1 2
|
Nhân Ngày Tình Nhân
Cô
bé của Vermeer
http://tanvien.net/Dayly_Poems/3.html
Cô bé của Vermeer,
bây giờ nổi tiếng,
ngắm tôi. Viên ngọc trai ngắm tôi.
Ðôi môi của cô,
đỏ, mọng, long lanh
Ôi cô bé Vermeer,
ôi viên ngọc trai,
cái khăn xếp: tất cả là ánh sáng
còn tôi thì làm bằng bóng tối.
Ánh sáng nhìn xuống bóng tối
với sự ẩn nhẫn, không, có lẽ, sự thương hại.
Adam Zagajewski:
Mysticism for Beginner
Vermeer's Little Girl
Vermeer's little
girl, now famous,
watches me. A pearl watches me.
The lips of Vermeer's little girl
are red, moist, and shining.
Oh Vermeer's little
girl, oh pearl,
blue turban: you are all light
and I am made of shadow.
Light looks down on shadow
with forbearance, perhaps pity.
Ôi cô bé Vermeer,
ôi viên ngọc trai,
cái khăn xếp: tất cả là ánh sáng
còn tôi thì làm bằng bóng tối.
Ánh sáng nhìn xuống bóng tối
với sự ẩn nhẫn, không, có lẽ, sự thương hại.
Note: Đọc 1 phát
thì lại nhớ đến 1 nửa linh hồn Bắc Kít của GCC:
Ẩn dụ thơ “Đài
gương soi đến dấu bèo” - không phải của Gấu, tất nhiên - lần đầu Gấu thật
‘cay đắng dã man’ được thưởng thức, là trong một lá thư tỏ tình, của một
cô gái mà Gấu tưởng là cô ‘thuơn’ Gấu, nhưng hóa ra ‘thươn’ đệ tử của Gấu!
Gấu đã nói sơ qua về vụ này một lần rồi. Nay nhắc lại, một
phần để đáp lại tí ‘tri tình’ của một độc giả Tin Văn, khi đọc câu chuyện
tình mắc cỡ của Gấu, bèn ‘mail’, khen, ui chao ẩn dụ thơ mới đẹp làm
sao, lần đầu tiên tui được nghe, và cuộc tình của ông Gấu mới tội làm
sao!
*
Thời gian trường Bưu Điện đang xây cất đó, Gấu làm việc bên
này, nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ có một em xinh thật là xinh. Thế
là cứ rảnh việc một tí, là thò đầu ra cửa sổ để ngắm em. Rảnh hơn thì
ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó lại. Ôi chao, hạnh phúc nào
bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời, em vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho một lá thư mầu xanh, thẹn thùng
nói, xin nhờ anh làm con chim xanh, [mấy từ con chim xanh này là của
em, không phải của Gấu], đưa lá thư xanh này cho cái anh nho nhỏ đẹp trai,
hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, “đài gương soi đến dấu bèo này chăng”?
Đài gương, là ông nhóc đệ tử Gấu. Dấu bèo là thánh nữ của
Gấu.
Ông già làm chung, ông Lân, còn phạng thêm cho một câu, nó
là thợ hồ, làm sao dám ngó lên tới đài gương, là ông cán sự Bưu Điện!
*
Nhưng thú vị nhất, là cái lần talawas bị tường lửa, và bà
chủ quán lên BBC than phiền, cái vụ Gấu này nhanh hẩu đoảng, ăn mừng
chiến thắng.
Sến nguẩy 1 phát,
chìa đôi môi dầy, bĩu, cũng 1 phát:
Tôi đâu có muốn
được điểm của hải ngoại!
Và Gấu lại phải
lên tiếng thanh minh, hải ngoại đâu cần điểm, mà cần một "nửa linh hồn"
của nó, bị thất lạc, từ thuở Tây mũi lõ đánh chiếm Nam Kỳ!
*
“Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng
talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì
thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas
cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ
thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành
một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi”.
Phạm Thị Hoài,
trả lời BBC, đăng lại trên talawas.
Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những
cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong
một bài viết, đã mượn một ẩn dụ của Borges, khi nói về một bức bản
đồ Việt Nam, tỉ lệ xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt
hải ngoại cố mang ra ngoài này để khâu vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu
những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học
hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một
nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
*
Bài post lên, NTV đọc, phôn khen: Hình ảnh một "nửa linh
hồn", mày dùng, đắt lắm !
Gấu, vừa mừng lại vừa lo, hỏi:
-Nhưng liệu bà chủ quán có biết, có 'đài gương soi đến dấu
bèo'... ?
NTV:
-Làm sao không biết !
damau.org
online literary magazine, tạp chí văn chương Da Màu, văn chương không
biên giới, văn…
Comments
Tks
Bộ Borges Tám Bó,
có hai cuốn, khi đó, ông 85 tuổi.
