|
A SEARCH FOR ETERNAL MAN
In lieu of biography
http://www.alexievich.info/indexEN.html
"I'm searching life for observations, nuances, details.
Because
my interest in life is not the event as such, not war as
such, not Chernobyl as such, not suicide as such. What I
am interested in is what happens to the human being, what
happens to it in of our time. How does man behave and react.
How much of the biological man is in him, how much of the
man of his time, how much man of the man."
Có nhiều người cho rằng VP hơi thiên
vị, tình cảm, bông đùa trong VHMNTQ. Tôi thì
thấy cái nầy chẳng quan trọng. Văn học mà. Đâu phải kinh
điển. Mỗi tác giả có bút pháp riêng cho
mình. Người đọc cũng phải biết lọc lựa chứ. Đọc không có
nghĩa là toàn tâm toàn ý với tác
giả.
Bộ sách khổng lồ, với thiên chức cứu tử cả 1 nền văn học Miền
Nam trước 1975, bị VC làm thịt, phần thư, mà không phải
"kinh điển" ư?
Những lầm lẫn của VP, đâu phải nhỏ nhoi, và không phải
là do bút pháp, mà là do cái tiểu
khí Trung Kít của ông. Trên TV đã từng khui
ra rất nhiều điều không phải, ở cái gọi là "cốt cách"
VP.
Cách tưởng niệm tốt nhất VP, là không bỏ qua những điều này, mới đúng.
Thí dụ, khi viết về những nhà văn nữ nổi lên, trấn áp/lấn át
giọng nam, VP giải thích, nam đi lính chết hết, nữ nổi lên,
nhảm đến như thế, làm sao bỏ qua?
GCC phải viện đến Brodsky, (1) khi giải thích về những giọng nữ thần sầu
của dòng văn học "dưới hầm" của Nga, nhờ đó mà văn học
Nga sống sót chế độ Xì Ta Lin: đàn
bà dễ cảm nhận ra tai ương, trước đàn ông.
Sự nổi lên của giọng văn nữ Miền Nam trước 1975, một cách nào
đó, góp phần giải thích kiếp nạn của văn chương Ngụy.
Nó phải bị phần thư bằng lửa, và sau đó, như con phượng hoàng, tái sinh từ tro than.
(1)
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến cho rằng sự xuất hiện và
nổi tiếng của các nhà văn nữ miền nam trước 1975, là
do chiến tranh, bởi vì nam nhi bị cuốn hút vào cuộc
chiến nên không có thì giờ dành cho văn
chương (theo kiểu chàng lo việc chiến chinh, thiếp ở nhà lo
việc bếp văn). Ông dùng hình tượng âm thanh: văn
chương miền nam, lúc đầu nghe "ồm ồm", sau "eo éo".
Theo tôi, mọi chuyện không đơn giản, và phải hiểu ngược
lại: phái nữ, do mẫn cảm hơn, đã ngửi thấy thảm họa nhanh hơn
phái nam; họ đau nỗi đau mất mát, khi mất mát chưa xẩy
ra. Thi sĩ Nga Joseph Brodsky, khi được hỏi - hơn một trăm năm cứ thế qua
đi, phái nữ chỉ góp một tiếng nói thi ca ‘khiêm
tốn’ bên lề thi ca Nga, thế rồi đột nhiên xuất hiện hai tài
năng lẫy lừng, là Tsvetaeva và Akhmatova, đứng kế bên
những nhà thơ khổng lồ của thế giới - đã giải thích,
‘có thể chuyện đó chẳng ăn nhậu gì tới thời gian. Vấn
đề là thế này: đàn bà luôn mẫn cảm hơn
đàn ông, trước điều tởm lợm, vi phạm luân lý, đạo
đức; trước sự vô đạo đức về mặt tâm lý và trí
thức. Và thế kỷ 20 của chúng ta chắc là quán
quân về mặt vô đạo đức."
http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/truong-hop-vo-phien
Nam
Chi là nick của Đặng Tiến. Nick này, chắc là từ Chim
Việt Cành Nam, nhưng với DT, Việt, là Vẹm.
Cũng 1 tên Ngụy, “như” Gấu, nhưng quá mê VC mà
thành hỏng cả 1 đời, và chẳng đủ dũng khí để mà
phán, tao sai.
Cái mũ của bài viết, của tên Cớm VC nằm vùng ở Paris. Đọc thì biết, tởm như thế nào.
Cùng học Chu Văn An, bố là giám thị của Trường, Bắc
Kít di cư, được Ngụy cho đi du học. GCC không hiểu, khi xuống
tầu vô Nam, tên này đã nhận chỉ thị nằm vùng
từ Bắc Bộ Phủ?
Camus, thí dụ, cũng đã từng vô Đảng, và bỏ liền
tù tì. Cái khốn kiếp của lũ VC nằm vùng, chính
chúng mới là nguyên nhân mất Miền Nam, là
không có 1 tên nào dám nói, chúng
tao sai. Đây đâu phải vấn đề chính kiến khác nhau,
mà là sai vs đúng, cái ác vs cái
thiện. Vẹm cho đến bây giờ, nhìn lại, hiện nguyên hình
1 băng đảng ăn cướp. Bất cứ ai chống chúng, là chúng
làm thịt. Lớp người trẻ tuổi, trưởng thành dưới xã hội
Vẹm, bất cứ 1 ai, đòi hỏi dân chủ, tự do, quyền làm người,
là chúng thịt, hoặc bắt vô tù, vu cho là
phản động. Không lẽ có chính kiến khác nhau, ở
đây?
