*




Tribute to Phạm  Duy


Ca khúc VN, như tui biết thời VNCH, và thời nay, dường như hầu hết là thể loại popular song. Nhạc bình dân, pop music thì càng chứa đựng nhiều xúc cảm, trữ tình, thi thơ. Vậy thì, làm sao mà thơ lại tìm đường tách ra khỏi nhạc cho được. Khó lắm, nếu còn muốn ca khúc hay.

Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng
Chiều đong đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình
Nỗi đau ùa lấp trên tuổi thơ
(Xin còn gọi tên nhau - Trường Sa)
*
Just a kiss on your lips in the moonlight
Just a touch of the fire burning so bright
No I don't want to mess this thing up
I don't want to push too far
Just a shot in the dark that you just might
Be the one I've been waiting for my whole life
So baby I'm alright, with just a kiss goodnight
(Just A Kiss - Lady Antebellum)
Source

Bản nhạc này cũng thật là thần sầu. Tiếng hát ru em còn “nuối” trên môi, từ “nuối” mới khủng khiếp làm sao.
Gấu có 1 kỷ niệm về nó, đúng vào thời kỳ Cali vào trận Trần Trường. Gấu lúc đó “thất nghiệp”, bò qua Cali sống nhờ mấy đứa bạn của đứa em đã tử trận, mấy [một, đúng hơn] ông bạn, tức Du Tử Táo, thấy mặt Gấu, chẳng cần lên tiếng là đã giúi vô tay 1 tờ 50 đô, vo tròn lại, để tránh người để ý! Ở nhà 1 ông bạn quen từ thời Quán Chùa, ông ta đưa cái chìa khoá, muốn về lúc nào thì về, đi xe buýt tới Phước Lộc Thọ, chờ ông bạn chủ tiệm mở cửa hàng, và khi rảnh rang, là lang thang cùng ông, hoặc theo ông lên trường đua, coi ông đánh cá ngựa.
Nếu ông ta bận thì Gấu bèn ghé quán cà phê gần tiệm Trần Trường quan sát trận đánh, và đánh cờ tướng.

Khi biết Gấu quá thèm nghe lại bản nhạc Xin còn gọi tên em, ông chở Gấu tới quán nhạc, mua cái băng cát xét [khi đó còn chơi cát xét] có bản nhạc này.
Sau, để cho chắc ăn, Gấu chơi luôn hai cái CD do Khánh Hà hát.
Hay hơn Lệ Thu, vì dù sao cũng trẻ hơn. Bài nhạc Nước Mắt Mùa Thu, PD làm cho LT thua xa của Trường Sa, cũng làm cho Lệ Thu

Nỗi đau ùa lấp trên tuổi thơ: Nỗi đau “mù” mới thần sầu, tới chỉ được!
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không: Từ "không" này mà chẳng ghê sao?
NQT

Hai, trong ‘Top 10’, những “Search Key-phrases” của Tin Văn, theo từng tháng, tuyệt vời làm sao, là hai cụm từ cùng “liên can” tới cái hồn của văn chương Miền Nam, là nhạc sến, và cùng làm nhớ tới entry đầu tiên Gấu đọc trên blog của CM

Một entry về mưa Sài Gòn

Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi

Hóa ra là thiên hạ vô trang Tin Văn là để tìm cái hồn văn chuơng Miền Nam, đã thất lạc cùng với cuộc ăn cướp của lũ Yankee mũi tẹt:

Hồn Đông phương thất lạc, buồn Tây phương! (1)

Nhớ, khi còn viết cho tờ Văn Học của NMG, đám cán bộ VC được Đảng phái đi công tác hải ngoại quí GCC lắm, gửi thư cho ông chủ chi địa hỏi thăm, uý lạo mấy lần, chuyện này cũng lèm bèm đôi ba lần rồi.
Lần đụng tới thần tượng Bắc Kít, là Nguyễn Huy Thiệp, mấy ảnh viết thư phán, vết thương NHT [không phải vết thương di tản của PD nhe] đã 10 năm rồi, đã thành sẹo rồi, ông NQT lại cầm dao nhọn xoáy vô, nhưng hy vọng lần này nó lành hẳn!
Cái vụ NHQ thì cũng thế, nhìn 1 cách nào đó.
GCC đâu có thù hằn gì đám Hậu Vệ. Chứng cớ, ngay khi chúng vừa ló mặt ra, với tờ báo giấy là tờ Việt, Gấu đã viết bài cộng tác liền. Cũng thế với băng Chợ Cá. Nhưng nếu không viết ra, ông thần NHQ này cứ tiếp tục bịp, tiếp tục phán vô tội vạ, và hơn thế, cái vết thương chữ S cứ còn hoài. Trước 1975, Võ Phiến đâu có ưa gì đám Bắc Kít di cư làm trời ở Sài Gòn. Ông đã từng phán, chúng di cư để tiếp tục lãnh lương của Tẩy, đễ “lỡ” khi chết vì VC thì có tiền tử.
Bỏ chạy thật lẹ, qua Mẽo, được Xịa cho tí tiền, là bèn chửi vung vít đám Sáng Tạo, khi đám này đi tù VC, mà ông tin rằng, chẳng có ngày về.


