*

TẠP GHI





The main thing is the grandeur of the design.
Tsvetavea once put it marvelously: "Reading is complicity in creativity". This is a remark of a poet. A prose writer would never say such a thing.
Joseph Brodsky
Câu trên.
[Volkov: Truyện trò với Brodsky]. Brodsky, trong một lần trò chuyện với Anna Akhmatova, bà hỏi ông,"Này, Joseph, khi một người thuộc nằm lòng ba mánh mung ruột của anh ta, trong việc làm thơ, thì anh ta phải làm gì tiếp theo đó?'
 Và, như mũi tên đã đặt sẵn trên dây cung, tôi [Brodsky] trả lời, "Anna Andreyevna, vấn đề chính là vinh quang của bản vẽ, của sơ đồ, của dự án."
Sau nhớ lại, tôi nghĩ là nếu bạn đối diện với một nhiệm vụ lớn lao, chính nó đẩy bạn tới những kỹ thuật mới.
Anna rất thích câu trả lời, vì bà nghĩ nó thật hợp với bài thơ đang làm lúc đó của bà, Bài thơ không có một nhân vật.
Sau này, trong khi trò chuyện cùng bà, tôi triển khai ý tưởng, và nói thêm, ngay cả khi dự án lớn lao đó thất bại, như là một hệ quả, thì trò chơi vẫn xứng đáng một ngọn đèn cầy. Và tôi nghĩ, là, tôi đúng.
Bây giờ, bạn có thể gom ba, bốn giả thiết đó, và áp dụng vào bài toán Thơ Tự Do.
Nếu, như nhận xét của Đặng Tiến, TTT không có truyền nhân, theo nghĩa thơ tự do thất bại, thì nó vẫn xứng đáng một vinh quang, và, một ngọn đèn cầy.
Còn tân hình thức?
*
Nhân tiện, Gấu tình cờ đọc bài viết của NMT về nhà thơ nhà nước, "
Yevgeny Yevtushenko dưới chế độ Ðỏ", có những dòng sau đây:
Trong biến cố Hồng Quân Nga-Xô Viết xâm chiếm Tiệp khắc năm 1968, Yevgeny Yevtushenko đã trả lời một cuộc phỏng vấn như sau:

“Dĩ nhiên, tôi đã đứng ở bên cạnh biến cố mùa xuân Tiệp Khắc từ “chủ nghĩa xã hội” dưới cái nhìn nhân bản. Và đó là một ngày cực kỳ khủng khiếp với tôi trong cuộc đời mình khi những xe tăng của Hồng Quân tràn qua biên giới Tiệp Khắc. Bởi vì tôi có cảm giác trong thực thể là ngày ấy những chiếc xe tăng nặng nề của chúng ta cán lên lưng tôi, gãy vụn xương sống tôi. Thật là ghê khiếp. Như những ý tưởng tàn phá tôi một ngày. Và, rồi tức thì tôi đánh điện phản đối. Và tôi cũng ngay lập tức viết một bài thơ về biến cố đó.”
Theo Brodsky, thì tay này tởm lắm, đến giờ chót còn làm phiền Brodsky, khi ông bị tống xuất khỏi Nga.
Bạn có thể đọc, những gì Brodsky viết, về ông nhà thơ nhà nước này, trong Volkov: Chuyện trò với Brodsky, chương Bách Hại và Tống Xuất, Persecution and Expulsion.