"J'ai
perdu mes certitudes, j'ai gardé mes illusions." (1)
Entretien avec Jorge
Semprun
Tôi mất những
xác tín, tôi giữ lại những ảo tưởng.
Ông cựu CS,
cựu tù Nazi phán.
DT, ông chánh tổng An Nam ở Paris làm sao có dũng khí như thế?
Tùy bút Võ Phiến
TB Nguyễn Tuân
vs TB Võ Phiến
Cái sự khen tuỳ bút Võ
Phiến bảnh hơn tuỳ bút Nguyễn Tuân của mấy đấng phê bình
trong nước, cho thấy, đây là 1 sự nổi loạn, nhằm chống lại sự
nô lệ, thần phục, trước đó. Cả 1 nền văn học què quặt,
bênh vực cái ác, sở dĩ “sống sót” - Bắc Kít
dùng từ “tồn tại”, ở đây- là nhờ có 1 nhà
văn thứ thiệt, là Nguyễn Tuân, Gấu nhớ là đã từng
viết, chỉ bằng mấy tiếng gõ của cây ba tong của NT, đủ cứu vãn
cả 1 nền văn học Bắc Kít!
Tuỳ bút của VP, nhiều, đủ thứ, khiến người đọc không rành
nghĩ ông bảnh hơn NT. Về những bài nghiên cứu, thí
dụ, đi tìm nguồn gốc 1 bài chòi, của VP, cho thấy khía
cạnh 1 nhà nhân chủng học của 1 nhà văn, khi về già,
giống tác phẩm của Faulkner vào lúc chót đời,
như Gấu đã từng chỉ ra.
NYRB May 8
2014
Bác Nguyễn
Như gã
tản bộ với cây ba toong thần kỳ
Bác Nguyễn dễ mến sống ở chỗ Gấu - nhà Cậu Toàn, Phố Cổ -
Lang thang xuống Bờ Hồ, theo những Hàng Lụa, Hàng Buồm, Hàng Bạc
Ngửi ngửi một bông hồng, đi một đường thổi, “Hà Nội ta
đánh Mẽo giỏi”
Không
một khoảnh khắc nghi ngờ, Mẽo sẽ cút Ngụy sẽ nhào,
Cũng chẳng thể hồ nghi, một tên chăn trâu học lớp Một sẽ ngồi lên đầu
dân Mít
Hà, hà!
Gấu cúi
đầu chào sư phụ của mình
Gấu bắt tay, là cái bao tay lạnh như Hà Lội lạnh
Run run như thần tử diện long nhan
Bác
Nguyễn mỉm cười, Gấu đó ư, trẻ quá nhỉ!
[Thuổng MT khi gặp Thầy Kuốc lần
đầu]
Gấu bẽn lẽn không làm sao kiếm ra lời
Ngoài
Bác
Nguyễn ra,
Ai có thể điều
khiển được những lọn âm
Những đợn sóng
lời
Bằng những từ
nghiêng nghiêng
Như những giọt mưa chứa cơn gió nhẹ trong nó
Bác Nguyễn làm cho chúng ta cảm thấy
Sự giầu có và những khắc khoải mà chúng ta chia sẻ -
Thì thầm như thơ, bạn quí như "Oanh" vàng, "Khánh" bạc
Vãi lệ hài hòa
Và người
than khóc Tasso trả lời Gấu:
“Ta không quen với cái trò thổi ống đu đủ; cái gì gì, đâu phải đời Mít
nào cũng
có được?
Ta chỉ uốn nhẹ cái lưỡi cho đầm cái ngọt ngào mới mẻ của thơ"
OK. Hãy dựng
cặp lông mi lên trong kinh ngạc
Cư dân Hà Lội và bạn của cư dân Hà Lội –
Như mẫu máu, từ ly này tới ly khác,
Hãy cứ vô tư tiếp tục rót những giấc mộng đời đời của mi
Gấu ơi là Gấu!
Tháng Sáu
18, 1932
Osip
Mandelstam
Ghi chú của
người dịch: Konstantin
Batyushkov là
nhà thơ chủ chốt của nền thi ca hiện đại Nga.
Pushkin rất mê
tính hài hòa trong thơ của ông. Mất năm 1821, vì 1 chứng nan y. (1)
V/v Bác Nguyễn vs Bác Gấu.
Tuỳ bút NT nổi tiếng, còn là do nhân vật Nguyễn.
Một lần Nguyễn say quá, bèn pee ra 1 bãi, rồi rút
cái luợc ra, soi mặt mình trên bãi nước đái,
và chải lại mái tóc!
Người đời sau không ai dám đụng tới “Nguyễn” nữa!
