*

TẠP GHI

1 2 3 4 5





Nòi Tình

Dân Việt là giống nòi tình, thơ nghiêng về cảm xúc và thường là thơ tình. Trước thời kỳ Thơ Mới, thơ Việt không có thơ tình vì bị chi phối bởi nền văn hóa Nho giáo và chế độ phong kiến. Chỉ sau thời kỳ Thơ Mới, ảnh hưởng bởi phong trào Lãng mạn Pháp, thơ Việt mới lấy lại bản chất đích thực của nó. Những nhà thơ nổi tiếng đều làm thơ tình, từ Xuân Diệu, Huy Cận (Ngậm Ngùi), Bích Khê (Tranh Lõa Thể), Hàn Mạc Tử (Tình Quê), đến Ðinh Hùng (Tự Tình Dưới Hoa), Vũ Hoàng Chương (Mười Hai Tháng Sáu), Nguyên Sa (Áo Lụa Hà Đông)... Những bài thơ trên chúng ta dễ tìm lại trên các website về Văn học Việt nam.
Khế Iêm: Nguồn
Trên là những dòng mở ra bài tiểu luận của nhà thơ chủ soái trường phái thơ tân hình thức.
Nó chứng tỏ ông này chẳng biết viết, thứ văn gọi là phê bình, khảo luận, tiểu luận. Và nó còn chứng tỏ ông này không học… toán,. nên không hiểu thế nào là lý luận, lý giải, chứng minh (raisonnement).
Dân Việt là giống nòi tình, thơ nghiêng về cảm xúc và thường là thơ tình. KI
Câu phán này thì cũng… được thôi, và dân nước nào cũng phán 'được thôi’ cả.
Tuy nhiên, chính những câu tiếp theo chửi câu phán theo kiểu huề vốn này.
Trước thời kỳ Thơ Mới, thơ Việt không có thơ tình vì bị chi phối bởi nền văn hóa Nho giáo và chế độ phong kiến. Chỉ sau thời kỳ Thơ Mới, ảnh hưởng bởi phong trào Lãng mạn Pháp, thơ Việt mới lấy lại bản chất đích thực của nó. KI
Như thế, cái gọi là bản chất đích thực của thơ Việt, nó phải có từ… thuở đồ đá, đồ đồng. Bởi vì như ông Khế Iêm phán, mãi đến Thơ Mới, nhờ ảnh hưởng chủ nghĩa Lãng Mạn của Tây, người Việt mới lấy lại được cái bản chất đích thực của thơ, mới trở lại cái nòi tình, có từ thời đồ đá, và bị Nho giáo và phong kiến thiến mất!
Viết lách như thế mà chơi cả một bài, nhiều bài, lại còn hung hăng làm chủ soái thơ nữa thì 'khổ thân' không chứ!
Thảo nào thi sĩ cứ gầy quắt người đi! NQT
*
Nhưng chúng ta mang ơn những người Hy Lạp ở nghệ thuật chứng minh. Theo René Thom, người Trung Hoa, Người Nhật, người Da Đỏ ghi nhận (constater) chứ không chứng minh. Ngược lại, lý luận Hy Lạp không hề có nhảy đoạn trong lý giải [raisonnement]
Hôm nay nhân loại nói chung một ngôn ngữ
*
Đâu phải chỉ 'mình ên' là ông Khế Iêm! Nhà văn NMG cũng chẳng chịu thua.
1. Bây giờ điểm lại người có uy tín nhất hiện nay là Nguyễn Hưng Quốc, tiếp theo là Đặng Tiến, Bùi Vĩnh Phúc, Thụy Khuê, Trần Hữu Thục, Nguyễn Vy Khanh... và một vài người khác nữa.

2. Khi kê khai mà thiếu bất kỳ ai thì chết với họ. Có khi kể họ sau người khác cũng không được. Mà chẳng lẽ kê khai đồng hạng cả thì cũng không được.
NMG
Hai câu trên coi bộ không ưa nhau, và không biết câu nào [ông nào] chết với câu nào [ông nào]? NQT

Thư Gửi Bạn Ta
Nhà văn, nhà thơ, nhà dịch thuật Dương Tường, ở trong nước, phán, nhà văn Việt Nam dốt quá.
Dốt Toán!
Giá học tí toán, đã không phán ẩu!