Cuốn 1 thần sầu, nhưng cuốn 2 nghe nói, Người loạng quạng rồi,
không biết cho xb hay không nữa. Tuy nhiên, Borges ở trong đó, là 1 Borges
của Trò Chuyện, Conversations.
Gấu, hung hăng hơn sư phụ nhiều, vưỡn hăm he đụng ổ kiến lửa!
Borges Conversations
Những người đàn ông của tôi
"Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì
sỉ phu vô cữu, vô dự.
Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì mỉ thê vô bất lợi."
Cây dương khô ra hoa, bà cụ già có người bạn trẻ, không chê không khen.
Cây dương khô đâm rễ mới, cụ ông lấy được cô gái trẻ, không phải là
không lợi.
Kinh Dịch, quẻ 28
À toutes les filles que j'ai aimées avant qui sont devenues femmes maintenant,
...
Je suis resté adolescent.
Tất cả những cô gái tôi yêu ngày xưa,
Những cô gái từ lớp mẫu giáo đến các nữ sinh trung học, đại học
Nay các nàng đã trở thành các bà,
Tôi vẫn còn là chú bé tuổi mười hai, mười ba ...
Các nàng đã nhảy, đã hát để tình yêu được say nồng hơn.
Các nàng đã nói tình yêu là "cả đời sống của hai chúng mình."
Các nàng đã khóc vùi khi yêu say đắm,
Các nàng đã sống những đam mê chia lìa,
Các nàng là mặt trời, là bãi biển,
Và rồi,
Các nàng từ bỏ cuộc chơi,
Tôi vẫn còn là chú bé tuổi mới lớn.
Trong sâu thẳm đại dương ánh mắt các nàng, các nàng đã biết ...
Còn tôi, muôn thuở vẫn là chú bé tuổi mười ba, mười bốn.
Đó là lời của bài hát “À toutes les filles” của Félix Gray và Didier
Barbelivien, đứng hàng đầu trong danh sách các bài hát được ưa thích của các
nước nói tiếng Pháp, trong các thập niên 80, 90. Tôi nghe trên đài thu thanh
quá nhiều, đến mức, tùy theo cảm xúc của tôi lúc đó, tôi có thể phì cười
hay cũng có thể lệ rưng trào khóe mắt. Và có thể, trên bước đường phiêu lưu
đâu đó sau này, nếu tình cờ nghe lại bài hát này, chắc tôi sẽ nhớ thành phố
Montréal quặn ruột, nhớ từng góc phố, từng làn sóng điện tôi đã nghe bài
hát này:
Tất cả những cô gái ngày xưa tôi đã yêu, các nàng đã trở thành mẹ, thành
bà, tôi vẫn còn là chú bé mới lớn!
Có thật thế không?
Có những câu hỏi thật khó hiểu đối với tôi, mà câu trả lời chỉ có thể
chứng nghiệm bằng kinh nghiệm sống! Nếu chưa chứng nghiệm bằng kinh nghiệm,
thì e mình chỉ là khách vãng lai quá bộ xuống trần gian dạo chơi ... Một
trong những câu hỏi khó trả lời đối với tôi, là vì sao đàn ông già lại ưa
chơi trống bỏi?
Tôi còn nhớ, hồi đầu những năm 90, lúc cộng đồng người Việt tại thành
phố Montréal còn tổ chức thi hoa hậu. Tôi có con gái tuổi mới lớn, có các
bạn đi dự thi, nên chúng tôi được dịp đi xem, thường là phải mua vé trước,
đến ngày trình diễn lại phải đi sớm để có được chỗ tốt, vì chúng tôi không
mua loại vé đặc biệt, đắt tiền để ngồi gần sân khấu. Sân khấu được làm
trên một bục cao, người ngồi gần phải ngẩng cổ lên nhìn.
Và thế là ... dù đã ngồi bàn đầu, cả một đạo binh máy ảnh, máy quay
phim, ống nhòm làm việc ráo riết, không khí sôi nổi, cháy bỏng lúc các
nàng trình diễn trong bộ y phục áo tắm.
Điện cao thế hoạt động tối đa, cổ ngẩng lên, hơi thở nín lại.
Xong màn trình diễn này, bầu không khí hội trường bỗng dịu hẳn xuống,
các ông dịu dàng quay qua nói chuyện với người bên cạnh.
Mà nào có ai xa lạ đi thi đâu, toàn là con cái bà con, con cái bạn bè
đi thi cả đấy mà!
Ấy, các cha, các chú, các ông bình phẩm cứ như các nàng được trả lương
của các tạp chí chuyên nghiệp không bằng! Vì sao vậy nhỉ?
Những cô gái tôi đã từng yêu,
Các nàng đã từ bỏ cuộc chơi ...
