*

1
2
3
4



Ghi chú trong ngày

22.9.2010

Người Ả rập thường nói
Khi một người khách lạ đến nhà
Trong ba ngày hãy nuôi nấng anh ta
Rồi mới hỏi: bạn là ai thế?

The Arabs used to say,
When a stranger appears at your door,
Feed him for three days
Before asking who he is

Nếu điều này làm cho bạn có chút nghĩ ngợi mông lung, chuyện này qua chuyện khác, đó mới thật là thơ. Ngoài ra, thì không phải.
NDT: Thơ cần thiết cho ai

Hình ảnh 'người lạ xuất hiện trước cửa' liên quan tới, hơn cả thơ, mà còn tới, một "thiên sứ" của Sến Cô Nương!
Thành thử ‘feed’ ở đây phải dịch là 'tiếp đãi'.
Và, đợi 3 ngày, vì còn liên quan đến... Tin Mừng!
*
Note: Một độc giả, thích mẩu thơ, tìm đọc trên net nguyên bài thơ, sau đây. Theo vị này, feed, dịch là ‘nuôi’, thì OK, nhưng thêm chữ ‘nấng’, thì lại không OK.

Dân A-rập ngày xưa là dân du mục, nhiều lúc họ đi hàng tháng liền trong sa mạc không có chỗ tá túc, nên khi đến được nhà ai, được cho ăn, ngựa được uống nước, được nghỉ là quý lắm. Trong các điều Hội Thánh dạy ngày xưa có dạy: Cho khách đậu nhà.
Hospitalité-tiếp đón khách niềm nở là một đức tính được đề cao của người Do Thái.
Hinh anh nhuong goi hoa cho khach la hinh anh qua nen tho+, phai khg bac?
Bây giờ với kiểu quá giang xe rồi giết tài xế thì không còn ai dám liều để tiếp khách lạ nữa.
Có một comment của độc giả để hiểu thời bay giờ: Nhà luôn luôn khóa cửa. Xe đi chốc lát cũng khóa cửa.

Red Brocade

The Arabs used to say,
When a stranger appears at your door,
feed him for three days
before asking who he is,
where he’s come from,
where he’s headed.
That way, he’ll have strength
enough to answer.
Or, by then you’ll be
such good friends
you don’t care.
Let’s go back to that.
Rice?  Pine nuts?
Here, take the red brocade pillow.
My child will serve water
to your horse.
No, I was not busy when you came!
I was not preparing to be busy.
That’s the armor everyone put on
to pretend they had a purpose
in the world.
I refuse to be claimed.
Your plate is waiting.
We will snip fresh mint
into your tea.
– Naomi Shihab Nye 

           Liz Sherbow // Mar 27, 2009 at 1:03 pm
At first this seemed so far removed from reality. I and my husband keep our doors locked at all times at home. I lock my car no matter how short the interval that I’m leaving it.
What began to sink in so beautifully was the “No, I was not busy when you came!
I was not preparing to be busy.
That’s the armor everyone put on
to pretend they had a purpose
in the world.
I refuse to be claimed.”
So far from my present reality and I become aware it’s absence. I wonder …
Liz

V/v ‘nhường gối hoa’, GNV có một kỷ niệm để đời, với cô học trò, trong truyện ngắn Bụi, hồi ở trại tị nạn.
V/v ‘khách lạ xuất hiện trước cửa’, Steiner có đi một đường, đâu đó, thú lắm, để GNV mò tìm, trình lại sau.


Nhân trường hợp "tạm trú"

Với tôi, tác giả tập truyện "Tạm trú" này là một nhân vật vô cùng… tiểu thuyết.

Hoàn cảnh xuất thân của cậu ta hơi đặc biệt, tính tình cũng vì vậy mà cũng đặc biệt, cực đoan quay quắt, cuồng nhiệt lắm mà khắt khe cũng lắm. Khen tận mây mà chê cũng tới bùn. Cậu ta cả thèm chóng chán, một năm nhảy cóc vài cơ quan, làm toàn chuyện thời thượng như thi dẫn chương trình, viết báo, làm báo… Đôi khi trong lúc bám mảng văn hóa văn nghệ với những bài viết sắc sảo khen chê đâu ra đó thì cậu ta ngã lòng tính chuyện đi buôn cho mau… giàu.
Cái sự đọc của Duy cũng kịch tính như người. Tháng này cậu ta gần như sưu tầm hết thảy những gì liên quan tới Lý Lan, nếu không mua được cuốn sách đó thì cậu ta sẽ mượn photo, nhân tiện làm năm bảy bản để cho ai chưa đọc thì cùng đọc, cùng Duy nấu cháo điện thoại bình luận cho tan cho rã tác phẩm chị Lan mới thôi. Tháng sau, cậu ta trót ngây ngất với anh Phan Triều Hải mất rồi. Nhưng không phải là đã quên chị Lan đâu, còn lâu... Bằng chứng là cậu ta mê chị Vàng Anh từ năm bảy năm trước mà giờ vẫn còn lục lọi những bài… phỏng vấn chị để ngồi nhâm nhi.
Mỗi lần gọi điện thoại cho nhau, tôi thường hỏi Duy dạo này mê ai, lúc rày làm việc cho chỗ nào. Một bữa cậu ta nói em giờ ở nhà viết văn. 