*

Kính Anh Trụ,
 Trong bài viết ngắn của Anh về Khế Iêm [đăng trên tanvien.net], có lẽ Anh đã không chú ý đến trọng tâm của bài viết. Khế Iêm nói về Thơ. Tình yêu thì có từ thời đồ đá nhưng thơ Tình yêu thì phát triển vào thời kỳ Thơ Mới khi chế độ Phong Kiến lui vào bóng tối. Anh thử tìm một bài thơ nào xuất hiện từ thời đồ đá được không?
Đề nghị Anh nên viết thành một bài để phản bác lại lập luận của người khác. Cần phải đào sâu, phân tích trước khi gán cho người khác những thuộc từ mang tính phê phán. Như vậy bài viết sẽ mang tính lý luận nhiều hơn, đồng thời nói lên tính trách nhiệm của người viết.
[Một bạn văn]
*
Phúc đáp,
Hi,
Như vậy, Ca Dao có phải là Thơ, và Thơ Tình, không?
Bài viết thực sự chưa xong, tôi viết theo kiểu, mỗi ngày mỗi viết.
Sự thực, tôi cũng muốn nhân bài của Khế Iêm, để tán nhảm thêm về thơ, và thơ tân hình thức.
Cám ơn những lời đề nghị của bạn.
Trân trọng,
NQT
Gấu chưa từng lèm bèm về thơ.
Nếu có, có thể coi như là bài viết về Thơ Trẻ, đăng trên Talawas, đã được biên tập, edit, và tất nhiên, bỏ đi "cái rễ", chẳng liên quan gì đến thơ, nhưng nếu không có nó, không có bài viết trên.
Thơ Trẻ
Thơ Trẻ I
Thơ Trẻ II
*

Khế Iêm nói về Thơ. Tình yêu thì có từ thời đồ đá nhưng thơ Tình yêu thì phát triển vào thời kỳ Thơ Mới khi chế độ Phong Kiến lui vào bóng tối.
Một bạn văn

Từ câu viết trên của bạn, tôi suy ra: Việt Nam, trước thời kỳ Thơ Mới, chỉ có tình yêu - có từ thời đồ đá - nhưng chưa có Thơ Tình.

Nhận định này của bạn, tôi không dám có ý kiến.

Anh thử tìm một bài thơ nào xuất hiện từ thời đồ đá được không?

Cái này thì chịu thua. Có thể có thơ, từ thời đồ đá, nhưng nó không giống như thơ, bây giờ. Mô phỏng Roland Barthes, người thời kỳ đồ đá, nghe tiếng róc rách của nước, là bèn... thơ, y hệt như chúng ta, bây giờ, nghe tiếng róc rách của ngôn ngữ. Như thế, một bài thơ của thời kỳ đồ đá, là tiếng róc rách của nước, tiếng rù rì của gió, theo tôi. (1)

(1) Nguyên văn, bản tiếng Anh:
I imagine myself today something like the ancient Greek as Hegel describes him: he interrogated, Hegel says, passionately, uninterruptedly, the rustle of branches, of springs, of winds, in short, the shudder of Nature, in order to perceive in it the design of an intelligence. And I—it is the shudder of meaning I interrogate, listening to the rustle of language, that language which for me, modern man, is my Nature.
Roland Barthes: The Rustle of Language

Tôi tưởng tượng mình ngày này, giống như một tay Hy Lạp cổ xưa, như Hegel diễn tả anh ta: anh ta tra hỏi, Hegel nói, một cách say mê, không ngừng nghỉ, tiếng rì rào của những cành lá, những ngọn suối, những tiếng gió thổi, nói ngắn gọn, tiếng rùng mình của Thiên Nhiên, cố cảm nhận ở trong đó, một mẫu mã trí năng. Và tôi - chính là sự rùng mình của cái nghĩa mà tôi tra hỏi, trong khi lắng nghe tiếng rì rào của ngôn ngữ, cái ngôn ngữ mà với tôi, một người hiện đại, là Thiên Nhiên của tôi.


Dân Việt là giống nòi tình, thơ nghiêng về cảm xúc và thường là thơ tình. Trước thời kỳ Thơ Mới, thơ Việt không có thơ tình vì bị chi phối bởi nền văn hóa Nho giáo và chế độ phong kiến. Chỉ sau thời kỳ Thơ Mới, ảnh hưởng bởi phong trào Lãng mạn Pháp, thơ Việt mới lấy lại bản chất đích thực của nó. KI

Đoạn trên, diễn nghĩa ra, nó là như vầy, theo Gấu:
Thơ Việt có một bản chất đích thực. Bản chất đích thực đó là nòi tình.
Bản chất đích thực này, bị Nho giáo và chủ nghĩa phong kiến thiến mất.
Nhờ Thơ Mới [có được, là nhờ ảnh hưởng chủ nghĩa Lãng mạn Tây], nên Thơ Việt mới lấy lại được bản chất đích thực.