Tôi vẫn còn là chú bé mới lớn, tuổi mười ba, mười bốn ...
À toutes les filles que j’ai aimées avant,
...
Elles s’ennuient de plaisir,
Je suis resté adolescent.
Vừa rồi, nước Pháp khóc Tổng thống Mittérand. Hình ảnh
vợ con, cháu chắt, người tình, con người tình đứng bên linh cữu người quá
cố nói lên hết tấn bi kịch của câu hỏi: “Vì sao đàn ông già rồi còn thích
chơi trống bỏi?” Ông có con với bà Anne Pingeot vào năm 1974 khi ông đã 58
tuổi, cô bé Mazarine mới 21 tuổi! Thật sự tôi không nghĩ họ chơi trống bỏi,
họ đã chọn cuộc đời của họ.
Ấy, những nhà văn, nhà đạo diễn, nhà diễn xuất, các ca sĩ ... tôi còn
chưa dám nghĩ họ chơi trống bỏi, những Henry Miller, Polanski, Anthony Quynn,
Luciano Pavarotti, Yves Montand, Nguyễn công Trứ, ai dám nghĩ họ chơi trống
bỏi ở tuổi 60-70-80, họ biết họ sắp chết mà!
Vậy mà những nhà chính trị gia, đi ván bài cả chục nước trước, bày
binh bố trận cả trăm ngả, cầm vận mệnh cả trăm triệu con dân trong tay lại
có bạn đường ở tuổi ngoài 60-70, thì những tổng thống tuổi trẻ tài cao,
họ cũng chỉ là những chú bé tuổi mới lớn!
Trong sâu thẳm tâm hồn đàn bà của những người đàn ông này, họ đã muốn:
“Thà một phút tựa mạn thuyền rồng!”
Dứt khoát, họ chẳng muốn: "Thân em như tấm lụa đào!”
Ôi! Từ sâu thẳm đại dương tâm hồn, các nàng đã biết ...
còn tôi vẫn chỉ là một chú bé tuổi mới lớn!
Elles savaient l’océan au fond des yeux,
Je suis resté adolescent.
Phần tôi, tôi chỉ hiểu thêm được một chút câu hỏi, ngày
tôi có đứa con thứ nhì là một chú bé. Ở tuổi lên sáu, lên bảy, buổi sáng
thức dậy đưa chú đi học đúng giờ là cả một vấn đề.
Tôi thường dùng phương pháp thông cảm để may ra được cảm thông:
- Này con, con tưởng tượng mai này con lớn, con phải đi làm
nuôi vợ con. Con phải đến sở đúng giờ... mà con của con cứ mè nheo không
chịu đi học thì con phải làm như thế nào?
- Thì con giao con của con cho vợ con lo.
- Ngộ nhỡ vợ con mất kiên nhẫn, la đánh con của con thì sao?
- Thì con nhào vô phụ vợ một tay đánh nhầu nó!
- Con!
- Mẹ, mà sao lúc nào mẹ cũng ưa hỏi vào những chi tiết.
Lúc nào chú cũng có một câu trả lời chung chung, với một điệu bộ đếch
cần, hai tay giơ lên trời, nhún vai, bỏ chạy đi chơi tiếp.
- Ơ, ơ, con không chịu trách nhiệm mấy việc này đâu, đó là
lỗi của trời đất!
Đúng thật, đó là lỗi của trời đất.
Từ đáy sâu thẳm tâm hồn các nàng, các nàng đã biết điều đó.
Hỡi những người đàn ông của tôi, các bạn vẫn còn là những chú bé tuổi
mười ba, mười bốn. Ngày tôi biết cầm kim chỉ lần đầu tiên, tôi đã bắt đầu
may những chiếc áo trẻ sơ sinh.
Lan Nguyễn
Montréal, 2-2-96
Từ đáy sâu thẳm tâm hồn các nàng,
các nàng đã biết điều đó.
Đọc thì bèn nhớ 1 câu, của Woolf, khi
còn bé tí, bị mấy thằng con nít bà con họ hàng, sờ soạng, và bà cảm thấy,
từ trong sâu thẳm không phải của bà không thôi, mà của tất cả mọi người
đàn bà, lên tiếng, KHÔNG!
Gấu Cái, nhớ lần đọc cái mẩu thằng
chồng khốn kiếp của mình, viết về cô phù dâu, trong có 1 câu, Bà chửi toáng
lên, mi coi nó như là thánh nữ, đâu phải.... trống bỏi!
Phải đến khi về già, mới tha thứ cho
cả hai.
Đúng rồi, thằng khốn nó chọn ta, thay vì những thánh nữ, để sống cuộc
đời đau thương, tủi nhục, và cũng vô vàn hạnh phúc, là cuộc đời trần tục
này...
