Lưới
khuya, hồn ốc lạc thiên
đường
tôi
xa người, xa một mùi hương
bãi khuya, hồn ốc lạc thiên đường (1)
nhớ ai buồn ngất trên vai áo
mưa ở đâu về ? - như vết thương.
DTL
To U, M. Tks. NQT
(1) Câu thơ đúng ra, phải như
vầy: Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên
đường, cảnh Gấu hai, ba giờ sáng ngủ không được, bò lên net, đọc
mail mới
nhất của M.
Tks again. NQT
T.B : Xuống phố, (1) ghé tiệm sách, mua cuốn Viết Trong Bóng Đen, Writing
in
the Dark, essays on literature and politics, của
David Grossman, trên đường về,
đọc loáng thoáng được câu này:
Nhan đề cuốn sách Be My Knife của tôi là từ Kafka, trong thư gửi
Milena: “Tình
yêu đối với anh, đó là, em là con dao mà anh đưa tim ra để em đi một
đường ngọt
xớt”.
Love is to me that you are the knife I turn within myself.
Gửi M.: Be My Knife!
18.3.2009
Câu trích dẫn trên, trong “Những cuốn sách đọc tôi” Books that have
read me,
một tiểu luận thật tuyệt, mở ra bằng một hình ảnh trong phim Roma
của
Fellini, kể cuộc khai quật một ngôi mộ cổ, chìm lấp giữa tầng tầng lớp
lớp
những bức tường. Và khi lộ ra dưới ánh sáng mặt trời, chúng nhạt nhòa
rồi nhanh
chóng biến mất. Tác giả cho rằng, giải thích tiến trình của hứng khởi,
inspiration, thì cũng giống như cố giải thích chuyện xẩy ra ở trong
giấc mộng.
Trong cả hai, chúng ta cố gắng sử dụng từ ngữ để diễn tả một kinh
nghiệm cưỡng
lại định nghĩa, và dù cố gắng tới cỡ nào thì yếu tính của giấc mơ, sự
bí mật
của nó, mối nối thoáng chốc, độc nhất, giữa người mơ và giấc mơ, luôn
luôn là
một thai đố không làm sao giải ra được.
Tác giả kể kinh nghiệm lần đầu đọc Hóa Thân của Kafka, thí dụ, và cảm
thấy mình
bị chìm đắm ở trong dải quyền năng văn học rộng lớn, và đầy hứng khởi,
under
the rays of a vast and inspiring literary power: Không nghi ngờ chi, rõ
ràng
là, một phần nào ở trong tôi, có lẽ cái phần sâu thẳm nhất, đã nhập vào
cõi
mộng.
Cũng trong bài viết, tác giả nhắc tới nhà văn Ba Lan gốc Do Thái Bruno
Schulz,
một ông thầy dậy vẽ khiêm tốn, đã biến cuộc đời bình thường nhỏ bé của
mình
thành huyền thoại. Ông này tin, và hy vọng rằng, cuộc sống thường nhật,
ngày
lại ngày, của chúng ta, là, và chỉ là, một chuỗi của những phút giây,
những
chương hồi, những giai đoạn thần kỳ, những mẩu đoạn, khảm trong đó
những hình
ảnh cổ xưa, từ đời nảo đời nào, những mảnh vụn của những huyền thoại
tản mác,
thất lạc...
*
Ui chao, cái cảnh, lưới khuya mò vào, đọc mail M, và cảm thấy "hồn ốc
nhập
thiên đường" mà chẳng huyền hoặc sao?
V/v Schulz. Trong Inner Workings, Coetzee đưa ra một hình ảnh thật thần
kỳ về
Schulz, người nghệ sĩ "trưởng thành trong thơ ấu", 'mature into
childhood'.
(1) Xuống phố, tậu được mấy cuốn, toàn thứ tuyệt:
Le Liseur, [Người đọc sách], bản tiếng Tây, cộng bản
tiếng Anh, rảnh
dịch hầu độc giả Tin Văn.