Trong một lần đi cùng NTiV lên Montreal, nhậu với một tay chuyên về điện ảnh, tay này cho biết, có một người bạn không hề bỏ một bài Tạp Ghi nào của Gấu [khi đó viết cho NMG, trên tờ Văn Học], nhưng Gấu đoán, ông bạn này là chính ông ta.
Trong lúc nhậu, chủ nhà hỏi Gấu, anh viết một bài viết như thế nào. Và Gấu trả lời, tất cả những bài viết của Gấu đều là cóp nhặt, đều là kết hợp của đủ thứ hầm bà làng, cho đến khi Gấu có được một cái "vision" choàng lên tất cả.
Với bài Biển, (1) "vision" của nó, là chi tiết về cát.
Với bài Bếp Lửa, cái vision của Gấu chiếu về cuốn của Barthes: Độ không của cách viết.

Bài viết Bếp Lửa kết thúc bằng câu:
Người ta có thể đọc hoài một cuốn sách, nhưng không chỉ có một cách đọc cuốn sách đó.
Nếu người viết có một "viễn ảnh" về bài viết, khi viết, thì người đọc, cũng có một viễn ảnh, về bài viết, khi đọc.
Đọc một bài thơ, bài văn, như thế nào?
Hãy đọc nó, như là một viễn ảnh, của riêng bạn, về nó.
Và như thế, viễn ảnh còn là chìa khoá, password của riêng bạn, để mở ra bài viết
Có lẽ, chẳng ai có thể dậy bạn, đọc một  bản văn.
Có thể, có những gợi ý, nhưng đọc nó như thế nào, là tùy ở bạn.
Bếp Lửa

Nhìn theo kiểu “vision” như thế, thì cái vision của nhạc sến là… nếu một mai hòa bình, anh đi học lại [Một mai qua cơn mê], đi thăm nơi người thân xuống, rừng chông, giao thông hào, khóc người chết mà do vội quá chưa kịp khóc..

Còn vision của Bắc Kít là chiến thắng cuộc chiến.

Bởi thế mà khi Trịnh Công Sơn vừa té xuống, vì ghiền rượu và di căn của nó, chưa chạm đất, là Gấu đã đi đường tưởng niệm, và ông Chánh Tổng An Nam ở Paris [đừng lộn với "Người của chúng ta ở Paris" nhe!] phải gật gù, dũng cảm thật, thằng cha Gấu!

Thầy Cuốc "này", bây giờ thì Gấu nhận ra “vision” rồi.

“Cũng” 1 thứ háo danh, học hành chẳng tới đâu [ông ta đậu tú tài đúng thời gian VC ăn cướp được Miền Nam, học hành chi đâu, thành ra “lệch pha” mà cũng không biết!], ra hải ngoại đúng lúc chẳng có ai, thế là hùng hổ vỗ ngực xưng tên, ta là nhà phê bình, rồi viết về những thứ cực dữ như VP, MT. Ông ta không hề biết là trước 1975 chẳng ai thèm viết về hai đấng này, nói quá lên 1 chút, nhưng thực sự là như vậy, bởi thế mà chính ông ta mới phán đọc những bài viết của những ông này ông kia về VP một cách “hờ hững”, họ có viết nhưng mà là những bài viết nhân dịp này, nọ, chưa có ai làm 1 cú phê bình tới nơi tới chốn cả!
Thầy viết phê bình, là trưng cả lô sách đọc, của lũ mũi lõ, thực chất là bịp.
Gấu đã kể ra 1 trường hợp Thầy viết về Barthes, đọc cái câu Thầy dịch, quái quá, Gấu đành phải đi tìm nguyên tác, hoá ra là Thầy dịch nhảm!

Một ông như thế, mà tại làm sao lại được thổi, sắc sảo nhất, cái chó gì cũng nhất?
Bây giờ thì mới hiểu ra, toàn là mấy đấng Trung Kít và đệ tử của Thầy thổi Thầy.
NXH bạn quí của GCC, dân Nha Trang. Nguyễn Mộng Giác, Bình Định.
Cái đầu óc địa phương nó khủng khiếp đến như thế đấy!
Hai đấng thi sĩ mà thầy Cuốc chê, “kém trung bình”, là... Bắc Kít!

[Sorry, NTN dân Biên Hòa. NQT]

Phạm Công Thiện ư?
Được, vì, tuy không phải Trung Kít, nhưng đếch Bắc Kít, là OK!

Gấu đã kể về trường hợp 1 đấng bạn quí cũng cùng nhóm "tiểu thuyết mới", mà Gấu mê như điên chẳng khác gì mê Người Đi Trên Mây. Mỗi lần gặp ở Quán Chùa, là "moa toa" loạn cả lên, mặt ông ta cứ khinh khỉnh, Gấu lại khoái, mới chết chứ, vì nghĩ, thì mỗi bạn quí là 1 cá [quái] tính!

Phải đến mãi khi ra được hải ngoại, khi từ chối viết cho 1 ông chủ báo, thì ông này mới xì ra cho Gấu biết, mi tưởng nó là bạn quí của mi ư, nó chửi mi như điên, thề, báo nào có bài mi là nó đếch cộng tác, khi tao viết thư xin bài!

Đến lúc đó thì Gấu mới biết ông ta là Trung Kít, có họ hàng bà con gì đó với VP!

