếu áo, thiếu thuốc. Một buổi chiều,
LPS mò
đến một căn gác có bàn đèn thuốc phiện ở Ngã Ba Ông Tạ, ngồi đó ngửi
khói thuốc
rồi đi luôn'.
Đó là dấu chấm hết cho một kỳ
sĩ. Lý Phật Sơn là một ngôi sao lóe sáng trong đêm, rồi chìm xuống rất
mau
trong bóng tối.
Ký Giả Lô Răng
[Trích Việt Luận]
Sau năm 1975, rất nhiều
"kẻ sĩ" phải đạp xích lô, mà vẫn không sống nổi - và
tôi không nghĩ, đó là một nỗi nhục, cho cả
hai, kẻ sĩ và xã hội.
Thành thử câu nói của LPS sợ
rằng do phẫn quá mà ra, hoặc còn có một ý nghĩa nào khác chăng.
Nhưng cái hình ảnh LPS
"đi" như trong bài viết thì thật là tuyệt vời. So với một chuyến đi,
của Tam Ích, của Ngọc Thứ Lang, thì của LPS là đạt nhất.
"Một buổi chiều, LPS mò
đến một căn gác có bàn đèn thuốc phiện ở Ngã Ba Ông Tạ, ngồi đó ngửi
khói thuốc
rồi đi luôn'.
Tam Ích, qua tin tức báo chí
tại Sài Gòn lúc đó, đã chồng những cuốn sách, rồi từ từ bước lên, và
sau khi
đưa cái thủ cấp của mình qua sợi thòng lọng, bèn đạp đổ đống sách.
Còn Ngọc Thứ Lang, mất ở
trong trại Phú Văn, sau khi phi một bi thuốc lào, và té vô đống lửa kế
bên, và
đi luôn.
Cùng một lứa bên trời lận
đận, Gấu cũng đã từng lận đận bên trời như LPS, nhân cái chết của phe
ta, trên
Tin Văn, trong những kỳ tới, Gấu tui sẽ đi vài đường, tạm đặt tên là:
"Để Tưởng Nhớ Mùi Hương", mượn
một
cái tít của Mai Thảo.
Ông trưởng môn
trường phái
Sáng Tạo, hô hào làm cách mạng trong văn chương, cũng không phải là một
người
chẳng hề biết đến mùi hương!