Cầm
Dương Xanh
Rồi
một lần trong những ngày Mậu Thân cay nghiệt. Bữa đó khuya, hai đứa ngồi
nơi phòng khách. Trong khi nói chuyện, như vô tình, hoặc làm như vô tình,
tự nhiên em nói: Anh được tất cả rồi, còn muốn gì nữa? Thoạt đầu, anh ngạc
nhiên, rõ ràng là anh đâu muốn gì... anh như ú ớ biện minh với chính mình.
Rồi anh hiểu, và anh vô cùng cảm động. Anh biết, em muốn nói, em thương
anh, vậy là đủ rồi. Như thể em muốn nói một điều thật là giản đơn, cho nên
cũng thật khó hiểu: em trở thành đàn bà, ngay phút đầu tiên chúng ta nhìn
thấy nhau.
Tks All.
NQT
Biển
Buổi chiều đứng trên
bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống
kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả
Cát ở đây được con người chở từ
đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn thua hạt cát.
Hàng cây trong công viên bên đường
nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên
trời
Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...
The Widening Sky
Thênh Thang Trời Rộng
I am so small walking on the beach
at night under the widening sky.
The wet sand quickens beneath my feet
and the waves thunder against the shore.
I am moving away from the boardwalk
with its colorful streamers of people
and the hotels with their blinking lights.
The wind sighs for hundreds of miles.
I am disappearing so far into the dark
I have vanished from sight.
I am a tiny seashell
that has secretly drifted ashore
and carries the sound of the ocean
surging through its body.
I am so small now no one can see me.
How can I be filled with such a vast love?
Gấu thì mới nhỏ bé làm sao
Bước một mình trên bãi biển
Vào ban đêm, dưới trời rộng
Cát ướt, quẩn dưới chân
Và sóng biển, như sấm, đánh vào bờ.
Gấu lánh xa bờ gần
Với đám người nhộn nhạo
Với ánh đèn xôn xao
Và gió bèn thở
dài,
ngàn ngàn dặm.
Gấu cứ thế mất dần
Vào bóng đêm
Ra khỏi tầm nhìn
Gấu là con sò bé tí
Lẩn lút lạc vô bờ
Và mang theo tiếng biển
Rung động hết toàn thân
Gấu nhỏ xíu đến chẳng ai nhìn thấy
Làm thế nào mà 1 con sò nhỏ bé như thế
Lại chứa cả 1 đại dương
Là mối tình của Gấu
Dành cho....
My First Theology Lesson
Rumpled and furious, my grandfather's friend
stood up in a bookstore on the North Side
and lamented the lost Jews of Poland
and declared that he felt sorry for God
who had so many problems with Justice
and had become disillusioned and sad
since He wanted to reveal Himself to us
but couldn't find anyone truly worthy
(it was always the wrong time or place
in our deranged and barbaric century)
and so withdrew into His own radiance
and left us a limited mind and body
to contemplate the ghostly absence,
ourselves alone in a divine wilderness.
Edward Hirsch: The Living Fire
Bài Bài thần học đầu tiên, nhớ là có bản tiếng Mít
rồi...
http://www.edwardhirsch.com/books/lay-back-the-darkness/
Editorial
Reviews
“It takes a brave poet to follow Homer, Virgil, Dante, and Milton
into the abyss… Hirsch’s poems [are] compassionate, reverential, sometimes
relievingly ruthless.”
— Dana Goodyear, Los Angeles Times Book Review
“Carefully and subtly ordered… Hirsch in his highest mode.”
— Chris King, Washington Post Book World
“Poems of rare, passionate spiritual energy… Hirsch’s imagery
is luminous and uplifting.”
— Charles Guenther, St. Louis Post-Dispatch
“Whether he’s contemplating Homer or the Holocaust, standing
transfixed before a painting by Agnes Martin, or holding a handful
of fresh figs, Hirsch embraces language as a mystical force, and he
and his readers truly are transported.”
— Donna Seaman, Booklist
READ A POEM
I Am Going to Start Living Like a
Mystic
Today I am pulling on a green wool sweater
and walking across the park in a dusky snowfall.
The trees stand like twenty-seven prophets in a field,
each a station in a pilgrimage-silent, pondering.
Blue flakes of light falling across their bodies
are the ciphers of a secret, an occultation.
I will examine their leaves as pages in a text
and consider the bookish pigeons, students of winter.
I will kneel on the track of a vanquished squirrel
and stare into a blank pond for the figure of Sophia.
I shall begin scouring the sky for signs
as if my whole future were constellated upon it.
I will walk home alone with the deep alone,
a disciple of shadows, in praise of the mysteries.