The Liberal Imagination, Tưỏng tượng phứa, của
Lionel Trilling, tái bản
2008, có bài tựa của Louis Menand, trong có bài viết về Fitzgerald và
Đại gia
Gatsby, tuyệt cú mèo. Trilling là tay phê bình gia chuyên viết cho
Người Nữu
Ước và Điểm Sách Nữu Ước. Thời của ông là thời của Đại gia Fitzgerald.
Writing in the Dark, Viết trong bóng tối, của David
Grossman, tuyệt.
Cũng một cuốn viết về Lò Thiêu.
The Paris Review Interviews, tập Ba. Trong có bài
phỏng vấn Simenon,
Salman Rushdie, tuyệt.
Rushdie, khi được hỏi, khi ông đang viết, ông có lúc nào nghĩ tới
ai sẽ
đọc ông, trả lời, tôi thực sự không biết, nhưng khi còn trẻ, tôi thường
nói,
Không, mình chỉ đầy tớ cho tác phẩm. [No, I’m just the servant of the
work], và
tay phóng viên thú quá, gật gù, Bảnh thật! [That’s noble]
ALL LOVE LETTERS ARE
All love letters are
Ridiculous.
They wouldn't be love letters
if they
weren't
Ridiculous.
In my time I also wrote love
letters
Equally, inevitably
Ridiculous.
Love letters, if there's love,
Must be
Ridiculous.
But in fact
Only those who've never written
Love letters
Are
Ridiculous.
If only I could go back
To when I wrote love letters
Without thinking how
Ridiculous.
The truth is that today
My memories
Of those love letters
Are what is
Ridiculous.
(All more-than-three-syllable
words,
Along with uncountable feelings,
Are naturally
Ridiculous. )
Fernando Pessoa
& Co.
21 October 1935
Note: To U: All
more-than-three-syllable...
Love, and Tks. NQT
Note:
Đọc thơ Pessoa, bỗng nhớ thơ NBS, trên trang của M.
Tiện ghi lại đây.
Vẫn là Nguyễn Bắc Sơn, trong
blog của
Crimson ngoài "thơ mùi" do Crimson tối tác thì chỉ mỗi NBS có đất
chen chân, ô hô ai tai!
Bài Thơ Tình Viết Khi Nổi Sùng
thời mạt thế người ta yêu nhau
bằng cái
búa
và tặng nhau hàng chục nhát dao găm
anh, kẻ chập chờn giữa càn khôn lảo đảo
tặng cho em nguyên một đóa trăng rằm
thôi, thời đại chúng ta…
tâm hồn em ô nhiễm cũng thường
trời đất đã cho anh nụ cười bất sá
sá gì cái chuyện tơ vương
cám ơm em đã viết cho anh những bức thư tình
tình thảo nguyên hoa quỳ vàng đắm đuối
em không nói tiếng người, em nói bằng tiếng chim,
em nói bằng tiếng suối
tiếng nói em thơm ngát suốt đời anh
cám ơn em đã đi cùng anh trong khu vườn xanh
vườn trĩu trái trái hồng như trái ngực
anh thương những loài cây suốt ngày bực tức
vì giận mình sao chưa biết đi
dù sao cây biết đi như mây bay
vẫn còn thua bước chân người tình đầy dấu ấn
khi loài chim bước tình cờ tha thẩn
là lúc tâm hồn anh đầy những dấu chân
cám ơn Ngôi Nhà em,ngôi nhà đã bao dung người thiếu nữ
vừa ngọt ngào vừa cay đắng như em
những đêm khuya em có thắp ngọn đèn
để soi sáng những góc lòng đen tối
thôi câu chuyện tình nói cho
nhiều rồi
cũng vậy
trăm năm dài rồi sẽ đụng nghìn năm
tất cả qua đi, điều gì còn ở lại
một đóa hoa quỳnh trong cõi trăm năm
NBS.