Người đọc muốn đọc, như là những dẫn chứng cho câu phán trên:
Thơ Việt Tình, trước khi có Nho giáo và chủ nghĩa phong kiến.
Thơ Việt Không Tình trong thời kỳ ảnh hưởng Nho giáo và chủ nghĩa phong kiến.

Đâu có chuyện, cứ phán khơi khơi mà chẳng đưa ra dẫn chứng cụ thể.
Gấu này nói, các nhà văn nhà thơ nhà phê bình Việt Nam dốt toán, là theo nghĩa đó.
Trong toán học, khi bạn đưa ra một nhận định nào, là bạn phải chứng minh.

Thí dụ như câu phán của NMG:
Bây giờ điểm lại người có uy tín nhất hiện nay là Nguyễn Hưng Quốc, tiếp theo là Đặng Tiến, Bùi Vĩnh Phúc, Thụy Khuê, Trần Hữu Thục, Nguyễn Vy Khanh... và một vài người khác nữa.
Sau khi vừa phán xong, là ông phải chứng minh, tại sao ông số một uy tín nhất, ông số hai, uy tín nhì...

Chưa hết, sau đó, ông NMG còn phải chứng minh tiếp, mấy ông được nêu tên trên đây, đã tiến đến cõi vô thường, để các ông ấy ở vị trí nào cũng được, họ không ghen tức lẫn nhau, mà giết lẫn nhau, vì chỗ ngồi, trong câu văn của tôi:
Khi kê khai mà thiếu bất kỳ ai thì chết với họ. Có khi kể họ sau người khác cũng không được. Mà chẳng lẽ kê khai đồng hạng cả thì cũng không được.  NMG

Những nhà thơ nổi tiếng đều làm thơ tình, từ Xuân Diệu, Huy Cận (Ngậm Ngùi), Bích Khê (Tranh Lõa Thể), Hàn Mạc Tử (Tình Quê), đến Ðinh Hùng (Tự Tình Dưới Hoa), Vũ Hoàng Chương (Mười Hai Tháng Sáu), Nguyên Sa (Áo Lụa Hà Đông)... Những bài thơ trên chúng ta dễ tìm lại trên các website về Văn học Việt nam. KI

Câu trên, quá cẩu thả, theo Gấu.
Xuân Diệu, chẳng có mở ngặc đóng ngoặc.
Những nhà thơ đóng ngoặc mở ngoặc sau đó, bị đóng đinh vào thập tự thơ tình Việt Nam, bởi độc nhất một bài thơ của mỗi người, và bài thơ này, chưa chắc đã là thơ tình uy tín nhất của người đó.
Hoá ra là vì những bài thơ đó dễ kiếm thấy trên web nên nhà thơ Khế Iêm mới nêu ra.
*
Milosz viết về ông tổ bà tổ của chúng ta, Adam và Eve, theo Kinh Thánh: Đức hạnh vĩ đại nhất của chuyện thánh, về ông tổ bà tổ của chúng ta, đó là, không thể hiểu được, và có lẽ chính vì thế mà nó nói với chúng ta, bằng một thứ quyền uy khổng lồ, vượt lên trên mọi dẫn giải. Đó là lý do tại sao Lev Shestov nói, thật khó mà tưởng tượng ra những người chăn cừu thất học, cứ thế ôm ấp, cưu mang, riêng cho họ, cái huyền thoại huyền bí đó, và triết gia phải đánh vật hàng bao ngàn năm vẫn chẳng thể nào giải ra được. (1)
Viết về Thơ Tình Việt là phải viết bằng cái giọng "ảnh hưởng từ Thánh Kinh", cũng nên!
(1) ADAM AND EVE.

The greatest virtue of the biblical tale about our first parents is that it is incomprehensible; perhaps that is why it speaks to us more powerfully than any rational explanation. This is why Lev Shestov says it is hard to imagine illiterate shepherds, on their own, dreaming up that mysterious myth which philosophers have been wracking their brains over for several thousand years.