Vậy mà có 1 ông, viết thì nhạt, không có
tí mùi nước đái, vậy mà bày đặt, Nguyễn
thế này, Nguyễn thế kia.
Lạ, là bỗng dưng Gấu nhớ đến Thái
Dúi, một đấng bạn tù, thời gian ở nông trường Phạm Văn
Cội, Củ Chi, cũng gần Sài Gòn, và Gấu Cái có
lần lên thăm.
Cả trại kéo nhau ra coi. Thái Dúi còn đi 1 đường,
lần sau, chị nhớ mặc áo dài, tụi này thèm
nhìn mấy bà vợ tù đi thăm nuôi chồng trong cái
áo dài.
Gấu Cái ngượng quá, nói, áo dài còn
cái nào đâu, bán hết rồi.
Ôi chao, lần Gấu gọi 1 tên VC, cũng viết lách nhăng nhít,
không nhớ tên gì, là Thái Dúi, hắn
mail chửi, ông đúng là 1 tên vô học.
Hắn đâu có biết, Gấu tính kết bạn với VC, vì nhớ đến tên bạn tù ngày nào!
Bắt Trẻ Đồng Xanh
http://www.diendantheky.net/2010/12/bat-tre-ong-xanh1.html
Note: Bài viết này,
lần đầu đăng trên nhật báo Tiền Tuyến, tờ báo của quân
đội VNCH. Chi tiết này rất quan trọng, đến nỗi Phan Lạc Phúc,
chủ bút, phải đi 1 đường cám ơn.
Có thể nói, khi cho đăng, chọn báo đăng, là VP
đã chấp nhận thái độ chính trị, tôi là
nhà văn chống cộng.
Trong số báo Văn, đặc biệt về VP, có chi tiết này.
Cái dã tâm ăn cướp cho bằng được Miền Nam, có,
từ khi còn ở trong bụng mẹ của từng tên Bắc Kít.
Đẻ ra 1 phát, là ngửi ngay liền cái đói, là bèn nghĩ đến ăn cướp!
Đây là cách giải thích mới nhất về Nazi, của sử gia Snyder, mà TV đang giới thiệu.
Áp dụng vào xứ Mít, quá đúng.
Nhưng cái vụ bắt trẻ này, không đúng.
Đám VC Nam Bộ tự động dâng con nít cho Bắc Kít,
khi bắt con cái của chúng vượt Trường Sơn.
Thế mới dã man.
Cũng như khi được lệnh tập kết, thì tên Nam Bộ nào cũng
còn được lệnh, phải làm cho 1 cô gái Nam Kít
mang bầu, trước khi đi.
“Nature,” he wrote, “knows no political boundaries.”
Thiên nhiên, Hítler phán, đếch biết đến cái
gọi là biên cương chính trị.
Tribute to Võ Phiến
Trước đến nay, tôi vẫn hay nghĩ: miền Bắc có Nguyễn Khải, miền Nam có Võ
Phiến. Hình như cũng có rất nhiều người thấy Võ Phiến và Nguyễn Khải
rất gần nhau, là tương ứng hai miền của một mẫu nhà văn.
Nhưng rất gần đây thì tôi chợt nhận ra: Võ Phiến
chính là hiện thân miền Nam của Tô Hoài.
Đêm thu trăng sáng,
RIP
Note: Hình như Đêm Xuân Trăng Sáng mới đúng?
Hay là có tí ẩn dụ ở đây?
GCC
Theo GCC, khó có nhà nào giống Tô Hoài được.
Có hai nhà văn Bắc Kít chúng ta cần đọc đi đọc
lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì
phải nhớ câu phán của ông: Giá mà không
có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh
mục. Nhớ luôn những tác phẩm ông tấn công vào
cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng
Bùi Chu, Phát Diệm.
Tô
Hoài, đừng bao giờ quên ông còn là tác giả của Dế Mèn. Giả như không có Đảng, liệu
Cái Ác của ông vẫn còn nằm ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây thơ của một tác
giả chuyên viết chuyện cho nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người, người
đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác,
khi đọc cuốn sau, rồi đọc lại cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả
hiện thực!
*
Còn một tay nữa,
nhưng mới nháng lên như ánh lửa ma trơi thì đã vụt tắt rồi, là… Quê
choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu, ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn
Phóng" xém mất mạng vì phán "ẩu" về nó!
VÕ PHIẾN, MỘT TÀI NĂNG LỚN, ĐÃ RA ĐI
Nhà văn Võ Phiến (Đoàn Thế Nhơn) đã qua đời vào
lúc 7 giờ tối Thứ Hai 28 tháng 9 năm 2015, thọ 90 tuổi.
Đó là một cái tang lớn không những đối với gia đình của ông mà còn đối
với văn học Việt Nam nói chung: Một tài năng lớn đã ra đi. ... Continue Reading
Note: Đọc, không thể không nghĩ đến Brodsky, và câu phán của ông về nền văn học ai điếu.
Lại thêm cái tiểu chú nữa chứ:
Chú thích: Đây nguyên là lời Dẫn nhập in trong cuốn Võ Phiến của tôi
được nhà xuất bản Văn Nghệ tại California ấn hành vào năm 1996. Có sửa
lại một ít.