Edward Hirsch: The Living Fire
Kể từ Noel năm nay, Gấu bắt đầu sống
cuộc đời của 1 tên thần bí
Bữa nay, Gấu chơi 1 cái áo len màu xanh
Và dạo qua một công viên trong cảnh trời chạng vạng
Và tuyết thì đang xuống
Cây đứng như là 27 nhà tiên tri ở 1 cánh đồng,
mỗi tiên tri một nhà ga, trong cuộc hành hương - lặng lẽ, trầm tư
Những đốm sáng màu xanh rớt qua cơ thể của họ
Là những mật mã, che khuất, ẩn giấu
Gấu sẽ nghiên cứu sự rời bỏ của họ như là những trang sách trong 1 bản
văn
Và, coi những con chim bồ câu mê sách, những sinh viên mùa đông
Gấu sẽ quỳ trên dấu vết của một của 1 con sóc đã biến mất
Và nhòm xuống 1 cái ao trống không để tìm hình bóng một BHD
Gấu sẽ bắt đầu xục xạo bầu trời tìm những ký hiệu
Như thể trọn 1 tương lai của Gấu đã biến thành những chòm sao ở trên
thiên đình!
Gấu sẽ lầm lũi lần về nhà, sâu thật sâu trong nỗi cô đơn của mình
Đệ tử của những cái bóng, trong niềm ca ngợi những bí nhiệm, vào mùa
Noel năm nay!
Elegy
for the Jewish Villages
-After Antoni Slominsky
The Jewish villages
in Poland are gone now-
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
There are no Sabbath candles lit in the windows,
no chanting comes from the wooden synagogues.
The Jewish villages
in Poland have vanished
and so I walked through a graveyard without graves.
It must have been hard work to clean up after the war:
someone must have sprinkled sand over the blood,
swept away the footprints, and whitewashed the walls
with bluish lime. Someone must have fumigated
the streets, the way you do after a plague.
One moon glitters
here-cold, pale, alien.
I stood in the dark countryside in summer but
could never find the two golden moons of Chagall
glittering outside the town when the night lights up.
Those moons are orbiting another planet now.
Gone are the towns
where the shoemaker was a poet,
the watchmaker a philosopher, the barber a troubadour.
Gone are the villages
where the wind joined biblical songs
with Polish tunes, where old Jews stood in the shade
of cherry trees and longed for the holy walls of Jerusalem.
Gone now are the
hamlets that passed away
like a shadow that falls between our words.
I am bringing you
home the story of a world-
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Come close and listen to this song-
the Jewish villages in Poland are gone now-
from another one of the saddest nations on earth.
Edward Hirsch:
The Living Fire
Bi Khúc Làng Do Thái ở Ba Lan
-Theo Antoni Slonimsky
Những làng Do Thái
ở Ba Lan thì không còn
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Chẳng còn những ngọn đèn cầy Sabbath thắp lên ở nơi cửa
sổ
Không còn tiếng thánh ca từ những giáo đường bằng gỗ
Những làng Do Thái
ở Ba Lan thì biến mất
Và như thế, tôi bước qua những nghĩa địa không mồ mả
Phải là 1 công việc cực nhọc, dọn dẹp, sau chiến tranh
Một người nào đó phải rắc cát lên máu
Xóa vết chân, lau cọ tường, với lá chanh xanh.
Một người nào đó phải xông phố xá
Cái kiểu mà người ta làm, sau 1 trận dịch
Một vầng trăng
lấp lánh ở nơi đây - lạnh, nhợt nhạt, xa lạ
Tôi ngồi ở trong bóng tối, nơi vùng quê, vào mùa hạ
Nhưng không làm sao kiếm thấy hai vầng trăng vàng của Chagall
Lấp lánh bên ngoài thành phố khi đèn lên.
Những vầng trăng này bây giờ quay quanh một hành tinh khác
Đã đi rồi, là những
thành phố, nơi người đánh giầy là nhà thơ,
Người thợ sửa đồng hồ, một triết gia
Anh thợ cạo, thợ cắt tóc ư: Một người hát rong.
Đã đi rồi, những
ngôi làng, nơi gió gia nhập những thánh ca, với giọng điệu Ba Lan,
nơi những người già Do Thái đứng trong bóng những tàng cây
anh đào,
trông ngóng, hoài vọng những bức tường thánh ở Jerusalem
Đã đi rồi, những
làng xóm,
chúng lặng lẽ bỏ đi như một cái bóng
té xuống
giữa những từ ngữ của chúng ta.
Ta mang về nhà
cho em câu chuyện của một thế giới –
Hrubieszow, Karczew, Brody, Falenica . . .
Hãy sát lại gần và lắng nghe bài hát này –
Làng Do Thái ở Ba Lan bây giờ đã không còn –
Đã bỏ đi khỏi một trong những đất nước buồn bã nhất
Trên thế gian.
For the Sleepwalkers
Đêm đêm, như 1
tên mộng du, một mình mi tìm cách trở về lại Saigon, trở lại Quán Chùa....