Chuyện Hai Bố Con Tôi
Cái
ngu đần của kẻ thông
minh
Là cái đó chính là cái đó
Bố qua đời đúng năm năm
Tôi viết bài thơ này
Để tâm sự cùng một người khuất núi
Thuở sinh tiền
Ông rất thương tôi
Và tôi rất thương ông
Nhưng hai chúng tôi
Đúng là hai người đàn ông có bề ngoài lãnh đạm
Bố tôi ước mơ làm cho loài người sung sướng
Và thế là ông từ tuổi thanh xuân
Cùng bạn bè đi làm cách mạng
Ông làm cách mạng chừng nào
Thì loài người càng thêm sặc máu
Tôi ước mơ cõi đời tốt đẹp
Và thế là tôi làm thơ ca tụng loài người
Tôi càng ca tụng chừng nào
Thì loài người càng xấu xa chừng nấy
Bi kịch của bố con tôi
Là bi kịch của hai thằng tây đen
Cùng đi kiếm con mèo đen
Trong đêm đen mù mịt
Các vị thánh hiền thời xưa
Bảo thế giới loài người
Giống như chiếc đuôi cong
Của loài chó
Chúng ta là những đứa trẻ con
Chổng khu vuốt chiếc đuôi này cho thẳng
Vuốt cho thẳng rồi
Thả tay ra là nó cong trở lại
Nếu mỗi chúng ta có làm điều gì tốt đẹp
Chẳng qua là để phát huy một tấm lòng son
Còn trái đất cứ ngày đêm sáng tối
Thịnh đã rồi suy
Suy rồi lại thịnh
Bố ơi bố đã ra về
Con ở lại làm thơ và chữa bệnh
Chúng ta đến nơi này để phát huy một tấm lòng son
Thành hay bại chỉ là chuyện vặt.
Người Hoa Khôi Áo Rách
rồi một hôm gió bấc có
ai ngờ
ai lãng đãng ngờ chi cơn gió bấc
cây bạch đàn trước cửa nhà em đang còn hay đã mất
sao anh hình dung như có vết thương
đang loang ra trong vũng nước vô thường
truyền tín hiệu đến ngậm ngùi vô tận
anh có nghe chuyện đời em lận đận
những chuyến đi buôn những chuyến xe đò
tiếng nói sau lưng lời chua chát nhỏ to
dòng lệ em khô nhưng vẫn là dòng lệ mặn
đã qua chưa ôi cái thời đăng đẵng
đứng bên kia sông cũng ngó thấy điêu tàn
băng giá chuyển mình băng giá mau tan
tiếc câu thơ anh không đủ làm cho đời em ấm cúng
tiếc loài người bày ra xích xiềng huyễn mộng
đến nỗi quên mình là hạt giống vô biên
câu chuyện tình như ngọn gió miên miên
thổi ấm Kinh Thi thổi lạnh hồn Kinh Dịch
autumn leaves
Mưa. Mồm cứ vờ vịt
than phiền “thời tiết đỏng đảnh quá, cuối tháng 1 còn mưa thế này”
nhưng thực
ra thì khoái gần chết. Đang đi long tong với người yêu, thấy mưa hai
đứa lập
tức nảy ra ý định đi dạo một vòng thành phố. Đi dưới cơn mưa cuối mùa
nhẹ
nhàng, gió hiu hắt và có cả lá rơi lả tả quả là lãng mạn cực kỳ (về nhà
mà bệnh
nữa thì lãng …. nhách cực kỳ). Lấy cớ “lạnh quá” và nép vào sau lưng
darling,
cảm thấy mình thật sự được che chở ( vừa chở đi chơi vừa che phía trước
cho bớt
gió nữa :D). Mưa dứt, những con đường quận 5 ướt sũng, ngập tràn lá
vàng. Lần
đầu tiên cảm nhận được không khí mùa thu ở SG, dù mùa thu đã qua từ lâu
lắc, và
đông cũng sắp hết rồi. Những hàng cây sao và xà cừ cao sừng sững hai
bên đường
tiếp tục trút lá, đưa tay ra cố bắt lấy một chiếc, bỗng nghĩ đến một từ
mình
yêu thích “fall” . Fall – “Mùa thu” hay “rơi rụng” ? Có lẽ là cả hai
nghĩa trên.