Romanticism, term loosely applied to literary and artistic movements of the late 18th and 19th cent.
Characteristics of Romanticism
Resulting in part from the libertarian and egalitarian ideals of the French Revolution, the romantic movements had in common only a revolt against the prescribed rules of classicism.
Nguồn
Chỉ sau thời kỳ Thơ Mới, ảnh hưởng bởi phong trào Lãng mạn Pháp, thơ Việt mới lấy lại bản chất đích thực của nó. KI

Phong trào Lãng mạn Pháp, như trên cho thấy, từ Cách Mạng Pháp mà ra, và như thế, có ảnh hưởng về nhiều mặt, đối với cả xã hội, cả loài người, chứ không chỉ về thơ: Một cuộc nổi loạn chống lại "những luật lệ đặt ra trước", the prescribed rules, của chủ nghĩa cổ điển.
Như thế, nó "mở ra" chứ không "lấy lại", theo tôi.
Và nếu, thơ Việt nhờ nó "lấy lại" được bản chất đích thực, thì, thật là tuyệt vời!
Phán như thế, còn hàm ý, Việt Nam đã từng có chủ nghĩa Lãng Mạn, bị Nho giáo và chủ nghĩa phong kiến làm mất đi, nhờ Lãng mạn Pháp, lại tìm lại được.

Những nhà thơ nổi tiếng đều làm thơ tình, từ Xuân Diệu, Huy Cận (Ngậm Ngùi), Bích Khê (Tranh Lõa Thể), Hàn Mạc Tử (Tình Quê), đến Ðinh Hùng (Tự Tình Dưới Hoa), Vũ Hoàng Chương (Mười Hai Tháng Sáu), Nguyên Sa (Áo Lụa Hà Đông)... Những bài thơ trên chúng ta dễ tìm lại trên các website về Văn học Việt nam.
KI
Danh sách trên của Khế Iêm, thiếu một ông, rất nổi tiếng, rất thân cận với nhà thơ Khế Iêm.
Cũng chủ soái một trường phái thơ, như nhà thơ Khế Iêm.
Vậy mà bị ông vờ đi!
Hay là "ông số 1" đó, không biết làm thơ tình? NQT
*
Chủ nghĩa Lãng mạn quả có ảnh hưởng nhiều đến thơ Việt tiền chiến. Không có nó, là không có những nhà thơ như Huy Cận, Xuân Diệu... nhưng, cái tai hại của chủ nghĩa Lãng mạn, đối với thơ, nhất là đối với thơ Việt, sau những nhà thơ trên, cũng không phải là nhỏ nhoi gì, mà phải nói là đại họa. Đại họa này, không phải do Lãng mạn, chính nó, mà là do hiểu sai chủ nghĩa này, hoặc hiểu chưa tới 'bản chất đích thực' của nó.
Nói ngắn gọn, đã có một sự lẫm lẫn giữa thơ ca và trữ tình, poétique, và lyrique. Và người ta cứ nghĩ, thơ nghĩa là phải ướt át, và thơ tình lại càng ướt át.
Nhầm thơ với cái ẻo lả, cái thướt tha, lầm Lãng mạn với 'vãi linh hồn'. Cái lầm này, còn là do độc giả. Người yêu thơ, thường là phái nữ. Và phái nữ, khó mà yêu thơ Thanh Tâm Tuyền, thơ tự do, thí dụ vậy!

Tôi sợ rằng, ngay chính ông chủ soái tân hình thức, cũng hơi bị lầm, về thơ tình.
Và về bản chất đích thực của thơ tình!
Và, liệu cái bản chất đích thực của thơ tình, là "vãi linh hồn"? (1)
(1) Cụm từ ngữ và hình ảnh "vãi linh hồn", Gấu mượn của nữ văn sĩ Phạm Hải Anh. Bà viết, đại khái, "chạy đến vãi linh hồn".

Điều lẫm lẫn này, Kundera đã vạch ra, khi ông đọc Kafka, và phát giác ra rằng thầy của Kafka, là Dickens, và thầy của cả hai ông này, là Lão Tử, khi ông này phán, Thánh Nhân vốn tàn nhẫn, bất nhân, vô tình, coi thiên hạ như sô cẩu, như rơm như rác.
Nhưng, chính kẻ vô tình như thế đó, lại là kẻ hữu tình nhất mực. Và chỉ những trái tim khô héo, mới nguỵ trang cho nó bằng cái thứ văn chương, thơ ca 'vãi linh hồn':
Sécheresse du coeur dissimulée derrière un style débordant de sentiments.
Di chúc Kafka
Lạ, cái danh sách những nhà thơ nổi tiếng đều làm thơ tình của Khế Iêm, lọt vô, độc nhất, một ông Nguyên Sa, của cái quãng sau.
Gấu tự hỏi, trong cái quãng sau đó, còn rất nhiều tay nổi tiếng, ông nào cũng đều thủ trong túi vài bài thơ tình, vậy mà không được chủ soái thơ tân hình thức đoái hoài? Sao lạ vậy cà?
*
Về cái sự thân quen giữa KI và 'ông số 1', Gấu này có lần được nghe KI kể là, trong tập truyện đầu tay của ông, có một nhân vật, là từ 'ông số 1'.
Một lần khác, Gấu nghe nhà thơ VL nhắc tới nhà thơ chủ soái tân hình thức; VL cho biết, lần đầu tao gặp anh ta, anh ta tự giới thiệu, tôi là bạn của 'ông số 1', thế là tao ban cho anh ta một cái job ở báo của tao liền. Bạn của ông số 1, đâu phải thứ thường!