Tôi không mấy bất ngờ, có lẽ hồi làm việc ở Hội văn nghệ tôi đã thấy những mẩu truyện học trò của Duy in trong những tờ báo cũ. Duy bỏ đi và giờ cậu ta quay lại, tự tin làm một đồng nghiệp của tôi. Không chút nào e ngại, Duy cứ hồn nhiên ào tới với văn chương, đòi hái bằng được sao trời. Cậu tuôn ra một thứ văn trẻ trung nóng hổi bốc khói, xốc xới, hồ hởi đến nỗi tôi cảm giác nếu có thể đem cả thế giới này vào một truyện ngắn thì Duy cũng làm. Văn giống như người, không chịu ngồi đâu lâu lâu. Đang lẽo đẽo theo chân cô nhân vật này bỗng ngắm nghía muốn chạy tới nàng kia. Như thằng nhỏ nhảy chân sáo đi bắt chuồn chuồn, con này bay thì nó rình con khác, không cố chuyên tâm theo cùng đuổi tận. Lần nọ đọc loạt truyện của Duy lần thứ hai, nhận ra chết cha, mình bị cái giọng hóm hỉnh giòn tan của Duy lừa mị, rốt cuộc nó nói gì vậy ta ????
Duy từng hỏi tôi văn Duy thiếu gì. Tôi nói giỡn, thiếu…tuổi, thứ không thể quyết có là có được. Cũng giỡn, tôi kêu Duy yêu thật nhiều đi, để buồn, để chiếc xuồng chở nỗi đau đời từ từ khẳm lừ. Chiếc xuồng khẳm đi rất đằm không ngả nghiêng chao đảo, và tạo ra con sóng lớn (tất nhiên cũng đầy rủi ro vì rất dễ… chìm). Ai không biết sao chớ kinh nghiệm riêng tôi là càng buồn càng thấy mình chững chạc. Đó là tôi thuận miệng xúi dại thôi…

Bây giờ những cuộc gọi của chúng tôi chưa bao giờ thưa, nhưng câu hỏi đầu tiên của tôi đã khác, "lúc này viết gì ?". Và Duy nhiều lúc bỗng ngập ngừng như tôi của mười năm trước, thấy mông lung biển chữ này không biết bờ đâu bến đâu…
Duy đã biết hoang mang...

9/07/2010
Anonymous said...
Chị Tư
Với tấm lòng qúy mến về chị, xin cho phép ngỏ với chị đôi chút. Nếu chị thấy không bằng lòng với một đôi điều tôi sắp thưa với chị, xin đừng chấp nhất. Xin chị chịu khó giữ cái thuần khiết của giọng Nam trong văn chị. Thí dụ cái phương ngữ "cả thèm chóng chán" không có gốc ở giọng Nam một chút nào. Đó là giọng Bắc, tiếc thay, lại là Bắc thô lậu. Điểm thứ hai, mấy chữ "Duy lần thứ hai, nhận ra chết cha, mình bị cái giọng"..có hai chữ mà chị vô tình làm nhói tim tôi-và không ít người khác-vì nỗi đau riêng, ước chi chị chị đừng dùng hai chữ đó, văn của chị nghe vẫn 'so nice' mà. Mấy lời bộc bạch, nếu không phải, xin bỏ qua.
Người xứ xa.

9/09/2010
Nguyễn Thiên Ngân said...
em rất quý bài giới thiệu này chị à.

9/10/2010
sau rieng said...
@Ngân : Cảm ơn em ! Chị mong em không nản lòng, không bao giờ đánh mất tình yêu vào văn chương, mặc kệ người ta (nhất là lão đầu bạc, chị là chị cằn nhằn ông ấy lắm í) có nói ngả nghiêng gì.
Chúc em nhẹ nhàng và bình an !
9/10/2010
*

Note: Cô Tư làm nhà điểm sách mà chẳng mê sao?
GNV mạn phép, có sửa tí lỗi chính tả, ‘mẩu truyện’, không phải ‘mẫu truyện’: sai một ly đi một dặm!
Lão đầu bạc? Ai vậy cà?
NQT

30.9.2010

Ghi chú trong ngày

Trong Chiều Chiều Tô Hoài đã gay gắt riêng với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, vì là, hay dù là, chỗ cố tri trước 1945 (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975, vì chút hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế.  Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy; như cái lần  đưa đám ma ông Minh Đức, chủ nhà xuất bản, anh đã phải trả lời Nguyễn Tuân : « Trong đầu tôi không có câu hỏi nào về việc như ông hỏi »  (CBCA, 1992, tr. 57). Đây cũng là một câu nói chìa khoá, để tìm hiểu Tô Hoài. Có những câu hỏi Tô Hoài không bao giờ đặt ra. Nguyễn Tuân có vẻ không tin (tr. 57), nhưng mà đúng vậy. Ngược lại, có lúc anh  ấy đặt ra những nghi vấn rất chi là vớ vẩn. Cũng có thể Tô Hoài không biết là Hiếu Chân đã bị bắt và chết trong nhà giam Chí Hoà, 1985. Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.
Đặng Tiến