Không thích gọi
mùa thu là “Autumn’ mà thích gọi là “Falls”, mùa lá rụng. Vừa diễn tả
đúng hình
ảnh, vừa có chút buồn đúng nghĩa của mùa ngay trong tên gọi. Tôi thích
từ Fall,
nghe vừa nhẹ nhàng, vừa gợi lên cảm giác chơi vơi bất định. Nói đúng ra
SG làm
dek gì có mùa thu, chỉ hai mùa mưa nắng rõ rệt. Nhưng mỗi lúc trời mưa,
khi
những đám lá vàng hay những quả sao dầu xoay tít trên cao từ từ rơi
xuống, lại
thấy lòng nao nao. Một chút xao xuyến thoáng qua. Và bất chợt trong một
cơn mưa,
phát hiện thêm một điều khá hay ho về cái thành phố ồn ào này: SG ko có
mùa thu,
nhưng lại chất chứa đầy cảm xúc của mùa trong từng chiếc lá rơi.
Nhớ một bài hát
lâu lắm chưa nghe. Bài hát gợi nhớ những kỉ niệm miên man về một thời
đã qua,
với mùa thu nơi cao nguyên. Một căn nhà nhỏ, một khung cửa sổ mở rộng
nhìn ra
khu vườn nơi những quả hồng vừa chín, đỏ mọng như những đốm lửa nhỏ.
Hoa hồng đang
nở rộ, những bông hoa trong vườn nhà màu sắc thanh nhã, dáng vẻ đài
các, mùi
hương lan toả dịu dàng. Cơn gió ẩm ướt thơm mùi lá thông lùa qua vườn
xào xạc,
thả ngoài khung cửa bao nhiêu là lá vàng. Thế là thêm một mùa lá rụng
đã về.
Không ai diễn tả
được hết những nỗi niềm mang theo trong một chiếc lá thu, cũng như
không thể
diễn tả được bằng lời thứ ánh sáng lấp lánh ánh lên trong một khoảnh
khắc ngắn
ngủi khi giọt nước mắt chầm chậm lăn dài, không do buồn bã, đau đớn hay
mừng
vui mà chính vì sự xúc động sâu xa tự đáy lòng, khi nhìn lá rơi ngoài
khung cửa.
Thật êm đềm và lặng lẽ, ta thấy mình từ từ hoà nhập với mùa thu, thấy
tâm hồn
mình trở thành một mảnh hồn thu mong manh, nhạy cảm đến không ngờ. Thế
nên ta
thương quá một bản nhạc, một giọng hát đủ sức gợi lên trong ta những
cảm xúc tuyệt
vời của mùa. Mỗi lần nghe, lại thấy như trở về bên khung cửa sổ cổ tích
kia,
với mùi hương ngày cũ, với những quả hồng chín mọng, với cơn gió thanh
khiết và
với những chiếc lá đã chuyển màu. Lá mùa thu
The falling leaves
Drift by the window
The autumn leaves
Of red and gold
Từ cái ngày rất xa
xôi kia đến giờ, tôi nghe cả đống phiên bản Autumn Leaves. Nhưng vẫn
yêu riêng
những chiếc lá thu trong không gian âm nhạc của Andy, và vẫn tràn đầy
cảm xúc
tựa hồ lần đầu tiên được nghe. Nghe Andy hát “The falling leaves” tôi
có thể
hình dung ngay được những chiếc lá đang chao nghiêng, nhẹ nhàng xoay
trong gió.
Chữ “fall” mà tôi hết sức chú ý đã được xử lý một cách hoàn hảo. Đến
“Drift by
the window” thì ô hô ai tai, chia buồn cùng quý vị nào đã, đang và sẽ
hát bài này,
vì Andy William nhả chữ điệu nghệ đến mức tôi tin chắc sẽ không ai qua
nổi. “Drift”,
Andy thể hiện đúng tinh thần của từ này trong cách hát, chơi vơi và bất
định.