Như 1 bù trừ, “nơi nào phung phí nước mắt thì nơi khác dè xẻn lại”: Những bạn quí thực sự của Gấu Cà Chớn sau này, bi giờ đúng hơn, thì đều Trung Kít!

Tks All.
Best Tết, and
“Remember me”, whisper the dust (1)

(1)

Remember me,"
whispers the dust.
("Hãy nhớ đến tôi,"
Hạt bụi thì thầm.)
Peter Huchel (thi sĩ Đức)
[Joseph Brodsky trích dẫn, trong "Ca ngợi buồn phiền", "In Praise of Boredom"]
*

Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta "của cấm" đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là nông trường cải tạo Đỗ Hòa, thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....

Có lẽ, chỉ những dòng sau đây, của Milosz, viết về Mandelstam, là xứng với những kỷ niệm của Gấu, khi nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Cần Giờ. 

Mandelstam in the Gulag, insane and looking for food in a garbage pile, is the reality of tyranny and degradation condemned to extinction. Mandelstam reciting his poetry to a couple of his fellow prisoners is a lofty moment, which endures. (1) 

Mandelstam, khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác, là thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt.
Nhà thơ đọc thơ của mình cho bạn tù, là một khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài. 

Gấu Nhà Văn, vào 1 bữa chủ nhật, đếch phải đi lao động cải tạo, nghe Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, nhạc PD, phổ thơ Lý Thị Ý, với 1 số bạn tù ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, là cái khoảnh khắc thăng hoa hoài hoài, và nó sẽ theo bước chân người sáng tạo ra nó, qua tới cả thế giới bên kia.
Thần sầu!
Hà, hà! 

Cái khúc “Mandelstam, khi ở trong Gulag, điên khùng, và tìm kiếm đồ ăn trong đống rác, là thực tại về bạo tàn, thoái hoá đưa đến huỷ diệt”, cũng đúng với Gấu Nhà Văn.
Không có khúc này thì không có “hệ luận”, là khúc sau.
Tất cả liên quan tới lần Gấu Cái đi thăm nuôi lần đầu, và, nếu không có lần thăm nuôi này, thì kể như “hư vô”, chẳng có khúc nào!


Nhiều người, khi viết về các nhạc sĩ mà họ yêu thích, thường khen nhạc sĩ ấy không những chỉ là nhạc sĩ mà còn là một thi sĩ: Lời trong các ca khúc của họ hay như thơ. Hoàng Ngọc Hiến còn có ý định “tiến cử” ca từ bài “Đêm thấy ta là thác đổ” của Trịnh Công Sơn là một trong những “bài thơ tình hay nhất của thế kỷ”. Thú thực, đọc những lời khen ngợi như thế, tôi chỉ thấy sự dễ dãi đến độ buồn cười. Theo tôi, nếu chỉ nhìn từ góc độ thơ, rất hiếm có ca từ nào trong các bản nhạc bằng tiếng Việt có thể được xem là trên trung bình. Xin lưu ý: tôi chỉ nói từ góc độ thơ. Tôi không bàn về nhạc.
NHQ

Đọc thì thấy đúng, vì đa số thường nghĩ như vậy. Nhưng với riêng Gấu, đếch đúng.
Thí dụ.
Có ngay
TSC viết:
“Trời buồn gió cao”.
Thầy Cuốc thử giải hình ảnh thơ trên: Tại làm sao nhạc sĩ viết như thế?
Giả như Gấu đổi đi, là, “trời buồn gió thấp”, được không? Có còn thơ không? [Trời có còn buồn, hay là hết buồn?]

Về “nội lực thơ” của Thầy, Gấu nghi, yếu xìu, thành thử “nhìn từ góc độ thơ” của Thầy, Gấu không nghĩ là ghê gớm gì lắm đâu!

Có lần, Gấu viết, cái gọi là hồn văn chương Mít nằm rải rác trong nhạc sến, bị chửi quá xá quà xa. Nhân đây, nhân PD vừa đi xa, bèn “bàn chơi” về lời nhạc sến, mà theo Gấu, PD không có ở trong đó! Lời nhạc của ông, cao quá so với sến, thành ra tưởng cái đó là thành công của ông, nhưng không phải. Lời nhạc sến không đầy nhục dục như lời nhạc PD.
Chính ông cũng phải công nhận điều này.
Hình ảnh, thí dụ, “ngọn đèn đêm đứng yên cúi đầu”, không có chất “nhục dục” như "uống môi em ngọt", thí dụ.

Nội lực thơ khoan nói, nội lực, hay đúng hơn, khả năng sử dụng tiếng Việt, của hai diễn đàn văn học, chấm hết [vì chỉ có hai], Hậu Vệ và Da Mùi, rất tệ. Đó là sự thực. Vài dòng giải đáp thắc mắc liên quan đến cái tên của diễn đàn, Hậu Vệ, mà gọi là “bản tin”! Một ông suốt đời làm thơ, mà nhầm "thế lực" [puissance] với "sức mạnh, lực luợng" [force, mouvement].
Thầy Cuốc, theo Gấu, rất dở tiếng Việt, kiến thức phổ thông cũng quá tệ ["lệch pha" mà còn không biết là gì], làm sao mà nội lực thơ đáng tin cậy được?