Thôi thì thôi, thế thì thôi, thì thôi thì thôi, mặc kệ mây trôi.

Câu thơ cảm khái trên, được gợi hứng từ Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư, nhân vừa gõ vừa nghe Mỹ Linh ca bản này, trong cuốn video Phạm Duy, Ngày-Ngài-Người Trở Về.
Ông "Thiên Thư" này, há chẳng phải là một nhà thơ tình thần sầu, độc nhất vô nhị, vậy mà cũng bị vờ?

Nhưng, "Chim Ôi Chết Dưới Cội Hoa" nghĩa là gì, thưa nhà thơ họ Phạm?
Còn nhớ Gấu này không? NQT


When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well..."
Khi Saint-John Perse đặt tên cho một bài thơ của mình là Lưu Vong, Blanchot nói, "ông ta gọi tên cái gọi là điều kiện của thơ...."

*
Có vẻ như thứ tiếng nói mà chúng ta, những con người, có đó,
Nó chẳng hề kêu, và cũng chẳng hề ca ngợi,
Chỉ là tiếng gió từ thời đồ đá
Gõ hoài trên cánh cổng đen.
Và có vẻ như ta đây, dưới ánh mặt trời,
Một mình còn lại -
Vinh quang này là của riêng ta,
Chính là vì ta là kẻ đầu tiên,
 Muốn uống thứ rượu đỏ chết người.
Akhmatova
Khế Iêm
Thơ tình từ tiền chiến đến tân hình thức
Thật ra thơ tự do không phải là phương tiện thuận lợi để chuyên chở thơ tình. Chúng ta biết rằng bài thơ tự do đầu tiên, Tình Già của Phan Khôi, là một bài thơ tình thất bại. KI
Khẩu khí thật. Có điều Ngài cứ phán, mà chẳng thèm giải thích, Tình Già thất bại ở chỗ nào, [thành thử Gấu đành phải đoán mò, thất bại ở chỗ... già?]. Tại sao thơ tự do đếch phải là phương tiện thuận lợi để chuyên chở thơ tình?
Hoá ra là vì lý do này mà thơ tình đi thẳng từ tiền chiến qua Khế Iêm, và những đệ tử của Người. NQT
Và đây là bài Tình Già của Phan Khôi

Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Phan Khôi
(Phong Hóa, 24 janvier 1933)

Vần điệu là phương tiện lý tưởng để chuyên chở những tình tự, đến nỗi người ta tưởng rằng thơ tình chỉ thành công với vần điệu. KI
Thơ nào cũng cần đến vần điệu, và chỉ thành công với vần điệu, kể cả những thơ không có vần điệu, thì, cũng vẫn phải có vần điệu, mới được kể như là thơ.
Thơ không có vần điệu mà vưỡn có vần điệu? Thằng cha Gấu này có khùng không đấy?
Xin thưa, nó có vần điệu theo cái kiểu của nó, khác, hoặc ngược hẳn lại, với những ý nghĩ thông thường về vần điệu.
Thí dụ vậy.
Gấu đã từng lèm bèm về chuyện này một lần rồi, trên Tạp Chí Thơ của giáo chủ Khế Iêm, trong một cuộc phỏng vấn về Thơ, lâu lắm rồi, từ những ngày Tạp Chí Thơ mới trình làng.
*
Nhân tiện, cũng xin thỏ thẻ là, Gấu với nhà thơ Khế Iêm là bạn, phải gọi là khá thân ở ngoài đời. Ông là người đón Gấu ở phi trường Quận Cam, khi Gấu ghé Tiểu Sài Gòn, lần đầu.
Cũng giống như trường hợp với nhà văn Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Khánh Trường.... thí dụ vậy.
Thành thử xin độc giả Tin Văn đừng có ý nghĩ, chúng tôi là kẻ thù, khi phạng nhau ra trò trên mặt giấy ảo.