Tonight I want
to say something wonderful
for the sleepwalkers who have so much faith
in their legs, so much faith in the invisible
arrow carved into
the carpet, the worn path
that leads to the stairs instead of the window,
the gaping doorway instead of the seamless mirror.
I love the way
that sleepwalkers are willing
to step out of their bodies into the night,
to raise their arms and welcome the darkness,
palming the blank
spaces, touching everything.
Always they return home safely, like blind men
who know it is morning by feeling shadows.
And always they
wake up as themselves again.
That's why I want to say something astonishing
like: Our hearts are leaving our bodies.
Our hearts are
thirsty black handkerchiefs
flying through the trees at night, soaking up
the darkest beams of moonlight, the music
if owls, the motion
if wind-torn branches.
And now our hearts are thick black fists
flying back to the glove if our chests.
We have to learn
to trust our hearts like that.
We have to learn the desperate faith of sleep-
walkers who rise out of their calm beds
and walk through
the skin of another life.
We have to drink the stupefying cup of darkness
and wake up to ourselves, nourished and surprised.
Edward Hirsch:
The Living Fire
Đêm nay Gấu muốn
phán một điều thật là cực bảnh tỏng
Dành cho những tên mộng du đặt quá nhiều niềm tin vào cặp
giò của chúng
Quá nhiều niềm tin vào sự vô hình
Vào... người đi qua tường
Mũi tên khắc vào tấm thảm,
lối đi rách mòn đưa tới cầu thang thay vì cửa sổ
lối cửa mở thay vì tấm gương liền
Gấu cực mê cái kiểu mà những tay mộng du
thèm bước ra khỏi cái túi thịt thối tha - từ của Phật Giáo
để gọi cái body thật thơm, thật ngon như múi mít của… -
và đi vào đêm đen
Tay giơ lên chào mừng bóng tối
Tình
đầu ( Isaac Babel / Đặng Lệ Khánh)
Tinh
dau nao vay?
K dich Babel. Chuc Mung Nam Moi
Tình đầu của người ta !!
Sắp qua năm mới, thân chúc Oanh và anh Trụ một năm mới an vui,
viết, đọc không mệt, và làm việc gì cũng thấy hứng thú .
K
Năm nay, có tí Ơn Trên.
Nhờ đọc. Tks Both of U
NQT
Thèm khóc như thèm mưa
Tóc khô như hoa cỏ
Ai có về trong đêm
Gội dùm khu vườn nhỏ
Thèm khóc như thèm mưa
Thịt da như gạch nỏ
Ai có về trong đêm
Thổi mưa vào áo lụa
Thèm khóc như thèm mưa
Trái tim khô mùa hạn
Ai có về trong đêm
Làm mưa rơi trên ngực
Ôi! Đêm nghiêng theo
gối
Thân cong như nhánh hoa
Hồn cong như giọt rượu
Vỡ òa thành mưa sa.
Bốn khổ thơ chót, tuyệt.
Hình ảnh "đêm nghiêng
theo gối", quái làm sao, làm Gấu nhớ tới Brodsky.
Ông có câu thơ, You will write
about us on a slant, Anna Akhmatova dùng làm đề
từ cho bài thơ The Last Rose
Pages full of
women who are wet not because it's raining and men who are hard not because
they're cruel.
Ôi,
những trang đầy đàn bà, ướt không phải bởi vì trời mưa, và đàn ông,
cứng không phải bởi vì độc ác!
Em đã biết tay anh chưa!
TTT
"Thân cong như nhánh
hoa" thì Gấu hiểu, và tưởng tượng ra được,
nhưng "hồn cong như giọt rượu, vỡ òa thành mưa sa", hình
ảnh lạ thật!
Thịt da như gạch nỏ.
Từ "nỏ" dùng đắt quá!
Làm nhớ đến những cây đóm, dùng để hút thuốc lào.
Hình ảnh “đóm nỏ hút thuốc lào”... đưa chúng ta trở lại với bài thơ của Akhmatova, như là
1 kết thức tuyệt vời cho những dòng trên đây:
THE LAST ROSE
You will write about us on a slant
J. Brodsky
With Morozova I should bow and obey,
I should rise with the smoke from Dido's pyre,
I should dance with Salome,
And thus be again with Joan in the fire.
Oh Lord! You see how tired one grows
Of resurrection, and dying, and living,
Take it all except this crimson rose-
Let me feel the freshness of the gift it's giving.