Ngôn ngữ được sử dụng trong nhạc sến, với những người thực sự yêu tiếng Việt, họ nhận ra liền, chưa bị tha hóa. Lời nhạc PD chỉ đạt đỉnh cao khi ông phổ thơ, còn kỳ dư, thì cũng thường, lâu lâu cũng tới đỉnh cao, khi ông chạm vô nỗi đau, nỗi khổ, nỗi đói của dân Mít, vì Bắc Kít như ông, hay như Gấu, đói là ám ảnh thường trực, "người nào bị đói rồi, là suốt đời ám ảnh bị đói"! Đây cũng là 1 lý do gây nên cuộc chiến Mít. Thằng đói quá làm sao thương được cái thằng đã no, mà còn chưa bao giờ bị cái rét hành hạ!

Từ góc độ thơ?
Kinh thật. Vốn liếng vài bài thơ tiền chiến, vài bài ca dao, ngoài ra là chấm hết. Mù tịt về thơ nước người, thơ Đường không [đâu biết chữ… Nho?], thơ mũi lõ không, thơ da màu khác da Mít, không.
Viết thì bố chó xồm, quái đản thật.
Quái đản nhất là tiếng Việt không rành!

Còn gì đâu trong cuộc được thua (Châu Đình An)

Tôi đoan chắc là chỉ vì quá yêu thương các con, ông đã chọn về Việt Nam trong chế độ độc tài hiện hữu để có ba việc:

Thứ nhất: Cái chết của vợ là bà Thái Hằng đã làm ông hụt hẫng năm 1999, dù ai nói ra sao về cuộc đời tình ái phiêu lưu thêu dệt của người nhạc sĩ, nhưng, có lần ông cho tôi nghe ca khúc “Nắng Chiều Rực Rỡ” mà ông bảo là viết riêng cho bà, vì cả ngàn ca khúc của ông chưa có bài nào viết cho bà. Trong đó có câu “thế kỷ này, đang trong nắng ban chiều. Cho lòng mình bâng khuâng nhớ nhau”. Ông bắt đầu cô độc thực sự sau ngày bà ra đi. 

Thứ hai: Người già cô độc, và đơn chiếc, dễ tủi thân mủi lòng, nếu ông mất sớm vào khoảng 70 tuổi thì thôi không có chuyện nói đến, và bây giờ Phạm Duy vẫn là thần tượng, nhưng ông sống đến trên 80 tuổi mà quê hương với ngày về thực sự vẫn xa vời vợi, chế độ cộng sản chưa sụp đổ như bao người trông chờ, không biết đến bao giờ quay trở lại cố hương. Ông mất sự kiên nhẫn, ông muốn về một lần rồi nhắm mắt xuôi tay ở cái quê hương khốn khổ đã cho ông nếm trải nhục vinh rồi ra sao thì ra. 

Thứ ba: Sau hết là cuộc sống các con, khi ông chết rồi con mình sẽ ra sao, chẳng ai có nghề nghiệp cố định, chẳng ai có bằng cấp gì cả, chỉ hoàn toàn sống bằng âm nhạc của chính ông dạy dỗ, tạo dựng. Và môi trường hải ngoại thì không đủ điều kiện để các con sinh sống, làm thầy thì không được, làm thợ thì khó, do vậy, ông lợi dụng chính sách gọi là “nghị quyết 36” hoà giải dân tộc để trở về, mở đường máu tồn tại và nuôi sống “âm nhạc của ông và các con”, bất chấp sự phản đối, bất chấp, ông biết là người ta sẽ thất vọng vì sự sụp đổ hình ảnh thần tượng nghệ sĩ quốc gia nơi ông.

Note: Bài viết rất là có tình. NQT

Tuy nhiên, theo Gấu, Phạm Duy tính về từ lâu rồi.
Ít ra là từ lần trả lời phỏng vấn của tờ "gió đông", số 1, 1997 ở Đức, do 1 nhóm Bắc Kít chủ trương. Giữa Bắc Kít với nhau, ông gợi ý xin về, khi than, không lẽ tôi khi chết phải chôn ở Bắc Cực sao, và kể công tham gia Kháng Chiến. (1)

Lần đó, đọc những câu trả lời, Gấu ngu quá, không hiểu được 'hậu ý' của PD, bèn viết bài “Mùa Thu, những di dân” để vặc lại, mọi oan khiên của dân Mít bắt đầu từ “Một Mùa Thua năm qua Cách Mạng tiến ra”, và sau cùng, tới 30 Tháng Tư 1975, tiến ra biển, theo ngón tay chỉ của Đức Thánh Trần nơi bờ sông Sài Gòn, và từ đó, có 1 sắc dân mới ra đời: Thuyền Nhân.

Nhưng đọc bài viết thật chân tình này, thì hiểu thêm, chính là do cần tiền cho đám con cháu mà PD đành bò về.