Note: DT viết về TH, không đạt, do không đủ nội lực, đúng như thế, thứ nội lực mà chỉ những kẻ thực sự sống sót cuộc chiến, mới có được (1), và luôn có vẻ khệnh khạng, ra vẻ kẻ cả, và đúng giọng cay cú, của 1 kẻ chạy theo VC, viết về 1 kẻ bị VC đầy ải đến chết ở trong tù.
TH bảnh hơn nhiều, so với những gì mà DT xưng tụng, nhất là ở cái phần ác của ông. Hãy nhớ những gì TH viết về Doãn Quốc Sĩ, về Võ Phiến, về Ngụy, và nhất là, về chính ông ta, trong Ba Người Khác [nên nhớ, BNK là một thứ chân dung tự thuật của chính TH].
 Buông dao đồ tể mong thành Phật, hoặc thành cái gì kệ mẹ nó, đó là tâm sự, hoài bão của TH, những ngày cuối đời, theo GNV.

Khen thì phải khen tới nơi, như thế, chứ viết cái kiểu làng nhàng, lăng nhăng, như thế này, đừng mong có ‘nguy cơ bị khuyếch đại và xuyên tạc.’
Và, phải trích lại những gì TH viết về HC, thì người đọc mới có thể đánh giá những gì DT viết về HC & TH, tôi muốn nói, về những quen biết trước đó của họ, khi còn ở ngoài Bắc.
Hiếu Chân là ông anh rể của GNV, nhưng không vì thế mà có những dòng này. GNV đã tính viết về DT, nhân cái lần ông khóc Hoàng Cầm, nhưng do có người khuyên, hãy chờ 1 thời gian rồi hãy viết.
Có lẽ sẽ còn đi thêm vài đường về ông Chánh Tổng An Nam, không dở dở ương ương mãi được!
NQT

(1) Virtue, after all, is far from being synonymous with survival; duplicity is.
J. Brodsky: "Collector's Item"
(Sống sót do nhập nhằng, không phải bởi đạo hạnh).

Cái sự sống sót của DT, là do nhập nhằng, không phải do đạo hạnh mà có được.
Điều này ảnh hưởng nặng nề vào cách viết của DT.
Một kẻ đã bỏ chạy, làm sao nói về cái kẻ bị VC bắt, và chết trong tù?
Làm sao viết về hào khí tuyệt vọng của kẻ chiến bại?
DT làm sao biết thứ hào khí tuyệt vọng này?

Cái người viết đúng về Tô Hoài, phải là Vương Trí Nhàn. Và cái thái độ của Tô Hoài, khi đọc, và cho phép đăng, không bỏ những gì viết thật là nặng nề về cái phần ác, độc của TH, cho thấy, ông thực tình mong hậu thế nhận xét thật đúng về ông, không phải theo cái kiểu hề tuồng mà lại khệnh khạng, như DT viết.
*

Giữa lúc có mặt mọi người nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Nhà văn, Lê Đạt nhắc lại câu đùa mà tôi đã được nghe mấy lần:
Tất cả già đi, và trông anh nào cũng đểu giả, chỉ có lão Tô Hoài là đểu thật.
VTN

Những dòng cuối Chiều Chiều. Giọng Tô Hoài trầm xuống, nghẹn lại. Chấm dứt cuốn Tự Truyện như vậy là tài tình. Hay ở chữ tài. Quý ở cái tình. Chữ tài vẫn quý nhưng không hiếm. Cái tình vừa quý vừa hiếm, càng ngày càng hiếm, có cơ tuyệt chủng.
DT

Đểu thật!
Vua đểu!
NQT

Có thể nói rằng nếu chất người của một số người Việt Nam ta là ma thì Tô Hoài là một thứ ma thượng thặng, ma đến tận đường gân thớ thịt. Là ma, nên sống thế nào cũng được. Nên không biết sợ là gì. Nên cảm thấy mình có mắt ở mọi nơi. Nên lẩn khuất, sợ hãi, mà lại hăm hở hưởng thụ.
VTN
Câu phán thú, thực.
Gấu gọi là Cái Ác Bắc Kít, đấy!

Phan Thị Vàng Anh vs Vương Trí Nhàn vs Tô Hoài

Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ khác xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính là cái xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những “nước Nam Kỳ” do đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có “Sa mạc Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông nói là đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc Nam Kỳ, tại Sài Gòn, khi có BHD.
*