Đọc Brodsky, về thái độ của ông nhà thơ nhà nước, chúng ta có thể tin rằng, trả lời phỏng vấn, sự phản đối, bài thơ, có thể có, nhưng toàn là bịp.
Tay này, Gấu còn nhớ, đã từng đại diện Liên Xô qua Mẽo, và khi được hỏi, tại sao ở Mẽo, cứ bốn năm là phải thay tổng thống, còn ở Nga, muôn đời, ông ta trả lời thật là dí dỏm, giống như những câu trả lời của tay Lệ Lựu ngày nào, Mẽo là nước mới, dân tình sốc nổi, không thuỷ chung, thay đổi vợ chồng xoành xoạch, còn Nga, một nước lâu đời, ăn ở với nhau là tới đầu bạc răng long, tới kiếp sau, kiếp khác! (1)
Tháng tới là kỷ niệm lần thứ 50 Cách Mạng Hung, 1956, trước Mùa Xuân Tiệp Khắc
(1) "Nhà thơ nhà nước" (poète d'état) Yevtushenko - trong một cuộc họp báo ở Mỹ, khi được hỏi, tại sao ở Nga có hiện tượng "làm vua suốt đời" như Stalin, trong khi ở Mỹ cứ bốn năm là phải bầu lại tổng thống - đã trả lời, đại khái: Nga là một nước cổ, lâu đời, "vợ chồng" lấy nhau một lần và chẳng nghĩ đến chuyện li dị, trong khi Mỹ là một nước mới lập, cứ thay đổi người tình xoành xoạch!

Đọc Chân Dung và Đối Thoại, đoạn họ Trần kể lại cách ứng xử của Lê Lựu khi được mời qua Mỹ, bỗng nhiên tôi nhớ tới câu trả lời thật "thông minh, dí dỏm" và cũng thật "khôn ngoan, láu cá" của nhà thơ đàn anh của ông.
"Khi hỏi cảm giác của anh tới Liên Xô và Mỹ, anh cười: 'Tôi rất ngạc nhiên. Ngạc nhiên đến kinh ngạc. Ở Liên Xô tôi lại tưởng Liên Xô là Mỹ, và khi ở Mỹ thì tôi cứ nghĩ Mỹ là Liên Xô. Còn hỏi về chuyến đi Mỹ của anh thì anh cười hề hề: 'Chẳng có gì to tát, và nghiêm trọng cả. Mình với Mỹ như hai anh láng giềng, có một thời xích mích, gây ra cãi cọ, dẫn tới choảng nhau, rồi thì rào kín cổng ngõ, không thèm nhìn mặt. Bây giờ cơn nóng giận đã qua rồi, cả hai đều muốn ngồi lại với nhau, nhưng anh nào cũng sĩ diện, không muốn làm lành trước, đành nghĩ ra cái mẹo, là xua chó gà sang nhà nhau, rồi lấy cớ ấy mà hỏi qua hàng rào: 'Này bác ơi, bác có thấy con gà, con chó nhà tôi chạy qua bên đó không?' Ấy thế rồi nói chuyện được với nhau đấy. Tôi sang Mỹ là cũng để làm con gà con chó thôi. Có gì ghê gớm đâu cơ chứ".
Đọc Chân Dung và Đối thoại

Cách Làm Một Bài Thơ Tân Hình Thức.
1/ "New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” đã không đúng nghĩa của thuật ngữ này. Chữ “Form” ở đây là thể thơ. “New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.(Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”). KI

- “Dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen”, nên viết ngắn gọn, "dịch theo nghĩa đen".
"New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” đã không đúng nghĩa của thuật ngữ này.

Chữ nào thì cũng có hai nghĩa, đen và ‘không đen’. Đúng ra, giáo chủ phải phán là, cái nghĩa đen, dịch từng chữ, ra tiếng Việt, không nói lên được ý nghĩa của 'thuật ngữ" này.
Quan trọng hơn, giáo chủ phải đưa ra một cách dịch ‘không đen’. Nếu không, cho tới nay, thơ Tân Hình Thức chưa có tiếng Việt nào để xứng đáng làm "logo", bảng hiệu.
Chữ ‘Form’ ở đây là thể thơ”. KI
Form là Form, không phải là Thể Thơ.
Nhưng Form nào?
Formalism, chủ nghĩa hình thức, đâu phải… Form?
Chủ nghĩa là chủ nghĩa. Hình thức là Hình thức. Tại sao lại lẫn lộn tứ lung tung như vậy?
Viết mấy câu ngắn, mà đầy những lỗi, thảm thương thực! NQT
*