1962
Akhmatova
Bông Hồng Cuối
Bạn sẽ viết, nghiêng nghiêng, về chúng
ta
J. Brodsky
Với Morozova tôi sẽ cúi
đầu vâng lời
Tôi sẽ bay lên cùng khói từ giàn thiêu Dido
Tôi sẽ khiêu vũ với Salome
Và rồi lại bắt đầu với Joan trong giàn hỏa
Ôi Chúa ơi! Người cũng biết đấy, ta mệt đến bã người
Với ba chuyện làm xàm phục sinh, và chết, và sống,
Lấy mẹ hết đi, cha nội, trừ CM –
Hãy để cho ta cảm thấy sự mát rượi của món quà mà
nàng mang tới!
Cuộc Tình Thực:
Real Romance
[Bài viết cho Valentine's Day]
Trên tờ Người Nữu
Ước, 22 Tháng Sáu, 2009, có bài viết về nhà văn nữ được ưa nhất, America’s
favorite writer, Nora Robert.
Tác giả bài viết nhắc tới 1 cuộc thăm dò dư luận, vào mùa
hè năm trước đó, của một website, Smart Bitches, Bướm Khôn, với câu
hỏi, cái dòng nào sến nhất [tình nhất, nhức nhối nhất….] nó “cắm” vào
bạn, như “thịt chích vô thịt nhớ nhau trọn đời”, như ca dao Mít phán,
là dòng nào, của tác giả nào…
Nữ văn sĩ Anh, Jane Austen được vài phiếu:
Mi chích hồn [“hồn” nhe!] ta. Khiến ta nửa hấp hối, nửa hy vọng.
"You pierce my soul. I am half agony, half hope".
GCC bỗng nhớ đến những câu, như dấu ấn một thời, thời Gấu còn
trẻ măng, của những em nữ văn sĩ Mít thời danh thời đó, thí dụ “Mưa
không ướt đất”, “Em lên anh nhé”, hay “Mèo Đêm”, “Lao Vào Lửa”, hay,
hay…
Nhưng phải đến già, sắp di xa, thì mới nhận ra, cái câu
đau thương nhất, là của 1 cô em gái, trong cái truyện ngắn Trăng Huyết,
của Ngọc Minh:
Hãy tha thứ cho tôi. Hãy tha thứ cho anh em tôi...
Valentine's Day,
2013
http://tanvien.net/Dayly_Poems/Valentine_Day_2013.html
Valentine's Last
Year
http://tanvien.net/Dayly_Poems/Valentine_Day.html
Luân Hoán
23 hrs •
NGÀY NHÂN TÌNH NĂM 2015
https://www.facebook.com/profile.php…
Note:
Tình Nhân mới đúng.
Nhân tình thì đi với nhân ngãi. Tinh Nhân thì đi với Valentine!
Đếch thèm ghé xuống
bãi biển chót
Con vịt giời già [GCC] một mình bay qua đêm
Hà,hà!
Buson đi 1 đường
lèm bèm về bài Hai Cu này:
Kishu ở mép bờ
phiá nam dưới mặt trời.
Không chịu đáp xuống, con chim, một mình với một mình, cứ
thế bay.
Nó tính bay đi đâu, tôi tự hỏi,
Kiếm.... nhân tình hay tình nhân?
Tôi cứ ưu tư hoài về thằng cha GCC, con vịt giời già này
Với ngàn ngàn con sóng phía trước nó.
Note:
Tiếng Mít, cùng
1 tiếng, viết ngược, xuôi, là đã khác nghĩa.
Với “nhân tình”, ta có hai từ thường gặp, “nhân tình thế
thái”, dùng để chỉ cái tính tình, cách đối xử của 1 vùng đất, thí dụ,
và “nhân tình nhân ngãi”, để chỉ liên hệ trai gái.
Nhân tình để chỉ những cặp qua đường, "phát 1 phát rồi đi"
- đại khái thế - trong khi tình nhân, lover.
Từ “tình cảm” cũng
khác từ “cảm tình”. Tình cảm giống từ sentiment, còn cảm tình, affection,
đại khái thế.
Thằng chả có cảm tình với mi đấy, có nghĩa thằng chả có vẻ
mết mi.
Thi sĩ thường được coi là kẻ thật rành tiếng mẹ đẻ của nó.
Chẳng thế mà một dịch giả thi sĩ bảnh hơn dịch giả trơn!
Valentine
See, here, my distant dear,
I lie
Upon my hard, hard bed and sigh
For someone far away,
Who never thinks of me at all
Or thinking, does not care.
Banging the doors into the hall,
The roomers go to take the air
-It is a lovely day.
The Negroes play harmonicas
But I am desolate; because
Of what, I cannot tell.
The palm trees rattle happily,
Pink bloomers hang upon the line;
The roomers whistle cheerfully...
Oh please accept a valentine
From one who loves you well!
Elizabeth Bishop
Valentine
Nè anh, người yêu thương xa
nhà,
Em nằm trên chiếc giường khô, cứng, và thở dài,
Lá khô vì đợi chờ
Anh đâu có thèm nhớ đến em, chẳng hề bao giờ
Hay là nghĩ, đếch cần!