Có hai nhà văn Bắc Kít chúng ta cần đọc đi đọc lại, là Tô Hoài và Nguyễn Khải. Đọc NK thì phải nhớ câu phán của ông: Giá mà không có Đảng thì tôi đã trở thành một vị linh mục. Nhớ luôn những tác phẩm ông tấn công vào cái nôi tôn giáo ở Miền Bắc, là vùng Bùi Chu, Phát Diệm.
Tô Hoài, đừng bao giờ quên ông còn là tác giả của Dế Mèn. Giả như không có Đảng, liệu Cái Ác của ông vẫn còn nằm ẩn tàng ở trong cái vỏ ngây thơ của một tác giả chuyên viết chuyện cho nhi đồng?
Tuy nhiên, trong Quê Người, người đọc đã ngửi ra được Ba Người Khác, khi đọc cuốn sau, rồi đọc lại cuốn trước!
Nam Cao so với Tô Hoài, thua xa về khoản Ác siêu việt, vượt luôn cả hiện thực!
*
Còn một tay nữa, nhưng mới nháng lên như ánh lửa ma trơi thì đã vụt tắt rồi, là… Quê choa NQL!
Những entries đầu của anh, Cái Ác Trung Kít mà chẳng... "Thần" sầu, ư?
Đấy là chưa kể tới Cái Dâm, mà "Xìn Phóng" xém mất mạng vì phán "ẩu" về nó!
*
Thêm một bài viết thứ nhì của PTVA, về VTN, trên web phong diep. Đọc bài này, càng thấy PTVA không hiểu gì hết về tình trạng văn chương ‘tự thú’ của mấy đấng nhà văn Miền Bắc.
VTN cũng có hai mặt, y như mấy ông kia, thí dụ Tô Hải, Nguyễn Khải…
Nhưng với một con người như Tô Hoài, đừng mong ông viết thứ đó, và đúng như VA nói, [cung nô bộc của TH xấu quá!], ông nhờ một tên đàn em ở gần ông là VTN, nói giùm ông!
Nên nhớ VTN đã từng xém bị làm thịt vì cứ lo bới móc cái xấu của dân Mít, đâu đợi đến bài viết về Tô Hoài chúng ta mới nhận ra?
VTN? Cũng đừng mong ông công khai tự thú như Tô Hải, thí dụ!
Ông viết thật cay đắng về TH, là cũng để ngầm tự thú, và để xả xú bắp, sau bao nhiêu năm bị sư phụ ém tài!
Ui chao văn chương nó làm nhục con người làm sao, nhất là không có nó, thì làm sao có miếng ăn!
Chúng ta cũng đừng mong những dòng tự thú của VA!
Bài viết của VA về VTN cho thấy, còn lâu Mít mới có một ông thánh của Lò Cải Tạo!
*
30.9/1.10/2010

Cái đoạn Tô Hoài viết về Nguyễn Hoạt, ngay nơi Chương I, Chiều Chiều, bạn đọc TV có thể coi tại VN thư quán.
V/v Nguyễn Hoạt gửi thư cho 1 người bạn còn ở lại Miền Bắc, thời gian trước 1975, chúng ta đành tin theo Tô Hoài, nhưng những gì mà TH viết về Hiếu Chân, thì sai, thí dụ, HC có xe hơi, có vệ sĩ, hay làm thượng nghị sĩ, và chi tiết về cái chết của HC cũng sai.
TH chẳng biết gì về cái chuyện Mẽo di tản nhân viên của họ trước ngày 30 Tháng Tư 1975, nên viết 'gay gắt',“Mẽo đưa ba thứ rẻ rách như HC đi Mẽo làm gì”, là 'khen' HC!
Giọng điệu TH viết về HC thì cũng giống như ông viết về nhiều người như về DQS, về VP, và về đa số những nhà văn Miền Nam mà TH gọi là Ngụy.
Gấu này không hiểu lý do nào mà Đặng Tiến lại đặc biệt chú ý đến cas Hiếu Chân Nguyễn Hoạt như ông viết:

Trong Chiều Chiều, Tô Hoài đã gay gắt riêng với Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, vì là, hay dù là, chỗ cố tri trước 1945 (tr.20). Phải chăng vì Hiếu Chân tránh gặp lại Tô Hoài sau 1975, vì chút hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại, hay tự cho là như thế. Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy; như cái lần đưa đám ma ông Minh Đức, chủ nhà xuất bản, anh đã phải trả lời Nguyễn Tuân: « Trong đầu tôi không có câu hỏi nào về việc như ông hỏi » (CBCA, 1992, tr. 57). Đây cũng là một câu nói chìa khoá, để tìm hiểu Tô Hoài. Có những câu hỏi Tô Hoài không bao giờ đặt ra. Nguyễn Tuân có vẻ không tin (tr. 57), nhưng mà đúng vậy. Ngược lại, có lúc anh ấy đặt ra những nghi vấn rất chi là vớ vẩn. Cũng có thể Tô Hoài không biết là Hiếu Chân đã bị bắt và chết trong nhà giam Chí Hoà, 1985. Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.

