*

TẠP GHI





Nòi Tình


Khi trả lời phỏng vấn về thơ vần, trên Tạp Chí Thơ, Gấu còn nhớ đại khái, đã trả lời, thơ tự do cũng có vần theo kiểu của nó.
Và Gấu đem Kim Dung ra để chứng minh.
Trong Anh Hùng Xạ Điêu, khi hai ông nhóc Âu Dương Công Tử và Quách Tĩnh cùng đến cầu hôn em Hoàng Dung, ông bố đại ma đầu Đông Tà bèn khảo nội lực, coi thằng nào phục vụ dẻo dai dài dài con gái của ta, và ông bèn tấu lên một khúc nhạc sex.
Cái trò này thì Âu Dương công tử quá rành, bèn gõ nhịp phụ họa. Còn anh chàng Trâu Nước thì cứ ngớ người ra. Hoá ra Trâu Nước tìm cách chống lại bản nhạc. Và những cú gõ của Trâu Nước, không phải để phụ họa, mà là cản phá, huỷ diệt nó.
Cái món thơ tự do, cũng thế, khi nó xuất hiện, là để cản phá, huỷ diệt thơ mới. Nội lực thơ tự do, một nửa là để nhằm huỷ diệt thơ mới, một nửa là để nhắm về phiá trước, làm sao bắt kịp bước đi của thời gian, mà thời gian ở đây là chiến tranh là huỷ diệt.
Trong một lần bàn tròn văn học trên tờ Sáng Tạo, Thanh Tâm Tuyền cho rằng, độc giả mà còn lưu luyến văn thơ tiền chiến, là sống không kịp thời của mình [ông dùng chữ 'sống lùi thời đại', nếu Gấu này nhớ không lầm]. Điều đó chứng tỏ nhịp thơ tự do là nhịp bước tàn khốc của những ngày sắp tới, đúng như câu thơ của ông mô tả: Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Những ngày sắp tới, có thể sẽ chẳng còn em, sẽ chẳng còn thơ!
*

Valéry phán, hình thức, thể, dạng...  tốn kém lắm. (1)
Với thơ tự do, là cả cuộc chiến tiếp theo sau nó, mà nó đã ngửi ra được mùi vị của máu.
Cái gọi là tân hình thức, theo tôi, còn tốn kém hơn nhiều.
Tuy nhiên, đối với mấy ông làm thơ tân hình thức, ở hải ngoại, 'tất nhiên', chẳng tốn gì!

(1) - "La forme coûte cher disait Valéry quand on lui demandait pourquoi il ne publiait pas ses cours du Collège de France", écrit Barthes dans Le Degré zéro de l'écriture. Pour certains, sans doute, la forme ne coûte pas cher.
*
Borges, trong lần nói chuyện thơ, với sinh viên, mà Gấu đã từng dịch, đăng trên Tạp Chí  Thơ, cho biết, ông hơi bị lấy làm lạ, khi mấy người trẻ tuổi, hăm he làm thơ, là bèn thơ tự do. (1)

(1) Bài này, dịch từ những ngày Gấu mới ra hải ngoại, tập dịch, có nhiều sai sót, và bỏ đi cũng khá nhiều. Chắc là nhân dịp này, bèn đi một đường sửa sai, và dịch toàn bài nói chuyện, như là một cách "sống thác" với thơ tình, với nòi tình.... !
*

