*

 
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

TƯỞNG NIỆM



Nhân Lần Giỗ Thứ Mười
Joseph Huỳnh Văn

Nguyễn Lương Vỵ

Cầm dương xanh đón người về 

Có gặp anh, một đôi lần, ở Sài Gòn, thập niên 80, tại nhà Joseph Huỳnh Văn.

Tháng Hai này là giỗ thứ mười, tôi cũng có mối tri tình với anh ấy trên ba muơi năm. Gửi anh bài thơ viết riêng cho J. HV.


  Nếu đi về phía đường Hai bà Trưng, bạn có thể kiếm một chỗ ngồi như thế, nhưng vắng vẻ, dễ chịu hơn, là khu cà phê đường Gia Long, gần Thư Viện Pháp, nhà thương Grall. Đây là nơi Gấu thường ngồi với ông bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn, những ngày mới làm tờ Tập San Văn Chương 

Có một lần, ông chủ hợp tác xã mộc, là thi sĩ Joseph Huỳnh Văn, đã ký lệnh tha Gấu ra khỏi trại cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. 

Số là, ông làm một cái giấy, xác nhận Gấu là nhân viên HTX, nhờ vậy, nhà nước coi thằng này không còn là thành phần ăn hại xã hội, và cho về.

Về, là ra vỉa hè Bưu Điện, khởi nghiệp viết mướn.


Có lần, anh nói về một, hay nhiều địa ngục mà Gấu đã từng trải qua: Đó là do mi có quá nhiều tình cảm. Mà thuần một thứ bi lụy.

Bà cụ Gấu cũng nói như vậy. Rằng thằng con của cụ yếu đuối quá, không có một chút khí phách. Thua ông bố của mày xa!

Bà cụ của Gấu chết, không như anh, còn sống, khi biết ra một điều về bạn mình: Những tình cảm bi lụy, đôi khi, biến thành sức mạnh, khí phách, và là ân huệ Trời cho, một con người, nào đó.

Viết mướn ở Bưu Điện 3 

Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội!

Anh Môn 


Chưa thành lời chia phôi

Sao môi đầy Viễn Xứ

Joseph Huỳnh Văn.

 Thì cũng vẫn cái chất tiên tri đó:

Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới

Thanh Tâm Tuyền

Dạ Khúc


 Tôi biết Lộc, và J. Huỳnh Văn, là qua Tập san Văn chương. Không biết ai là người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có tôi, mọi chuyện đã được quyết định. Tôi nhận lời,  phần lớn là vì hai người bạn mới. Nhất là J. Huỳnh Văn. Như một hậu quả tất nhiên của những buổi bỏ sở ra ngồi quán cà phê gốc me đường Nguyễn Du, hoặc bên đường Hai Bà Trưng, quãng gần ngã tư Gia Long, khi bên kia quá ồn.  Số là lúc này, Bưu Điện đã phân đôi, thành Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc lên đồ biểu điện đàm/ điện tín, dưới quyền của ông T. nghe nói người của Mỹ. Vào những ngày cuối cùng, trong lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn cố liên lạc với Phòng Điện Toán, xin con số điện đàm/ điện tín ... "Anh có biết Đà Nẵng sắp sửa đi đoong không..."  tôi nghe tiếng người bạn bên kia đường dây hốt hoảng. Quay qua phòng sếp, một đống hồ sơ vẫn y nguyên. Đã hơn tuần, ông chưa vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình đi từ mấy ngày trước.

Tập San Văn Chương Là Gì?


Ôi,"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới" (1). Hãy cho tôi thăm lại con phố Bonard, nơi có bót Hàng Ken (2), chú bé di cư ngày nào ngơ ngác, rụt rè làm quen, tự mình khám phá Sài-gòn. Gần gốc cây chỉ còn trong cậu bé ngày xưa, một người đàn ông đánh đập dã man một người đàn bà. Không quên bài học công dân, chú bé chạy vào trong bót. Chú bị ăn bạt tai, cùng những lời sỉ vả, người ta đánh vợ, mắc mớ chi tới mày. Đồ con nít Bắc kỳ di cư, vô đây làm tàng. Ôi bài học đầu tiên khi tìm cách làm quen thành phố, được thời gian gọt giũa trở thành một nốt ruồi son đáng yêu biết là chừng nào trên khuôn mặt cô bé. Trên khuôn mặt Sài-gòn.

Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.

Lần Cuối Sài Gòn


 Nhưng trước đó, trước 1975, thi sĩ đã nhìn ra cuộc chia ly giữa những bạn bè

Đọc Joseph 1975, Akhamatova 1917

"Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử". Joseph Brodsky

 Sự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng soi mói, rình mò. "Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?", anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện [bình thường, giản dị] chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó.

Đã từ lâu, anh đi đâu cũng có em. Anh gói em, ở nơi nương náu giản dị nhất: anh giấu em trong nỗi vui của anh như một tờ thư ngập ánh mặt trời.

 Cela fait longtemps que je ne sors plus sans toi. Je t’emporte dans la plus simple cachette qui soit: je te cache dans ma joie comme une lettre en plein soleil)

 Cầm Dương Xanh

 Ai cho phép anh là thi sĩ?

Tưởng niệm hai thi sĩ Joseph

-Tau đây này. Nhớ mi quá!

 Sĩ quan, binh lính miền nam trước 1975 thường mặc quân phục bó sát người. Kỷ niệm của tôi về Đỗ quân, trong lần tình cờ đi cùng anh bạn thi sĩ Joseph Huỳnh Văn ghé thăm ông tại Đài Truyền Tin Phú Lâm, là một anh lính trong bộ quần áo nhà binh rộng thùng thình, tươi cười, thoải mái. Tôi có cảm tưởng ông thoải mái hơn cả lần đầu gặp tại quán Cái Chùa, đường Tự Do.

Tưởng niệm Đỗ quân và Joseph Huỳnh Văn