Cái chuyện HC tránh không gặp TH, thì cũng dễ hiểu, bởi vì bất cứ 1 nhà văn Miền Nam nào cũng đều tránh gặp mấy ông nhà văn VC Bắc Kít hay Nam Kít cả, đâu riêng gì HC!
Làm sao DT lại có thể ‘nhân danh HC’ mà cắt nghĩa những gì gì hào khí tuyệt vọng?
Tới đoạn DT ‘nhân danh TH’ mới thật nhảm: “Còn phần Tô Hoài, thì không có vấn đề ấy; như cái lần đưa đám ma ông Minh Đức, chủ nhà xuất bản, anh đã phải trả lời Nguyễn Tuân: « Trong đầu tôi không có câu hỏi nào về việc như ông hỏi » (CBCA, 1992, tr. 57).”
Đem chuyện với ông Minh Đức để giải thích vào trường hợp với HC, là sao? Viết hằn học, ‘gay gắt riêng’ đến như thế, mà lại xử huề ngay được, không có vấn đề ấy, là sao?
Lại còn đoạn, “tôi dừng lại hơi lâu… “, cũng thật khó hiểu: Tại sao HC lại là một biệt lệ, có thể duy nhất?
Đọc, là thấy ngay DT có tị hiềm gì với HC. Trong khi Gấu biết rất rõ, HC chẳng hề có gì gay gắt DT, ông còn quí DT về cái tài phê bình thơ.

Viết về người đã chết, nên cẩn thận một chút, bởi vì người đã chết không làm sao còn có thể thanh minh gì được.

So những gay gắt với riêng Hiếu Chân, thì đoạn Tô Hoài viết về Võ Phiến độc hơn nhiều. Ông chửi đám đưa người tập kết năm 1954 bỏ sót hai tên đại phản động là Võ Phiến và Giang Nam, một thủ lãnh cao cấp trong hàng ngũ VNQDD. Đặng Tiến viết, ông có nói vụ này với VP, và VP xác nhận, nhưng ngạc nhiên, làm sao TH biết về Lam Giang?

Về vụ này, GNV rành hơn DT, và đã kể ra rồi: VP thoát bị đem ra Bắc làm thịt, là nhờ một tay VC thứ bự, rất mê văn nghệ, và chính tay này ra lệnh cho thuộc hạ, vờ, cho VP trốn thoát về thành.

Brodsky viết, khi vinh danh Akhmatova, trong lời tựa cho tập thơ của bà, sở dĩ bà tiếp tục làm thơ, bởi bà cảm thấy mình có lỗi, vì đã sống sót, và, ở một chỗ khác, ông coi thể loại ‘ai điếu’ thường được người sống sử dụng, để chứng tỏ, ta là kẻ sống sót, còn mi, nạn nhân, vì đã chết rồi!

Cái thứ văn chương ai điếu này đúng là thứ văn chương hải ngoại của đám nhà văn Miền Nam may mắn thoát chết, ngay sau 30 Tháng Tư 1975. Cái air của bộ VHTQ đúng là cái air này. Cách viết của DT thì cũng rứa: Trong cái khệnh khạng của ông, còn là để che giấu nỗi nhục bỏ chạy, khi cả Miền Nam đang chịu đựng cuộc chiến.
*

Levi và Kertész đều "may mắn": điều này là chắc chắn, không một người Do Thái nào còn sống sót sau Lager (nhan đề phiên bản tiếng Anh in tại Mỹ của Se questo e un uomoSurvival in Auschwitz) mà không may mắn, may mắn cộng với một thể lực ít nhất là trên trung bình, cộng thêm nữa là tài xoay xở, hay nói thẳng ra là thành thạo các thủ đoạn. Quốc tịch cũng quyết định một phần số phận của từng người: là người Ý, Levi bị động đến rất sớm, còn người Hung là một trong những đợt vét cuối cùng của Đức Quốc xã, cái "Aktion Hungary" nổi tiếng, được miêu tả rất chi tiết trong... thôi... để cho ai quan tâm tự tìm hiểu.
Blog NL

Có thể, đối với chúng ta, độc giả, thì những nhà văn này, đã sống sót, ở trong đời thực, và còn sống sót, trong giả tưởng, may mắn. Nhưng tôi không tin họ nghĩ mình may mắn!
Steiner cho rằng, đúng ra, ông phải chết ở Lò Thiêu, nhưng nhờ ông bố đưa gia đình đi, trong chuyến tầu chót qua Mẽo, mà ông thoát, và ông viết từ nỗi ân hận đó.
Brodsky cũng viết như thế về nhà thơ Akhmatova, bà viết, bà làm thơ, vì nghĩ mình có lỗi, guilty, vì đã sống sót!

Đó là ý câu của Alain, như Steiner viết:
Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là hơi bị tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy. 

Ui chao, mấy ông như ông Chánh Tổng An Nam, Tổng Quan Văn Mít, đọc họ, Gấu này chẳng thấy 1 tí ân hận, tội lỗi nào, vì đã 'may mắn' sống sót cả!
Gấu 'không cảm thấy' là các ông ấy 'cảm thấy' họ may mắn, tự hào vì đã sống sót!
Thế mà còn ‘cao giọng’ viết láo lếu về người đã chết!

Gấu cũng có cái may mắn đó!
Nhưng ngược lại!
Trước 1975, Gấu có rất nhiều cơ hội bỏ chạy, nhưng đến phút chót, không xẩy ra, như thể có thằng xúi dại, này, đi là chết đấy, đi là hết về, đi là hết gặp vợ con...

Đừng nghĩ là Gấu này can đảm, hay có ý thức cao, hay yêu nước...
Anh chàng Kiệt của TTT, đi rồi mà còn phải bò về để chết.
G
ấu cũng thế: đi là hết cái vé đi tù! 