'Tôi nghĩ những nhà thơ trẻ thích bắt đầu bằng một điều cực kỳ khó khăn - thơ tự do. Và đây là một lỗi lầm lớn. Nếu bạn tính làm một bài sonnet, thí dụ vậy, bạn có ảo tưởng, thực sự đã có một cái gì đó: cái khung của bài thơ. Cái khung có trước, cho dù dòng thơ đầu tiên chưa được viết ra. Rồi bạn chỉ việc kiếm từ có vần có điệu. Chúng làm mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi thích một bài sonnet, hơn là một bài thơ tự do. Nếu bạn lấy một vài trang đẹp nhất, trong Lá Cỏ của Whitman, rồi hỏi tôi, liệu chúng có hơn, một bài sonnet của Shakespeare, hay Keats, hoặc Yeats, tôi cho một câu hỏi như vậy, là vô nghĩa. Tôi thích cả hai. Tại sao lại phải bỏ một, nếu có thể giữ cả ? Nhưng sự khác biệt là như thế này: Nếu bạn làm một bài thơ vần, bạn đã có sẵn một vóc dáng, và người đọc có thể tham dự vào vóc dáng đó; trong lúc nếu bạn làm thơ tự do, mọi chuyện là do bạn. Kỹ năng của bạn phải cao. Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn là Walt Whitman, nội lực thâm hậu chỉ muốn bật ra thôi, bạn cứ làm thơ tự do, và đây là một điều đáng làm. Chuyện này đâu xẩy ra cho nhiều người trong số chúng ta. Tôi đã gặp phải lỗi lầm này, khi in tập thơ đầu. Tôi đọc Whitman, và tưởng chuyện dễ. Bởi vậy lời khuyên của tôi đối với những nhà thơ trẻ, là hãy bắt đầu bằng những thể thơ cổ điển; chỉ sau đó, mới trở thành cách mạng được. Tôi nhớ một nhận xét của Oscar Wilde - một nhận xét đầy chất tiên tri. Ông nói: "Nếu không có thơ vần, chúng ta đều trở thành thiên tài". Đây là chuyện đang xẩy ra ngày hôm nay, ít ra là tại xứ tôi. Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được những cuốn thơ của những thiên tài hoặc mấp mí thiên tài: nghĩa là những cuốn thơ hình như chẳng có một chút ý nghĩa nào đối với tôi. Ngay cả những ẩn dụ ở trong đó, tôi không thể nào nhận ra được. Ẩn dụ đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Nhưng trong những cuốn thơ đó, tôi chẳng nhìn thấy bất cứ một nối kết nào. Tôi đã phạm vào lầm lẫn thiên tài như vậy, trong tập đầu, tập hai cũng vậy, và có lẽ ngay cả tập ba; và rồi tôi khám phá ra, có một điều gì thực sự huyền ảo, và không thể nào cắt nghĩa được, về một bài sonnet: Nó có thể đẻ ra đủ thứ, đủ loại thơ, khác nhau.
Q: Liệu chúng ta có thể đọc những nhà thơ quá khứ, rồi diễn giải những gì học được, bằng thơ tự do?
Borges: Điều tôi không hiểu được, đó là, tại sao ông lại muốn bắt đầu, bằng một điều thật khó, thí dụ như thơ tự do?
Q: Nhưng tôi thấy không khó.
Borges: Well, tôi không biết thơ bạn làm, thật khó mà nói. Vấn đề có thể là, làm thì dễ, nhưng đọc thì khó. Trong hầu hết trường hợp, có sự lười biếng. Lẽ dĩ nhiên, có những ngoại lệ.
Nói Về Thơ
Cái điều Borges phán về thơ tự do, có thể được lập lại, với thơ tân hình thức. Làm thì dễ, chẳng tốn kém gì, nhưng đọc thì khó.
Bài nói chuyện của Borges, thật là tuyệt, thí dụ như câu này:
Thi ca được trao cho thi sĩ. (Poetry is given to the poet).