Có cả chút băn khoăn, xao xuyến và chút ngơ ngác trong “những chiếc lá
rơi, nhẹ
buông ngoài khung cửa sổ” ấy. So sánh khập khiễng chút, Eva Cassidy hát
“the
falling leaves” nghe cũng được, khá nhẹ nhàng dễ thương nhưng tiếp một
cú “drift
by the window” thì thôi rồi, nghe nhẹ hẫng, cứ như những chiếc lá kia
trôi tuột
đi luôn không đọng lại chút gì. Nếu lôi về so sánh tiếp với nhạc Việt Nam
thì Eva thể
hiện có gì đó hơi giống phong cách của Thu Vàng ( Cung Tiến):
Mùa thu vàng tới,
là mùa lá vàng rơi
Nhặt lá vàng rơi,
xem màu lá còn tươi….
Cũng nhẹ nhàng, và
đầy âm điệu. Thế nhưng chỉ nhẹ nhàng thôi, không nên nhẹ nhõm. Mùa thu
tự nó đã
buồn, nên không bao giờ hoàn toàn nhẹ nhõm được. Như kiểu “Thu đi cho
lá vàng
rơi, lá rơi cho đám cưới về. Ngày mai người em nhỏ bé ngồi trên thuyền
hoa,
tình duyên đành dứt” thì mỗi chiếc lá hẳn đều mang nặng buồn sầu và
tương tư.
Thế nên mới nói rằng thành thật chia buồn với các version khác của
Autumn Leaves
ngay từ đầu. Loại em Eva ra khỏi vòng chiến.
Đại gia như Nat
King Cole thổi một hơi “the falling leaves” vừa nghe đã …hú hồn. Tôi
yêu điên
cuồng Boulevard of broken dreams của NKC, chất giọng buồn như sắp chết
của ông
thể hiện nhạc theo tông đó thì trên cả tuyệt vời, nhưng với Autumn
Leaves, tôi
đành nói rằng xin lỗi sư phụ, tha cho em. “Falling leaves” mà nhả chữ
kiểu ấy
thì “drift” gì nổi, nghe nặng nề như thể mấy cái lá kia sẽ rơi “bịch”
xuống đất
ngay chứ ko tài nào bay được.
Thêm một “trùm”
nữa, Frank Sinatra. Ngài này phăng Autumn leaves một hồi nghe chán bỏ
xừ, dek
buồn cũng ko dzui, ko chút tình cảm. Cuối cùng, vẫn là Andy vô địch.
Chưa xét
về cách thể hiện, chỉ ngay từ chất giọng đặc trưng của Andy đã rất hợp
với mùa
thu rồi: quý phái, điềm tĩnh, buồn nhưng không quá nặng nề, và cực kỳ
lãng mạn.
Lá thu rơi xuống, đủ nhẹ nhàng để trôi theo chiều gió, đủ u buồn để ẩn
giấu những
nỗi niềm lặng lẽ của mùa thu. Như những chiếc lá chuyển màu chầm chậm,
không
hẳn là đỏ, chưa chắc là vàng, thu mang đến những cảm xúc đủ cung bậc
trộn lẫn
vào nhau tạo thành một điều gì đó không thể gọi tên, nhưng dễ dàng nhận
ra.
The falling leaves
Drift by the window
The autumn leaves
Of red and gold
Lá rơi ngoài cửa
sổ. Ngắm một phần hồn của thu nương theo gió bay đi, người ta nghĩ gì?
Có lẽ là
buồn và nhớ. Con người kể cũng lạ, khi đang dzui thì một mình cũng ok,
và cóc
cần mệt óc nghĩ về ai, thế nhưng khi buồn lại nghĩ lung tung. Và nhớ tá
lả.
Đúng ra, trong một khung cảnh như vậy, người ta ít nhiều bị tác động.
Nói rằng
cảnh làm người buồn cũng ko sai. Nhưng chỉ một chút thôi, còn nỗi buồn
thực sự
là ở trong lòng, mà chính những chiếc lá thu kia đã đánh thức nó dậy.
