*

TẠP GHI





Có một lần, Gấu đọc được một câu của Simone de Beauvoir, và tức điên lên!
Bà nữ giáo chủ của giáo phái hiện sinh viết như thế này, Gấu diễn nghĩa, không diễn đúng từ, đúng lời:
Nỗi bất hạnh làm người lớn lao nhất, là, nó đã có một thời thơ ấu.
Ôi chao ôi, cái ấu thời của con người mới đẹp làm sao, vậy mà bà này nói ngược hẳn lại.
Về già, Gấu mới hiểu, bà này dậy một tuyệt chiêu, trong việc viết.
Và câu của bà ta chỉ có nghĩa, theo Gấu: Khốn nạn thay cho mấy thằng viết văn làm thơ, vì đã có thời làm học trò, và không làm sao quên nổi những bài học của mấy ông thầy.
Nói thẳng ra ở đây, là, giáo chủ môn phái tân hình thức cứ nghĩ mấy thằng đệ tử là đệ tử thiệt!
Và chúng ngu thiệt.
Và phải dậy cho chúng nó cách làm thơ tân hình thức!

Chả là, ngài giáo chủ đã từng cắp sách đi học, bị mấy ông thầy đè đầu ra, dậy, cách làm một bài thơ lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn bát cú... sau này, khi làm giáo chủ, ngài bèn đè đầu mấy thằng đệ tử, dậy cách làm một bài thơ tân hình thức.
Không chỉ ngài giáo chủ không thể quên những ngày cắp sách đi học, mà luôn cả mấy ông viết tiểu luận, phê bình, biên khảo kiểu huề vốn. Thầy ngày trước dậy sao, là trò, dù đã thành thầy rồi, cũng vẫn nhớ như in.

Khốn kiếp nhất, là cái học kiểu này được mấy anh VC áp dụng cho cả một miền đất: Trăm năm trồng người.
Đời có mỗi một trăm năm, mà mấy anh đè ra, trồng đủ thứ vào trong đầu, đâu phải mười năm, mà một trăm năm. Trồng hoài trồng hoài, thì dư ra chỗ nào đâu mà đòi... tự do dân chủ, đòi quyền làm người?

Đừng sợ quên tuổi thơ, những ngày cắp sách đến trường!
Đảng sẽ dậy anh, trồng anh, trồng chị cho đến khi anh chị... tắt thở!
Anh chị tắt thở thì sẽ có thế hệ con cái của anh chị!

Anh chị nào học giỏi, trở thành học sinh tiên tiến, thì thưởng cho... cắm cờ một thành phố Miền Nam!
Chính vì thế, cả một miền đất biến thành chiến lợi phẩm của đám VC Miền Bắc, sau ngày 30 Tháng Tư, là vậy.

Có điều, Gấu chưa hiểu được, giải pháp chót, the final resolution, tức Lò Cải Tạo đó, được quyết định khi nào, và kèm với nó, là cái quả lừa 10 ngày học tập, do đầu óc thiên tài nào nghĩ ra?
Cái vụ đổi tên thành phố Sài Gòn, như tài liệu mới cho thấy, là đã có từ ngày Bác Hồ còn sống, và được Bác gật gù tán thưởng.
*

Cái học, nhiều khi nó hỏng khủng khiếp đến như vậy. Chính nó, biến con người thành bọ.

Kỳ tới, để quên... VC, để xả hơi, Gấu sẽ kể hầu quí vị, mấy kỷ niệm đọc Kim Dung, liên quan đến cái thuở ấu thời, học võ công, của mấy cao thủ ở trong đó.
*
Bản thân Gấu cũng đã từng được ngài giáo chủ dậy, không phải cách làm thơ THT, mà là cách làm một bài tiểu luận, cách viết "essay".
Ông phán, đọc anh, thấy anh không biết viết essay. Qua đây tôi có được đi học một lớp dậy viết essay của tụi Mẽo. Viết essay là nó phải như thế này này.
&

For a teacher (and Brodsky clearly thinks of himself as a teacher) to assert that the genuine poem restructures time means little until he can show why the fake does not.
Coetzee: Speaking for Language. Đọc Về Khổ Đau và Trí Tuệ [On Grief and Reason: Essays]
Với một ông thầy, khẳng định rằng, thơ thứ thiệt tái cấu trúc thời gian, chẳng có nghĩa nhiều chi, cho tới khi, ông ta chứng tỏ rằng bài thơ giả hiệu kia không thể làm được điều đó.
Tôi nghĩ, nhìn từ "vấn nạn tái cấu trúc thời gian của thơ", cho thấy: Tân hình thức là thơ giả!
Theo nghĩa, nó chưa hề đặt ra vấn nạn này, khi mà, tiện tay, vớ vội món đồ của thiên hạ, làm của mình: Cứ coi những cãi cọ, chỉ về một cái tên gọi, và cách dịch nó, qua tiếng Việt, của trường phái thơ này, là đủ hiểu.
*
Coetzee viết về thi sĩ và về thơ: Những nhà thơ mạnh luôn tạo ra dòng riêng của họ, và trong tiến trình, viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry. Brodsky is no exception.
Hãy thử áp dụng câu trên vào giáo chủ tân hình thức.