Hay câu này:
Rồi thì, đúng lúc - nếu tôi đừng tự lừa rối, hoặc đừng làm rối mù mọi chuyện - tôi có được một dòng, có khi chỉ một ý niệm mơ hồ - một "thoáng nàng", có lẽ vậy - nàng thơ. Rồi một chút mờ mờ ảo ảo đó tụ lại, và tôi nghe có tiếng nói trong tôi. Nhịp của tiếng nói đó cho biết, có nên làm thơ, rằng đây là một bài thơ tự do, hay thơ vần.
Thơ được trao cho thi sĩ.
Thơ, tự nó quyết định, tự do hay vần điệu, hay tân hình thức.
*
Nhân tiện, ngoài tân hình thức, hiện đang có thơ chuyển động, như tờ Guardian ca ngợi cao thủ số 1 tennis:
The beauty of Roger Federer
He's the best tennis player in the world, and is also pure poetry in motion. What exactly is it that makes the Swiss master such a joy to watch? A sublime blend of the technical and the metaphysical, says David Foster Wallace in a new essay.
"A sublime blend of the technical and the metaphysical": Một sự trộn lẫn tuyệt vời của kỹ thuật và siêu hình: Cái gì vậy cà?
Thì cũng giống như "Thơ tình từ tiền chiến tới tân hình thức": Một nền thơ ca thuần túy trên đường chuyển động, từ vô sản [tiền chiến] bước thẳng lên xã hội chủ nghĩa [tân hình thức], không trải qua thời kỳ quá độ chủ nghĩa tư bản [thơ tự do].
Nhảm, nhảm thật!
*

Theo Barthes, [như đoạn tiếng Anh tiếng U dưới đây cho thấy, khi thông báo sự trở về của tay làm thơ], Cõi Thơ có ba sư phụ.
Và cứ theo như ông thứ ba Jakobson phán, thì, một khi bạn sờ vô bài thơ, mó máy nó, mân mê nó, miệng lẩm bẩm, không biết cái này được làm ra như thế nào, how is this made? , thế là, nó khác đi, và, có một cái gọi là tính thơ, poetic, xuất hiện.
*
Một khi bạn, thay vì nói, tình cảm, thì nói, cảm tình, lập tức thơ xuất hiện, và cùng với nó, là một ý nghĩa khác, về cõi thơ, cõi đời thường. "Tình cảm", nếu phải dịch sang tiếng nước người, có thể dịch bằng chữ "sentiments". Nhưng "cảm tình", nghĩa của nó gần với chữ "êu": Thằng đó có vẻ có cảm tình với mi đấy, câu này có nghĩa, coi bộ thằng chả mết  mày.
Theo như Gấu hiểu.
*

Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Em gửi anh ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Thỉnh thoảng, em vẫn nghĩ tới anh, và nhớ là anh rất hóm và gần gũi
Thơ Trẻ I

The Return of the Poetician
When he sits down in front of the literary work, the poetician does not ask himself: What does this mean? Where does this come from? What does it connect to? But, more simply and more arduously: How is this made? This question has already been asked three times in our history: Poetics has three patrons: Aristotle (whose Poetics provides the first structural analysis of the levels and parts of the tragic oeuvre), Valery (who insisted that literature be established as an object of language), Jakobson (who calls poetic any message which emphasizes its own verbal signifier). Poetics is therefore at once very old (linked to the whole rhetorical culture of our civilization) and very new, insofar as it can today benefit from the important renewal of the sciences of language.
Khi ngồi xuống, đằng trước là một tác phẩm văn học, người làm thơ không tự hỏi: Cái này nghĩa là gì? Cái này đến từ đâu? Nó móc nối tới cái gì? Nhưng, đơn giản hơn, và cũng thật hung hăng con bọ xít hơn: Cái này được làm ra như thế nào?
Câu hỏi trên đã được đưa ra ba lần rồi, trong lịch sử của chúng ta: Cõi Thơ có ba ông Trùm:
Aristotle [tác phẩm Thi Học của ông Trùm này cung cấp bản nghiên cứu thứ nhất,  về cấu trúc một bi kịch, với đủ mọi lớp lang, phần đoạn của nó], Valery, [ông này cứ phán đi phán lại, rằng, văn chương được thành lập như là một đối vật của ngôn ngữ], Jakobson, [người ngửi và phán, "có mùi thơ đấy", bất cứ một thông điệp nhấn mạnh lên phần tạo nghĩa, của riêng nó]. Cõi Thơ, như thế, cùng một lúc, thật là xưa, [do mắc mớ tới trọn cả nền văn hóa tu từ của văn minh của chúng ta], và thật là mới, do việc đổi mới quan trọng của những môn khoa học về ngôn ngữ, và từ đó, là những lợi lộc mà nó đem lại cho Cõi Thơ.
Roland Barthes