Mấy tên hàng xóm đóng cửa đánh rầm,
đi ra bên ngoài hành lang, kiếm tí thoáng mát
-Ôi chao, một ngày tuyệt vời
Tụi đen chơi khẩu cầm
Còn em thì cô đơn, chán chường
Bởi vì điều gì, cái gì, em không thể nói
Đám lá xồi lúc lắc, lúc lắc, thật vui
Mấy cái quần hồng lẳng lơ lẳng lơ trên sợi dây phơi
Đám hàng xóm huýt sáo nhặng cả lên
Ôi anh ơi, hãy nhận 1 ngày tình nhân
Từ một con bé yêu anh muôn vàn, xiết bao!
Next to Nothing
Through a watery light of after-rain
this bed, its personal history,
brought back by container ship from Japan,
shows in ruffled covers
lines that say love spent the night here,
its indentations, your body's traces.
This commonplace bed with everyday
sheets,
its rumples and creases
caused by the nightmare disturbances,
forms a tableau of shadowy folds
where by contrast time
tries to recover us, in all senses.
Yet still this unmade double
bed
while you are away
preserves outlines where your body lay,
reminding me what lovers
do in their proximity
although I'm next to nothing now.
PETER ROBINSON
TLS JANUARY 28 2011
Chạm Vào Hư Vô (1)
Qua thứ ánh sáng long lanh nước
sau cơn mưa
Cái giờng này, lịch sử riêng tư của nó
được đem trở lại, nhờ 1 cái tầu chở hàng từ Nhựt Bổn,
cho thấy, ở những mặt giuờng rối mù
những đường nét;
chúng nói
tình yêu đã qua đêm ở đây,
những lồi lõm của nó, dấu vết thân thể của em
Cái giường chung này, với những
chiếc khăn trải giường của mọi ngày,
những vết nhàu, nhăn của nó
do những bực mình, trăn trở, của những cơn mộng dữ gây ra,
tạo nên một bức tranh với những nếp gấp tối
nơi, bằng thời gian tương phản,
cố gắng lại trùm lên chúng ta, với tất cả cảm quan.
Tuy nhiên chiếc giường đôi này,
chưa được làm giường
Khi em thì ở xa,
Gìn giữ mọi nếp gấp tàn y, cựu ảnh, đường cong của em, khi em nằm trên
nó
Chúng nhắc nhở anh điều mà những tình nhân làm, khi họ cận kề bên nhau
mặc dù bây giờ, vào lúc này,
anh đang chạm vào hư vô
(1) “Văn chương và kinh nghiệm
hư vô” của bạn quí HPA, hẳn là kinh nghiệm này?
GNV đọc thấy cái tên Bishop,
lần đầu, trên 1 số Thơ, hồi đầu ở hải ngoại, gặp lại cô bạn, nhờ vậy làm
được mấy bài thơ, nhưng đọc thơ mũi lõ, thì vẫn chưa nổi, và cũng chưa có
hứng!
Thế rồi mới đây, đúng vào lúc
hứng đọc thơ mũi lõ đang dâng trào, và cùng với nó, là hứng dịch thơ, nhận
được 1 cái meo từ 1 bạn văn trong nước, nhờ tìm giùm mấy bài thơ của Bishop
mà GNV chưa từng đọc, dù 1 bài! (1)
Thế rồi, liền tức thời, bệ từ
tiệm sách cũ một cuốn viết về những nhà thơ Mẽo, do 1 trường đại học thực
hiện, và mỗi nhà thơ khi tới là phải mang theo 1 bài thơ đang làm dở [trong
túi luôn có 1 bài thơ đang làm dở, đúng ý của cô Tú], và cuộc phỏng vấn
sẽ xoay quanh bài thơ….
Tò mò, GNV thử đọc coi cái tay nào được nhắc tới nhiều nhất: Elizabeth
Bishop!
Bà ảnh hưởng lên rất nhiều nhà
thơ Mẽo!
Thú vị hơn nữa, là ý tưởng này
của bà: Thơ là để đọc lên… Khi tôi không tìm ra được cái giọng của bài thơ
để mà đọc nó lên, là đành vứt vô thùng rác… ý nghĩa của bài thơ đếch đáng
kể, mà quan trọng là cái giọng của bài thơ….
Ui chao, đúng là “thuổng” ông
anh của GNV. Ông viết đúng như thế, trong bài viết Thơ giữa chiến tranh và trại tù:
Thơ phải được đọc lên, phải
được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó. Định mệnh của một tiếng
nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ, của biết bao nhiêu con người.
(1)
Thư tín:
Kiếm thấy “In the Village”. Không phải thơ, mà là truyện ngắn. Sẽ scan và mail,
sau.
Thân
NQT
|
|