Buồn cười nhất, là những dòng cẩm nang:
“New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.(Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”) . KI

Mỗi khi có một dòng thơ mới xuất hiện, là dòng thơ cũ đi vô lịch sử. Đọc Thơ Mới, là thấy ô hô ai tai thơ cổ điển, thơ cũ. Đọc Thơ Tự Do, là Thơ Mới bị, không phải Thơ Tự Do, mà là Cách Mạng Mùa Thu, khai tử.
Mấy ông Thơ Mới, thấy mình đầy tội lỗi, bèn phần thư, phần thơ, lột xác, phần xác, để về với Cách Mạng, về với Dân Tộc.
Thành thử, không thể có thứ thơ sửa đổi, thêm bớt vài yếu tố, mà thành mới được. Những tân cổ điển, tân hiện thực, tuy là tân đấy, nhưng thực sự là một lột xác, một ly khai, đoạn tuyệt.
Vả chăng, thể cũ ở đây, là giáo chủ muốn nói, thể nào?
Những thể cũ? Như vậy, có nghĩa, tất cả những thể thơ cũ, thay đổi một tị, là thành tân hình thức?
Nếu đúng như thế, thì đây là Tân Thơ, [cho khỏi lẫn lộn với Thơ Mới], chứ không phải chỉ là Tân Hình Thức.

Vả chăng, cái mà giáo chủ gọi là sửa đổi đi một tí, bất cứ một nhà thơ nào cũng làm, nhưng họ gọi đây là "work in progress", "đang đau đẻ".

Chúng ta biết rằng bài thơ tự do đầu tiên, Tình Già của Phan Khôi, là một bài thơ tình thất bại. KI
Liệu, bài thơ tự do đầu tiên này, thất bại về tình, nhưng thành công về... thơ?

Hình như cũng lâu rồi, nghe giáo chủ lèm bèm về tân hình thức, và 'dèm pha' thơ tự do, có một ông thi sĩ trẻ, nhưng nhất định không chịu làm thơ tân hình thức, phán, giả như tân hình thức có một ông như 'ông số 1' của thơ tự do, thế là 'thể thơ mới' này được công nhận!
Chỉ cần một nhà thơ thôi, hoặc kẹt lắm, chỉ cần vài câu thôi. Là xong.
Thế mà cũng chẳng có!

Lại nói về 'form'.
Có một câu, của Kafka, mà một ông, trong một bàn tròn trên tờ Partisan Review, [số Mùa Xuân 2001] coi là số 1, nếu nói về 'form'. Đây không phải là một bàn tròn về thơ, mà về văn, về những phương thức mà một nhà văn viết về chính mình:
Leornad Michaels: Kafka có lẽ là nhà văn hiện đại số 1 của tôi. Tôi nghĩ không có ông nào viết văn xuôi thiên tài hơn ông, ấy là nói về "form", hình thức. Thí dụ câu này: "Một cái lồng đi tìm con chim". [A cage in search of a bird].
Nhà văn lưu vong, Norman Manea, chuẩn Nobel sáng giá nhất hiện nay, cũng tham dự bàn tròn, đáp lại, bằng một câu, cũng của Kafka: "Trong cuộc xung đột giữa anh và thế giới, hãy luôn đứng về phía thế giới". (1)
Câu sau cũng là về 'form'.
Cái form này còn có tên là chính đạo.
(1) Bản tiếng Tây:
"Dans le combat entre toi et le monde, seconde le monde".
Kafka: Suy nghĩ về tội lỗi, đau khổ và chính đạo [le vrai chemin].
*
Partisan Review là tờ báo 'thân cộng' chuyên chứa chấp mấy ông chạy trốn quê hương, như Milosz, Manea. Gấu biết mấy ông này, là qua tờ này. Báo hay như vậy, xưa như vậy, mà cũng ngỏm củ tỏi. Dưới đây là lời giã từ của Ozick.