I see your lips
The summer kisses
The sunburned hands
I used to hold
”Anh thấy đôi môi của em, với những nụ hôn nồng nàn. Và đôi tay bỏng
cháy anh
vẫn nâng niu”. Kể ra, mùa thu cũng lạ. Một mùa đầy mâu thuẫn. Bình yên
thì rất
bình yên, với những con đường lặng lẽ, với lá rơi êm ả, với những hồ
nước trong
veo không chút gợn. Trời rất xanh, và mây rất trắng. Nhưng mùa thu cũng
là mùa
giông bão, khi đã giận dữ thì cũng đến tận cùng của sự thịnh nộ, mưa
dai dẳng,
sấm chớp um sùm. Mùa thu khơi trong tâm hồn ta những cảm xúc trái
ngược, như
chính bản thân nó vậy. Mà sự trái ngược kia không cần nhìn đi đâu xa,
chỉ cần
quan sát những chiếc lá thu là đủ. Mang nặng nỗi niềm mà vẫn bay bổng,
buồn và
thâm trầm trong dáng vẻ nhưng ồn ào dữ dội trong màu sắc. Có lẽ vì thế
mà trong
một khung cảnh lãng mạn như thế, người ta lại nhớ đến những kỉ niệm rất
nồng
nàn. Khi mà những chiếc lá rực lên như lửa nhắc ta nhớ về đôi môi cháy
bỏng đam
mê, với những nụ hôn ngọt ngào và vòng tay siết chặt:
I see your lips
The summer kisses
The sunburned hands
I used to hold
Rồi những đam mê
lắng xuống, nỗi nhớ thiêu đốt lòng ta cũng dần trở nên êm ả. Còn lại
những hoài
niệm trong một cõi riêng tư ta chia sẻ với chính mình.
Since you went away
The days grow long
And soon I'll hear
Old winter's song
Từ khi em đi, ngày dài như bất tận. Rồi thời gian trôi, thoáng chốc
thôi anh
lại nghe bài hát buồn ngày cũ mà thôi. Từng mùa trôi qua trong bài hát
theo
cách ẩn dụ, Andy hát với tình cảm thay đổi trong từng câu chữ, cho
người nghe
một hình dung rõ ràng về đặc trưng của mùa, từ “autumn leaves” buồn bã
đến “summer
kisses” đầy khao khát, và cả một ‘winter’s song” giá băng, lạnh lẽo.
Năm tháng
dần qua, mùa thu lại đến. Và anh nhớ em……….
But I miss you most of all
My darling
When autumn leaves
Start to fall
Một cú ghi điểm
cuối cùng cho Andy, chữ “miss” tuyệt quá! Nghe đầy tâm trạng, những
thương nhớ
lưu luyến không đành dứt bỏ. Chính vì thế nên “most of all” thật đắt.
Qủa thật
không còn gì hơn nỗi nhớ, nỗi nhớ mênh mang tràn ngập trong toàn bài
hát.
“Người yêu dấu ơi”, Andy làm tôi tê tái với chất giọng êm ái, đầy
thương yêu
khi ông khẽ gọi “my darling” . Không chút trách móc hờn oán, không xót
xa day
dứt, cuối cùng vẫn là nỗi nhớ mùa thu và sự thương yêu tràn ngập.
Và hơn hết, anh
nhớ em, hỡi người yêu dấu
Mỗi độ thu về, khi
lá lại rơi …..
THIS MAY BE THE LAST DAY OF MY
LIFE
This may be the last day of my life.
I lifted my right hand to wave at the sun,
But I did not wave at it in farewell.
I was glad I could still see it-that's all.
Pessoa
Bữa này có thể là ngày cuối cùng của đời Gấu
Gấu nhấc cánh tay phải lên để vẫy vẫy mặt trời,
Nhưng không phải theo cái kiểu bye-bye.
Gấu mừng vì vưỡn nhìn thấy nó. Chỉ có vậy.