Bài viết và chi tiết cần tiền lo cho con cháu làm Gấu nhớ đến sư phụ của Gấu, là Faulkner.
Người viết tiểu sử Faulkner gọi ông là "con quỉ của sự hữu dụng":

Bằng cách chọn Estelle làm vợ, bằng cách chọn nhà của chàng ở Oxford, giữa bộ lạc "Falkner", Faulkner tự chọn mình một thách đố khủng khiếp: Làm sao làm ông chủ, người được sự hỗ trợ của toàn thể gia đình, người cha, con đực đứng đầu cả một bộ lạc… giống như một đàn ruồi, xâu xé, từng đồng xu kiếm được, trong khi, cùng lúc, làm sao phục vụ con quỉ nằm ở nơi đáy sâu con người ông. Trường kỳ kháng chiến, cùng một lúc chịu đựng cả hai mặt trận như thế, sức voi cũng chịu thua, cho nên, như Parini gọi ông, “một con quỉ của sự hữu hiệu”, với khả năng của vị thần Appolon, cuối cùng, khối lượng công việc cũng quật ngã ông. Để cung phụng đàn ruồi, thiên tài chói chang của văn chương Huê Kỳ thập niên 1930 sau cùng đành phải để việc viết tiểu thuyết qua một bên - đây là thứ viết lách mà chàng quan tâm tới nhất, chàng sinh ra đời, là để viết tiểu thuyết – quay qua, đầu tiên là viết ba đồ làm xàm, bá láp cho mấy tờ lá cải, sau tới kịch bản phim cho Hồ Ly Út.

[Đây chính là điều mà Gấu Cái ca cẩm thường ngày: “Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!] (2)

Nguyễn Huy Thiệp & Phạm Duy & Hamlet & Kafka [Thư Gửi Bố] & Kiệt [MCNK]

Đọc Blog NL, (1) viết về NHT, và nhân trong nước dịch Kafka, Thư Gửi Bố, Gấu bỗng nhớ đến 1 ông bố Bắc Kít  vs ông bố Liên Xô qua hình ảnh Hâm Liệt và Xì Ta Lin. Trong "Đứa con gái của viên Đại Uý" của Pushkin, viên sĩ quan trẻ bị bố "lo lót" Sếp của anh, để tống đi tiền đồn heo hút, đêm nằm mơ bố bị bịnh được về nhà thăm, đến bên giường thì không phải bố, mà là viên tướng giặc, nông dân nổi dậy, Pugachev!
Phạm Duy cũng là 1 ông bố Bắc Kít, nhưng không phải thứ "cực độc".

Pasternak by Milosz

D.M.Thomas, người viết tiểu sử Solz. cho biết, kịch Hamlet, của Shakepeare, ngay từ thoạt kỳ thuỷ của thời đại Stalin, đã bị cấm. Tuy không chính thức, nhưng đám cận thần đều biết, Stalin không muốn Hamlet được trình diễn. Trong một lần tập dượt tại Moscow Art, Stalin hỏi, “có cần thiết không?”, thế là dẹp. Vsevolod Meyerhold, đạo diễn, người ra lệnh Pasternak dịch Hamlet, đành quăng bản dịch vô thùng rác, nhưng ông tin rằng, nếu bất thình lình, tất cả những kịch cọt đã từng được viết ra, biến mất, và may mắn sao, Hamlet còn, thì tất cả những nhà hát trên thế gian này đều được cứu thoát. Chỉ cần diễn hoài hoài kịch đó, là thiên hạ ùn ùn kép tới đầy rạp. Tuy nhiên, cả đời ông, chẳng có được cơ may dựng Hamlet.

Nguyễn Huy Thiệp phải đợi 30 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, phải đợi chính đứa con thân yêu của ông ngập vào ma tuý, mới nhìn ra vóc dáng ông hoàng Đan Mạch, và sứ mệnh bi thảm của hắn: Giết bố!

Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu

Bây giờ tôi mới biết khóc như cha chết là khóc thế nào. Chắc chắn đó là cái khóc lớn nhất đời một con người.

NHT: T20YÊUDẤU

Gấu có biết 1 ông bố Bắc Kít. Lần đầu, khi mới ra hải ngoại, gặp lại ông, ông hẹn đến nhà chơi. Vì Gấu không biết đường đi nước bước ra sao, ông chỉ cách lên đi subway, bus… và đứng đợi ở bus stop gần nhà, tức trạm chót Gấu phải tới.
Gặp, đưa về nhà, trong khi đi, gặp 1 đấng thanh niên đi ngược chiều. Anh ta chẳng thèm nhìn hai tên già, nhưng có điều chi khiến Gấu cảm thấy kỳ kỳ.
Khi anh ta đi xa rồi, bỗng nhiên ông bạn giải thích, thằng đó là con trai tôi.
Sau, nghe kể, qua 1 người quen. Có lần, đấng con đi ngoài đường với mấy người bạn. Cũng gặp bố đi với bạn. Ông gọi con, nó vờ. Ông cáu quá, đến trước mặt đứa con, hỏi, tại sao.
Thằng con lạnh lùng phán:
-Mi đâu phải là bố tao?
*

Ui choa, chẳng lẽ cái cảnh biểu tình [chống TQ ở Hà Nội, bị VC Bắc Kít đàn áp] là để… làm thịt ông bố Bắc Kít?
Amen!

BHD chẳng đã “cự tuyệt” GCC, “cấm” GCC lấy cô, vì không thể chịu được sự nhục nhã, GCC phải gọi ông bố của cô là “bố của đôi ta”!
Một mình ta gọi ông ta là Bố là đã quá khốn nạn rồi!
Hà, hà!

