Giả như cuốn nhật ký của cô Trâm
"đuợc" ông Mẽo đốt bỏ?
Như được biết, đúng ra cuốn nhật ký đã bị đốt bỏ. Nhưng một ông thông
dịch viên Ngụy can, đừng, đừng, có lửa sẵn ở trong đó rồi!
Sự tình sẽ khác hẳn, nếu không có ông thông dịch viên Ngụy.
Cynthia Ozick tự hỏi, sự tình sẽ ra sao, nếu bà thần hộ mệnh của Anne
Frank đó, vứt tập nhật ký
của cô vào thùng rác, hay lò lửa?
Khi ông thông ngôn Ngụy kia nói, có sẵn lửa ở trong đó, ông muốn nói,
hãy để cho cuốn sách tự nó đốt nó?
*
Vào ngày Thứ Sáu, 4 Tháng Tám, 1944, ngày họ bị bắt, Miep Gies lên cầu
thang, tới căn phòng ẩn náu, ngổn ngang bề bộn do bị lục soát. Gia đình
nho nhỏ gồm một dúm người trốn chui trốn nhũi đó bị một điểm chỉ viên
tố cáo. Người này bán họ với giá bẩy guilders rưỡi [chừng một đô], một
đầu người, trọn gói sáu chục guilders. Bà nhặt lên mớ giấy mà bà nhận
ra là của Anne, và cất, không đọc, vào trong một ngăn kéo. Nhật ký
của Anne nằm im lìm trong đó cho tới ngày ông bố may mắn làm sao ra
khỏi Lò Thiêu Auschwitz. "Giả sử như tôi đọc nó", bà nói sau đó, "chắc
là tôi đã đốt bỏ, vì nó
tỏ ra quá nguy hiểm đối với một số người mà Anne đã nhắc tới".
Khác hẳn ông thông ngôn Ngụy, đó là Miep Gies. Một nữ nhân vật không
giống ai trong câu chuyện này, một người đàn bà
cực kỳ tốt, một kẻ cứu vớt thất bại, a failed savior, nhưng thành công
trong việc cứu một đại tác phẩm không thể nào thay thế được, an
irreplaceable masterwork.
Thật là sốc, [tôi cũng thấy sốc, khi nghĩ như vậy. Ozick], khi nghĩ
rằng, người ta vẫn có thể tưởng tượng ra được một kết thúc, một lối
thoát "thánh thiện hơn, cứu rỗi hơn": Nhật ký Anne Frank bị đốt bỏ,
hoặc, "cũng theo hư không mà đi" [vanished], hoặc, mất mát, thất lạc
[lost].
Nghĩa là nó được cứu thoát, ra khỏi thế giới đã gây nên tất cả những
chuyện đó, có đôi điều thực, và cứ thế lững lờ bay, bay lên cao mãi, ra
khỏi thế giới có một sự thực thật là nặng nề, thật là khốn kiếp, về một
Cái Ác đã được đặt tên và đã có con người trú ngụ [Lò Thiêu, Lò Cải
Tạo].
Cynthia Ozick:
Ai sở hữu Anne Frank?
*
Trên năm mươi năm rồi, kể từ khi tập nhật ký được xuất bản, tôi cứ bị
hỏi đi hỏi lại nhiều lần, tôi kiếm ở đâu ra can đảm giúp đỡ gia đình
Franks. Câu hỏi này, đôi lúc được hỏi với sự thán phục, đôi lúc, với
nghi ngờ, nó luôn luôn làm tôi khó chịu.
Vâng, lẽ dĩ nhiên, phải có can
đảm mới
làm một chuyện như thế, khi coi đó là bổn phận, của một con người.
Vâng
lẽ dĩ nhiên, người ta sinh ra đời là để sửa soạn làm những điều hy sinh
như vậy. Điều đó là thực, trong rất nhiều hoàn cảnh của con người.
Nhưng rồi, tôi tự hỏi chính mình, tại sao người ta lại hỏi một câu như
thế? Tại sao có rất nhiều người ngần ngại khi phải giúp đỡ đồng loại?
"Bà biết từ lâu, mong ước lớn lao nhất
của tôi là một ngày nào đó, trở thành một ký giả, và sau đó, một nhà
văn nổi tiếng". [Anne Frank nói với Miep Gies]
Tưởng niệm Anne Frank 2