THIS MORNING I WENT OUT VERY
EARLY
This morning I went out very early,
Because I woke up even earlier
And had nothing I wanted to do.
I didn't know which way to go,
But the wind blew hard toward one side,
And I followed in the way it pushed me.
So has my life always been, and so I would like it always to be-
I go where the wind takes me and don't need to think.
Pessoa
13 JUNE 1930
Sáng nay Gấu ra đường hơi bị sớm
Bởi vì Gấu dậy hơi bị sớm hơn
Và Gấu chẳng có chó gì để làm
Gấu chẳng biết đi theo hướng nào
Nhưng gió thổi mạnh quá
Thế là Gấu đi theo hướng gió đẩy Gấu đi
Bài thơ tuyệt cú mèo của Pessoa
có lẽ là
Tiệm Thuốc Lá. The Tobacco Shop. Khá dài, trong có những câu thần sầu:
Tớ chẳng là cái gì.
Tớ luôn luôn chẳng là cái chó gì.
Tớ không thể muốn là cái gì
Nhưng trong tớ có tất cả những giấc mơ của thế gian này.
...
Hôm nay tớ bị đánh bại, như thể tớ học được sự thực.
Hôm nay tớ sáng suốt, như thể tớ sắp ngỏm củ tỏi.
...
Bữa nay tớ ngỡ ngàng, như một người đàn ông ngạc nhiên tự hỏi, rồi khám
phá ra,
rồi quên mẹ nó mất!
...
Tớ thất bại, té hoài, trong mọi chuyện
Kể từ lúc mà tớ đếch có một
tham vọng nào,
tớ té vào cái đếch là cái gì, I failed in nothing.
Gấu sẽ post trong những kỳ tới, trong khi chờ mail M. NQT
Mưa.
Những hàng cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn
thì phải.
Em nhớ người, và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi
khác. Và mưa
của một lần khác thì rất khác.
Người em yêu, ngoài đôi tay to và ấm hay nắm lấy tay em những khi cùng
lang
thang và chỉ lái xe bằng 1 tay mặc kệ đường đông còn có 1 bờ vai vững
vàng để
em tì cằm vào những khi muốn rủ rỉ rù rì gì đó. Rồi những khi trời mưa,
em
thỉnh thoảng kéo áo honey để lộ 1 khoảng vai trần, đặt lên làn da mát
lạnh ướt
đẫm ấy một nụ hôn vội vàng. Em biết, tiếng cười của cả hai khi đó đều
rất
trong, như mưa. Ngay cả mưa rơi giữa vùng tối của đêm cũng vẫn long
lanh. Và,
có phải môi em rất ấm?
"Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa"
Em hay lẩm nhẩm hát bài này khi bất chợt gặp mưa.
*
Ui chao sến ơi là sến, nhưng càng sến bao nhiêu càng người, càng Sài
Gòn bấy
nhiêu.
Gấu này chẳng đã từng phán, cái hồn của văn chương Miền Nam,
là ở trong nhạc vàng, nhạc sến, sao?
*
Have you ever seen the rain?
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi?
*
Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa
này
thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả
thực
là không biết nói gì thêm, hihi :D.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét
của bác
"cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".
Tks. I am looking forward to reading your "To_Gau entry".
Cái hồn của văn chương Việt Nam...
D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều. Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La
nostalgie de la boue]. Gấu thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật
là tuyệt
vời về Sài Gòn…
Nguồn
Ui chao, cái thưở ban đầu...
*
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Bài thơ sau đây, Hai Lúa làm những ngày đầu tới xứ lạnh, gửi cho một
"đệ
tử" còn kẹt trong trại cấm Sikiew, do hai câu trên, bị giữ lại, mãi mới
đến tay người nhận. Còn một ông cũng cùng ở trại, được Úc nhận, đọc bài
này,
viết thư la to: hào khí ngất trời!
Còn một ông, ra hải ngoại từ những năm 1980, đọc, nói với Hai Lúa, tôi
sợ ông
hiểu lầm ý nghĩa của từ "halfway house".