Gấu quả thực là đã có hơn 1 cơ hội bỏ chạy, khi chưa có gia đình, còn độc thân. Nào là học bổng tu nghiệp, vì ra trường, đi làm sớm, nào là qua me-xừ sếp Dirck Halstead, mày có muốn đi Tokyo làm chuyên viên UPI không, tao lo cho, nào cơ quan RCA Manila, do Gấu có thời gian làm part time cho họ, tại Đài VTD, số 5 Phan Đình Phùng Sài Gòn. Nhưng Gấu đều lắc đầu!

Có vẻ như trong thâm tâm, GNV này vẫn hoài vọng, viết, 1 cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến Mít, cũng nên!

Nhưng cái lần tay Dirck qua Việt Nam, những ngày 30 Tháng Tư, thì quả thật, không thể nào bỏ đi, là vì gia đình vợ con, Gấu không thể bỏ chạy lấy thân 1 mình được, khi anh ta đề nghị, mày muốn đi thì vác cái máy quay phim kia kìa, rồi theo tao lên trực thăng, ra hạm đội 7, vì hết còn cơ quan DAO, hết còn C.130, làm sao đưa cả gia đình mày đi được. 

V/v 'Hào khí tuyệt vọng của con người chiến bại'.

Đây là ông Chánh Tổng An Nam ‘xổ nho’, chửi cả lũ Nguỵ, qua một cá nhân Hiếu Chân, Nguyễn Hoạt. Chính là đã 'mơ hồ' nhận ra điều này, rằng, sẽ bị đập, mà anh đi một đường cảnh báo trước:
Tôi dừng lại hơi lâu ở trường hợp Hiếu Chân, vì là một biệt lệ, có thể là duy nhất, nhưng có nguy cơ bị khuếch đại và xuyên tạc.

Note: GNV viết về bạn hiền DT, tuy thật nặng nề, vì bắt buộc phải như thế, nhưng đừng ai nghĩ GNV này thù hằn gì DT, ở ngoài đời thường!
Lâu lâu bạn hiền vẫn mail hỏi thăm, và đó là chuyện bình thường!
Cũng vậy, là trường hợp với mấy đấng bạn quí của GNV!

Những chi tiết về Hiếu Chân/Nguyễn Hoạt, như TH viết, Đặng Tiến chắc chắn biết là sai, thí dụ, có xe hơi, có vệ sĩ, làm thượng nghị sĩ, nhưng ông không cải chính, và thay vì vậy, ông đoán mò về cái chuyện HC từ chối không đi gặp Tô Hoài, là do hào khí tuyệt vọng của con người bại trận!

HC chỉ là 1 ký giả quèn của Miền Nam, đã quá tuổi lính, chẳng giữ chức gì của nhà nước VNCH, như thế thì những hào khí tuyệt vọng kia, chẳng là nhằm nói về cả một chế độ đã cho DT cơ hội làm 1 thằng hèn trốn tránh cuộc chiến ư?
*

As a theme, death is a good litmus test for a poet's ethics. The "in memoriam" genre is frequently used to exercise self-pity or for metaphysical trips that denote the subconscious superiority of survivor over victim, of majority (of the alive) over minority (of the dead).
Brodsky
[Tạm dịch: Như là một đề tài, cái chết quả là một thứ thuốc thử mầu tốt để xét nghiệm đạo hạnh của một nhà thơ. Cái dạng ‘ai điếu’ thì thường được sử dụng, để rèn luyện cái trò tự thương thân, trách phận, hay là trong những chuyến đi siêu hình nhằm thể hiện tính cao ngạo ngầm của kẻ sống sót đối với nạn nhân, của đa số (những kẻ còn sống) đối với thiểu số (những người đã chết)]

Áp dụng ‘quan điểm’ này, của Brodsky, vào văn học hải ngoại thời gian ngay sau 30 Tháng Tư ít lâu, y chang! VP lấy tiền Mẽo, thay vì cứu tử văn học Miền Nam, thì hết lời giả đò, ta đâu có xứng đáng viết phê bình, biên khảo, văn học sử, nhưng ngoài ta ra đâu còn ai? Và sau đó, khi viết về nhóm Sáng Tạo, thì đùng cái giọng ‘ai điếu’, coi tất cả đều đã chết trong Lò Cải Tạo rồi!
DT cũng rứa. Ông viết về đám trong nước, thì giở giọng nâng bi, nào Tô Hoài, nào Hoàng Cầm, nào Trần Dần, và khi viết về đám Miền Nam, thì đúng giọng ai điếu, nhằm thể hiện sự 'ưu việt', của kẻ sống sót (một tên bỏ chạy, phò VC), đối với nạn nhân (lũ Ngụy)!

Ông viết về Thảo Trường, trên BBC:

Một tâm hồn nhân hậu và phóng khoáng như thế, mà phải trải qua vòng 17 năm lao lý qua 18 trại giam, sau khi chiến cuộc đã chấm dứt, là điều giới làm văn học không hiểu.
Ngày nào đó, chính trị phải trả lời văn học. 