Note: Bài viết về Pạt này, cũng đang ăn khách [top ten, Jan/2013, theo server], nhờ vậy Gấu mới được đọc!
Đâu có biết trong nhà mình có gì?

[Câu này là của em Rose, cô tớ gái trong Y sĩ đồng quê của Kafka]

Thời gian giữ mục Tạp Ghi cho tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác, nghe tin Mai Thảo vô bịnh viện, sắp đi xa, Gấu vội đi 1 đuờng kỷ niệm. (1) . Nhận được 1 phát, là NMG vội vàng chạy vô bịnh viện, đứng ngay bên giường đọc cho MT nghe.
Ông gửi lời cảm ơn Gấu qua NMG và nói thêm, bây giờ nó viết còn đọc được, trước không làm sao đọc được!

May mà kịp, chứ nếu không là đành không viết, với riêng Gấu.
Là vì quen trong bao nhiêu năm, Gấu chưa từng viết về Mai Thảo. Nếu ông nằm xuống rồi, dù viết 1 bài thổi ông Trùm Sáng Tạo nức nở cũng đã thấy kỳ, nữa là xì ra rằng thì là Người có hậu ý, hậu iếc!
Thảm thực!
Cuốn hồi ký của PD ra đời cũng đã lâu lắm rồi, chẳng có ma nào viết, thế mà bi giờ lại có vụ hậu ý!
Giả như Thầy Cuốc viết "cái gì" đó, về hồi ký PD, Người sẽ viết gì, và Người sẽ biết gì để viết?
Trước giờ, ngoài Võ Phiến và Mai Thảo, Người đâu có thèm xoa đầu ai?
Ai xứng đáng để Người xoa đầu?

Tribute to Phạm  Duy

Tôi hiểu hậu ý của Phạm Duy: Ông muốn tôi viết cái gì đó về bộ hồi ký của ông. Tôi khéo léo thoái thác.

NHQ (1)

Câu phán này, của Thầy Cuốc, là cũng thuộc thứ văn chương ai điếu, theo nghĩa của Brodsky:

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Joseph Brodsky: Anna Akhmatova Poems' Introduction.

Như một đề tài, cái chết là “lửa thử vàng”, một thứ thuốc thử đạo hạnh của một nhà thơ. Cái giọng 'tưởng niệm', cái dòng văn chương ‘ai điếu’, thường được sử dụng để thực tập sự tự thương thân trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình làm bật ra tính ưu việt tiềm ẩn của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (người sống) đối với thiểu số (ngưòi chết)

Võ Phiến đã từng sử dụng nó khi viết về nhóm Sáng Tạo.
Mai Thảo, về bạn thân của ông là Thanh Tâm Tuyền.
Bây giờ đến Thầy Cuốc.
*
Tôi chia sẻ cái nhìn của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc mới đây trên VOA: “Tất cả những nghi ngờ, bất đồng hay bất mãn [rồi đây] sẽ dần dần chìm vào quên lãng. Con người thật của Phạm Duy sẽ không còn án ngữ trước khối lượng tác phẩm đồ sộ và nguy nga của Phạm Duy. Một lúc nào đó, nghĩ đến Phạm Duy, người ta sẽ không còn nhớ đến những chuyện đi kháng chiến rồi dinh tê, chuyện vào miền Nam rồi vượt biên hay chuyện sống ở Mỹ rồi quay về Việt Nam; người ta cũng không còn nhớ những câu phát biểu nhiều khi rất tùy hứng và tùy tiện của ông. Lúc ấy, nghĩ đến Phạm Duy, người ta chỉ nghĩ đến những bài hát do ông sáng tác. Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại.”
NXH, Blog VOA

Thì quả đúng như thế.
Cũng theo cách suy nghĩ như thế, Hitler của Steiner phán: Không có Lò Thiêu làm sao có nhà nước Israel?
VC sẽ phán, không có Lò Cải Tạo làm sao có… ODP, Khúc Ruột Ngàn Dặm, Việt Kiều Yêu Nước, PD đi rồi về?

Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại.”
Lúc đó, PD ngỏm từ đời nào rồi, làm sao “sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại.” ?

Walter Benjamin, bởi vậy mới phán, áp dụng vô đây, ở dưới chân tòa lâu đài âm nhạc vĩ đại của PD, là 1 đống... “gì gì” đó!
Hay, mọi tài liệu về văn minh [một tuyệt tác âm nhạc của PD, thí dụ], là 1 tài liệu về dã man [một em nào đó chịu hy sinh]!

Cái kiểu suy nghĩ, hãy quên đi cái này chỉ nghĩ đến cái kia, của thầy Cuốc, Thầy Todorov cũng đã cảnh cáo, con người là giống sinh vật chỉ "nhớ" sao cho lợi cái hiện tại của nó.
Mít nhớ kiểu đó, là “cần” quên đi ba triệu con người chết trong cuộc chiến, cả triệu con người nuôi cá…

Chúng ta có khuynh hướng đáp ứng một cách sắc bén với nỗi buồn văn chương hơn là sự khốn cùng của người hàng xóm. Chính nơi đây, mà cái thời mới xẩy ra, cho chúng ta những bằng chứng cay nghiệt. Những người khóc khi coi truyện tình lãng mạn "Werther" hay nghe nhạc Chopin đâu có biết rằng họ đi qua địa ngục thực sự.