Nó có nghĩa là nhà tù đấy!
Hát ở đâu đâu...
Ngoảnh nhìn lại quãng nửa nhà nửa chợ
Nỗi buồn vạch một nét dài (1)
Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài.
Đêm mở ra giấc mộng cũ
Chỉ có tôi, tôi, và tôi
Cô bạn thân ơi, nẻo về tuyệt lối
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Mùa thu ở đây đẹp não nùng
Rừng dưng không đỏ rực
Lá rũ rượi
Rủ nhau cùng chết
Sực nhớ chữ: Chiêu như thanh ty
Mộ thành tuyết
Giấc mộng cũ vậy là giấc mộng
cuối
Hát ở đâu đâu...
Cô bạn thân ơi, những ngày
tháng đó
Chạy xe như điên trên đường phố
Cho kịp giờ giới nghiêm
Suốt Chợlớn-Sàigòn
Chỉ mong kịp chuyện trò cùng những hồn ma Mậu Thân
Trong nhà xe Đài Phát Thanh
Người lính Dù dùng làm nơi chất thây những người chết
Những hồn ma từ đó thức dậy
Quẳng bỏ súng
Vẫy tay cho tôi đi
Trong vương quốc của những
người đã chết
Tôi vẫn thường thơ thẩn đi về...
Hát ở đâu đâu giấc mộng cuối
(2)
(1)... that lonely halfway
house which we
call life
André Malraux (Anti-Memoirs)
(2) thơ Thanh Tâm Tuyền
Cái cảnh xác chết biệt động thành nằm thành đống trong nhà xe Đài Phát
Thanh
Sài Gòn, thực sự Hai Lúa chỉ nhìn thấy, qua hình ảnh, được đám phóng
viên chụp,
và được Hai Lúa gửi đi, bằng máy vô tuyến viễn ảnh.
Khi trận đánh đã tàn, HL từ trên Đài hạ san, băng qua đường, ghé tiệm
phở 44 ăn
sáng, hình ảnh độc nhất còn đọng lại, là một chiếc dép râu, nằm trơ cu
lơ ngay
giữa mặt đường Phan Đình Phùng.
*
Số là "cô bạn" của tôi thì ở mãi bên Chợ Lớn. Tôi thường là chọn ca
trực đêm, để dễ bề nói dối bà xã. Khi bớt việc, trao Đài cho một nhân
viên phụ,
thế là "chàng", trong túi thủ thẻ nhà báo quân đội, giấy chứng nhận
hợp lệ tình trạng quân dịch, người và xe cứ thế phóng thẳng một mạch
qua Chợ
Lớn, ngồi cho tới khuya, ỷ y nếu có quá giờ giới nghiêm, đã có lá bùa
hộ mạng,
chứng nhận đây là phóng viên tiền tuyến của báo quân đội, đang đi công
tác!
Ôi, làm sao quên được cảm giác, khi về, vắng tanh, phóng xe như điên
trên đường
phố Sài Gòn, mà hồn của mình thì vẫn luẩn quẩn ở một con hẻm ở đường
Nguyễn
Trãi, Chợ Lớn, nơi có căn nhà, có "giàn thiên lý, có người tôi
thương"!...
Nhà tôi ở chân
cầu Thị Nghè
*
Nhà cô bạn lúc này đã dời vô Chợ Lớn. Căn nhà cũ, khu chung cư Nguyễn
Thiện
Thuật, tuy không bị thiêu rụi trong biến cố Mậu Thân nhưng cũng không
còn có
thể ở được. Phần hồn của nó đã chết theo cả khu, còn chút nào cô gái
đem theo
cùng với cô về cuộc đời mới, một buổi tối làm như tình cờ ghé qua, thấy
tất cả
đều lạ mặt.
Cõi Khác
Bức
hình, do cô
bạn, từ phía trong nhà, chụp, những ngày trước Mậu Thân
Lần
đầu nhìn, NKL [anh bạn học từ thời trung học] gật gù, thằng cha nào mà
đẹp
trai thế?