“Thầy” chết, mà cũng không tha, cũng "nhân dịp Thầy đi xa", bèn khoe sách viết về Thầy!
Viết
1 câu tiếng Việt không nên thân. "Đây là",
không phải, "đó là" [một cái tang lớn...]
As a theme, death is a good litmus test
for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise
self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority
of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the
dead).
Joseph Brodsky: Anna Akhmatova Poems' Introduction.
Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một
thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm',
cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực
tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những
chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm
ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống)
đối với thiểu số (ngưòi chết).
Cái sự khen tuỳ bút Võ
Phiến bảnh hơn tuỳ bút Nguyễn Tuân của mấy đấng phê bình
trong nước, cho thấy, đây là 1 sự nổi loạn, nhằm chống lại sự
nô lệ, thần phục, trước đó. Cả 1 nền văn học què quặt,
bênh vực cái ác, sở dĩ “sống sót” - Bắc Kít
dùng từ “tồn tại”, ở đây- là nhờ có 1 nhà
văn thứ thiệt, là Nguyễn Tuân, Gấu nhớ là đã từng
viết, chỉ bằng mấy tiếng gõ của cây ba tong của NT, đủ cứu vãn
cả 1 nền văn học Bắc Kít!
Tuỳ bút của VP, nhiều, đủ thứ, khiến người đọc không rành
nghĩ ông bảnh hơn NT. Về những bài nghiên cứu, thí
dụ, đi tìm nguồn gốc 1 bài chòi, của VP, cho thấy khía
cạnh 1 nhà nhân chủng học của 1 nhà văn, khi về già,
giống tác phẩm của Faulkner vào lúc chót đời,
như Gấu đã từng chỉ ra.
V/v câu văn, “Đó là… “ của Thầy Kuốc.
Nhà văn gốc Bulgarie, Julia Kristeva, viết tiếng Tây đúng
văn phạm quá, thế là dân Tây biết liền, bà
này không phải dân Tây!
Nếu thật sự chú ý, người nghe có thể có một chút
xíu hoài nghi, qua giọng nói thánh thót,
nhưng chính sự làm chủ tiếng Pháp cho thấy: đây
là một người đến từ đâu đó; Julia Kristeva nói
tiếng Pháp như trong những cuốn sách.
Câu của Thầy Kuốc, tố cáo điều ngược lại, và nó
nói lên, điều mà dân pro gọi là bịnh nhà
quê, bịnh miệt vườn:
Vào năm 1958, phụ trang văn học của tờ Thời Báo Anh [TLS, May
18, 1-2] viết một bài, trang nhất, dài, đặt tít là
"Anh Quốc thì ở Hải Ngoại" [England Is Abroad], điểm ba cuốn tiểu
thuyết, tiếng Anh, do người nước ngoài viết, mở ra bằng những nhận
xét về văn chương miệt vườn, tức tiểu thuyết Anh, do người Anh viết:
Miệt vườn, provincialism, giống như bịnh phong thấp, là tên
một thứ bệnh có rất nhiều cách trị, nhiều như là nguyên
nhân gây ra bịnh.... Miệt vườn là một kiểu bệnh phong
thấp văn hóa, mấy mối nối cứ ỳ ra, tê liệt dần, và tới
một lúc nào đó, làm biến dạng cấu trúc
ngôn ngữ, khiến câu văn nào cũng biến thành lải
nhải, tự lập lại chính nó.
Tuy nhiên, theo Christine Brooke-Rose, tác giả bài viết
Exul, có sự khác biệt, phong thấp là một thứ bịnh mà
đau đớn nó gây ra ý thức được, cảm nhận được, trong khi
[mấy ông viết văn] miệt vườn thì vô thức, unconscious,
và tự hài lòng về chính họ. (1)
Tribute to Võ Phiến
Thấy thiên hạ khen tùy bút VP hơn TB Nguyễn Tuân, GCC “buồn kười” quá.
“Độc như thịt vịt”, làm sao so được với “lòng nhân hậu”.
Ba ông cực độc trong văn Mít, như Gấu đã chỉ ra là
Tô Hoài, Nguyễn Khải và… Võ Phiến. Trong bài
tạp ghi Chữ Người Tử Tù, Gấu đã từng ca ngợi TB/ NT. NMG đọc,
mà còn lắc đầu, tôi thua, không viết nổi. NMG bảnh
nhất, khác hẳn mọi nhà văn Mít, là ở chỗ đó.
Trong Nhà Văn Hiện Đại, khi Nguyễn Tuân mới xuất hiện, Vũ Ngọc
Phan đã tiên đoán, văn tài của ông sẽ có
ảnh hưởng rất lớn tới lớp sau. Có thể mượn nhận định của Sartre, về
chủ nghĩa Mác-xít: tùy bút của Nguyễn Tuân
quả đã "không thể vượt được", nhất là chất khinh bạc
của nó, đã "di truyền" mãi mãi về sau này.