Steiner: Nhân Văn

Gấu Cà Chớn tự hỏi, thính giả Mít, khi nghe Bà Mẹ Gio Linh của Phạm Duy, khóc ròng, có đi qua địa ngục "thực", là cuộc chiến Mít ?
Về nghệ thuật "thực", Bà Mẹ Gio Linh, đầy nước mắt, nước mũi, nước đái [khóc quá vãi đái ra] có bằng Bà Mẹ Mít của Szymborka, chẳng giọt nước mắt nào?

VIETNAM

 "Woman, what's your name?" "I don't know."
"How old are you? Where are you from?" "I don't know."
"Why did you dig that burrow?" "I don't know."
"How long have you been hiding?" "I don't know."
"Why did you bite my finger?" "I don't know."
"Don't you know that we won't hurt you?" "I don't know."
"Whose side are you on?" "I don't know."
"This is war, you've got to choose." "I don't know."
"Does your village still exist?" "I don't know."
"Are those your children?" "Yes."

Wistawa Szymborska 

Việt Nam

Bà kia ơi, tên bà là gì vậy? Tôi không biết
Bà bao nhiêu tuổi? Tôi không biết
Tại sao bà đào cái hang đó? Tôi không biết
Bà trốn bao lâu rồi? Tôi không biết
Tại sao bà cắn ngón tay tôi? Tôi không biết
Bà không biết là tôi không làm đau bà ư? Tôi không biết
Bà ở bên nào? Tôi không biết
Ðây là chiến tranh, bà phải chọn bên. Tôi không biết
Làng bà còn không? Tôi không biết
Những người đó là con của bà? Ðúng rồi. 

Note: Bài thơ “Bà Mẹ Gio Linh” này, của nhà thơ Nobel người Ba Lan, Wistawa Szymborska, giá mà được PD phổ nhạc nữa, nhỉ?
Bài thơ hình như đã được vài người dịch rồi. GCC dịch thêm 1 lần nữa, để mừng sinh nhật người nhạc sĩ vĩ đại, đời đời đau “vết thương di tản”! (1)

Cái chết của nhà nhạc sĩ vĩ đại nhất xứ Mít, theo Gấu Cà Chớn, không phải chỉ 1 mình nhà “phê bình sắc sảo nhất không phải thời nào cũng có của dân Mít”, dửng dưng, mà còn rất nhiều người, trong có Gấu. Người sống thọ, sống đầy, sống quá, chưa từng biết “sống sót” nghĩa là gì, chưa từng hưởng 1 ngày tù VC, trên mình có mấy vết ghẻ đã thành sẹo, vốn là những vết thương di tản, từ Rừng về Thành, từ thủ đô Bắc Kít vô thủ đô VNCH, từ Mít qua Mẽo, từ Mẽo về lại xứ Mít [ui chao viết mỏi cả tay!], bi giờ mới ra đi, có gì mà giựt mình, mà không dửng dưng?

Tuy nhiên, đây là thủ pháp viết “đánh trước, xoa sau” của nhà đại phê bình. Khen, chê thì cũng nhiều quá rồi, bi giờ đè ra đánh cho vài roi, rồi sau đó mới xoa…  Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại.”!

Tuyệt cú mèo!

Tuy nhiên, trong mấy cú đánh vô đít… PD, rồi xoa ... sau, cú "hậu ý", khả nghi quá.
Bởi vì, PD, khi làm bài “Một Mùa Thu năm qua Cách Mạng tiến ra”, thì Thầy Cuốc có thể chưa ra đời, làm sao mà ông “tiên tri” ra được sau này mình sẽ phải nhờ Thầy Cuốc viết về hồi ký của ông, mở ra bằng cú Mùa Thu, bắt đầu của 10 năm dân mình đoàn kết, chưa chia rẽ, chưa hận thù, chưa, chưa.....?
*

Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng, anh ta đã không sống, Flaubert nói. (L'artiste doit faire croire à la postérité qu'il n'a pas vécu). Maupassant ngăn cấm chuyện chân dung ông có trong tuyển tập những nhà văn nổi tiếng: Đời riêng của một người, và bộ mặt của ông ta không phải là để chường ra cho thiên hạ thấy. "Tôi ghét chuyện dí mũi vào đời riêng của mấy ông nhà văn lớn, và chẳng có một cuốn tiểu sử nào giọi chiếu được một mẩu đời tư của tôi," Nabokov nói. Italo Calvino giải thích thêm: ngu gì mà nói cho bất cứ một ai, dù chỉ một lời, về đời tư của mình! Faulkner mong muốn, chỉ là một người bị huỷ bỏ (annulé), được lịch sử gạch đi (supprimé par l’histoire), chẳng để lại bất cứ một vết tích, ngoại trừ những cuốn sách đã được in. (Milan Kundera khi nhắc lại, đã gạch dưới hai chữ sách, in). Theo một ẩn dụ nổi tiếng, nhà văn phá huỷ căn nhà riêng của ông, để, với những viên gạch lấy từ đó ra, xây dựng một căn nhà khác: cuốn tiểu thuyết của ông ta. Khi mà Kafka được người đời chú ý đến, nhiều hơn là (nhân vật) Joseph K., tiến trình hậu - cái chết (mort posthume), của nhà văn bắt đầu.