Không hiểu cái con khỉ! Ai cũng hiểu, chỉ DT đếch chịu hiểu!
Ngày nào đó, là ngày nào? Chính trị nào trả lời văn học nào?

Rõ ràng như ban ngày, là thằng VC chết tiệt gây ra, và nó phải trả lời, và chỉ một khi không còn có nó, thì nó khỏi phải trả lời!
Viết khôn tổ cha, kiểu đó, sao không chửi cho được?

Có thể có người cho rằng, DT đã từng bị đánh tơi bời về cái chuyện ông phò VC. Bây giờ GNV lại bồi thêm, thì không nên.
Không phải như vậy. Bài viết này chỉ là để chỉ cho thấy DT không đọc nổi, ngay cả Tô Hoài, khi cứ tiếp tục nâng bi ông ta, mà vờ đi cái ác cực ác ở trong tác phẩm của TH.
Rõ ràng là ông không hề đọc những bài viết của VTN, về TH, được sự cho phép của chính TH.
DT viết phê bình, nhất là phê bình thơ, tới chỉ, không phải nhờ uyên bác, nhờ có óc phân tích tổng hợp, nhờ dựa vào 1 trường phái phê bình nào đó, thí dụ, nhưng mà hoàn toàn nhờ cái 'vốn trời cho'.
Ngoài ra, ông viết mấy thứ khác, thì đều nhảm cả.

Ngoài ra, lại ngoài ra, DT lười đọc. Nếu đọc VTN, viết về TH, có lẽ ông ‘bắt chước’ Kafka, đốt mẹ bài viết mừng TH lên 90 tuổi của ông!
Mời DT đọc:

06.12.2009
TÔ HOÀI - nhìn từ một khoảng cách gần

Gấu viết về TH, một phần nào, là để ‘giải hoặc’ giấc mơ từ hồi còn nhỏ, nhờ TH mà có được: Giấc mơ ăn cướp Miền Nam!
Hà, hà!
*

“Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy bác xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán được tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày của thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người trên đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa chạy tây càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám cơ sở hốt (10) chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật, không ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."

Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với tuổi thơ của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi hẹn hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một thiên lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ? Đành phải giải thích bằng kinh nghiệm đọc Primo Levi, một nạn nhân của Lò Thiêu, qua bài viết: "Những cuốn tiểu thuyết do dế kể" (11).

Primo Levi nhắc tới một bài essay của Aldous Huxley, qua đó, nhà văn người Anh này, khi phải trả lời một người trẻ tuổi muốn nhờ ông ban cho một lời khuyên, bắt đầu viết như thế nào: hãy mua một đôi mèo, quan sát, rồi miêu tả chúng. "Nếu tôi (Levi) nhớ không nhầm, ông nói với người trẻ tuổi, rằng loài vật, và đặc biệt động vật có vú, đặc biệt hơn nữa, những loài vật nuôi trong nhà, chúng như chúng ta, nhưng 'bỏ cái nắp đí ('with the lid off'). Cư sử hành động của chúng giống như của chúng ta, một khi mà chúng ta mất đi được (thiếu, lack) sự kiềm chế."
Thế giới con người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo ngược thế giới loài vật Tô Hoài mô tả, những ngày trước Mùa Thu. Những con vật của ông "người" hơn, so với những con người sau này (so với cách ông miêu tả con người sau này). Vẫn theo bài viết của Levi, từ tiếng nhạc dế có thể suy ra khí hậu của môi trường sống. Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự hỏi.
Nguyễn Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách giải thích "vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa Thu làm thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình. Ở đây, ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với giấc mơ trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy vọng cải hóa...
 

Note: Bài viết “Một chuyến đi” này, là bài từ giã mục Tạp Ghi, Gấu phụ trách trên báo Văn Học của NMG, nhưng, thực sự, là lời từ biệt mấy người bạn, trong băng VH, nhờ viết cho VH, mà Gấu được quen biết.

*
1986

Những suy nghĩ  khi nhớ lại Tự truyện

Một xuất phát tốt là thiên hồi ức Cỏ dại. Hình như thời thơ ấu không may mắn đã giúp cho người trai ấy có sự tỉnh táo, biết vị thế của mình trong đời. Cái gốc của Tô Hoài là một linh hồn bơ vơ. Một người thợ thủ công “cỏ dại” chính cống. Sau mới có một con người cán bộ — cán bộ viết văn – trùm ra ngoài.
VTN

Tuyệt!
Tuy nhiên, Gấu nhìn TH, qua Gấu, và tuổi thơ của Gấu, ở Đất Bắc.
Cái đoạn văn gạch đít, trên, là từ TH, từ cái ‘linh hồn bơ vơ’, mà có được! 