Như nhìn ra "phần số khắc nghiệt", để bù lại, trong truyện
ngắn, Nguyễn Tuân thường viết về những người đã chết. Ở đó,
chất khinh bạc mất hẳn, hoặc được ngôn ngữ kỳ diệu của ông đẩy
tới tột cùng, biến thành lòng nhân hậu.
Cảnh Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của đời mình rồi
quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác
mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như
thế này phải tìm đất khác để mà tụ lại): chẳng
đợi người cai tù nói hết câu: xin bái lĩnh, ông
đã nhập vào những chữ chưa khô mực. Khó mà
thấy cõi lòng nhân hậu đó, của Nguyễn Tuân,
ở trong những trang tùy bút tuyệt vời như Chiếc Lư Đồng Mắt
Cua, Nguyễn... kể cả sau này, trong những bài ký thời
chống Mỹ cứu nước, như thể ông càng đi nhiều, càng gặp
người (sống) nhiều, tài hoa, lòng nhân hậu của ông
càng hao mòn dần...
Chữ người tử tù: lý tưởng một đời người, ý nghĩa của
chữ. Trên đỉnh non Tản: hiện thực huyền ảo. Non Tản: Cái nôi,
chốn hành hương, cội rễ nhà trời, nơi trời Việt, đất Việt gặp
gỡ...
Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất
sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng
bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong
gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một
người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường
từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên
ngọc trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã
dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang
sách hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng.
Đánh dấu những trang sách của một chuyện tình (chúng
làm cho những lần chia ly bớt thê thảm đi một chút);
của cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo
mãi, xuống lòng huyệt...
Nhận xét của họ Vũ về thể văn tuỳ bút, ở Nguyễn Tuân,
không ngờ đầy chất tiên tri. Những bài viết của ông
sau này, là ký, không còn là tuỳ
bút.
Với tuỳ bút, cái "tôi" rất quan trọng. Cá nhân
người viết, khi đọc "Những essays hay nhất trong năm của Mỹ", The Best American
Essays, thấy chúng rất giống thể văn tuỳ bút, ở tính
tự thuật, ở chất hồi tưởng, và nhất là ở tấm lòng của
người viết, khi chuyện trò với những hồn ma. Tuyển tập Những bài
essay hay nhất (hàng năm) của Mỹ, có một đặc biệt: mười hai
năm hiện diện cho tới nay, mỗi năm mời một tác giả làm "guest
editor", thường là những khuôn mặt "đang lên": Joyce Carol
Oates (1991), Susan Sontag... Gần đây nhất là Jamica Kincaid
(1995), Geoffrey C. Ward (1996).
Tuyển tập 1997, với Ian Frazier lo việc in ấn và viết lời giới thiệu,
có bài viết của Lê Thị Diễm Thúy, The Gangster
We Are All Looking For. Qua phần ghi chú tiểu sử, chúng ta
được biết, bà là một nhà văn, và nghệ sĩ trình
diễn đơn (solo performance artist). Sinh tại Việt Nam, lớn lên tại
miền Nam California, hiện cư trú tại phía tây Massachusetts.
Đã từng đoạt giải thưởng 1997 Bridge Residency của Headlands Center
for the Arts. Văn xuôi và thơ của bà đã xuất hiện
trên The Massachusetts Review, Harper's Magazine, và Muae. Tác
phẩm trình diễn: "Red Fiery Summer" và "the bodies between
us". Hiện đang viết cuốn sách với nhan đề nêu trên, sẽ
do Knopf xb.
Đọc Gã Găng-tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm, chúng ta
sẽ thấy hậu quả của cuộc chiến đè nặng lên những nhân
vật trong truyện, và thật khó mà nghĩ rằng, nó
đã chấm dứt, không phải với chúng ta, mà với những
thế hệ tiếp theo. Câu chuyện bắt đầu bằng một tấm hình đen trắng:
Việt Nam là một tấm hình đen trắng, chụp ông bà
tôi ngồi trên những chiếc ghế tre... Khi nhìn bức hình
ông bà tôi, ở những năm cuối đời của họ, tôi cứ
muờng tượng ra một sự khởi đầu. Khởi đầu cho cái gì, và
ở đâu, tôi không biết, nhưng luôn luôn là
một sự khởi đầu... Ký ức của bà mẹ truyền lại cho người con
(nhân vật xưng tôi): Mẹ tôi có nghe một câu
chuyện về một cô gái bị chết vì bom na-pan, khi xuống
bãi dúng chân vào nước cho mát. Người ta
kiếm thấy cô nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Chất lân tinh
của trái bom trùm lên thân thể cô, khiến
nó lập lòe như một ngọn đèn...
Trên nói tiên tri, đối với cả thể văn tùy bút,
lẫn con người Nguyễn Tuân. Một cách nào đó, khi
ông phải "từ chối" tác phẩm (Những tác phẩm viết trước
cách mạng như Tàn Đèn Dầu lạc, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua,
hoặc sau đó, như Phở chẳng hạn), tôi nghĩ, có thể ông
tin rằng, tuy ông bị ở lại, nhưng thể văn tuỳ bút, và
con người Nguyễn Tuân ở trong đó, đã "vượt thoát".