Sài Gòn Phóng solex như bay

Những chi tiết trên, Gấu Cà Chớn chôm từ Kundera, khi viết về Nguyên Sa, như 1 giảng hòa, sau cú đụng độ xưa, cũ, từ khi còn Sài Gòn, và được NXH viện dẫn từ bản dịch Kundera của Nguyên Ngọc, (1) để bảo vệ quan điểm của anh: Phạm Duy, dù đời riêng có cà chớn cỡ nào, thì cũng chẳng sao, chỉ cần tác phẩm để lại cho đời.
Thì cũng nhiều người nghĩ như thế. Trong có Kundera, và bây giờ thêm bạn quí của Gấu và… Thầy Cuốc nữa, như NXH trích dẫn và đồng ý.

Tuy nhiên câu phán của Flaubert, “Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng anh ta không sống”, liên quan tới “kỹ thuật viết” của ông, chứ không phải như Kundera, và sau đó, là NXH, Thầy Cuốc hiểu.

Nếu Thầy của Gấu là Faulkner, thì Thầy của Vargas Llosa là Flaubert, và cách viết của Vargas Llosa là hoàn toàn từ Flaubert. Ông viết hẳn cả 1 cuốn sách để vinh danh Thầy: The Perpetual Orgy: Flaubert & Madame Bovary. Trong đó, ông cho biết câu của Flaubert, trên, là trong thư gửi cho một bạn gái.

Lạ, là những gì mà Vargas Llosa học được từ Flaubert, thì cũng là những gì Gấu học được từ Faulkner. Hai điều quan trọng nhất, là người kể chuyện vô hình, invisible narrator, và lối viết độc thoại nội tâm, hay dòng ý thức. Vargas Llosa gọi là cách viết gián tiếp tự do, the style indirect libre.

Cuốn The Perpetual Orgy rất quan trọng, không thể thiếu, đối với bất cứ ai mơ viết, mơ trở thành nhà văn. Cuốn của Gấu, sách cũ, “second hand”. Tay nào đọc trước mới khủng, ghi chú chật cả sách!

V/v kẻ kể chuyện vô hình [Nghệ sĩ phải làm cho hậu thế tin rằng mình đã không sống, là theo nghĩa này]

Trong Mộ Tuyết của Gấu, gần như không có kẻ kể chuyện, mà chỉ là 1 dòng độc thoại nội tâm vô danh:

Mộ Tuyết

Ba Xuyên, lần viếng thăm hồi bắt đầu đi làm, những năm tập sự của cuộc đời gã chuyên viên kỹ thuật, ngày hai buổi, tại Ty Trung Ương, Cơ Xuởng Vô Tuyến Điện, số 11 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn; chuyên lo việc sửa chữa, tu bổ máy móc, đồ dùng kỹ thuật từ các nơi gửi về; lâu lâu, do nhu cầu công vụ, được biệt phái tới những đài địa phương, để giúp đỡ người trưởng đài, thường chỉ là những hiệu thính viên, biết sử dụng máy móc, nhưng không biết, và cũng không có phận sự sửa chữa khi trục trặc, cần làm gấp tại chỗ, đại loại như máy nhận bỗng yếu, rè, nhiều tạp âm, khi nghe được, khi không; máy phát đột nhiên ngưng, không chịu phát tín hiệu, không biết vì lý do gì, hoặc bị cháy, nổ, cần gấp một máy khác thay thế cùng chuyên viên lắp đặt... Tất cả những công việc như thế thường chỉ mất một hai ngày làm, do đó thời gian trù tính cho mỗi chuyến đi thường trên dưới mười ngày, nhiều lắm nửa tháng. Trừ những ngày mới tới, bắt tay ngay vô việc, cặm cụi lo tìm kiếm, sửa chữa, những ngày còn lại, là để viếng thăm, làm quen thành phố.

Một thành phố không có gì đáng nhớ (khi cố gắng muốn nhớ lại), có một người trưởng đài người loắt choắt nhưng tính tình thật niềm nở, đã lập gia đình, sau bữa ăn, hoặc khi rảnh rỗi, người chồng (người trưởng đài) ưa kể cho khách nghe, về quãng đời đã qua của mình (thời còn trẻ, những năm tháng giang hồ, những năm phục vụ trong quân đội Pháp, lý do giải ngũ, trường hợp lập gia đình...), hỏi khách tốt nghiệp đã lâu chưa, hồi còn ở Bắc quê vùng nào, khi đã tới giờ ngồi vào bàn làm việc, thường là với đài chính (Sài Gòn), hoặc khi đã hết câu chuyện để kể, hay để nói, như sực nhớ tới hiện tại, ông khuyên khách đừng đi quá xa vượt phạm vi châu thành, cười cười, khi người vợ ít nói cùng mấy đứa nhỏ đã lui vào nhà trong, nói, ở đây chỉ có những cô Mai Liên, khách phải nghĩ một hồi lâu mới hiểu chủ nhà định nói tới những cô gái nước da ngăm đen ở vùng này.

Trong văn xứ Mít, chưa từng có thằng cha cà chớn nào viết như trên!