Mới đây thôi, người viết thấy trên lưới toàn cầu, bài điếu văn, Magazine’ Farewell, của Cynthia Ozick, nữ văn sĩ Huê Kỳ, dành cho tờ Partisan Review. Bà nhắc tới Edmund Wilson, rằng báo chí thì cũng chẳng thể nào tránh nổi những "hoàn cảnh giới hạn" – chữ của trào lưu hiện sinh - nôm na là "sinh bệnh lão tử", như bất cứ một sinh vật nào trên thế gian này, tuy nhiên cái chết của tờ Partian Review,không phải là một cái chết tự nhiên, mà là bị "bức tử" bởi sở hữu chủ, là John Silber, Chancellor of Boston University. Và bà tự hỏi, liệu ‘vắng em thì chợ vẫn đông" và "văn hóa Mẽo vẫn OK như thường" chăng?

Dưới đây là nguyên văn.
Magazine's Farewell
To the Editor,
Edmund Wison contended in 1935 that magazines "pass through regular life cycles . . .; they have a youth, a maturity, and an old age." And then comes death.
This is pretty much the way the closing of Partisan Review has been represented (Arts pages, April 17 and 19): as the natural decline of a periodical whose disappearance is deemed inevitable. Yet this time the diagnosis may have been falsified — a kind of doctors' plot touted as unanimous opinion. Partisan didn't expire of itself; it was executed, by fiat, by John Silber, the chancellor of Boston University, which now owns the journal.
It has been noted that Partisan's variegated intellectual themes have been taken over by other, later-born, periodicals, and Partisan is accorded high praise for these influences even as it is dismissed as irrelevant in itself. But those whose seemingly celebratory elegies blinker the distinction between normal mortality and applied asphyxiation might well ask themselves whether American culture is better served by having one less magazine dedicated to the cultivation of intelligent discourse.
CYNTHIA OZICK
New Rochelle, N.Y., April 21, 2003
 Ve vãn lịch sử
*
CÁCH LÀM MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC
Khế Iêm
1/ New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” đã không đúng nghĩa của thuật ngữ này. Chữ “Form” ở đây là thể thơ. “New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.(Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”)
2/ Đối với thơ Việt, chúng ta dùng kỹ thuật lập lại và vắt dòng chuyển tất cả những thể thơ có vần như lục bát, 5, 7, 8 chữ thành những thể thơ không vần (Xin đọc những bài thơ mẫu và bài “Thơ tân hình thức đọc” trong mục “Âm thanh đọc”).
3/ Đưa ngôn ngữ thường ngày vào các thể thơ lục bát không vần, năm chữ không vần, bảy chữ không vần và tám chữ không vần để làm thành thi pháp đời thường. Mục đích là đưa đời sống vào trong thơ, khác với những dòng thơ cũ như vần điệu và tự do, có khuynh hướng xa lìa đời sống thực tại.
4/ Áp dụng tính truyện, để tạo nên ý tưởng liền lạc trong thơ.
5/ Cái hay của thơ không nằm nơi những con chữ khó hiểu hay bóng bảy như trong thơ vần điệu và tự do cũ mà nằm nơi ý tưởng và nghệ thuật diễn đạt.
6/ Một vài nhà thơ đã dùng dòng 10 chữ (10 âm tiết, theo thơ tiếng Anh), điều này cũng không đúng với hơi thở của người Việt vì dòng thơ 10 âm tiết chỉ phù hợp với người phương Tây, có hơi dài hơn. Cách tốt hơn hết, chúng ta cứ dùng lại các thể thơ Việt, tự nhiên và đã chuẩn với hơi nói của người Việt.
Để tìm hiểu rõ hơn, xin quí thân hữu và bạn đọc tham khảo thêm hai tác phẩm “Tân Hình Thức, Tứ Khúc và Những Tiểu Luận Khác” và “Tiểu Luận Dịch Tân Hình Thức” trong mục “Tiểu luận” trên Website: www.thotanhinhthuc.com
KHẾ IÊM
11/15/2005