Đã sống sót, ở một số nhà văn sau ông. Thí
dụ như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo... Có điều, cả Nguyễn Tuân lẫn
Vũ Ngọc Phan không thể ngờ, thể văn tuỳ bút lại trở thành
một địch thủ lợi hại của thơ ca và giả tưởng, như trong bài
Tựa của Robert Atwan, cho Tuyển tập 1997 kể trên: "Sự thay đổi của
thể essay ngày hôm nay làm cho thi ca và giả tưởng
trở thành tù đọng: essay là một dạng văn chương năng
động nhất hiện nay của chúng ta. Nào là essays kể (narrative),
như của Lê Thị Diễm Thuý, rất gần gụi với thể truyện ngắn. Essays
khảm (mosaic) giống như thơ xuôi. Rồi phê bình văn chương
mang dạng tự thuật. Thể văn báo chí mang giọng bi kịch, cộng
thêm ẩn dụ, suy tưởng, với một liều lượng rất nặng tay, những thông
tin. Một vài nhà essayists viết tranh luận (polemic) "cứ như
thơ"!
Trong bài Giới thiệu, Ian Frazier lại coi essay là một hành
động (Thì "đi" không phải là một hành động hay
sao?, tôi như nghe Nguyễn Tuân, Vũ khắc Khoan, tuyết ngưu "gầm
gừ" từ phía bên kia đời sống vang vọng qua). Ông định
nghĩa thêm: Một bài essay là một người đang nói.
Câu này thật đúng với tuỳ bút Nguyễn Tuân.
Đây là sự khác biệt giữa hai Nguyễn Tuân, giữa
tùy bút và ký. Có thể nói khinh
bạc là tuỳ bút Nguyễn Tuân. Với ký, con người
biến mất, chỉ còn "chúng ta", một khối vô danh đáng
ghét, đáng sợ.
Có thể có người "bắt bẻ"; trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết,
luôn luôn vẫn thấy, vẫn nghe người nói; nhưng người ở
đây chỉ là giả tưởng, cái tôi trong tiểu thuyết,
truyện ngắn là một tôi đeo mặt nạ. Khác hẳn cái
tôi "bắt buộc", như chất khinh bạc, ở trong tuỳ bút Nguyễn Tuân.
Khi nào quá chán cái tôi khinh bạc, ông
viết về những người đã chết...
NQT
Chỉ một câu của Nguyễn Tuân, là gần như chẳng có ai viết nổi rồi:
Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy
bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất
khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể
nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành
phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có
đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh"
Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân!
Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản
đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản
khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu.
Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi
nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được
hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam
và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi
vườn Địa Đàng. Tôi đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn
này: Cảnh Huấn Cao phán, những con người như ông, những
chữ như thế này, phải tìm đất khác để mà tụ lại,
chẳng thèm nghe viên cai ngục lí nhí, xin bái
lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.
Sẽ có người bực mình, đã đọc Chữ Người Tử Tù,
đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển
nghĩ, đọc là mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm
thắt... Nếu như bạn muốn trung thành với văn bản, xin thưa đây:
Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý
nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến người bên lương
hay người bên giáo?" Ôi chao, phải đốt bao nhiêu
nhân sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ
họng cái chết (6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn
dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao
nhiêu phen, phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa
ra giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi cứng đơ người,
rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán
một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay
là bên giáo?"
"Nguyễn Tuân hỏi tôi
-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị
chút nào, chính Nguyễn Tuân mới đang hồi tưởng..."
(Cát Bụi Chân Ai, trang 12. Tô Hoài, nhà xb Thanh Văn, Cali, không ghi năm).
Mắt xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người,
nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn Tuân,
là để giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên
lên, vỗ đùi bành bạch, vì nét tài
hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt
mắt xanh của ông, phải là độc giả của những câu văn nhẹ
khôn kham: "cứ đến ngồi đây là mình lại nhớ đến
nó. Không hiểu sao."
Ba nhà văn cực
độc của Mít, theo Gấu, là Tô Hoài [độc nhưng rất ư là ngây thơ, nếu
không, không
viết được Dế Mèn, không làm sao tạo
ra được 1 Cu Lặc – hãy nghĩ tới Tên
Khờ của Dos], Nguyễn Khải, và…Võ Phiến. Toàn
là những đại văn hào – đúng như thế - của xứ Mít.
NK, hỏng vì không còn 1 cách
nào khác, đành chọn Đảng thay vì Bố [Bắc Kít bỏ chạy vô Nam], thay vì
Chúa [cũng
bỏ chạy vô Nam mất tiêu]
Võ Phiến, chết
vì cái đố kỵ, "tiểu khí”, có mùi địa phương - vết thương hình chữ S
-Trung Kít của
ông.
VĨNH
BIỆT
NHÀ VĂN TÔ HOÀI
Milosz & Kap & To Hoai
Ainsi, pour
Paul Valéry, « le complément nécessaire d'un monstre c'est un cerveau
d'enfant
»: Bộ óc con nít, là không thể thiếu, một bổ túc cần thiết để hoàn tất
một con
quỉ. (1)
Câu này áp dụng
cho Tô Hoài thật là tuyệt: Ông đẻ ra Dế Mèn, Cu Lặc, Quê Người....
nhưng cũng “đồng
thời là một, trong cả ba”, “Ba Người Khác”.