Tâm lý khốn kiếp nhất của đám Miền Nam bỏ chạy cuộc chiến nhờ vào chính sách 'dành dụm, cứu vớt' nhân tài, đừng để chết uổng trong cuộc chiến, của chính quyền VNCH, là, chúng không hề mong cuộc chiến kết thúc, nhưng chỉ cầu mong Miền Bắc thắng trận, chỉ là vì, chỉ một khi Miền Bắc thắng trận, thì mới giải trừ cho chúng, nỗi đau nỗi nhục, hèn nhát bỏ chạy: chúng tao có lý, vì đã từ chối tham dự cuộc chiến, như là một tên đánh thuê cho Mẽo.
Chính là từ cái tâm lý khốn nạn đó, DT viết, trong đó, có cái việc nâng bi mấy ông kẹ văn nghệ Miền Bắc.
*
3.10.2010

Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Lần Cuối Sài Gòn
"America wanted compromise," he [Kissinger] said. "Hanoi wanted victory."
Phải đến bây giờ Kissinger mới hiểu ra sự thực, về cuộc chiến Việt Nam, khi thú nhận, Mẽo đánh giá thấp sự lỳ lợm của VC Miền Bắc. GNV post lại lời phát biểu của ông, ở đây, và nhân đó, so sánh với cái tâm lý ‘ngựa Hồ hí gió Bắc’, của những ông như DT.

Tuy nhiên, nếu K đọc TH, có lẽ sẽ vẫn nghĩ như trên, nhưng phát biểu khác đi một chút:
Hà Nội muốn… ăn cướp!
Đây là sự khác biệt đưa đến băng hoại Mít hiện nay. 

Sep. 29, 2010
Kissinger: Vietnam Failures 'we Did To Ourselves'
Kissinger Laments US Failures In Vietnam; Says Most War Mistakes 'we Did To Ourselves'
(AP)  WASHINGTON (AP) - Henry Kissinger, who helped steer Vietnam policy during the war's darkest years, said Wednesday he is convinced that "most of what went wrong in Vietnam we did to ourselves" - beginning with underestimating the tenacity of North Vietnamese leaders.
Offering a somber assessment of the conflict, which ended in 1975 with the humiliating fall of Saigon, Kissinger lamented the anguish that engulfed a generation of Americans as the war dragged on.And he said the core problem for the U.S. was that its central objective of preserving an independent, viable South Vietnamese state was unachievable - and that the U.S. adversary was unbending.
America wanted compromise," he said. "Hanoi wanted victory."
Kissinger spoke at a State Department conference on the history of U.S. involvement in Southeast Asia. The department in recent months has published a series of reports, based on newly declassified documents, covering U.S. decision-making on Vietnam in the final years of the war.
Kissinger was national security adviser and secretary of state under President Richard M. Nixon and continued in the role of chief diplomat during the administration of President Gerald R. Ford.
In introducing Kissinger, Secretary of State Hillary Rodham Clinton - who opposed the war as a college student and has written that she held contradictory feelings about expressing her opposition - spoke in broad terms about how the conflict influenced her generation's view of the world.
"Like everyone in those days, I had friends who enlisted - male friends who enlisted - were drafted, resisted, or became conscientious objectors; many long, painful, anguished conversations," she said. "And yet, the lessons of that era continue to inform the decisions we make."
Kissinger offered a more personal, extensive assessment of the war that killed more than 58,000 U.S. servicemen.
He said he regretted that what should have been straightforward disagreements over the U.S. approach to Vietnam became "transmuted into a moral issue - first about the moral adequacy of American foreign policy altogether and then into the moral adequacy of America."
"To me, the tragedy of the Vietnam war was not that there were disagreements - that was inevitable, given the complexity of the (conflict) - but that the faith of Americans in each other became destroyed in the process," he said.
He called himself "absolutely unreconstructed" on that point.
"I believe that most of what went wrong in Vietnam we did to ourselves," he said, adding, "I would have preferred another outcome - at least another outcome that was not so intimately related to the way that we tore ourselves apart."
In hindsight, Kissinger said, it is clear just how steadfast the North Vietnamese communists were in their goal of unification of the North and the South, having defeated their French colonial rulers in 1954.
Historians are coming to the same conclusion.
In his account of the conflict, "Vietnam: The History of an Unwinnable War, 1945-1975," military historian John Prados wrote, "The (North) had a well-defined goal - reunification of the country - and an absolute belief in its cause."
Kissinger credited his North Vietnamese adversary in the peace negotiations - Le Duc Tho - with skillfully and faithfully carrying out his government's instructions to outmaneuver the Americans.
"He operated on us like a surgeon with a scalpel - with enormous skill," Kissinger said.

Washington and Hanoi signed a peace accord in January 1973, and Kissinger and Tho were jointly awarded the Nobel Peace prize that year for their role in the negotiation. Tho declined the award.
The peace accords provided a way out of Vietnam for the U.S., but it left South Vietnam vulnerable to a communist takeover.
"We knew it was a precarious agreement," Kissinger said, and that the conflict was not really over. But Washington also was convinced that the South Vietnamese could hold off the communists, barring an all-out invasion.
Kissinger joked that his long negotiating sessions with Tho took a heavy and lasting toll.
"I would look a lot better if I had never met him," he said.
A flavor of the negotiating difficulties is revealed in a newly declassified transcript of a meeting between Kissinger and Tho in Paris on May 21, 1973, in which they discussed problems implementing the peace accords.
"We have been meeting for only 45 minutes and already you have totally confused us," Kissinger told Tho.
To which Tho replied: "No, you are not confused yourself. You make the problem confused."
Source