Thương Sinh & Duyên Anh, là 1
người, Lê Tất Điều của "Những Giọt Mực" cũng là Kiều Phong của những
bài tạp ghi
cực thâm độc.
Tuy nhiên, phải nhờ đến
Todorov, thì chúng ta mới hiểu được trạng thái
nhị phân này.
Trong hồi ức như liều thuốc trừ Ma Quỉ Cái Ác, ông phán, cái từ “human”
không thể thay thế bằng những mỹ từ như “generous”, hay “merciful”.
Trong con người
có con quỉ. Chính vì thế mà con người tự nó, không trục được quỉ.
Phải là Thượng
Đế.
Không phải tự nhiên mà những Milosz, Brodsky - sống sót Quỉ Đỏ - là
những tín
hữu Ky Tô.
Memory
as a Remedy for Evil
Todorov mở
ra cuốn sách nhỏ xíu, mỏng dính của ông, Hồi nhớ như thuốc trị Cái Ác
Bắc Kít, Memory as a Remedy for
Evil, bằng nhận xét, câu cầu nguyện hay được cầu nguyện
nhất, của dân Ky Tô, bắt đầu, là "Lạy Cha, Cha ở trên Trời", và chấm
dứt bằng, Hãy đuổi Quỉ ra khỏi chúng con, "Deliver us from evil". Câu
này ngụ ý, trong chúng ta có... quỉ, và
chỉ có Thượng Đế, Chúa mới khu trục Quỉ ra khỏi chúng con. Nhưng chúng
con, tức
loài người thì lúc nào cũng hăm hở với giấc mơ tự mình trục Quỉ, và
chính tham
vọng này đưa đến những chủ nghĩa toàn trị.
Cái giấc mơ
thống nhất nước Mít sợ còn đẹp hơn tất cả những giấc mơ toàn trị!
Thế mới
chết! (1)
Trước đến nay, tôi vẫn hay nghĩ: miền Bắc có Nguyễn Khải, miền Nam có Võ
Phiến. Hình như cũng có rất nhiều người thấy Võ Phiến và Nguyễn Khải
rất gần nhau, là tương ứng hai miền của một mẫu nhà văn.
Nhưng rất gần đây thì tôi chợt nhận ra: Võ Phiến
chính là hiện thân miền Nam của Tô Hoài.
Đêm thu trăng sáng,
RIP
Note: Hình như Đêm Xuân Trăng Sáng mới đúng?
Hay là có tí ẩn dụ ở đây?
GCC
Theo GCC, khó có nhà nào giống Tô Hoài được.
Có hai nhà văn Bắc Kít chúng ta cần đọc đi đọc
lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì
phải nhớ câu phán của ông: Giá mà không
có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh
mục. Nhớ luôn những tác phẩm ông tấn công vào
cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng
Bùi Chu, Phát Diệm.
Tô
Hoài, đừng bao giờ quên ông còn là tác giả của Dế Mèn. Giả như không có Đảng, liệu
Cái Ác của ông vẫn còn nằm ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây thơ của một tác
giả chuyên viết chuyện cho nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người, người
đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác,
khi đọc cuốn sau, rồi đọc lại cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả
hiện thực!
*
Còn một tay nữa,
nhưng mới nháng lên như ánh lửa ma trơi thì đã vụt tắt rồi, là… Quê
choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu, ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn
Phóng" xém mất mạng vì phán "ẩu" về nó!
Bài viết cho số Văn Học đặc biệt về VP
Nhân
vật của Võ Phiến rất giống nhân vật của Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng
đọc Zweig, trước khi khai sinh ra những Người Tù, Kể Trong Đêm Khuya, Thác
Đổ Sau Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những
cuộc phiêu lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm
tởm cái thân thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật
của Zweig cũng y hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh
nghiệm chết người khủng khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất
bại, nhưng nhờ vậy, họ vẫn còn là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si...
(2)
Cái đòn thứ nhì này, tôi gọi là
đòn gia bảo, gia truyền, không thể truyền cho ai, bất cứ đệ
tử nào, như trong Thuyết Đường cho thấy, Tần Thúc Bảo không
dám dạy La Thành cú Sát Thủ Giản, mà La
Thành cũng giấu đòn Hồi Mã Thương...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng, anh chồng biển lận khiến cô vợ quá
thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm tới nơi, lạy lục, than khóc, cô vợ
mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên thai, trở về đời. Trong bữa ăn
từ giã thiên thai, anh chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi
đòi lại mấy đồng tiền tính dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ
chàng Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân vật chính, nhờ chôm được cuốn thiên thư dạy
chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời, thần tiên đã căn dặn, chớ có chơi
cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là đi luôn!
Nhân vật của Võ Phiến, sau cú đầu là té luôn, không gượng dậy được nữa.
Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại Người Tình Trong Một Đêm, bỗng
tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà chớn tới mức đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô gái, con một tay công chức (?), thất tình,
anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái "libido" bằng "cách mạng", cuối cùng
chết mất xác, không thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu
đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy
ông bạn cũ, để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn
đóng tuồng, con giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
Võ Phiến còn một truyện ngắn, không hiểu sau khi ra hải ngoại, ông có cho
in lại không, đó là truyện một anh CS về thành, được trao công việc đi giải
độc. Giải độc mãi, tới một bữa, anh nhận ra là thiên hạ chỉ giả đò nghe anh
lảm nhảm tố cộng, nhưng thật sự là đang lo làm việc khác... Tôi không hiểu
có phải đây là một thứ tự truyện hay không.
Lần trở lại đất bắc, tôi gặp một ông rất có uy tín, cả trong giới văn lẫn
giới Đảng, (đã về hưu). Ông cho biết, vụ VP bị CS bắt là hoàn toàn có thiệt.
Nhưng chuyện ông được tha, không phải như Tô Hoài cho rằng mấy anh đưa người
ra bắc trong chiến dịch tập kết năm 1954 đã bỏ sót, mà do một tay tỉnh ủy
(?) có máu văn nghệ, đã ra lệnh tha, cho về thành....
Sở dĩ tôi không thể nhớ đã từng viết về VP, một
phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái
cú hồi mã thương, tức là cái kinh nghiệm ăn ở
với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau
này, chúng tôi đọc, ở những tác giả khác,
Koestler chẳng hạn... Có thể, khi giữ trang VHNT cho Tiền Tuyến, do
cần bài, tôi đã viết về ông, và sau này,
NXH đã đăng lại trên Văn. Nguyễn Hưng Quốc, trong bài
viết "Có mấy NQT", trên Talawas, nhận định, ông không
coi những bài viết về VP trước 1975 có giá trị [...
của Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh
Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình
Toàn.... tôi không xem các bài viết hay
các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử
liệu gì quan trọng], những tác giả khác, không
dám nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có
thể còn vì lý do, là VP đã ở ngoài
những thắc mắc văn chương của lớp chúng tôi. Qua
NHQ, bài viết của tôi về VP có tên là "Thế
Giới Truyện Ngắn Võ Phiến": Đã có một thời, thời mới
lớn, thế giới đó quả đã ám ảnh cả đám chúng
tôi... Cái cảnh mà tôi miêu tả, trong truyện
ngắn đầu tay, Những Con Dã Tràng, có thể đã được
viết dưới ánh sáng của thế giới truyện ngắn Võ Phiến:
"Một lần tôi vào xóm chơi bời, đi theo một đứa
con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám,
chật hẹp. Ngọn đèn dầu le lói chiếu sáng căn phòng
đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại nhìn, cô gái nằm trên
giường, thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi.
Đúng lúc đó, tôi chợt nhớ đến một buổi tối ở nhà
T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy,
thảng thốt nói: "Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi
cười gượng gạo: "Đó chỉ là khám phá bản thân,
khám phá thân thể em và anh." Tôi nói
gần như thét với đứa con gái: "Cởi quần áo ra!", sự
hổ thẹn theo tôi tới tận lúc đó...."
Ôi chao, cái thời mới lớn.... Bà cụ bạn Cụ Chất, mới đây thôi, trong lần
Gấu điện thoại qua Mỹ hỏi thăm, còn nhắc, nhớ ngày nào tính bê tượng Đức
Bà về trước căn nhà ở đường Cao Thắng...
Để sáng chúa nhật, cô con gái của
Cụ đỡ phải mất công ra tận Vương Cung Thánh Đường Sài
Gòn...
NQT
Note: GCC lỡ tay, delete mất cái bài viết về VP. Đành phải mò lại
Thơ Dịch VP
Tùy bút Võ Phiến
TB Nguyễn Tuân
vs TB Võ Phiến
RIP
Trong bài
viết
về VP, cho Văn Học, NMG, số
đặc biệt về ông, Gấu có tham vọng đặt VP vào vị trí Bình Định, như thế
giới đặt
Zweig vào
vị trí Âu Châu, và từ đó, cả hai đối diện với cơn chao đảo, “chaos”,
một
đưa đến Lò Thiêu, một, Lò Cải Tạo.
Nhưng cái đám đệ tử cà chớn của ông, cái đám
theo voi hít bã mía, làm Gấu cụt mẹ mất cả hứng!
Và VP, cũng
có những điều làm Gấu đếch khoái, thí dụ, nhận tiền của Mẽo viết VHTQ,
mà cũng
đếch dám nói thẳng ra, đổi mẹ cái cơ quan Mẽo
phát tiền cho ông, thành 1 cơ quan Mít!
Rồi thái độ
của ông đối với đám Sáng Tạo.
Thế là bèn vờ
luôn, một đề tài lớn như thế!
K, vị thân hữu của TV, đọc những dòng trên, chắc là
bực lắm. Chờ ít ngày nữa, không được ư, anh cu Gấu Cà
Chớn?
Chờ, OK. Nhưng lúc đó, hết mẹ nó hứng rồi, làm sao viết?
RIP
|
|